- 1. Đáp ứng yêu cầu hệ thống
- 2. Kiểm tra hệ thống làm mát
- 3. Kiểm tra ổ đĩa HDD
- 4. Đảm bảo rằng GPU của bạn đủ sức chạy game
- 5. Quét phần mềm độc hại
- 6. Kiểm tra kết nối mạng
- 7. Chỉnh sửa cài đặt game
- 8. Không sử dụng các thiết bị âm thanh onboard
- 9. Cập nhật Windows, DirectX và Redistributables
- 10. Tắt các chương trình chạy nền
- 11. Cài đặt lại game
Một thế giới hoàn hảo chính là nơi game thủ không bị tụt FPS. “Căn bệnh” này có thể là một vấn đề khủng khiếp và không dễ dàng để tìm ra giải pháp bởi vì có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến hiện tượng này. Windows 10 đang dần dần trở thành sự lựa chọn số một để chơi game, mặc dù phần lớn là do nó là một phần của cấu hình yêu cầu chứ không hẳn là sự lựa chọn của các game thủ. Tuy nhiên, hiện tượng FPS sụt giảm đều xảy ra ở tất cả các hệ thống, thậm chí là hệ điều hành Windows 7 mạnh mẽ.
Sự tăng giảm đột ngột này phá vỡ trải nghiệm chơi game của bạn, nhất là trong các trò chơi multiplayer, nơi FPS tối ưu là một điều cần thiết, và có thể rất khó để giải quyết. Đặc biệt là nếu chúng xảy ra đột ngột, mà chúng ta không biết bắt nguồn từ đâu. Bài viết này có thể giúp bạn tăng FPS trên Windows 10 của game.
Trong trường hợp bạn đã dính phải các vấn đề FPS và bạn không chắc chắn làm thế nào để đối phó với nó, hãy kiểm tra danh sách dưới đây.
Làm thế nào để sửa lỗi FPS tăng giảm đột ngột cho mọi trò chơi trên Windows 10
- Đáp ứng yêu cầu hệ thống
- Kiểm tra CPU và hệ thống làm mát
- Kiểm tra ổ đĩa HDD
- Đảm bảo rằng GPU của bạn đủ sức chạy game
- Quét máy tìm malware
- Kiểm tra kết nối mạng
- Chỉnh sửa cài đặt game
- Không sử dụng các thiết bị âm thanh onboard
- Cập nhật Windows, DirectX, và Redistribution
- Tắt các chương trình chạy nền
- Thử cài lại game
1. Đáp ứng yêu cầu hệ thống
Mặc dù điều này khá rõ ràng, yêu cầu hệ thống thường xuyên là lý do tại sao một trò chơi hoạt động kém hơn và làm cho thế giới của bạn sụp đổ mỗi khi FPS thay đổi. Tuy nhiên, có hai điều bạn cần biết về yêu cầu hệ thống được giấu kín và thường bị bỏ sót.
Thứ nhất, bạn không nên quá xem trọng “cấu hình tối thiểu”. Nhà phát triển chỉ đơn giản là thông báo cho bạn rằng cấu hình này chắc chắn sẽ đủ nếu bạn muốn chơi trò chơi đó.
Hiện nay, ngay cả những yêu cầu trung bình (Medium Requirements) sẽ không mang lại cho bạn khung hình 30-60 FPS. Để chạy game và mong đợi một hiệu suất cao nhất, bạn nên tập trung vào cấu hình đề nghị (Recommended Requirements) .
Điều thứ hai chúng ta bỏ qua khi nói đến yêu cầu hệ thống chính là những thay đổi. Hầu hết các trò chơi phổ biến khi được cập nhật thường xuyên có thể và sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh xử lý của dàn máy chơi game của bạn. Vì vậy, nếu bạn được thông báo có bản cập nhật mang lại những cải tiến về thẩm mỹ, đồ họa sinh động hơn,… hãy đảm bảo rằng bạn có đủ sức để chạy nó. bạn có thể sử dụng cáctrang web như “Can You Run It” để kiểm tra, nhưng các yêu cầu chính thức luôn là những gì bạn nên dựa vào.
2. Kiểm tra hệ thống làm mát
Không có vấn đề liên quan đến phần cứng nào là mối đe dọa lớn hơn đối với máy tính của bạn hơn việc quá nhiệt. Do hôm nay chúng ta đang đề cập đến sự tăng giảm đột ngột của FPS, sự nóng lên có lẽ là nghi phạm lớn nhất cho vấn đề này. Hãy tưởng tượng một tình huống phổ biến: bạn bắt đầu trò chơi sau khi máy tính đã được nghỉ ngơi, trò chơi hoạt động tuyệt vời trong một khoảng thời gian và sau đó FPS rớt xuống đáy địa ngục. Đó chính là do CPU và/hoặc GPU quá nóng và dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.
Để tự bảo vệ mình dưới sức nóng dữ dội và tránh bị trục trặc, các bộ phận máy tính chính sẽ bắt đầu hoạt động chậm hơn. Và cuối cùng, máy tính của bạn sẽ tự tắt nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép.
Vì vậy, đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn có một phần mềm theo dõi nhiệt độ thích hợp. Ví dụ như SpeedFan. Trên 90-95 o C là nhiệt độ mà bạn cần tránh để không bị giảm hiệu suất hoạt động, và trong trường hợp xấu nhất, thiệt hại về phần cứng quan trọng.
Phải làm gì để cải thiện hệ thống làm mát và giảm nhiệt độ trong khi chơi game?
Thứ nhất, bạn sẽ cần phải không ngại bụi bẩn và làm sạch bên trong máy tính của bạn. Đặc biệt là ống xả và hệ thống làm mát. Ngoài ra, thay keo dán nhiệt phải là chuyện bình thường cho mỗi người. Nó có xu hướng mất chức năng sau một vài tháng, do đó hãy chắc chắn quét thêm một lớp mới thường xuyên.
Hơn nữa, thêm vào một số quạt tản nhiệt và cải thiện hệ thống làm mát cũng không tốn quá nhiều công sức. Tuy nhiên, hãy kiểm tra lại khả năng của PSU (bộ nguồn máy tính) trước khi làm như vậy.
3. Kiểm tra ổ đĩa HDD
Một yếu tố khác có thể và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất chơi game tổng thể chính là ổ cứng. Ổ cứng có lẽ là bộ phận dễ bị trục trặc nhất, và nếu so với CPU hoặc GPU, sẽ mất giá trị hiệu suất ban đầu theo thời gian. Tất nhiên, điều này chỉ áp dụng cho các ổ đĩa vật lý, không phải SSD.
Chúng ta không thể biết chính xác thời điểm mà HDD của bạn bắt đầu xuống dốc, nhưng tất cả mọi thứ quá 3 năm sử dụng đều bị giảm hiệu suất. Bạn đang tự hỏi điều này có thể ảnh hưởng đến gameplay không.T ất nhiên là có. Trò chơi được cài đặt trên ổ cứng HDD và do đó tốc độ đọc/ghi chậm có thể làm giảm hiệu suất, giảm FPS, và những vấn đề tương tự.
Sau đây là các bước để phát hiện và sửa chữa khi gặp phải các vấn đề HDD
- Dùng câu lệnh “chkdsk” hoặc một phần mềm của bên thứ 3 để quét lỗi
- Trong thanh tìm kiếm của Windows, gõ Command Prompt, nhấn chuột phải vào nó và “Run As Administrator”
- Gõ câu lệnh “chkdsk f/ C:” vào và nhấn Enter
- Thay “C” bằng các chữ cái của phân vùng mà bạn muốn quét
- Chạy Defragment cho ổ đĩa HDD (không được thực hiện cho ổ SSD)
- Mở This PC.
- Nhấn chuột phải vào bất kì chỗ nào và chọn Properties.
- Chọn của sổ Tools.
- Nhấn chọn Optimize ở ô Optimize and defragment drive.
- Phân tích và defragment từng phần nếu cần thiết
- Cài đặt game trên ổ đĩa SSD nếu bạn có.
4. Đảm bảo rằng GPU của bạn đủ sức chạy game
Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần các driver mới nhất do OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) cung cấp, nhưng đó không phải là bắt buộc. Một số người dùng đã giải quyết vấn đề GPU và FPS bị giảm mạnh bằng cách cài đặt phiên bản cũ hơn. Vì vậy, đáng buồn là, bạn phải dành chút thời gian thử nghiệm với các driver có sẵn cho đến khi bạn tìm ra phiên bản phù hợp cho GPU của mình.
Đây là những trang hỗ trợ chính thức cho các OEM lớn:
- Nvidia
- AMD/ATI
- Intel
Nếu bạn đang sử dụng GPU thế hệ cũ, hãy đảm bảo là bạn cài đặt driver cũ. Đây không phải là điều quan trọng nhất đối với những người dùng Windows 10. Đôi khi họ vẫn làm việc bất kể có nó hay không. Bây giờ, nếu bản cập nhật Windows 10 buộc bạn phải cài đặt một phiên bản khác, bạn có thể quay qua sử dụng driver thấp hơn và vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật driver. Dưới đây là cách thực hiện:
- Trong thanh Tìm kiếm Windows, gõ Control và mở Control Panel.
- Trong mục Category, mở System and Security.
- Mở System.
- Chọn Advanced System Settings ở bên trái.
- Mở Device Installation Settings ở cửa sổ Hardware.
- Chọn No .
- Xác nhận thay đổi, nhấn chuột phải Start và mở Device Manager.
- Mở rộng ô Display Adapters.
- Nhấn chuột phải vào GPU và mở Properties.
- Ở cửa sổ Driver, chọn Roll Back Driver.
- Khởi động lại máy và tìm những thay đổi
5. Quét phần mềm độc hại
Phần mềm độc hại là một lý do khả thi khác cho việc giảm FPS và hiệu suất tổng thể của một ứng dụng với yêu cầu chỉ như bao trò chơi khác hiện nay. Có hàng chục phần mềm độc hại có thể gây ra các vấn đề hệ thống, nhưng chúng ta có thể bỏ qua các adware và bloatware được cài đặt nhầm, có xu hướng chạy nền.
Xét đến các chiêu thức tiền ảo gần đây mà một số trang web sử dụng (họ sử dụng sức mạnh CPU của bạn để khai thác mà không có sự đồng ý của bạn), bạn cần phải bắt đầu nâng cấp hệ thống chống virus và bảo vệ của bạn.
Bạn có thể sử dụng bất cứ phần mềm antivirus của bên thứ ba nào, nhưng vũ khí tốt nhất là Bitdefender, với tỷ lệ phát hiện malware hàng đầu và bảo vệ real-time tuyệt vời. Vì vậy, hãy xài thử nó. Mặt khác, bạn thậm chí có thể sử dụng phần mềm được Windows tích hợp, có tên Windows Defender với tính năng Offline Deep Scan nếu bạn muốn một phương pháp chắc ăn hơn.
Đây là cách chạy Windows Defender trên Windows 10:
- Mở Windows Defender ở phần thông báo trên thanh taskbar.
- Mở Virus & threat protection.
- Nhấp chọn Advanced Scan.
- Chọn Windows Defender Offline scan.
- Nhấp Scan now.
Máy tính của bạn sẽ khởi động lại và quá trình quét sẽ bắt đầu. Bây giờ, khi nói đến adware và bloatware, có khá ít công cụ để xử lí chúng. Một trong những phần mềm được đánh giá cao nhất cho công việc là Malwarebytes Adware Cleaner. Nó miễn phí và đơn giản để sử dụng, do đó, hãy làm theo các bước sau để sử dụng nó:
- Tải Malwarebytes AdwCleaner.
- Run nó và nhấn Scan.
- Chờ cho quá trình quét hoàn tất và loại bỏ tất cả adware và bloatware.
- Khởi động lại máy.
6. Kiểm tra kết nối mạng
Trong trường hợp bạn chơi online và gặp vấn đề với FPS, chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra kết nối mạng. Trong hầu hết trường hợp, nó không phải do tốc độ băng thông của bạn (mặc dù nó có thể bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó), mà là do độ trễ của gói dữ liệu, được đo bằng mili giây và cho biết sự chậm trễ giữa người dùng và mạng.
Về cơ bản, độ trễ càng cao – hiệu suất trò chơi càng giảm. Bạn có thể kiểm tra độ trễ của bạn, ở đây. Bạn sẽ có thể chơi game online không bị gián đoạn nếu như độ trễ của bạn nhỏ hơn 50ms.
Hơn nữa, bạn nên sử dụng mạng dây thay vì Wi-Fi khi chơi online. Ngoài ra, khởi động lại router hoặc modem nếu gặp bất kỳ vấn đề nào và kiểm tra lại cài đặt portforwarding của game.
7. Chỉnh sửa cài đặt game
Không phải tất cả các thiết lập đồ họa trong các trò chơi hiện nay đều phù hợp với mọi cấu hình. Vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề FPS giảm dù nhẹ, hãy đảm bảo thay đổi cài đặt ban đầu. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tắt Shadows và Anti-aliasing. Ngoài ra, một số GPU cũng không chạy Vsync tốt lắm.
Hãy thử chỉnh sửa thiết lập nhiều lần cho đến khi bạn tìm được cách tối ưu hóa nhất hiệu suất và chất lượng trong khi mức FPS vẫn chấp nhận được. Tất cả phụ thuộc vào cấu hình của bạn và việc trò chơi có được tối ưu hóa cho cấu hình đó hay không. Và đôi khi ngay cả những chiếc máy tính xách tay hàng đầu cũng có thể làm khó bạn do việc tối ưu hóa chưa phù hợp.
Ngoài ra, trình Quản lý năng lượng của máy tính cũng khá quan trọng vì nó có thể làm chậm hoạt động của CPU nếu bạn đặt chế độ Balanced (Cân bằng) hoặc Power Saving (Tiết kiệm năng lượng). Để chơi game tốt nhất bạn nên đặt High Performance (Hiệu suất cao).
Nhìn thì có vẻ như không có nhiều khác biệt giữa từng chế độ năng lượng, nhưng có những lợi ích ẩn giấu khiến cho FPS của bạn ổn định hơn. Thực hiện theo các bước sau để bật chế độ High Performance trên Windows 10:
- Nhấn chuột phải vào biểu tượng Battery ở thanh thông báo và mở Power Options.
- Chọn High Performance.
- Đóng cửa sổ lại.
8. Không sử dụng các thiết bị âm thanh onboard
Vì một số lý do kì lạ nào đó, một số người dùng đã báo cáo về các vấn đề với thiết bị âm thanh onboard hoạt động ảnh hưởng đến các driver GPU, gây ra cả các vấn đề âm thanh và thay đổi FPS. Bạn có thể thử cập nhật, hoặc cài đặt lại driver, hoặc gỡ bỏ nó hoàn toàn và chỉ sử dụng các driver âm thanh thay thế.
Bạn có thể dễ dàng làm điều đó với vài bước đơn giản:
- Nhấn chọn Start và mở Device Manager.
- Mở rộng mục Sound, video and game controllers.
- Update driver âm thanh của bạn hoặc Uninstall thiết bị âm thanh onboard và chỉ sử dụng Realtek.
- Khởi động lại máy.
9. Cập nhật Windows, DirectX và Redistributables
Mọi game thủ đều biết rằng để cài đặt và chạy một game nào đó cần có thêm các ứng dụng cài thêm. Phần lớn chúng được bao gồm trong game installer và sẽ được cài đặt đồng thời với game ngay sau đó. Tuy nhiên, một số trò chơi thiếu các ứng dụng hỗ trợ có tầm quan trọng tối đa.
Điều đầu tiên và quan trọng nhất, bạn sẽ cần phiên bản DirectX Runtime phù hợp để chạy trò chơi. Hơn nữa, có một số thư viện Visual C++ cần được cài đặt, cùng với. NET Framework.
Hiện nay có nhiều phiên bản khác nhau của tất cả các ứng dụng phụ trên (tùy thuộc các cấu trúc của từng hệ thống), vì vậy cách tốt nhất là cài đặt phiên bản mới nhất và hoạt động được khi trò chơi được ra mắt.
Tất cả các phiên bản Visual C++, bắt đầu từ năm 2005 đều miễn phí. Và vì chúng đều được cung cấp bởi Microsoft, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở đây.
Bạn có thể dễ dàng biết được card đồ họa và game của bạn hỗ trợ phiên bản nào. DirectX của Windows 10 cập nhật tự động thông qua Windows Update. Bạn có thể tìm thấy các phiên bản cũ hơn tại đây.
10. Tắt các chương trình chạy nền
Một số ứng dụng nền có thể làm tốn rất nhiều dữ liệu, làm cho bạn rất ghét chúng trong khi chơi game. Vô hiệu hóa các ứng dụng này sẽ cải thiện hiệu suất trong game và giảm hiện tượng rớt FPS. Dưới đây là danh sách các ứng dụng bạn nên tránh khi chơi game:
- Các ứng dụng VoIP như Skype.
- Các ứng dụng Peer-2-peer như uTorrent.
- Trình quản lí tải xuống.
- Trình duyệt (đúng rồi, Chrome đấy).
- Phần mềm ghi và live stream.
Nếu máy tính bạn đủ mạnh, phần lớn các ứng dụng nền sẽ không ảnh hưởng đến FPS. Những thứ mà chúng tôi đã liệt kê làm hạn chế băng thông của bạn có thể mới là vấn đề đối với các game multiplayer, và game cần kết nối mạnh. Ngoài ra, bạn có thể bật hoặc tắt Thanh trò chơi (Game bar) mới được giới thiệu trong Windows 10. Đây là cách thực hiện:
- Nhấn tổ hợp Windows + I để mở Settings.
- Mở Gaming.
- Mở tùy chọn Game bar ở bên trái.
- Tắt “Record game clips, screenshots, and broadcasts using Game bar”.
- Bỏ chọn ô ”Show game bar when I play full-screen games Microsoft has verified”.
11. Cài đặt lại game
Cuối cùng, nếu không có cách nào ở trên giúp bạn loại bỏ hoặc làm giảm hiện tượng FPS tăng giảm thất thường trong game, chúng tôi khuyên bạn nên cài đặt lại trò chơi hoặc kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của nó với các cổng game (Steam, Origin, Battle.net). Xóa đi cài đặt lại hoàn toàn luôn là giải pháp tốt, đặc biệt là nếu bạn sử dụng phần mềm của bên thứ ba để xóa các registry input. Có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn, và phần lớn đều miễn phí.
Ý kiến bạn đọc (0)