Đằng sau máy tính của bạn đầy rẫy lỗ cắm. Dù mới sắm cho mình chính máy tính mới hay đang sử dụng máy cũ, máy tính có lỗ cắm ở đằng trước và cả ở đằng sau. Các cổng USB và HDMI giờ đây được dùng hàng ngày và ai cũng hiểu rõ tính năng của chúng, nhưng đôi khi có vài cổng lại rất ít khi xuất hiện. Do đó, bài viết này sẽ phần nào sáng tỏ ý nghĩa của những lỗ cắm trên thùng máy của bạn.
Chúng ta sẽ chia cổng kết nối ra làm ba nhóm chính: video, ngoại vi và hỗn hợp. Mỗi chuyên mục sẽ đi từ cũ đến mới.
Cổng video
Composite
Là một trong những cổng video giao tiếp đời đầu, composite được sáng chế vào những năm 1950 khi TV màu lần đầu tiên ra đời. Rất nhiều TV và màn hình đời cũ sử dụng cổng kết nối này, nhưng chúng rất hiếm khi xuất hiện ở phần cứng PC hiện tại
VGA
Video Graphics Array (VGA) trên máy tính của bạn thường dùng để kết nối màn hình máy tính. VGA có cổng kết nối 15-pin, và thường có hai đỏ ở hai bên để đảm bảo chắc chắn. Lần đầu phát triển vào 1987, VGA giờ đây bị thay thế bởi HDMI và DisplayPort, nhưng chúng vẫn hoạt động tốt, ngay cả ở những card đồ họa hiện tại. Đúng như cái tên, nó chỉ truyền tải video, chứ không có âm thanh.
S-Video
S-Video được phát triển vào 1987, phiên bản tối tân hơn của kết nối Composite. Đầu nối 4 pin này chỉ nhận tín hiệu video, cho nên cần có một dây âm thanh riêng để nhận tiếng.
Mini-VGA
Mini-VGA là phiên bản mini của chuẩn VGA. Phổ biến trên laptop nhiều máy tính để bàn, mini-VGA có ít pin hà nhỏ hơn để phù hợp với các thiết bị nhỏ. Giống với kết nối VGA thường, mini-VGA trở nên ít thông dụng hơn so với HDMI và DisplayPort.
DVI
Phát triển vào cuối những năm 90 nhằm thay thế VGA, Digital Video Interface (DVI) lúc đầu có 24 pin, dùng để truyền tải dữ liệu tự thiết bị lên màn hình hiệu quả hơn. Có ba loại DVI: DVI-D (chỉ digital), DVI-A (chỉ analog, về cơ bản tương đương với VGA), và DVI-I (hỗ trợ cả analog lẫn digital, như hình trên). Cổng single-link DVI-D thiếu mất 6 pin ở giữa và có thể truyền tải 2048×1152 tại 60Hz, trong khi dual-link có thể đạt tối đa 2560×1600 tại 60Hz. Theo như cái tên, DVI chính là hiển thị digital (kỹ thuật số) để thay thế cho hiển thị analog của VGA, đạt độ phân giải cao hơn cũng như kết nối nhanh hơn.
Mini-DVI
Phát triển bới Apple để phù hợp với PowerBook, MacBook, iMac vào đầu những năm 2000, cổng mini-DVI bị chỉ trích rất nhiều từ người tiêu dùng vì quá tốn kém. Do mini-DVI chỉ truyền tải tín hiệu digital, người dùng cần cục chuyển đặc biệt để truyền tải tín hiệu analog từ máy tính Apple ra màn hình ngoài.
Micro-DVI
Giống với mini-DVI, kết nối micro-DVI được thiết kế bởi Apple. Do laptop của Apple càng ngày càng nhỏ, cổng kết nối nhỏ hơn trở nên cần thiết nếu người dùng muốn cắm ra màn hình ngoài. Giống với bản kể trên, micro-DVI cần cục chuyển đặc biệt để truyền tải tín hiệu analog lên màn hình.
HDMI
Được thiết kế vào đầu năm 2000, với mục tiêu là thân thiện, đa tính năng, High-Definition Multimedia Interface là cổng kết nối chuẩn hiện tại cho video. Nó là cổng đầu tiên có thể truyền tải cả âm thanh lẫn video. Bạn có thể tìm thấy cổng HDMI ở rất nhiều thiết bị, từ PC, Laptop cho đến TV, máy console,v.v. Ngày nay, đại đa số nhà sản xuất đều đã bỏ VGA để chuyển sang HDMI nhờ khả năng truyền tải hình ảnh HD. HDMI có phiên bản mini-HDMI, micro-HDMI.
DisplayPort
HDMI có thể là chuẩn kết nối video hiện tại, nhưng nó có một số giới hạn. Cụ thể, HDMI khó đạt được phân giải 4K và kết nối nhiều màn hình cùng lúc. DisplayPort bù đắp thiếu sót đó. Thiết kế vào năm 2006, DisplayPort không phổ biến nhiều do các nhà sản xuất ưu ái HDMI hơn. Nhưng hiện tại, DisplayPort trở thành cổng kết nối đáng tin cậy nếu muốn đạt phân giải hơn 1080p. DisplayPort không tốn tiền bản quyền, trong khi HDMI yêu cầu phải mua bản quyền.
Mini-DisplayPort
Thiết kế bởi Apple để thay thế micro-DVI, mini-DisplayPort có thể tìm thấy ở hầu hết các mẫu MacBook cho đến gần đây. Nó đã bị thay thế bởi Thunderbolt của Apple. Chúng đôi khi cũng hiện diện trên laptop của PC, cũng như vài card đồ họa. Thunderbolt 1/2 có hình dạng tương tự, nhưng nó có thể truyền tải dữ liệu không thuộc AV (xem bên dưới).
Nên sử dụng dây cắm nào cho màn hình máy tính của bạn
Cổng ngoại vi
PS/2
Cổng PS/2 dùng để kết nối chuột và bàn phím vào máy tính. Được thiết kế vào năm 1987, cổng 6 pin này đã bị thay thế bởi USB. (Trước PS/2 là cổng DIN, nhưng chúng ta đã không còn thấy trong nhiều thập kỷ qua). Đại đa số motherboard hiện tại vẫn có một hoặc hai cổng PS/2, nhưng giờ đây nó không được sử dụng nữa.
USB
Universal Serial Bus (USB) là chuẩn kết nối thông dụng hỗ trợ số lượng lớn thiết bị đến máy tính. Phát triển vào giữa nhưng năm 90, chúng ta đã có ba thế hệ USB.
USB 1.0 ra đời vào 1996, cho phép truyền tải dữ liệu tối đa 12Mbps. Nó không thể gắn dây cáp dài, cho đến khi bản 1.1 ra đời vào 1998. Kể từ đó, USB trở thành chuẩn kết nối thông dụng trong cả ngành công nghệ.
USB 2.0 ra đời vào 2000. Thế hệ thứ hai có thể truyền tải dữ liệu nhanh gấp 400 lần so với đời đầu – về lý thuyết, đạt tối đa là 480Mbps.
USB 3.0 ra đời vào 2008 và đẩy tốc độ truyền tải lên 4.8Gbps. Khi 3.1 ra đời vào 2013, tốc độ tăng lên 10Gbps, thường được gòi là USB 3.1 Gèn, và sau đó trong 2017, đạt tối đa 20Gbps với USB 3.2.
Thunderbolt
Đây là thiết kế tiêu biểu của Apple hiện tại, Thunderbolt được phát triển cùng với Intel, ra mắt lần đầu tiên vào 2011. Hai phiên bản đầu của Thunderbolt sử dụng kết nối giống mini-DisplayPort, trong khi Thunderbolt 3 sử dụng cổng USB-C. Thunderbolt 3 hiện có thể truyền tải phân giải lên màn hình 4k ở refresh rate 60hz, hoặc một màn hình ở 120Hz. Cổng này thường thấy nhiều nhất ở các sản phẩm Apple, tuy nhiên, vài laptop cao cấp cũng hỗ trợ Thunderbolt.
USB-C
Phát triển vào 2014, USB-C được phát triển dựa trên nền tảng USB 3.0, nhưng với thiết kế dễ cắm hơn. Khác với USB, USB-C có thể lật qua lật lại và cắm vào bất kỳ thiết bị nào, theo hướng nào cũng được. Nó xuất hiện trên smartphone và các thiết bị di động khác nhờ thiết kế nhỏ gọn. USB-C nhanh sẽ trở thành tiêu chuẩn cho kết nối thiết bị tương lai.
VirtualLink
Vào đầu 2018, nó được xem là cổng để kết nối VR với máy tính, giờ đây biến thành cổng USB-C. Nvidia và AMD là một trong những công ty đồng ý sử dụng chuẩn chung này. USB-C đã bắt đầu xuất hiện trên những card đồ họa mới, như dòng RTX mới của Nvidia.
Cổng hỗn hợp
Cổng âm thanh
6 cổng này được tìm thấy ở mọi motherboard thường. Vài công dùng để kết nối tai nghe và microphone, nhưng nếu 6 cổng được dùng hết, bạn sẽ có dàn âm thanh vòm cho máy tính của mình, với cổng microphone và S/PDIF phụ thêm. Rất nhiều hệ thống âm thanh đã chuyển sang USB, đặc biệt là tai nghe và microphone, và các cổng âm thanh cũ đã trở nên cũ kỹ.
Ethernet Port
Về mặt kỹ thuật, Ehternet Port có tên gọi là RJ-45, và dùng để kết nối máy tính bạn với Internet hoặc các thiết bị mạng khác. cổng 8-pin được giới thiệu đại trà vào 1980 và trở thành chuẩn kết nối của các thiết bị mạng. Phiên bản nhỏ hơn của Ehternet port, gọi là RJ-11. Nó chủ yếu dùng cho mục đích viễn thông.
Nên sử dụng dây cắm nào cho màn hình máy tính của bạn
Ý kiến bạn đọc (0)