Cẩm nang

Dota 2: Top các support 4 mạnh nhất 7.29 hiện nay

0

Position 4 support đang là một trong những vị trí thú vị nhất để chơi trong patch hiện tại. Lượng hero đa dạng dành cho positon này cũng như hiện trạng kinh tế trong game giúp cho support 4 kiếm gold dễ dàng hơn. Chưa kể, sự hiện diện của Shard thêm vào gần đây cũng cho phép nhiều hero được thử nghiệm ở vị trí support trong offflane hơn. Dưới đây là top các support 5 mạnh nhất hiện nay của meta 7.29.

WINTER WYVERN: POSITION 4.5 SUPPORT MẠNH NHẤT

Winter Wyvern chủ yếu chơi ở position 5 và đây là lý do tại sao hero này lọt vào trong danh sách này. Thường thì, sự khác biệt giữa position 4 và 5 gần như không tồn tại, đặc biệt là ở pub rank thấp.

Trong rank thấp, bạn sẽ cảm thấy rất may mắn khi trong đội có một support đúng nghĩa. Trong đại đa số tình huống, thay vì phàn nàn về đội hình quá tham lam, hãy cân nhắc pick Winter Wyvern position 4 để tránh những tác động xấu mà đội hình có thể đem lại. Ngoài ra, Winter Wyvern vẫn có lựa chọn chơi tham lam hiệu quả nếu hoàn cảnh cho phép.

Winter Wyvern mạnh về sau nhờ item lẫn level, nhưng hero vẫn có tầm ảnh hưởng dù không có cả hai thứ đó. WW hiện đang có tỉ lệ thắng gần 55% từ rank Divine trở lên và con số này còn cao hơn nữa ở rank thấp hơn. Không có lý do gì để chúng ta không nên học chơi Winter Wyvern cả, đặc biệt nếu bạn đang tìm kiếm một hero siêu linh hoạt để dùng trong pub. Tip: hero này còn có thể chơi ở cả position 3!

NYX ASSSASSIN

Giai đoạn đi lane không được chú tâm trong 7.29 và điều này cho phép Nyx trở lại trong meta. Hero này không phải quá yếu trong giai đoạn đầu game, nhưng lượng sát thương thấp và máu trung bình đồng nghĩa chúng ta pick Nyx chỉ để dùng từ giữa game trở đi. Khả năng kiểm soát giữa game mới là thứ người chơi tìm đến trong hero này.

Hiện tại, Nyx thắng trên 53% ở rank Archon và trở lên. Miễn là bạn có thể stun trúng 75% số lần thì không có lý do gì để không pick Nyx cả. Với rất nhiều hero AoE đang nở rộ trong meta hiện tại, Spiked Carapace rất đáng tin cậy để dùng trước khi tung combo Imaple + Meteor Hammer.

Nyx cũng là một trong những hero do thám tốt nhất game. Khi so với các hero tàng hình khác, Nyx có xác suất sống sót cao hơn nếu xui đi vào khu vực sentry. Ngoài ra, khác với những hero tàng hình khác, Nyx có tích hợp chiêu stun, giúp tạo ra khác biệt rõ rệt khi mở combat.

BOUNTY HUNTER

Bounter Hunter hiện chơi khá ổn trong patch: tỉ lệ thắng trên 52% với độ phổ biến cao. Điều này đồng nghĩa hero rất đáng tin cậy và là support 4 hữu dụng. Rõ ràng BH lép vế trước Nyx (theo thống kê cho thấy), nhưng có nhiều điểm để chúng ta ưu ái kẻ săn tiền thưởng này hơn.

Điểm mấu chốt đó là Bounty Hunter rất khó chịu trong lane. Tốc độ di chuyển cơ bản 320, lượng máu, sát thương ổn cùng giáp ban đầu gần 8. Những con số này hơi phi lý trong giai đoạn đầu game. Cộng thêm khả năng giảm Net Worth từ đối phương và + 70 sát thương thêm ở level 1, đây là lý do tại sao một số game thủ thích chơi Bounty Hunter hơn là Nyx Assassin.

Tuy nhiên, khi bước sang giữa game, hero này bắt đầu gặp khó khăn ở vị trí support. Track là chiêu tuyệt vời: thêm tầm nhìn và gold cho đội, nhưng ngoài nó ra, Bounty Hunter gần như không có tiềm năng teamfight. Shuriken Toss là chiêu nuke ổn có thể bắn trúng nhiều mục tiêu, nhưng không hẳn xuất sắc. Trong khi đó, bộ kit còn lại của BH chỉ xoay quanh đánh tay, có thể hiệu quả, nhưng đại đa số thì không, đặc biệt khi BH không có khởi đầu sáng sủa.

Nhìn chung, đây là hero đáng để khám phá và trải nghiệm, bởi BH có thành tích trên trung bình trong 7.29 hiện tại. Có điều, Bounty Hunter ở vị trí core sẽ hợp lý hơn so với support 4.

DARK WILLOW

Dark Willow từng là hero position 4 có thể solo kill core đối phương vào cuối game. Điều này khiến cho hero bị điều chỉnh cân bằng liên tục (nerf) và đây có lẽ là lý do lớn nhất khiến Dark Willow bị phớt lờ gần đây. Mọi thứ bắt đầu thay đổi sau nhiều buff cũng như thay đổi trong lối chơi của Dark Willow. Hero này đang trên đà phục hồi trở lại.

Shard có lẽ là nguyên nhân chính giúp Dark Willow thi đấu thành công. Cursed Crown thường bị xem là phần yếu nhất trong bộ skill của Dark Willow, nhưng nó trở nên mạnh hơn nhờ Shard. Với chiến trường tràn ngập Bramble, đối phương sẽ gặp khó khăn rất nhiều, đặc biệt là các support. Skill cũng trở thành chiêu kiểm soát đáng tin dùng hơn.

Khi chơi ở phía sau, liên tục trói đôi phương, thay vì dồn sát thương được xem là cách phát huy Dark Willow tốt nhất. Chỉ dùng Shadow Realm để kết liễu các con mồi đang chạy thoát, hoặc tốt hơn, hãy dùng nó để cứu bản thân mình. Đứng đến quá gần chỉ để Bedlam kẻ thù trừ khi bạn chắc chắn mình sẽ sống sót pha chạm trán và tạo ra tác động đến game. Hãy ở chỗ an toàn, đứng phía sau và nhường vinh quang cho các core. Tất nhiên, mọi người đều biết Dark Willow support mới là hero gánh team thật sự.

Theo dotabuff

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota sau:

  • Solar Crest đang là item hot nhất của nhiều tuyển thủ support 5 trên thế giới
  • Valve đã làm gì với 40 triệu đô thu được từ Battle Pass TI10
  • Dota 2: Top các hero mid 7.29 mạnh nhất hiện nay
  • The International 10 công bố lịch trình và địa điểm tổ chức
Cẩm nang

Dota 2: Top các hero mid 7.29 mạnh nhất hiện nay

63

Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, mid lane của Dota 2 lại bị tác động nhiều như vậy. Mid trở nên ít ngẫu nhiên hơn nhờ power rune chỉ có từ phút thứ 6 trở đi. Bottle được refill liên tục nhờ các Water Rune và Bounty ở phút thứ 3 cũng xóa bỏ đi nhiều áp lực ở đầu game. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua các top hero mid mạnh trong meta 7.29.

TEMPO

Puck Dota 2

Puck là hero thuần mid đảm nhiệm vai trò đi gank và hiện đang được chơi rất hổ báo. Ngay cả lúc bị nerf nhiều lần, Puck vẫn có tầm ảnh hưởng quá lớn gần như ở mọi giai đoạn của game. Puck có thể split push trong những game không thuận lợi, snowball trong những game có lợi và liên tục tạo ra tiềm năng team fight từ phút thứ 6 trở đi. Witch Blade có vẻ như đã mở khóa sức mạnh của Puck để kiểm soát tempo trận đấu.

Tiny bị IceFrog xử lý vào năm ngoái. Hero bị nerf trong nhiều patch liên tiếp, buộc hero phải rời khỏi meta. Icefrog sớm khắc phục sai phạm này bằng cách cho Tiny Aghanim’s Shard mới, để hero lấy lại tiềm năng carry. Tiny hiện tại cân bằng giữa burst sát thương phép và khả năng đánh tay trong giai đoạn sau của game. Lượng sát thương burst của Tiny tuy không mạnh như trước nhưng vẫn dễ dàng làm gỏi các support cũng như phá trụ nhanh sau khi combat kết thúc.

Windranger từ lâu đã là lựa chọn số một dành cho những ai thích thử cảm giác lạ. Tiết tấu game giờ đây ưu ái Windranger nhiều hơn và với nhiều buff liên tục, hero được xem là kẻ chuyên săn carry. Chưa hết, vì lý do nào đó, IceFrog quyết định trao ultimate Ancient Apparation với giá 1400 gold cho Windranger nữa cơ chứ!

Leshrac giống như một chiếc xe đua thể thao vậy. Hero mid này muốn đánh nhanh và lao băng băng trên mọi hành trình. Đáng tiếc, để có được tốc độ nhanh, Leshrac phải đánh đổi bằng cơ thể mỏng manh của mình. Hero rất khó để tồn tại lâu cũng như chạy thẳng vào đối phương mà không bị gì. Rất ít hero có lượng sát thương nhiều ở đầu đến giữa game như Leshrac cùng khả năng phá trụ hiệu quả, nhưng lượng máu không cao lại khiến Leshrac không phát huy hết được độ hổ báo của mình. Ngay cả sự hiện diện của các item mới như Eternal Shroud để tăng độ trâu bò lên, Leshrac vẫn là hero chỉ có thể phát huy tốt nhất khi  được support giải nguy trong những tình huống cấp bách.

CARRY

Templar Assassin đại diện cho một nhóm meta mid khác. Tuy safe lane tham lam cuối game đang có xu hướng tăng, vẫn có một số game người chơi có thể áp dụng carry tại mid. Với nguồn tài nguyên có được từ Water Rune và Bounty, lane mid có thể đơn giản trở thành một lane chỉ có nhiệm vụ đẩy wave creep và farm rừng đơn giản. Đây thật sự là viễn cảnh trong mơ của TA. Stack Ancient vẫn là điều cần phải là. Trong khi đó, Roshan giờ là mục tiêu quan trọng hơn ở đầu game nhờ rớt Aghanim’s Shard ở lần ăn Roshan thứ hai.

Broodmother tưởng chừng như là dead hero khi mới đọc patch note 7.29, nhưng chúng ta có lẽ đã lầm. Hero này giờ là cơn ác mộng kinh khủng của đội đối phương. Đây là một trong những hero mid mạnh nhất giữa game hiện nay. Một trong những cách chơi khó nhất của Broodmother trước đây là phải bảo vệ đàn nhện con cũng như bản thân. Sức mạnh thật sự của hero đến từ đàn nhện con để có thể dive trụ thoải mái. Còn giờ, Broodmother làm lại không phải lo lắng điều đó và ultimate cũ, được xem như Satanic, giờ đã trở thành chiêu cơ bản!

Invoker sớm muộn cũng trở lại meta. Việc sở hữu bộ skill đa dạng luôn mở ra nhiều hướng đi cho hero này. Đôi khi bạn có thể chơi chủ động bằng Urn of Shadows và Witch Blade. Khi khác, kết hợp setup cùng những hero phổ biến như Legion Commander và Faceless Void đồng nghĩa chúng ta có quyền lên Midas tham lam. Thay đổi trong 7.29 cho Invoker chỉ số thêm cho orb, giúp cho mọi thứ của hero làm đều trở nên tốt hơn.

SPIRIT

Gần như chúng ta không thể bàn về mid mà bỏ qua được anh em nhà Spirit. Cứ như Spirit có hẳn một meta riêng biệt của họ chứ không chỉ meta chung trong game như những hero khác. Trong quá khứ, Earth tràn ngập khắp nơi. Còn khi khác thì Ember thống trị Dota 2. Có lúc, Storm gieo nỗi sợ hãi khắp map và mới nhất, Void bùng nổ trong combat nhờ khả năng đi mid thuần phục. Bạn biết tác động của các Spirit đem lại vào game ra sao rồi đấy, chúng ta hãy xếp sức mạnh của họ như sau nhé:

  • Storm Spirit – Đủ tài nguyên để sống và farm, rồi biến thang hero mạnh ở mid và cuối game
  • Void Spirit – Bị nerf quá nhiều những vẫn là một trong các ganker đáng tin cậy của game
  • Ember Spirit – Đang trên đà đi lên sau vài buff và combo cùng các hero như Grimstroke đang trở thành meta

LỖI THIẾT KẾ

Dota 2: Top offlaner mạnh nhất meta 7.27d

Beastmaster. Hay nói chính xác là Axemaster? Tưởng chừng như Necrobook bị xóa sổ đã nhấn chìm hero này, nhưng sau nhiều đợt nerf cho Aghanim’s Scepter/Wild Axes, Beasmaster vẫn áp đảo mid bằng khả năng spam Q của mình. Có vẻ như hero này đã mất đi danh tính cũ của hắn. Thay vào đó, chúng ta giờ có spellcaster quá mạnh.

Vậy theo bạn đâu là hero yêu thích ở mid? Hãy chia sẻ bình luận ở cuối bài nhé

Theo dotabuff

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota sau:

  • Solar Crest đang là item hot nhất của nhiều tuyển thủ support 5 trên thế giới
  • Dota 2: Top các hero support 7.29 mạnh nhất hiện nay
  • Dota 2: Top các hero offlane 7.29 mạnh nhất hiện nay
  • Valve đã làm gì với 40 triệu đô thu được từ Battle Pass TI10

 

Cẩm nang

Dota 2: Carry Axe càn quét WePlay AniMajor

32

Mọi giải đấu lớn đều xuất hiện vài cái tên bất ngờ và với Dota 2 AniMajor lần này, carry Axe chính là cái tên được nhắc đến nhiều nhất.Những giải đấu lớn kéo dài gần hai tuần rất thú vị nhờ số lượng game cũng như sự hấp dẫn chúng đem lại. Nhưng một khía cảnh khác của các giải đấu kéo dài không kém phần hấp dẫn chính là chúng tự hình thành nên một meta ngay bên trong giải, những chiến thuật không xuất hiện trong các sự kiện trước đó.

Tại WePlay AniMajor, tuy rất nhiều pick bất ngờ hiện diện, nhưng không có gì vượt mặt Axe position 1, được PSG.LGD khởi xướng. Lần đầu tiên carry Axe xuất hiện nằm ở game 2 trong series gặp Evil Geniuses và đối thủ Bắc Mỹ hoàn toàn không lường trước được. Với tiềm năng từ carry Axe mới, các đội khác cũng đang dần bắt kịp xu hướng. Axe đã out meta từ khá lâu, nhưng Aghanim’s Shard đã giúp hero hồi sinh trở lại.

Shard kết hợp hai talent trước đây của hero, biến nó thành Shard mạnh. Nhưng buff trong update 7.29 mới là thứ biến nó trở thành Shard mạnh nhất trong tất cả hero – tăng 10% xác suất nhảy Counter Helix, từ 20% lên 30%. Sau đó, Shard của Axe bị nerf bớt 5% trong 7.29d. Dù vậy, item này vẫn đem lại rất nhiều lợi ích. Các tuyển thủ chuyên nghiệp hàng đầu sớm nhận ra sức mạnh của nó khi kết hợp cùng Manta Style. Bóng từ Manta nhận nhiều sát thương và gây ít sát thương tay hơn, nhưng chúng lại gây lượng sát thương Counter Helix bằng với chính của Axe! Tưởng tượng ba Axe gây 180 sát thương pure x3 mỗi khi Counter Helix nhảy xem. Quá thật rất đáng sợ! Build này đã phổ biến trong giải đấu DPC khu vực, nhưng nó chủ yếu dùng ở Axe position 3.

Từ giải DPC khu vực đến AniMajor, vài đội nhận ra nó có thể hiệu quả hơn nếu Axe được chơi ở position 1. Cách build item thường là:

Vanguard → Brown Boots → Manta Style → Aghanim’s Shard nếu đến phút thứ 20, hoặc lên Blink Dagger trước nếu có thể farm trước phút thứ 20.

Sau đó tùy thuộc vào trận đấu ra sao và loại sát thương nào đối thủ có. Axe có thể lên tiếp BKB hoặc Assault Cuirass, hay cả gậy xanh, nếu đội chọn chiến thuật trừ giáp. Gậy xanh của Axe hiện giảm cooldown Berserker’s Call đi 2 giây, trong khi giảm 7 giáp hero đối thủ dính Berserker’s Call, rồi cộng Axe 7 cho mỗi kẻ thù bị ảnh hưởng. Build này hưởng lợi từ Manta Style được buff mới đây, với bóng của melee hero giảm sát thương nhận phải từ 350% xuống 300%. Bóng được dùng hiệu quả để đấy lane cũng như farm các camp rừng.

Thống kê Dota 2 của Ben “Noxville” Steenhuisen cho thấy sức mạnh của Axe tại giải, với bốn trong tống 16 lần chơi Axe đạt hơn 700 GPM tại AniMajor.

Ba đội đã chọn Axe carry tại WePlay AniMajor gồm có PSG.LGD, TNC và Team Liquid. Team Liquid đã bị loại, nhưng hai đội còn lại vẫn tiếp tục tiến sâu hơn. Nhìn vào danh sách ban, Axe là hero bị ban đầu tiên khi đối đầu với những đội này. Có vẻ như đối thủ của họ nhận ra tiềm năng của Axe tại position 1. Với một ngày nghỉ ngơi sau vòng bảng để chuẩn bị cho playoff, đây sẽ là cơ hội tốt để các đội tập luyện thêm Axe. Chắc chắn sẽ có người ghét chiến thuật này, như Loda của Alliance chẳng hạn.

Chúng ta hãy chờ xem các đội có áp dụng Axe carry ở vòng playoff không, cũng như họ sẽ lên cách đối phó hero này ra sao trong trường hợp đối phương pick Axe.

Theo gosu

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota 2 sau:

  • Silencer có phải là hero kém nhất hiện nay trong Dota 2?
  • Tại sao esports đang giết chết Dota 2?
  • Dota 2: Top hero tiêu biểu của mỗi khu vực DPC meta 7.29
  • Dota 2: Top các hero carry 7.29 mạnh nhất hiện nay
Cẩm nang

Dota 2: Những hero thiệt thòi nhất patch 7.29

19

Patch 7.29 không thật sự đả động đến cân bằng hero nhiều. Hầu hết các thay đổi chủ yếu về cân bằng item và kinh tế game. Tuy nhiên, chúng lại có tác động rất lớn với nhiều hero, khiến cho một số không thể chơi được ở rank cao. Ngày hôm nay, bài viết sẽ chỉ ra đâu là những hero thiệt thòi nhất mà bạn cần né nếu muốn thật sự giành chiến thắng trong game.

BÌNH ĐOÀN SỞ THÚ VÀ CÁC HERO MICRO

Necronomicon bị xóa sổ khiến cho các hero lệ thuộc vào item này yếu đi đáng kể. Tuy Beastmaster vẫn có thể chơi thử hướng thuần sát thương, nhưng Lycan gần như đã biến mất khỏi meta.

Vài người đã thử nghiệm Lycan theo đường aura, lên Vladmir’s Offering sớm rồi sau đó là Assault Cuirass, nhưng hiện tại lối chơi này chưa đem lại thành công. Necronomicon quá quan trọng đối với carry tempo này. Việc item bị xóa khỏi game đã đánh mất khả năng kiểm soát map hoàn toàn của Lycan.

Các hero như Broodmother cũng bị ảnh hưởng, nhưng đa phần là do hero bị nerf lại. Broodmother farm chậm hơn nhiều và không thể kiểm soát map trong giai đoạn đầu game. Bộ skill giờ theo hướng theo tạo nhện con nhiều hơn và điều đó khiến hero yếu hẳn đi. Bầy nhện con không thể bù đắp được khả năng đi xuyên địa hình cũng như +140 sát thương, +140% lifesteal vốn có trước đây của Broodmother.

Patch này không tác động nhiều đến Enchantress lẫn Chen bởi các hero này chưa bao giờ lệ thuộc hẳn vào Necronomicon. Visage, hero thường sử dụng các summon và đôi khi cũng lên Necronomicon nhưng khá bất ngờ, lại nằm trong số các hero hưởng lợi nhất của patch 7.29. Chúng ta sẽ nói về Visage trong một bài viết tương lai.

TÔN NGỘ KHÔNG HẾT THỜI

Monkey King bị nerf đáng kể trong update 7.29, nhưng điều đó chưa đủ lý giải cho tỉ lệ thắng bị giảm đến 6%. Từ hero được ưa chuộng nhiều nhất trong đấu trường chuyên nghiệp và rank cao, giờ MK đã trở thành carry ở dưới mức trung bình.

Bài viết tin rằng khả năng cơ động bị nerf cùng với các hero range được buff đã ngăn cản Money King, khiến hero không được tỏa sáng được như trước. Monkey King thường mạnh hơn khi đối đầu với các hero melee sát thương vật lý. Đối thủ cần phải cẩn trọng trước Wukong’s Command. Một là chạy hoặc hai là phải sẵn sàng đối mặt lượng sát thương lớn của utilmate này. Trong khi đó, Money King yếu hơn những hero có khả năng kite đối phương hoặc các hero siêu late khác.

Nhìn chung, bài viết khuyên bạn không nên chơi MK bây giờ, ngay cả sau buff 7.29b vừa qua. Tỉ lệ thành công của hero này hiện ở mức trung bình hoặc dưới trung bình và cũng không phù hợp với meta nói chung.

IO

Có vẻ như IO chơi độc lập cùng lượng sát thương khủng khiếp đã bị xử lý và trở lại với đúng vị thế support bann đầu hơn. Theo ý kiến tác giả, đây là điều tốt bởi hero không hẳn yếu đi nếu chơi ở vị trí support. Nhưng khó triển khai hơn so với trước? Chắc chắn rồi. Yêu cầu phối hợp đồng đội nhiều hơn? Tất nhiên. Đó mới là thứ thật sự cần có ở một IO support.

DEATH PROPHET

Trước đây, Death Prophet có tốc độ di chuyển cơ bản tận 335. Việc nerf xuống còn 320 đã đưa DP trở lại mặt đất. Rượt đuổi các mục tiêu và giữ Spirit Siphon trở nên khó hơn rất nhiều. Thay đổi này khiến hero giảm gần 5% tỉ lệ thắng.

Mất 6 sát thương cơ bản cũng là vấn đề lớn, đặc biệt khi chơi ở mid. Animation tấn công tuy ngắn hơn và Crypt Swarm giờ dễ triển khai hơn, nhưng rõ ràng nó không đủ để hỗ trợ lối chơi support position 2 của Death Prophet.

Có lẽ, chúng ta sẽ thấy Death Prophet ở vị trí support nhiều hơn, bởi Silence của cô có phạm vi cast và thời lượng rất mạnh. DP thật ra đối đầu tốt hơn trước các offlane melee trâu bò. DDP vẫn mang đến khả năng đẩy trụ và sát thương lớn, trong khi lại không yêu cầu đầu tư item nhiều. Đây có lẽ là lối chơi bạn có thể thử nghiệm Death Prophet qua trong thời gian tới.

LỜI KẾT

Sau một thời gian ra mắt 7.29 trong Dota 2, chúng ta đã rút ra được nhiều kết luận . Như dự đoán, meta sở thú đã biến mất, tức thời lượng trung bình cũng một trận đấu cũng trở nên dài hơn và các hero tham lam có phần được ưu tiên. Trong khi đó, các core tempo đang gặp khó khăn trong meta.

Các carry range đang dần phổ biến và thành công hơn. Ở bài viết kế tiếp, chúng ta sẽ điểm qua những hero hưởng lợi nhất của patch. Còn giờ, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn đâu là những hero bị nerf quá tay? Bạn nghĩ loại bỏ item lâu đời Necronomicon khỏi game có thật sự cần thiết?

Theo dotabuff

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota sau:

  • Dota 2 update 7.29: Phân tích các thay đổi chung của gameplay
  • Dota 2: Phân tích bộ skill của Dawnbreaker, carry hồi máu mới trong 7.29
  • Dota 2 update 7.29: Phân tích các thay đổi chung của gameplay
  • Dota 2: Dazzle Support đã trở lại trong meta 7.29? 
Cẩm nang

Dota 2 update 7.29: Phân tích các thay đổi chung của gameplay

16

Chúng ta hãy cùng phân tích các thay đổi chung của update 7.29 sẽ tác động đến gameplay Dota 2 như thế nào nhé!

1. Water Rune

Thêm Water Rune. Xuất hiện tại các vị trí Power Rune chỉ trong phút thứ 2 và 4. Ngay lập tức hồi 100 máu và 80 mana khi dùng. Có thể dùng để hồi bottle. Bắt đầu từ phút thứ 6, Power Rune xuất hiện như bình thường ở một bên.

Water Rune phần nào giảm đi sự khác biệt từng có trước đây ở mid. Khi trước, power rune hoàn toàn có thể thay đổi bố cục trận đấu tùy thuộc vào người chơi nhặt được rune gì ở phút thứ 4. Đây là vấn đề tồn đọng khá lâu và rất nhiều game thủ đã lên tiếng thay đổi. Do đó, IceFrog đã loại bỏ power rune trong 2 phút đầu. Nhưng ngay cả thay đổi đó, power rune rune ở phút thứ 4 vẫn có thể thay đổi hoàn toàn bố cục game, đặc biệt nếu nó là Double Damage hay Arcane – chúng có thể cho hero khả năng kiểm soát lane hoàn toàn rồi snowball.

Với Water Rune xuất hiện tại các địa điểm ở phút thứ 2 và 4, giờ chúng ta có động lực khởi đầu game cùng bottle hơn bởi khả năng người chơi giành được một trong hai Water Rune ở phút thứ 2 và 4 là rất cao.

2. Talent sau level 25

Level 30 không còn cộng tất cả talent còn lại. Thay vào đó, level 27/28/29/30 sẽ cộng talent của level 10/15/20/25 còn lại.

Điều chỉnh này trong update 7.29 của Dota 2 giúp tăng sức mạnh của hero từng chút một từ level 25 đến level 30 thay vì mạnh đột biến ở level 30. Tuy nhiên, lượng XP cần để lên level kế tiếp sau level 25 cũng cao hơn nhiêu so với trước. Thay đổi này thật sự có lợi hơn giúp người chơi tận dụng từng level có được ở mức 25 trở đi.

3. Outpost

Outpost không còn cộng XP ở phút thứ 10/20/30…

Outpost giờ cộng XPM khi kiểm soát (XP=2*số phút). XP không cộng thêm khi kiểm soát cả hai outpost, tương tự các quy định hiện tại.

Kinh nghiệm Outpost giờ tăng đều hơn trong update 7.29 của Dota 2, thay vì một cục XP mỗi 10 phút. Mô hình trước đây có lợi cho những đội giành lợi thế trước, khi họ phá trụ 2 và chiếm được Outpost ở các vạch thời gian quan trọng. Với mô hình mới, đội mất Outpost không cần lo ngại quá nhiều và đội chiếm Outpost phải nỗ lực kiểm soát nhiều hơn để deny kinh nghiệm đối phương nhận được mỗi phút. Quyết định chiến đấu tại Outpost hay các mục tiêu khác trong map có thể sẽ thay đổi trong 7.29 này.

4. Bounty Rune

Bounty Rune sau set đầu tiên giảm 10%.

Bounty Rune không còn xuất hiện ở sông. Lượng rune giờ cộng tự động theo thời gian thông qua GPM.

Bounty Rune giờ xuất hiện mỗi 3 phút ở các vị trí trí rừng (tổng lượng rune giảm từ 4 xuống 2).

Bounty Rune cũ không còn biến mất khi cái mới xuất hiện. Rune mới hiện cạnh cái cũ nếu chưa được nhặt.

Ở phút thứ 0, Bounty Rune xuất hiện trong rừng và tại vị trí các power rune (tổng cộng 4 đầu game).

Thay đổi Bounty Rune sẽ tác động khá nhiều vào game. Đầu tiên là game cân bằng hơn: hai bounty rune bị xóa khỏi game và gold được điều chỉnh dưới dạng GPM. Cả hai đội sẽ hưởng lợi từ nó chứ không chỉ đội kiểm soát map và giành Bounty Rune tốt hơn.

Với tần suất Bounty Rune xuất hiện mỗi 3 phút, đội sẽ phải điều chỉnh lối chơi và đảm bảo mình luôn ở vị trí cần thiết mỗi 3 phút nếu muốn tận dụng lợi ích từ Bounty Rune.

Với sự hiện diện của Bounty Rune thêm ở phút thứ 0 tại vị trí Power Rune, chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến nhiều pha chạm trán xảy ra hơn trước khi game thật sự bắt đầu.

5. Roshan

Aghanim’s Scepter: Roshan rớt Aghanim’s Blessing giờ yêu cầu bạn phải kích hoạt để dùng nó (không có hiệu ứng cho đến khi dùng)

Aghanim’s Shard: Giờ rớt khi giết mạng 2 của Roshan và chỉ rớt 1 lần duy nhất (có kích hoạt tương tự rớt Scepter của Roshan).

Trước patch 7.29, Aghanim’s Blessing rớt bởi Roshan sẽ được dùng bởi hero nào nhặt nó trước (trừ khi nó rơi vào bag pack). Điều này không tốt, đặc biệt trong teamfight chảo lửa ở Roshan pit – mọi hero sẽ nhặt bất kỳ thứ gì mình thấy được và đội không thể ra quyết định hero nào nên có Aghanim’s Blessing. với thay đổi này, tất cả vấn đề đó đã được giải quyết.

Roshan thứ hai rớt Aghanim’s Shard sẽ quan trọng hơn và được tranh giành nhiều hơn. Nó là item giá 1400 gold miễn phí, ai lại không muốn cơ chứ! Chắc chắn sẽ có ít nhất một hero trong đội có thể khai thác tốt Aghanim’s Shard, đặc biệt là support – những người farm không phải là trọng tâm.

6. Teleportation Scroll

Hero giờ khởi đầu game với 1 TP Scroll thay vì 3.

Hero giờ nhận 1 TP Scroll khi chết.

Giá TP Scroll tăng từ 90 lên 100

Support chắc chắn sẽ vui mừng với thay đổi này. Bởi support thường chết nhiều hơn core và bỏ ra 90 gold mỗi lần chết (giờ là 100 gold) để mua TP thật sự rất khó chịu, đặc biệt khi bạn là support 5. Bằng thay đổi này trong update 7.29 của Dota 2, nó sẽ giúp cho mọi thứ dễ thở hơn chút (tuy không phải ai cũng muốn thở bằng cách này). Có điều, đội chết ít hơn sẽ phải bỏ ra nhiều gold để mua TP scroll hơn.

7. Hoodwink thêm vào Captain’s Mode

Hoodwink thêm vào trong Captain’s Mode.

Season 2 của DPC League sẽ bắt đầu vào 13 tháng 4 và Hoodwink sẽ xuất hiện trong Catain’s Mode, cùng Aghanim’s Scepter cũng như Shard mới cho hero này. Chúng ta hãy chờ các đội chuyên nghiệp sẽ phát huy Hoodwink ra sao trong Dota 2 patch 7.29.

9. Teleportation ra trụ

Tăng phạm vi teleporation trong trụ từ 575 lên 800 (ảnh hưởng cả TP Scroll và Boots of Travel).

Thời gian teleport ra Outport giảm từ 6 xuống 5 giây.

225 phạm vi thêm sẽ giúp rất nhiều cho hero teleport thủ trụ, cho họ thêm không gian để chống trả đối phương đẩy trụ. Ở lane mid, với các hero tele ra trụ 2 để thủ trụ tier 1, teleport sẽ gần trụ tier 1 hơn 225 unit, tương đương 0.5 giây di chuyển ở tốc độ 450 và 0.66 giây di chuyển ở tốc độ 340. Nghe có vẻ đây là khoảng thời gian rất ít ỏi, nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa một Blackhole hoàn hảo hay Blackhole 1 người.

Tele ra trụ trong Dota 2 update 7.29 giờ an toàn hơn

10. Khả năng deward của đồng đội

Ward giờ có thể bị deny khi ward còn đầy máu bởi bất kỳ đồng đội nào nếu ward được cắm ở trong khu vực spawn của neutral creep.

Gặp đồng đội phá game khi quyết định cắm chặn bãi camp rừng mình bằng sentry? Bạn đừng quá lo lắng! Thay đổi trong Dota 2 update 7.29 này cũng cho người chơi cơ hội sửa sai nếu đặt ward và vô tình block luôn bãi camp – điều đôi khi xảy ra trong teamfight do người chơi hấp tấp cắm sentry xuống để bắt Riki.

11. Buyback

Chi phí Buyback giảm từ (200 + (Net Worth/12)) thành (200 + Net Worth /13)).

Công thức Buyback trong Dota 2 7.29 rẻ hơn một chút. Thay đổi này không quá đang kể đối với hero có 30,000 net worth – giờ cần ít hơn 192 gold so với trước (2508 thay vì 2700). Tuy nhiên, trong Dota 2, mọi điều nhỏ nhặt nhất có thể tạo ra khác biệt giữa thắng và thua.

Dota 2 patch 7.29 có nhiều thay đổi mới mẻ và mọi người vẫn còn đang tìm hiểu tác động của chúng. Nhưng với DPC League Season 2 sắp sửa bắt đầu, chúng ta sẽ sớm cảm nhận được ảnh hưởng của chúng rõ rệt hơn.

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota sau:

  • Dota 2: Phân tích bộ skill của Dawnbreaker, carry hồi máu mới trong 7.29
  • Dota 2: Hướng dẫn kiểm soát map hiệu quả
  • Dota 2: Support Luna, xu hướng chơi mới từ carry truyền thống
Cẩm nang

Dota 2: Mage Slayer có thật sự là item đáng bị bỏ đi?

17

Đánh giá các item trong Dota 2 khó hơn rất nhiều so với đánh giá các hero. Với hero, chúng ta có thể nhìn vào tỉ lệ thắng ở các mức rank khác nhau, độ phổ biến và ít nhất hiểu tại sao chúng phù hợp với meta hiện tại. Còn với item, mọi thứ khó hơn nhiều, nhưng ngày hôm nay, chúng ta sẽ thử tìm hiểu tại sao Mage Slayer không được nhiều người ưa dùng.

INVENTORY CUỐI GAME

Danh sách item ở trang Dotabuff bao ggồm thống kê cho thấy những gì người chơi có trong inventory ở cuối trận đấu. Thông tin này có bất cập là do nó giảm tỉ lệ thắng của các item “tempo” được lên giữa trận để giành lợi thế, nhưng sau đó bị bán đi.

Ví dụ rõ rệt nhất trong những năm gần là Drum of Endurance. Nó từng là item buộc phải có của mọi đội tuyển chuyên nghiệp. Pub sau đó cũng bắt chước theo, nhưng tỉ lệ thắng của item này vẫn ở dưới mức 50%. Lý do là bởi người chơi thành công bán Drum of Endurance vào cuối game, để chừa chỗ trống cho item khác. Điều đó khiến cho tỉ lệ thắng của Drum trong inventory cuối trận bị giảm đáng kể.

Do đó, chỉ dựa vào thống kê này không không đáng tin cậy. Tuy nhiên, chúng ta có thể so sánh Mage Slayer như item cuối game bởi giá thành nó đắt tương đương với nhóm item cuối game.

Tháng này, Mage Slayer có tỉ lệ thắng khoảng 56% trong nhóm inventory cuối trận. Item này tốn 3250 gold, ngang với nhóm 20 item: từ item đầu game rẻ như Witch Blade, Maelstrom và Eul’s Scepter of Divinity cho đến Kaya, Sange, Yasha cũng như Battle Fury.

Trong số đó, chỉ có 8 item có tỉ lệ thắng thuộc nhóm inventory cuối trận cao hơn Mage Slayer:

  • Đắt hơn 850 gold với tỉ lệ thắng trên 58% là Sange, Kaya và Yasha. Sange and Yasha có khả năng cạnh tranh 1 slot với Mage Slayerr nhất bởi chúng tỉ lệ thắng 58%.
  • Các item tăng khả năng teamfight, như Pipe of Insight và Crimson Guard có tỉ lệ thắng khoảng 58%. Đây là item teamfight và nếu dùng đúng game, chúng sẽ tác động lớn đến trận đấu. Chỉ Pipe không thôi đã mang về thêm 2000HP (chống phép) cho toàn đội.
  • Lotus Orb vẫn là một trong những item phòng thủ tốt nhất với tỉ lệ thắng gần 60% ở cuối game. Nó rất hiệu quả trong giai đoạn sau của game. Lotus Orb cũng thường được lên bởi support, cho nên nếu support có gần 4000 gold để lên, khả năng cao là đội họ đang thắng thế rồi.
  • Aeon Disk cùng với Solar Crest là hai item duy nhất vượt mặt Mage Slayer, dù chi phí rẻ hơn. Aeon Disk có tỉ lệ thắng 59.5% trong khi Solar Crest nhỉnh hơn Mage Slayer 0.10% trong tháng này.

Về tỉ lệ thắng, Mage Slayer nhìn có vẻ ổn ở con số 56%. Nó vượt mặt Battlefury vào cuối game và cả Diffusal Blade. Mage Slayer cũng nhỉnh hơn Desolator, Heaven’s Halberd và Orchid Malevolence.

Dĩ nhiên, Mage Slayer chỉ phát huy tốt nhất ở một số game nhất định và độ phổ biến thấp phản ánh lên tỉ lệ thắng cao hơn, bởi item này chỉ được lên khi game thủ biết họ đang làm gì và tại sao cần đến nó, trái với nhiều item luôn nằm trong cách lên đồ mặc định của hero. Dù vậy, nó cho thấy sẽ có những game, Mage Slayer thật sự hiệu quả, rất đáng lên. Chúng ta chỉ cần biết làm sao nhận ra đâu là game để lên Mage Slayer.

TÊN ITEM GÂY HIỂU LẦM

Với cái tên như Mage Slayer, hầu hết chúng ta sẽ lầm tưởng nó hiệu quả nhất để khắc chế phép. Nuker và các hero burst sát thương như Zeus, Queen of Pain, Invoker, Skywrath Mage, v.v. là những cái tên đầu tiên khi ta nghĩ về phép. Tuy item có hiệu quả khi đối đầu với những hero trên, nhưng bài viết không nghĩ nó phát huy mạnh nhất trong tình huống này.

Vấn đề với Mage Slayer và tương tác “phép” nằm ở chỗ: bất kỳ game thủ chơi giỏi nuker sẽ hiểu họ không nên nằm trong phạm vi đánh tay của Mage Slayer trước khi tung spell ra. Các game thủ này chỉ muốn xuất hiện vài giây trên map, cast spell lên mục tiêu cần ưu tiên cực nhanh rồi biến mất, trước khi để bạn kịp dùng Mage Slayer đánh tay lên.

Mage Slayer không thể làm gì trước nhóm người chơi này, ngay cả khi bạn bắt được họ sau đó. Bởi vì khi bắt được thì mọi thứ đã cast xong xuôi hết rồi và debuff Mage Slayer ở thời điểm này gần như vô giá trị.

Tuy nhiên, điều không có nghĩa Mage Slayer không đáng lên. Nó rất hiệu quả, đặc biệt là ở patch này, khi mà những hero như Leshrac, Bristleback, Necrophos hay Timbersaw đang phổ biến trở lại. Các hero có thể tạo ra lượng sát thương liên tục, nhưng cần phải đi tiên phong. Do đó, đây là nhóm thường bị ảnh hưởng bởi Mage Slayer nhiều nhất.

Tất nhiên, kháng phép của Mage Slayer có thể không hiệu quả lắm trước Bristle hay Timber – đây là các hero thuần sát thương vật lý và pure – nhưng debuff không cũng đem lại rất nhiều giá trị rồi. Với debuff của Mage Slayerr, Quill Spray của Bristleback chỉ còn gây được 350 sát thương vật lý thay vì 550, hay nuke của Timbersaw gây ít hơn 150 sát thương pure.

Trước những hero như Leshrac, mọi thứ còn tuyệt vời hơn nữa. Khi bị debuff, ngay cả với talent level 20, Leshrac chỉ gây được 155 sát thương mỗi pulse (chưa bao gồm giảm sát thương sau đó). Hero cầm Mage Slayer sẽ nhận khoảng 85 sát thương mỗi giây, không thật sự quá nguy hiểm. Quan trọng hơn, item này sẽ giúp đội cũng như support tăng khả năng sống sót của họ.

Bài viết nghĩ item này bị đặt sai tên, khiến cho đến nó không được trọng dụng nhiều. “Xử lý hero đi tiên phong tạo sát thương liên tục” tuy dài, nhưng có lẽ sẽ mô tả chính xác item này hơn và từ đó giúp nó phổ biến cũng như thành công hơn.

Vậy bạn nghĩ gì về Mage Slayer? Bài viết này đã đủ thuyết phục bạn thử qua Mage Slayer chưa, hay mọi người nghĩ item này cần được buff thêm? Hãy chia sẻ bình luận của bạn trong phần comment bên dưới nhé.

Theo dotabuff

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota 2 sau:

  • Dota 2: Nyx Assassin có phải là support thành công nhất hiện tại?
  • Dota 2: Những hero cần bị nerf trong 7.29
  • Top website Dota 2 hữu dụng theo dõi chỉ số chơi trong game
  • Dota 2: Dawnbreaker đã sẵn sàng cho Captain Mode?
Cẩm nang

Dota 2: Top các hero offlane 7.29 mạnh nhất hiện nay

38

Đâu là top offlane mạnh nhất 7.29 trong Dota 2 hiện nay?

Khi Necronomicon bị xóa khỏi game, IceFrog muốn làm lại hoàn toàn meta offlane. Trước 7.29, không có lựa chọn nào tốt hơn bằng hero Beastmaster lên sách Necro. Trong suốt 7.28, chúng ta được thấy vài xu hướng thú vị của range offlane, như Viper, Outworld Devourer cũng như các hero chuyên teamfight truyền thống như Tidehunter. Nhưng nhìn chung, người chơi thường thích chọn Beastmaster hơn.

Tuy nhiên, sau khi Beastmaster đổi sang đi mid đường phép, khu vực offlane mở ra nhiều hướng cho các hero truyền thống hơn. Mid lane giờ có thể tự lập hơn, điều này giúp position 4 có thể hỗ trợ offlane ổn định nhiều hơn trước. Từ đó, nhóm hero tank được trở lại cùng các hero mở combat. Thay đổi trong meta 7.29 này một phần bị tác động bởi giai đoạn đi lane có phần ‘cứng ngắc’ hơn. Nó cho phép các hero hổ báo như Centaur, Slardar và Axe lên item đúng thời điểm hơn. Ngoài ra, lý do còn lại là bởi một số item team fight được buff lên.

Dưới đây là top hero offlane mạnh nhất của meta 7.29 hiện tại.

HỔ BÁO

CENTAUR WARRUNNER

Centaur có vẻ như đang là hero offflane được săn đón nhiều nhất patch 7.29. Hero trâu bò này về lý thuyết đã  khá ổn nhưng vẫn luôn cần một chút hỗ trợ từ support để phát huy hiệu quả hơn. Centaur được buff liên tục kể từ 7.27 cộng thêm một đợt nữa trong 7.29. Tại thời điểm hiện tại, khả năng đi lane, team fight và mở combat của hero đều đã đạt ngưỡng cực mạnh.

DOOM

Nói thật, Doom vẫn là hero đáng tin cậy từ trước đến nay. Khả năng tự tạo gold và xóa sổ một hero đối phương trong team fight luôn được xem là cơ chế mạnh của Dota. Tuy nhiên, trong meta 7.29 tại offlane, Doom còn được làm lại đáng kể trong các cơ chế đầu game. Giáp, tốc độ xoay người và thời gian tấn công được buff lên giúp Doom ở level 1 và 2 hung bạo hơn các offlane khác. Ngoài ra, sát thương cho bộ skill của Doom cũng được tăng thêm. Do đó, Doom tiếp tục là lựa chọn anti-carry tuyệt vời và được kỳ vọng sẽ còn phổ biến hơn trong 7.29.

SLARDAR

Tiếp tục xu hướng hero hổ báo, Slardar nhanh chóng lọt vào meta offlane 7.29. Đây là khắc tinh của các carry phổ biến như Lifestealer và Juggernaut. Vị thế của Slardar tại offlane tiếp tục được củng cố miễn là hero có support hỗ trợ trong lane.

TOP OFFLANE TEAMFIGHT

Sót lại từ tàn dư của meta 7.28, một số hero offlane như Tidehunter và Mars vẫn được trọng dụng nhiều trong 7.29. Các spell kiểm soát khu vực rộng tiếp tục đem lại giá trị cho combat quanh Roshan.

DARK SEER

Dark Seer có thể được xem là hero offlane tối thượng. Buff đồng đội, lên đồ aura cho team, sức mạnh teamfight hủy diệt, Dark Seer gần như không sở hữu skill nào để tự mình gánh team. Tuy nhiên, bù đắp cho thiếu sót đó là khả năng tạo ra khoảng trống khổng lồ cho đội. Nếu để Dark Seer lên được vài level nhanh chóng thì DS sẽ kiểm soát hoàn toàn giai đoạn giữa game. Khả năng gây áp lực lên lane liên tục, khả năng teamfight và tiềm năng ‘lấy địch trị địch’ giúp Dark Seer hoàn toàn phù hợp với vị trí offlane. Dark Seer được buff liên tục, cộng với sự hiện diện của Aghanim’s Shard đã giúp hero này trở lại meta.

SAND KING

Sand King khá giống với Dark seer trong mảng không thể tự mình gánh game được. Với hỗ trợ từ support, Sand King có thể áp đảo lane rồi chuyển dần sang lối chơi mở combat trong team fight. IceFrog buff dần sát thương của Sand King trong thời gian qua. Thay đổi trong cast animation của Epicenter cũng là một trong những buff giúp hero mạnh hơn đáng kể. Crixalis được xem làm công cụ team fight mà hero có thể dựa vào để giành lấy tempo, cũng như xử lý những draft tham lam của đối thủ.

VÀI CÁI TÊN NỔI OFFLANE 7.29 KHÁC

DAWNBREAKER

Nếu nói về offlane 7.29, chúng ta không thể bỏ qua được Dawnbreaker. Đây được xem là hero được chơi nhiều nhất trong pub MMR 7000+ và cũng là một trong những hero trâu nhất Dota. Tất cả chỉ số và sát thương của Dawnbreaker ở đầu game quá cao, cộng thêm khả năng team fight toàn map cùng aura. Bài viết phải nói Dawnbreeaker hơi bị lỗi. Tác giả không có gì nhiều để bình luận về hero này ngoại trừ bạn hãy pick Dawnbreaker trước khi hero bị nerf trong patch kế tiếp.

BROODMOTHER

Các tuyển thủ chuyên nghiệp như như IceIceIce và Monkeys Forver đang spam Broodmother trong pub rất thành công. Không quá khó để hiểu tại sao. Brood mới mất đi khả năng xây dựng binh đoàn Nhện con cho đến khi đạt level 6. Bù đắp cho ‘nerf’ này, hero giờ có thể trụ trong giai đoạn lane bất tận bằng hồi máu từ Web và Insatiable Hunger. Nên nhớ, Insatiable Hunger từng là ultimate của Brood và giờ, chúng ta có thể kích hoạt ‘Satanic’ này ở mọi level. IceFrog cũng cho rằng Broodmother trước đây quá lệ thuộc vào các item như Diffusal Blade để bắt lấy con mồi, nên nhà phát triển giờ trao khả năng làm chậm luôn cả cho binh đoàn nhện con.

Vậy đâu là hero offlane mạnh nhất của bạn trong meta 7.29 này? Hãy bình luận ở cuối bài nhé!

Theo dotabuff

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota sau:

  • Dota 2: Những hero hưởng lợi nhất của patch 7.29
  • Dota 2: Những hero thiệt thòi nhất patch 7.29
  • Dota 2: Dazzle Support đã trở lại trong meta 7.29? 
  • Dota 2 update 7.29: Phân tích các thay đổi chung của gameplay
Cẩm nang

Dota 2: Top các hero support 7.29 mạnh nhất hiện nay

46

Đâu là top các hero support 7.29 mạnh nhất hiện nay?

Rất nhiều thứ có thể tác động lên sự cân bằng trong vai trò support. Meta đổi, item đổi và ngay cả điều chỉnh kinh tế chung của game đều có tác động lớn đến support, đặc biệt là ở giai đoạn pick đầu trong pub. Thật sự, pub game trở nên quá khó để pick được support có thể đối phó hợp lý với draft đối thủ khi các support gần như buộc phải pick đầu tiên. Do đó, chúng ta phải dự đoán trước được những gì sẽ xảy ra sau đó, đặc biệt là ở rank cao – nơi meta gần giống với đấu trường chuyên nghiệp nhất. Hôm nay, bài viết sẽ chỉ ra top các hero support mạnh nhất trong 7.29 mà người chơi không nên bỏ qua.

ANCIENT APPARITION: SUPPORT ANTI-CORE

Hiệu ứng hồi máu cùng cướp máu và tự hồi máu đang rất phổ biến hiện nay. Đầu tiên, chúng ta có các hero như Necrophos, Dawnbreaker và Juggernaut đang tung hoành trong 7.29. Trong khi đó, các item Satanic, Spirit Veseel, Heart of Tarrasque, Sange cũng đang ngày càng được ưa chuộng ưa.

Pick AA trước giúp đội hạn chế được nhiều hero đối thủ tính pick. Đối phương muốn pick Broodmother để cướp máu hay Dawnbreaker muốn hồi máu cả đội bằng Ultimate? Mọi thứ gần như không thể xảy ra (trừ khi họ không biết AA có thể làm gì). Ancient Apparition giải quyết được các vấn đề liên quan đến hồi máu và hiện Dota 2 có rất ít hero support có tầm ảnh hưởng sát thương tiềm năng nguy hiểm như AA.

WARLOCK: CŨ NHƯNG BỀN

Warlock là một trong những support thụ động ‘bảo kê’ core tốt nhất trong game. Hero này mở ra nhiều lựa chọn cho carry ở giai đoạn pick thứ hai hoặc ba trong draft. Ngay cả các carry farm yếu trong giai đoạn đi lane vẫn có thể farm được nhờ Warlock hỗ trợ. Khả năng hồi máu liên tục giúp các carry có thể ở trong lane lâu dài. Tiềm năng chơi hổ báo của Warlock tuy khá giới hạn ở đầu trận, nhưng hero bù đắp các thiếu sót đó vào giai đoạn giữa game.

Trước đây, Warlock được coi trọng nhờ teamfight combo Fatal Bonds + Ultimate. Stun AoE diện rộng, có thể xuyên BKB để ngăn cản channel spell, rồi tăng sát thương dù lượng sát thương không cao. Sau này, hero có được nâng cấp Shard cực kỳ mạnh. Với giá chỉ 1400 gold, nó sẽ giúp lane Warlock khỏe hơn đáng kể. Shadow word trước đây thường được xem vô dụng ở giai đoạn giữa game, còn giờ  nólại biến thành skill teamfight cực kỳ có lợi.

Tung AoE Shadow Word lên được hai mục tiêu đã tạo ra khác biệt ~1080 HP có lợi cho đội mình, còn nếu cast lên được nhiều mục tiêu hơn nữa thì quá tuyệt. Hiện tại, Warlock là hero bạn không muốn đối mặt trước khi lên được BKB và đây cũng là hero bạn không muốn gặp phải khi thời lượng BKB ngày càng ngắn đi. Nói tóm lại, nếu biết chơi, Warlock sẽ là support position 5 có thể khiến đội đối thủ vào tình thế rất khó khăn.

ORACLE: VẪN LÀ DAZZLE PHIÊN BẢN CAO CẤP

Oracle Dota 2

Với những support chỉ có mục tiêu duy nhất là cứu một đồng đội quan trọng trong teamfight, thì không ai có thể sánh bằng Oracle cả. False Promise với thời lượng 8 giây cùng tăng hiệu ứng hồi máu ở level 1 là công cụ rất lợi hại khi đội phụ thuộc nặng về vào một hoặc hai hero.

Oracle ngoài ra còn có chiêu giảm sát thương phép và sát thương đánh tay, cũng như chiêu burst sát thương phép mạnh. Lượng sát thương của Oracle tuy thấp hơn Dazzle đáng kể, nhưng hero có lẽ mạnh hơn ở hầu hết giai đoạn đi lane, đặc biệt trong update 7.29, khi lượng giáp ban đầu được tăng lên nhiều.

Nhìn chung, Oracle rất xứng đáng nằm trong top các support position 5 của meta 7.29. Nhưng nếu nhìn lại quá khứ, hero này có lẽ gần luôn góp mặt trong danh sách top support kể từ khi được giới thiệu trong game. Oracle có lối chơi rất linh hoạt và giờ hiện diện hơn 10% trong mọi game pub rank cao.

LỜI KẾT

Meta position 5 trải qua nhiều thay đổi đáng kể trong patch 7.29, tuy nhiên có một xu hướng chung dành cho mọi hero support. Đó là các teamfight giữa game được ưu tiên hơn so với giai đoạn đi lane chủ động và gank.

Khi mà 7.29 tập trung vào những pha comeback và phản công thì xu hướng này không quá ngạc nhiên. Ba hero support trên không phải là những cái tên duy nhất đáng để bình luận trong 7.29, nhưng chúng hiện đang rất đạng tin cậy ở rank cao. Có thể game hoàn toàn có những support phù hợp với lối chơi của bạn hơn. Do đó, hãy chia sẻ comment dưới bài đâu là support thành công nhất của bạn trong meta 7.29 này nhé!

Theo dotabuff

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota sau:

  • Dota 2: Top các hero offlane 7.29 mạnh nhất hiện nay
  • Dota 2: Những hero hưởng lợi nhất của patch 7.29
  • Dota 2: Những hero thiệt thòi nhất patch 7.29
  • Support Visage có thật sự mạnh trong 7.29 của Dota 2?
Cẩm nang

Silencer có phải là hero kém nhất hiện nay trong Dota 2?

35

Silencer là hero Dota 2 duy nhất hoàn toàn bị bỏ qua ở Upper Division trong mọi khu vực DPC. Hero này tuy được buff nnhiều trong thời quan qua, nhưng vẫn bị xem là không đáng dùng ở đấu trường chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ tìm hiểu nguyên nhân và chúng ta có nên cân nhắc bỏ qua hero này luôn cả trong pub hay không?

THỨ GÌ KHIẾN SILENCER ĐẶC BIỆT TRONG DOTA 2?

Hầu hết các hero Dota 2, bao gồm Silencer, được định danh bởi ultimate của mình. Global Silence về lý thuyết là skill mạnh. Nó hóa giải được rất nhiều chiêu, đặc biệt là channel – nó có thể khắc chế Black Hole hay Mortimer Kisses.

Support đối phương sẽ gặp nhiều khó khăn khi chạm trán Siliencer. Trong khi các core hero thường lên Eul’s, Manta, BKB, Satanic, Lotus hay Greaves để debuff thì support (về lý thuyết) bị xem là thiệt hại nhiều nhất. Đa số support là caster, phải dựa vào cc (crowd control) để tác động đến teamfight.

Về lý thuyết, mọi thứ trên đúng, nhưng có vài vấn đề bài viết cần chỉ ra. Một là kinh tế game: ngay cả position 5 cũng có thể lên được Eul’s hay Lotus nếu cần thiết. Đây không phải vấn đề lớn, nhưng bạn sẽ phải đánh đổi Glimmer Cape, Force Staff hay item hỗ trợ khác đển lên một trong hai item kể trên.

Vấn đề thứ hai nằm ở item neutral, cụ thể là các item neutral tier 4. Chúng khiến cho Silencer không còn tác dụng sau phút thứ 37. Flicker, Minotaur Horn và Stormcrafter đều có basic dispel khi sử dụng. Đội chắc chắn sẽ có ít nhất một trong số các item đó. Ở thời điểm này, core có lẽ cũng đã có một item dispel cho chính mình, do đó, các item neutral này có thể nhường cho support, khiến cho Silencer gần như vô dụng, ngoại trừ phá spell đang channel.

Hai kỹ năng cơ bản còn lại của Silencer cũng chịu viễn cảnh tương tự: chúng dễ dàng dispell. Chưa kể, Arcane Curse còn bị nerf sát thương trong update 7.29, cho dù không dispell được thì một nửa hero của meta hoàn toàn có thể hồi máu lại dễ dàng.

Có lẽ chúng ta đang hiểu sai cách chơi của hero? Có thể Silencer không chơi theo đường hỗ trợ mà tập trung vào DPS hơn? Có thể Glaives of Wisdom mới là chiêu định danh Silencer chăng?

DOTA 2 CÓ ỦNG HỘ SILENCER DPS?

Nhìn vào các hướng dẫn chơi dành cho Silencer, chúng ta có thể thấy hầu hết người chơi chọn chơi Silencer core, với Safeland Carry là quyết định phổ biến nhất. Người chơi pub trong Dota 2 có độ thành công cao hơn: Silencer thắng hơn 50% ở mọi rank. Vậy điều này có nghĩa Silencer DPS mạnh? Tác giả không nghĩ vậy.

Nếu Net Worth ngang nhau, Silencer không thể gây DPS hơn được hầu hết các carry Agility. BKB còn khắc chế mạnh DPS của Silencer. Ngoài ra, Agility tăng mỗi level của Silenncer, tuy ổn, nhưng không bằng QoP hay Puck. Với mục tiêu không có spell-immune, sát thương gây ra có thể khổng lồ, Pure đồng nghĩa nó xuyên giáp, nhưng bạn cần phải biết  stun kết hợp lên core đối phương. Điều này yêu cầu các thành viên trong đội phải phối hợp.

Vấn đề khác nằm ở “Net Worth ngang nhau”. Silencer không thể farm cũng như lên item farm nhanh hơn được. Aghanim’s Shard biến Silencer thành Luna phiên bản nghèo, nhưng tại sao lại chọn Silencer này khi chúng ta có thể pick hẳn Luna thật để chơi, hay một hero có thể khắc chế Luna, nếu đối phương đã pick rồi. Shard chỉ có thể lên sau phút thứ 20, và ở thời điểm này, một Luna biết chơi hay bất kỳ hero farm nhanh khác, đã có được lợi thế item nhiều ít nhất 1.5 lần so với Silencer.

SILENCER CHƠI RA SAO?

Có hai cách duy nhất phát huy Silencer DPS trong Dota 2. Một là lệ thuộc vào đối thủ yếu kém: điều bạn không thể làm trong đấu trường chuyên nghiệp cũng như rank Legend trở lên. Đội đối phương sẽ có BKB. Họ sẽ có dispel. Họ biết cần xử lý Silencer trước, dù chơi ở support hay core, sẽ là ý tưởng hay. Và máu của Silencer không phải gọi là trâu.

Lựa chọn còn lại là áp đảo lane và đây là thứ Silencer có thể phát huy rất tốt trong Dota 2. Glaives of Wisdom có lợi thế sau: nó sẽ không kéo creep đối phương nếu bạn dùng Glaves thông qua một lệnh khác (tức không click chuột phải đánh chay). Ngoài ra, cướp intelligence, đặc biệt nếu kéo dài được, có thể biến lane nghiêng hẳn về một phía: bạn có quyền sử dụng mọi skill của mình, trong khi đối thủ thì không.

Nhưng chiêu này có đủ để áp đảo lane không? Chắc chắn là không trong đấu trường chuyên nghiệp. Phụ thuộc vào Silencer position 1 yêu cầu phải đầu tư chiến thuật kỹ lưỡng. Để thành công, bạn cần phải thắng hoặc hòa ở cả ba lane rồi sau đó có một hero chuyên đẩy đi trong lane này để kiểm soát map sớm. Bài viết không nói điều này không thể thực hiện, nhưng nó có rủi ro khi mà chúng ta có nhiều lựa chọn khác rõ ràng tốt hơn hẳn.

Trong pub, khi một game có thể “được gánh solo” bởi một người chơi giỏi cộng khả năng ra quyết địng tốt, thì Silencer vẫn ok. Silencer có thể thống trị lane rồi snowball hoàn toàn, nhưng Clinkz là lựa chọn ưu việt hơn về lối chơi “áp đảo lane rồi áp đảo map”, cả về logic lẫn thống kê.

Nhưng ở một số trận, chúng ta có thể tận dụng Silencer tốt. Có rất nhiều hero yếu trước Silencer do giáp tuy cao, nhưng máu lại khá ít. Ngoài ra, như đã bàn ở trên, có một số hero không thể phát huy hết sức mạnh vì mối đe dọa từ Global Silence. Cuối cùng, Silencer còn có talent giảm 30% cooldown, nên 14 giây Scythe và 53 giây cooldown BKB nghe khá hấp dẫn.

Vậy bạn nghĩ Silencer có phải là hero được chơi ít nhất hiện nay trong Dota? Còn có cái tên nào khác mà bạn nghĩ không được chơi trong pub lẫn pro không? Hay chia sẻ ở phần comment cuối bài nhé!

Theo dotabuff

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota 2 sau:

  • Tại sao esports đang giết chết Dota 2?
  • Dota 2: Top hero tiêu biểu của mỗi khu vực DPC meta 7.29
  • Dota 2: Top các hero carry 7.29 mạnh nhất hiện nay
Cẩm nang

Dota 2: Phân tích bộ skill của Dawnbreaker, carry hồi máu mới trong 7.29

47

Sau 4 năm chờ đợi, chúng ta đã có được carry mới kế tiếp tên Dawnbreak trong update 7.29. Dawnbreaker là carry strength tiếp theo kể từ Legion Commander vào năm 2013. Sát thương không phải là thứ duy nhất Dawnbreaker đem lại, hero còn có khả năng hồi máu nữa. Chúng ta hãy cùng phân tích hero mới và xem Dawnbreaker có thể chơi như thế nào.

Chỉ số cơ bản

Hero có chỉ số cơ bản ổn. Về nhóm strength, cô đứng thứ 24 với 3.2 strength tăng thêm mỗi level và đứng thứ 31 trong tổng chỉ số tăng mỗi level (7.8 điểm tăng thêm mỗi level). Sát thương cơ bản của Dawnbreaker là 62-66, còn giáp cơ bản là 3.3. Điều đó giúp cho Dawnbreaker khá mạnh trong giai đoạn đi lane. Chưa kể, cô sở hữu tốc độ di chuyển 315 và game chỉ có 20 hero có tốc độ di chuyển nhanh hơn hero này.

Bộ skill

1) Starbreaker (chiêu kích hoạt)

Dawnbreaker vung búa của mình  3 lần, gây sát thương lên kẻ thù cộng thêm sát thương bonus. Ở đòn vung cuối, cô đập búa xuống, gây stun và sát thương lên kẻ thù trước mặt mình.

Starbreaker là AoE nuke 160 sát thương vật lý và gây stun. Đây là cách tuyệt vời để ăn last hit trong lane, đồng thời disable đối thủ nếu họ đứng trước mặt. Điểm quan trọng ở đây là bán kính vung búa là 360 và bán kinh đập búa (đòn thứ 3) là 250, tức hero đứng ở ngoài rìa sẽ nhận sát thương, nhưng không thể bị stun. Đây là chiêu ăn bãi stack hiệu quả, khi kết hợp cùng Celestial Hammer.

2) Celestial Hammer (chiêu kích hoạt)

Dawnbreaker ném vũ khí của mình về phía mục tiêu, gây sát thương lên kẻ thù bị trúng trong hành trình. Búa ngừng 2 giây tại địa điểm trước khi bay trở lại Dawnbreaker, tạo ra vệt lửa làm chậm kẻ thù. Dawnbreaker có thể gọi búa trở về bất kỳ lúc nào, kéo cô theo để búa và cô gặp nhau ở điểm giữa.

Celestial Hammer là chiêu tiềm năng phát huy cho nhiều mục đích khác nhau. Đầu tiên là sát thương phép, nó giúp cô vừa có sát thương phép và sát thương vật lý (từ Starbreaker). Nó có thể dùng để rút ngắn khoảng cách với đối phương để kích hoạt Starbreaker cũng như đánh tay. Cuối cùng, nó có thể dùng làm chiêu trốn thoát hiệu quả, để chạy vượt địa hình. Ném búa về phia địa hình khác và gọi nó trở về trước 2 giây để kéo Dawnbreaker vượt địa hình, cho phép búa và cô gặp nhau ở điểm giữa.

Lưu ý: Khi búa được ném và không được Dawnbreaker cầm, Starbreaker không thể sử dụng. Dawnbreaker vẫn có thể đánh tay được, nhưng skill không thể dùng được trong thời gian đó.

3) Luminosity (chiêu nội tại)

Sau 3 đòn tấn công, Dawnbreaker tăng sức mạnh, charge đòn đánh kế tiếp critical. Đòn đánh critical này hồi máu tất cả hero đồng đội trong phạm vi 650 unit quanh cô bằng một phần sát thương cô gây ra. Creep đối phương và creep rừng hồi ít máu hơn. Đồng đội được hồi 35% số lượng đó.

Luminosity rất giống Jingu Mastery của Monkey King – nó được kích hoạt sau một lượng đòn tấn công nhất định và gây sát thương thêm. Điểm khác biệt là lượng sát thương thêm của Dawnbreaker chỉ có trong 1 cú đánh và khác với chỉ hồi máu cho một mình Monkey King, Luminosity hồi máu cho tất cả đồng đội trong phạm vi. Với sát thương critical là 180%, phần hồi máu (40%) mà hero đồng đội nhận phải sẽ bằng 72% sát thương Dawnbreaker gây ra. Do đó, đồng đội hãy đứng gần Dawnbreaker để hưởng lợi nhé.

4) Solar Guardian

Dawnbreaker tạo ra hiệu ứng vòng tròn ở một địa điểm trong 350 unit phạm vi của hero đồng đội tại bất kỳ đầu trong map. Nó gây sát thương lên kẻ thù và hồi máu đồng đội sau mỗi lần giật (6 lần giật). Sau thời gian ngắn, cô bay đến địa điểm, gây sát thương thêm và stun đối phia khi đáp xuống. Một khi đã channel, Dawnbreaker không thể dừng chiêu này lại.

Solar Guardian là chiêu thú vị nhất của Dawnbreaker. Nó có charge 3 giây. Trong thời gian đó, chiêu giật 6 lần, gây tổng 420 sát thương lên kẻ thù và hồi 420 máu cho đồng đội ở level 3 của chiêu. Khi đáp xuống địa điểm, cô gây thêm 190 sát thương, tức tổng cộng 610 sát thương AoE (457.5 sát thương nếu tính 25% kháng phép của các hero) và 1.5 giây stun AoE cuối. Solar Guardian có thể combo rất hiệu quả với các hero như Tidehunter, Magnuss, Mars và Enigma. Nếu ultimate Dawnbreaker được canh chuẩn, để stun từ các teamfight ultimate như Ravage, Reversse Polarity không trùng lên nhau, chúng ta có khiến nhiều hero bị stun tận 4-4.5 giây.

Solar Guardian cũng mở ra thêm chiến thuật global. Chiến thuật Global thường có Furion và Spectre, những hero có thể biến đến bất kỳ đâu trên map cũng như Zeus, hero có thể gây sát thương lên mọi kẻ thù khắp map. Dawnbreaker phù hợp hoàn hảo cho nhóm này, với khả năng nhảy lên hero đang do thám hoặc nhảy lên hero sắp sửa bị giết để lật ngửa thế cờ. Tiềm năng combo lớn của Dawnbreaker sẽ rất thú vị khi cô được đưa vào trong Captain’s Mode, nơi những đội chuyên nghiệp biết cách phát huy sức mạnh của hero này.

Khi chơi position 1 Dawnbreaker, nâng Luminosity tối đa có vài lợi thế do chiêu hồi máu sẽ giúp hero farm rừng và trụ lâu hơn. Nếu chọn position 2 hay 3 Dawnbreaker đánh nhanh, bạn có thể nâng tối đa 2 chiêu đầu để combo quậy khắp map.

Talent

Dựa theo lựa chọn Talent của mỗi người chơi, Dawnbreaker có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Chúng ta có carry nếu chọn talent sát thương và critical. Ngoài ra, người chơi có thể chọn vai trò teamfight ở position 2 và 3 (mid hoặc offlane) nếu Dawnbreaker ưu tiên khả năng chịu đòn, chọn các talent có lợi cho Solar Guardian và Starbreakerr.

Talent cho carry: 1-2-1-1 hoặc 2-2-1-1

Talent cho Mid hoặc Offlane: 1-1-2-2 hoặc 2-1-2-2

Tuy core được IceFrog xem là vai trò chính của Dawnbreaker, vị trí support hoàn toàn có thể xảy ra. Peter “PPD” Dagger đã thử nghiệm hero mới này trên stream sau khi patch 7.29 ra mắt và anh tin rằng Dawnbreaker có thể chơi theo hướng support. Hero này có nhiều chiêu stun cùng hai chiều hồi máu AoE. Patch hiện còn mới nên mọi người hãy thử nghiệm Dawnbreaker theo cách riêng của mình nhé.

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota sau:

  • Dota 2: Hướng dẫn kiểm soát map hiệu quả
  • Dota 2: Support Luna, xu hướng chơi mới từ carry truyền thống