Cẩm nang

Dupreeh – ngôi sao bị lãng quên của Đan Mạch

254

Hình ảnh kiên cường của Peter “dupreeh” Rothmann tại Blast Pro Series vừa qua khiến thế giới nhớ lại anh chàng Đan Mạch này là một trong những tuyển thủ Counter-Strike giỏi nhất trong lịch sử. Đội của anh là Astralis phải đối diện với thử thách không tưởng tại sự kiện này: họ phải đối đầu với 5 trong top 7 đội thế giới mà không có dev1ce trong đội hình – dev1ce là ngôi sao và cũng là AWPer chính của đội nhưng không thể thi đấu do bệnh. Mất mát này khiến cho đội Đan Mạch phải tìm người thay thế và chỉnh đốn lại đội hình. Việc Astralis vào đến trận chung kết và đối đầu với đội mạnh nhất thế giới bấy giờ (SK) đã nói lên được sức mạnh tiềm ẩn trong dupreeh

Đối với những fan theo dõi Counter-Strike từ giữa năm 2016 có thể không nhận ra được tài năng xuất chúng của dupreeh – điều mà anh mới tỏa sáng vào giai đoạn nửa cuối 2017 – đã có từ lúc 3 năm đầu anh thi đấu. Tất nhiên là dupreeh chưa bao giờ được xem là người xứng đáng cho danh hiệu giỏi nhất thế giới, nhưng anh luôn là ứng cử viên cho top 10 tuyển thủ mạnh nhất nhờ khả năng thi đấu ổn định và giúp đội giành chức vô địch. Được biết với bộ đôi “Double D’s”, dev1ce và dupreeh được xem là 2 tuyển thủ CS:GO tuyệt vời nhất của Đan Mạch

Câu chuyện cổ tích

Khi CS:GO Đan Mạch bắt đầu hình thành ở giai đoạn đầu 2013 dưới hai cái tên Wolves: Copenhagen và Western. Copenhagen Wolves của Dupreeh, dưới sự lãnh đạo của kì cựu CS:Source là FeTiSh, dần dần chiếm lấy vị thế, còn Western Wolves của gla1ve và pimp đã vươn lên được hàng ngũ CS:GO ‘máu mặt’. Sau năm đó, Copenhagen Wolves gặt hái được những thứ hạng cao và tạo ra nhiều bất ngờ trước các đội mạnh. Họ kết thúc năm thi đấu đó, đáng tiếc là không giành được vô địch. Vai trò của Dupreeh góp phần quan trọng cho thành công lớn này. Trong giai đoạn của đội, có người cho rằng anh là tuyển thủ giỏi nhất và ưu việt hơn dev1ce – người đã bị kick ra trước đó và đôi lúc thi đấu cho đội hình này.

Sang 2014, Dignitas trở thành một trong những đội giỏi nhất thế giới, một ví dụ hiếm có của một đội luôn đánh bại các đội dưới cơ nhưng luôn bị xử bởi các đội top 2-3 ở các trận bán kết lớn. Việc này đã tạo ra ‘lời nguyền’ Dignitas nổi tiếng nói về việc họ luôn bị ‘choke’ ở bán kết. Nguồn động lực khiến cho Dignitas mạnh lên chính là bộ đôi dev1ce và dupreeh. Dev1ce là một tuyển thủ toàn năng, có thể sử dụng tất cả vũ khí cùng khả năng chơi AWP tốt. Dupreeh chơi ở vị trí khó nhất trong đội, tuy phải làm entry-fragger nhưng anh vẫn luôn tỏa sáng.

Hành trình thi đấu của Dignitas luôn vào được các trận bán kết lớn nhưng để thua đã nói lên điểm mạnh và yếu của họ:  Dignitas luôn thi đấu ổn định và có khả năng giành chức vô địch nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Cách chơi của họ cũng nói lên điểm mạnh và điểm yếu của mình. Dignitas là một trong những đội CT giỏi nhất thế giới, có thể thắng trến 10 round ở bên phòng thủ thường xuyên, trước khi FNATIC giành lấy điểm mạnh này và leo lên đỉnh cao thế giới để chiếm lấy meta-game ở cuối giai đoạn 2014. Khác với đội Thụy Điển, Dignitas không thể tận dụng những gì mình giành được bên CT để biến nó thành chiến thắng và giành danh hiệu. Thay vào đó, họ chật vật ở bên T và từ từ bị loại.

Với những khó khăn của Dignitas, dupreeh được biết đến và khen ngợi là một trong những entry-fragger tốt nhất Counter-Strike. Vài T round mà đội giành chiến thắng đa phần là nhờ có anh và khả năng bắn AK thần sầu của mình. Trong khoảng thời gian này, dupreeh gần như là một entry ‘cứng’, nhưng bộ kĩ năng của anh lại không phải dành cho những pha đấu súng: mà là do khả năng biết canh thời gian khi nào cần đẩy và nên đấu súng với ai.

Karrigan gia nhập đã gây áp lực một chút lên dupreeh, khi mà IGL hiện tại của FaZe nhanh chóng tận dụng được tài năng trong Dignitas, đẩy sức mạnh của họ lên và chứng minh cho thế giới thấy rằng đây là một trong những đội hình tài năng nhất trong game. Cùng với bộ combo d (dev1ce và dupreeh), tài năng của cajunb tỏa sáng rực rỡ với vai trò AWPer thứ hai và là một rifle mạnh. Trong khoảng thời gian này, chỉ hơn một năm từ đầu 2015, dupreeh luôn là một phần của đội entry, nhưng ít xuất hiện đầu tiên hơn. Với sự hỗ trợ của những tài năng và nằm trong đội có khả năng vô địch, dupreeh thể hiện sức mạnh của mình ở những pha clutch. Đáng chú ý nhất là phong độ của anh trong mùa thu 2015, khi mà anh luôn có thể kết thúc đại đa số các tình huống cuối round.

Là một siêu sao thứ thiệt

Các entry-fragger rất hiếm khi có điểm số cao hơn những tuyển thủ chơi thụ động hay các tuyển thủ chơi giỏi ở giai đoạn cuối round, điển hình như là GeT_RiGht và shox của 2013, hay coldzera và dev1ce hiện tại. Đó là lí do tại sao cách chơi của fer lại gây ra ngạc nhiên trong năm 2017. Tuyển thủ brazil chơi cực kỳ ‘hổ báo’, nhưng anh vẫn nhận được MVP của rất nhiều giải đấu. Trong giai đoạn đầu sự nghiệp (2013-2015), dupreeh luôn đạt được những thông số ổn định, nhưng phải nói đến những lúc bùng nổ – đó là lúc anh thể hiện khả năng thi đấu tuyệt vời của mình. Giống với apEX , người thường được khen là nhân tố chính giúp cho đội đạt được chiến thắng, dupreeh có lịch sử thi đấu của một siêu sao ổn định trong nhiều năm liền.

Giây phút quan trọng của Dignitas xảy ra tại Gfinity G3, giải đấu trước thềm ESL One Cologne 2014 – nơi họ cuối cùng vượt mặt được NiP, kẻ thù truyền kiếp của đội. Dupreeh có 43 kills: 22 death (+21) đã tiễn f0rest và GeT_RiGhT ra về. Đây là trải nghiệm khó tin khi mà bộ đôi f0rest và GeT_RiGhT chơi cực kỳ áp đảo. Tại Major tiếp theo, shox đưa đội Epsilon ‘yếu đuối’ vào vòng trong với hi vọng viết nên một câu chuyện lọ lem cho họ. 50:28 (+22) của dupreeh đã dập tắt câu chuyện cổ tích này.

Karrigan gia nhập Dignitas khiến cho đội bùng nổ. Ít lâu sau họ trở thành TSM, đội tiếp tục gây tiếng vang ở những đấu trường lớn. Lấy ví dụ ở trận tranh hạng 3 tại MLG X Games Aspen, vào tháng 01/2015. Fnatic bị loại bởi trận nội chiến với NiP ở bán kết còn Dignitas thì gục ngã trước LDLC của Happy, hai đội sẽ phải thi đấu tranh 3-4 với nhau. 51:32 (+19) của Dupreeh đã cho thế giới thấy rằng họ đủ sức đánh bại fnatic – điều họ liên tục làm được trong những tháng tiếp theo – để đặt chiếc huy chương đầu tiên trong tủ trưng bày của mình.

Trong những trường hợp lạ lẫm, giống với Blast Pro Series vừa rồi, TSM phải dự EPL Winter vào tháng 4 2015 mà không có dev1ce, họ buộc phải dùng cadiaN. Ở giải đấu đó, đội đánh bại một đối thủ sừng sỏ khác là Virtus.pro ở vòng bảng. Dupreeh đạt được 71:51 (+20) trong chuỗi thi đấu bo3 này. Giống như vậy, tại FACEIT vòng 2 diễn ra cùng năm , TSM đụng độ Na`Vi ở bán kết khi mà GuardiaN đang bùng nổ. Dupreeh lại đạt 63:38 (+25) để đưa đội của mình vào chung kết.

Cuối cùng, mặc dù năm 2016 của họ có đà đi xuống, khi mà dupreeh không đạt được phong độ như mong muốn, đội vẫn có những giây phút tỏa sáng hoàn hảo ở trận tứ kết MLG Columbus. Fnatic được xem là ứng cứ viên danh giá cho chức vô địch, khi thắng liên tục 6 giải đấu offline liên tiếp. Mọi người biết olofmeister có bị chấn thương khi đó sẽ cản trở khả năng thi đấu của anh tại giải này cũng như khoảnh khắc “karrigan time-out” nổi tiếng. Đội trưởng Astralis đảm bảo Fnatic phải chịu thất bại, nhưng nhiều người có lẽ quên mất rằng chính dupreeh mới là ngôi sao của trận đấu. Màn trình diễn 52:27 (+25) của anh trước đội mạnh nhất thế giới đã làm ‘rùm beng’ cả sân vân động Nationwide Area.

Nỗi đau dày vò

Trong 2016, phong độ của dupreeh tụt dốc, tuy anh vẫn là tuyển thủ chuyên nghiệp, nhưng không ai còn coi anh là ngôi sao cả. Astralis nổi danh với khả năng vào được vòng trong ở mọi giải đấu, nhưng dần dần các ‘khối u’ bắt đầu xuất hiện. Astralis bị loại 2 lần liên tiếp tại vòng bảng, đó là tín hiệu một sự thay đổi bắt buộc phải xảy ra. Việc chiêu mộ Kjaerbye không giúp đội may mắn hơn và câu hỏi bắt đầu xoay quanh dupreeh cùng với IGL karrigan: liệu 2 thành viên này mới phải là người ra đi để giúp cho đội có hình hài mới?

Tiếp tục ở lại với team, độ hiệu quả của dupreeh trở nên kém hơn khi mà IGL mới là gla1ve gia nhập. Tuyển thủ Heroic kêu dupreeh phải hi sinh vai trò của mình để trao vị trí entry cho Kjaerbye, còn dupreeh thì chơi lurking nhiều hơn. Sau nhiều năm xuất sắc ở entry, dupreeh chắc cảm thấy phải buồn bã khi buộc phải trao trách trách nhiệm này cho một ai khác để mình học một cái mới. Với một đội quay lại đẳng cấp thế giới, và luôn vào được đến vòng bán kết ở các sự kiện, dupreeh đã học được rất nhiều. Ngoài ra, Kjaerbye đang dần giống với phong độ cũ của dupreeh và là đầu tàu để Astralis leo lên vị trí số một cũng như giúp đội giành lấy các danh hiệu tiếp theo.

Cái gì lên thì cũng có lúc xuống, và Kjaerbye cũng không phải ngoại lệ. Khi trình độ của anh dần tụt, cũng là lúc Astralis không còn tìm thấy danh hiệu cho mình: sự tương quan giữa việc các entry-fragger chật vật và việc các đội chuyên về chiến thuật không còn thắng được nữa đã cho ra kết luận này. Trong giây phút này, dupreeh cần phải đánh lại bản thân mình. Với 8 tháng kinh nghiệm với vai trò mình, anh là một tuyển thủ mới hoàn toàn. ‘Dupreeh này’ không chỉ tăng chỉ số lên, mà còn làm lurker chủ động nữa. Chơi ở vị trí không thuộc trung tâm, dupreeh giữ những vị trí giúp cho Astralis gây áp lực lên toàn map. Trong một đội chuyên sâu chiến thuật và với khả năng đọc tình huống giữa round từ IGL Gla1ve, điều này tạo ra những cơ hội để dupreeh phát huy khả năng entry mà mình từng có bằng những pha đổi vị trí nhanh giữa round: để anh có thể chơi chủ động dù đang lurk và giúp chiếm lấy site.

Hơn nữa, tuyển thủ này có thể tận dụng những kinh nghiệm mà mình có được trước đây để áp dụng cho cách chơi lurk: chơi chủ động hơn so với lurker của những đội khác. Khi phải làm ‘chim mồi’, anh luôn biết khi nào đẩy để gây nguy hiểm cho đối phương ở đằng sau hay buộc CT phải giữ vị trí. Khi đội phải đưa anh đi cùng, với những map như Mirage, dupreeh lại tiếp tục hành trình entry của mình, đôi khi đi song song cùng với Kjaerbye, tạo cho Astralis bộ đôi double-entry nguy hiểm: có thể double peek vào các vị trí khác nhau cùng lúc như ở connector trong Mirage.

Với phong độ quay trở lại và vai trò mới đã giúp dupreeh tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ: 59:21 (+38) trong chuỗi đấu với đội hình FNATIC hiện tại ở vòng từ kết ELEAGUE Premier xứng đáng được ghi nhận cùng với những gì anh đã đạt trước ở thời đỉnh cao.

Nắm vững một vị trí sẽ khiến bạn trở thành một tuyển thủ tuyệt vời, nhưng để nắm vững cả hai, thì bạn là một huyền thoại.

Bay bổng đến những vì sao

Câu chuyện về hành trình của Astralis tại Blast Pro Series hoàn toàn xứng với một bộ phim Hollywood. Đội bước vào sự kiện mà không có dev1ce, siêu sao của đội cũng là AWPer duy nhất trong team. Với sự vắng mặt này, Astralis buộc phải tìm người thay thế và đó là cựu thành viên FNATIC dennis, tuyển thủ Thụy Điển không thể nói tiếng Đan Mạch nên buộc phải giao tiếp bằng tiếng Anh. Với một đội chuyên sâu chiến thuật như Astralis, để mất tuyển thủ giỏi nhất và AWPer chính đã đẩy họ vào tình huống cực kỳ khó khăn, khi hệ thống của họ không còn hiệu quá như trước. Khi mà Astralis không thể thắng nổi một giải đấu bằng đội hình chính trong 8 tháng qua, việc phải sử dụng stand-in chắc chắn là ‘điềm dữ’ cho đội Đan Mạch. Họ không được xem là ứng cử viên, khi mà những đội Châu Âu hàng đầu khác đều tham dự, cùng với đương kim số 1 và số 2 thế giới là FaZe và SK đều có mặt – 2 ‘kỳ phụng địch thủ’ của CS:GO thế giới.

Gla1ve một lần nữa kêu gọi dupreeh phải hi sinh vị trí của mình để học cái mới. Thay vì vị trí stand-in dennis sẽ thế vào vai trò của dev1ce thì dupreeh lại làm AWPer chính còn dennis thì vào vị trí của anh. Dupreeh đã là AWPer thứ hai của đội từ vài tháng trước đó, nhưng anh ít khi phải chơi ở vị trí này trong sự nghiệp trước đó của mình. Anh từng thi đấu trong TSM – đội sở hữu nhiều AWPer mạnh như dev1ce, cajunb và đôi khi IGL (karrigan) cũng tự mình cầm luôn khẩu AWP. Việc phải đối đầu với những đội mạnh nhất thế giới bằng khẩu AWP trong tay sẽ là một thách thức không hề dễ với bất kỳ ai.

Astralis bất bại ở vòng bảng, với dennis góp công không khỏ còn dupreeh thì dương 21 mạng (so với số lần chết). Ở trận chung kết trước SK, đội đã thắng EPICENTER chỉ một tháng trước đó. Nhờ những lợi thế veto trước đó ở đầu giải, Astralis mới chỉ thi đấu có 2 map (overpass và inferno) ở vòng bảng. SK với map pool rộng và mạnh đã phát huy lợi thế của mình bằng những map Mirage, Inferno và Cache. Cả Mirage và Inferno đều gây khó khăn cho Astralis ở mùa hè đó – chúng đã khiến cho đội không thể giành được chức vô địch trước SK và FaZe khi đó.

AWP của Dupreeh bên T ở Mirage đã giúp team thắng 2 round lớn ở hiệp đầu và giành cho Astralis lợi thế map đầu tiên. SK phản kháng ở Inferno và gỡ hòa 1-1. Ở map đấu quyết định, Dupreeh và FalleN đấu nhau nhưng tuyển thủ Brazil đạt phong độ ‘thần thánh’. Tiếc thay chiến thắng cuối cùng không thuộc về Astralis dù họ đã chiến đấu đến tận round cuối cùng của giải đấu. Một chiến thắng ở sân nhà tại Copenhagen sẽ là một ký ức đẹp, nhưng vinh quang chỉ dành cho đội thi đấu xuất sắc hơn, chứ không dành cho đội được cổ vũ nhiều hơn. SK chiến đấu đến overtime và giành lấy chiếc cúp từ tay Astralis và dupreeh.

Dupreeh là người hùng của map đầu tại trận chung kết Blast Pro Series

Quyết định của bản thân xác định tương lai của ta

Một góc khuất khá thú vị trong sự nghiệp dupreeh đó là anh có thể phục hồi lại phong độ đỉnh cao của mình nếu như dupreeh là người bị kick bởi Astralis trong năm 2016, thay vì cajunb. Khi cajunb sang Dignitas, để đổi lấy Kjaerbye, cajunb chưa bao giờ là siêu sao của đội. Anh chỉ chơi ở vị trí đáng tin cậy và làm tròn vai ở role AWPer, chúng kiến những tài năng trẻ như magisk và k0nfig tỏa sáng. Nếu dupreeh là người gia nhập Dignitas, MSL có lẽ đã đưa dupreeh vào đúng vị trí mình hơn, làm siêu sao của đội và có thể đã trở lại phong độ đỉnh cao vinh quang. Dignitas có thể đã thành công hơn, với sự bùng nổ cũng như sa ngã của magisk và sự phát triển vượt bậc của k0nfig.

Thay vào đó, anh vẫn ở lại Astralis và hi sinh bản thân để làm bệ phóng cho Kjaerbye tỏa sáng. Anh đưa cho đội độ linh hoạt cần có để thắng nhiều giải đấu hơn và giúp đội có thêm sức mạnh để trụ vững.

Tuyển thủ toàn năng

Thời gian dupreeh thi đấu không có dev1ce gần đây đây đã để tiết lộ những điểm mới ở tuyển thù này. Dupreeh tiếp tục trang bị cho mình thêm kĩ năng mới trong bộ skill toàn năng của mình. Dupreeh đã bỏ ra nhiều thời gian ở vị trí entry để khẳng định bản thân mình là một trong những người giỏi nhất, và giờ đậy anh đang tạo ra một chương mới cho di sản của mình – một lurker gây áp lực. Giờ đây, chúng ta đã phát hiện một tuyển thủ có thể AWP hiệu quả, điều anh chưa được thể hiện trước đó do phải chơi cùng dev1ce, cajunb và karrigan trước đây.

Cách chơi rifle của dupreeh không phải là những kill 1 tap, anh ấy ‘burst’ tốt và sau đó là spray nếu như anh không có được mạng ở những viên đầu tiên. Cuối cùng, để tổng kết kĩ năng của dupreeh, chúng ta không không nhắc đến khả năng bắn lục thần sầu, đến từ những pha desert eagle ăn mạng khi kinh tế của Astralis bị yếu. Rất ít tuyển thủ có thể chơi tốt khẩu deagle lâu và tốt như thế.

Dupreeh có thể sẽ không bao giờ là tâm điểm của danh hiệu major tại thời điểm hiện tại trong sự nghiệp của mình, khi mà cơ hội để đạt được những thành tựa đó đã bị bỏ lỡ cùng với những ngày tháng còn thi đấu cho Dignitas và TSM. Nhưng với Astralis, anh luôn có đủ thời gian để tái khẳng định mình bằng một lối chơi hiệu quả, cùng khả năng lãnh đạo trong game để đạt được những thứ hạng cao, và có thể là các chức vô địch. Ngôi sao bị lãng quên của Đan Mạch đã tìm lại chính mình.

Nguồn: dotesports

Cẩm nang

Dev1ce sẽ nghỉ bệnh, dennis và Pimp sẽ stand-in cho Astralis

249

Vừa mới đây Astralis cho biết tại giải đấu BLAST Pro Series cũng như ở các trận cuối cùng của ECS Device sẽ nghỉ bệnh, dennis và Pimp sẽ stand-in cho Astralis.

AWPer người Đan Mạch đã ngã bệnh trước kỳ IEM Oakland, khiến device lỡ mất trận đấu đầu tiên cũng như có thành tích thi đấu cá nhân tệ nhất tại LAN. Sau giải đấu, tuyển thủ 22 tuổi phải vào bệnh viện để kiểm tra vấn đề sức khỏe của anh.

Việc device không thể thi đấu, buộc Astralis phải tìm người và thay thế vị trí của anh cho những trận còn lại của ECS, cũng như giải BLAST Pro Series tại Copenhagen. Tổ chức đã thông báo rằng Jacob “Pimp” Winneche sẽ thay thế ở giải ECS, còn Dennis “dennis” Edman – vẫn đang dự bị tại GODSENT – sẽ thi đấu cùng Astralis tại LAN.

HLV Astralis là Danny “zonic” Sørensen giải thích tình hình hiện tại:

“Đầu tiên chúng tôi rất lấy làm tiếc cho Nicolai. Anh ấy, cũng như mọi người đều mong muốn được thi đấu trên sân nhà tại Ryoral Arena. Tôi biết anh ấy sẵn sàng làm mọi thứ để được thi đấu. Nhưng sức khỏe phải được ưu tiên và anh ấy cần thời gian để phục hồi hoàn toàn cũng như quay lại mạnh mẽ hơn.”

“Chúng tôi sẽ mang đến những stand-in đầy chất lượng, cùng với những thành viên còn lại sẽ thi đấu hết mình. Họ sẽ đại diện cho đội cũng như dev1ce ở những tuần sắp đến! Dennis là tuyển thủ hàng đầu và tôi rất vui khi anh ấy đồng ý thi đấu tại BLAST Pro Series. Tôi biết rõ Dennis và với anh, chúng tôi sẽ có một tuyển thủ tích cực, bắn tốt và là một trong những tuyển thủ bắn lục tốt nhất trên thị trường. Các bạn sẽ thấy một Astralis đầy nhiệt huyết hơn bao giờ hết.”

Device cho biết thi đấu tại BLAST là điều không nên vì anh có thể không thi đấu tốt và làm phụ lòng mong đợi của mọi người:

“Tôi rất là ngạc nhiên khi mình phải nằm viện tại Oakland và chuyến bay về nhà sau đó chẳng vui tí nào. Giờ tôi cảm thấy khỏe hơn, nhưng vẫn đang phải làm nhiều bài kiểm tra sức khỏe. Thời khắc diễn ra thật là tệ, tôi đang mong đợi được thi đấu tại sân nhà ở Đan Mạch nhưng phải ưu tiên sức khỏe hàng đầu và tôi chắc rằng mình sẽ có cơ hội vào lần sau.”

“Tôi không thể chơi đúng sức mình cũng như mong đợi của mọi người và không có thắc mắc gì về việc tôi sẽ thi đấu hay không. Các bác sĩ đang kiểm tra vì họ vẫn chưa rõ những triệu chứng này là gì, nhưng hiện tại tôi cũng không thể thi đấu được. Tôi rất muốn được giải quyết vấn đề này để quay trở lại càng sớm càng tốt. Tôi biết mọi người sẽ thi đấu hết mình tại Royal Arena, và tôi chắc chắn sẽ theo dõi và ủng hộ họ tại nhà!”

Astralis hiện sẽ sử dụng đội hình dưới đây cho đến khi device quay lại:

Denmark Peter “dupreeh” Rasmussen

Denmark Andreas “Xyp9x” Højsleth

Denmark Lukas “gla1ve” Rossander

Denmark Markus “Kjaerbye” Kjærbye

Denmark Jacob “Pimp” Winneche (ECS stand-in)

Sweden Dennis “dennis” Edman (BLAST stand-in)

Denmark Danny “zonic” Sørensen (HLV)

Denmark Nicolai “device” Reedtz (nghỉ bệnh)

Nguồn: HLTV

Cẩm nang

CSGO: Astralis nghiền nát AVANGAR, vô địch StarLadder Berlin Major

125

Astralis giành lấy danh hiệu Major thứ 4 sau khi vượt mặt AVANGAR 2-0 tại chung kết StarLadder Major.

Ông trùm Đan Mạch chỉ cần hơn hai tiếng để đánh bại đối thủ và giành lấy vương miện Major thứ 4, kết thúc cơn khát danh hiệu từ BLAST Pro Series São Paulo. Phải đến 169 ngày sau, Astralis mới cảm nhận được mùi vị chiến thắng một lần nữa và cho fan thấy tài năng đỉnh cao của họ đang ở đâu, với một chiến thắng 2-0 nữa.

Khi series kết thúc, Astralis tuyên bố đây mới chỉ là khởi đầu và họ đang muốn giành lại vị trí số một thế giới từ Liquid – đội thi đấu áp đảo trong cả năm.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến thắng, chúng tôi đang làm tất cả mọi thứ để ở trên đỉnh cao”, gla1ve phát biểu sau trận đấu. “Chúng tôi sẽ leo trở lại, sẽ giành lấy vị trí số 1 một lần nữa và nó sẽ xảy ra sớm.”

Bước vào series, AVANGAR biết trước thử thách mà mình phải đối mặt. Inferno và Dust2 là hai map mà đội thi đấu khá thành công tại Berlin, nên kỳ vọng trận đấu sẽ kéo dài là điều đó hoàn toàn có thể xảy ra – chưa kể Overpass AVANGAR cũng rất mạnh.  Nhưng họ không phải là đối thủ của cựu số 1 thế giới.

Astralis khởi đầu như bay tại map Inferno bên T. Các chàng trai Đan Mạch chiếm quyền kiểm soát map và khai thác vài lỗ hổng phòng ngự của AVANGAR. AVANGAR không thể gây ra áp lực gì cho bên T.

Dauren “AdreN” Kystaubayev giải cứu cho AVANGAR khi đội bị dẫn 0-8 bằng pha ăn bốn, khiến Astralis không có tiền lên utility ở round kế tiếp – được xem là chìa khóa quan trọng do họ không thể chống lại CT rotate sang B. Tuy vậy, Astralis đáp trả ngay chỉ bằng Desert Eagle sau khi giết được Jame trong lúc đẩy mid nhanh. AWPer này không gây ra được tác động gì bên CT, kết thúc hiệp đầu với đúng 1 kill trong khi đội để bị dẫn trước 12-3.

Sang T, AVANGAR triển khai tấn công B khởi sắc, ngăn chặn mạch thắng của đối thủ. Điều này giúp đội CIS có thêm khoảng trống để thở, nhưng khi đã có tiền, Astralis dần quay trở lại phong độ như đầu hiệp. Đội Đan Mạch thắng 4 round liên tiếp để kết thúc map đầu với tỉ số 16-6.

device sang Dust2 với pha ăn 4 ở round pistol, giúp Astralis vươn lên trước. Đội Đan Mạch lấy đà thắng tận 7-1 và dẫn trước đối thủ 7 round vào cuối hiệp đầu, dù để phạm vài sai lầm không đáng có.

SANJI giúp AVANGAR có thêm hy vọng ở round pistol 2. Tuy vậy, hy vọng đó sớm bị dập tắt: Astralis ổn định ở round force buy và không để cho đối phương làm gì thêm, thắng 4 round kế tiếp đầy thuyết phục.

Thứ hạng cuối cùng của các đội tại StarLadder Berlin Major:

1. Denmark Astralis – $500,000 + Legend status
2. Kazakhstan AVANGAR – $150,000 + Legend status
3-4. United States NRG – $70,000 + Legend status
3-4. Australia Renegades – $70,000 + Legend status
5-8. Finland ENCE – $35,000 + Legend status
5-8. France Vitality – $35,000 + Legend status
5-8. United States Liquid – $35,000 + Legend status
5-8. Russia Natus Vincere – $35,000 + Legend status
9-11. Serbia CR4ZY – $8,750 + Challenger status
9-11. France G2 – $8,750 + Challenger status
9-11. Europe mousesports – $8,750 + Challenger status
12-14. Brazil MIBR – $8,750 + Challenger status
12-14. Europe FaZe – $8,750 + Challenger status
12-14. Denmark North – $8,750 + Challenger status
15-16. Sweden NiP – $8,750
15-16. Russia DreamEaters – $8,750

Cẩm nang

CSGO: Liquid vô địch Cologne 2019, mang về Intel Grand Slam 1 triệu đô

93

Liquid đã giành chiến thắng ESL One Cologne 2019 sau khi đánh bại Vitality 3-1 tại trận chung kết của giải đấu $300,000.

Nếu như nghi ngờ sức mạnh của Liquid, thì bạn chắc chắn sẽ phải xem xét lại nghi ngờ của mình tại Lanxess Arena – nơi đội tuyển Bắc Mỹ đánh bại đối thủ 3-1 mà không cần phải tung hết sức mình. Liquid thi đấu hơn hẳn trong hầu hết mọi trận đấu trước một Vitality luôn cần đến sự tỏa sáng của cá nhân Mathieu “ZywOo” Herbaut.

Tài năng trẻ Pháp một lần nữa cho thấy tại sao mình là một trong những tay súng CSGO giỏi nhất thế giới, có thể thách thức s1mple, nhưng không thể một mình đối đầu với cả thế lực Liquid.

Chiến thắng overtime tại Dust2 là niềm an ủi nho nhỏ cho Vitality. Các chàng trai Pháp không tìm ra lời giải trước lối chơi đồng đội của đối thủ ở ba map còn lại – họ liên tục bị outplay và phạm quá nhiều sai lầm khi đấu focebuy.

“Năm trước, chúng tôi đứng sau cái bóng của Astralis, điều đó thúc đẩy tinh thần của đội. Chúng tôi biết mình sẽ trở thành đội giỏi nhất của năm nay, và sẽ tiếp tục điều đó”, Twistzz xúc động chia sẻ sau trận. Liquid giành chiến thắng sự kiện ESL/DreamHack thứ tư để có cho mình giải đấu $1 triệu đô Intel Grand Slam.

ZywOo tạo ra tiếng vang bằng pha USP ăn ba đầu trận đấu, giúp cho Vitality có round thắng pistol tại Overpass. Không kéo dài được bao lâu: Liquid phản pháo ngay lập tức với pha ăn ba từ Stewie2k, tuyển thủ duy nhất có cho mình trang bị trong đội.

Trong suốt nửa hiệp đầu, đội tuyển Pháp liên tục phạm sai lầm ở vòng bảng và chúng đã bị ALEX chỉ ra trước đó. Họ chỉ giành được 6 round thắng ở CT, nhưng mọi chuyện có thể đã khác hoàn toàn nếu không để thua 3 round trước pha lên súng yếu – đặc biệt là pha clutch 1v4 thần kỳ từ Twistzz.

Liquid tận dụng lợi thế tinh thần và có cho mình round pistol hoàn hảo, chặn đứng pha đánh B của Vitality. Từ đó, đội tuyển Bắc Mỹ thi đấu áp đảo hoàn toàn, dễ dàng thắng 16-6.

Tưởng chừng như Dust2 sẽ diễn ra tương tự với Overpass khi mà Vitality lại để thua round anti-eco tiếp, giúp cho Liquid tìm thấy đường tấn công vào game. NAF giúp đồng đội thắng liên tục các round, nhưng Vitality từ chối đầu hàng, kéo cách biệt xuống chỉ còn một round ở đầu hiệp.

Pha giết 4 từ RPK ở round pistol truyền lửa cho anh, người giúp Vitality dẫn 14-12. EliGE gặp khó khăn ở đầu game trước đó, cuối cùng cũng bừng tỉnh và truyền sức mạnh cho Liqud để đạt map point trước khi đội tuyển Pháp gỡ hòa ở round cuối.

Lấy lại tinh thần, đội tuyển Pháp gây áp lực và giành lấy 2 round bên CT. Pha clutch 1v2 không tưởng từ Stewie2k hồi phục hy vọng cho Liquid, nhưng Vitality tiếp tục thi đấu ổn định, với ZywOo tự tin clutch để giúp đội giành chiến thắng.

Nửa hiệp đầu của Inferno trở thành thảm họa khi Vitality không thể nối liền mạch thắng. Bất kỳ round nào có được, họ đều bị Liquid giành chiến thắng ở round sau. Liquid dẫn 11-4 dù ZywOo thi đấu tỏa sáng – anh đạt được 15 frag trong hiệp đầu, kém hơn tổng số mạng toàn đội chỉ có 2.

Vitality nuôi hy vọng khi thắng round pistol thứ hai, nhưng các vấn đề cũ lại tiếp diễn, khi Liquid phản pháo ngay sau đó. Đội tuyển Pháp chống trả được đôi chút khi đã bị dẫn 15-4, nhưng nỗ lực của họ nhanh chóng sụp đổ, khi Twistzz và EliGE clutch thành công 2v4 ở round thứ 26.

Liquid có khởi đầu ổn định ở Mirage, đội dẫn sớm 3-0 bên CT. Nhưng ngay khi Vitality có được tiền, thế trận thay đổi ngay lập tức. Đội tuyển Pháp nghiền nát CT 7 round liên tiếp, rồi bất thình lình im lặng. Đội tuyển Bắc Mỹ siết chặt hàng phòng thủ để kết thúc bằng 5 round thêm cho mình.

Một lần nữa, ZywOo là người giải cứu Vitality bằng pha ăn 4 ở round pistol thứ 2 của Inferno. Nhưng mọi thứ đã quá trễ, Liquid tiếp tục cách đánh nhanh dồn dập và đạt chapionship point, không còn tiền, đội Pháp vô vọng không thể cản trở đối thủ được.

Với chức vô địch ESL One Cologne 2019, ngoài tiền thưởng từ giải ra, Liquid còn rinh về cho mình $1 triệu đô giải Intel Grand Slam khi có cho mình chiến thắng thứ 4 thuộc hệ thống giải đấu này.

Thứ hạng cuối cùng các đội tại ESL One Cologne 2019:

1. United States Liquid – $125,000
2. France Vitality – $50,000
3-4. Denmark Astralis – $22,000
3-4. Russia Natus Vincere – $22,000
5-6. Sweden NiP – $11,000
5-6. United States NRG – $11,000
7-8. Europe mousesports – $7,500
7-8. Denmark Heroic – $7,500
9-12. Europe FaZe – $6,000
9-12. Sweden fnatic – $6,000
9-12. Germany BIG – $6,000
9-12. Brazil FURIA – $6,000
13-16. Finland ENCE – $5,000
13-16. Korea MVP PK – $5,000
13-16. Australia Renegades – $5,000
13-16. Brazil MIBR – $5,000

Cẩm nang

G2 để thua Astralis tại Berlin Major khi quên mất cách chơi CSGO

67

Ở round cuối của trận BO1 StarLadder Berlin Major, Astralis đặt được bomb. Và dù cho G2 đã giết tất cả đối thủ, quả bomb vẫn nổ.

G2 đã tặng Astralis một round trong map Nuke. Đáng tiếc cho G2, đó lại là round thứ 16 cho Astralis. Phải nói round thua này quá xấu hổ và tất cả ai theo dõi giải đấu đều thấy được điều này.

Astralis và G2 khá sít sao trong nửa hiệp đầu trận, cả hai khi đó có thành tích 1-0 ở vòng bảng, với đội Đan Mạch tạm dẫn 8-7. Nhưng sau đó, cựu số 1 thế giới áp đảo hoàn toàn bên T, thắng 7 round liên tiếp để đạt map point 15-7.

Tại round thứ 23, Astralis nhanh chóng đánh B và đặt bomb xuống, và chỉ chục giây sau đó. Tình huống trớ trêu đã xảy ra.

Sau khi đặt bomb, Astralis phải thủ quân trước màn retake của đội Pháp, nhưng bất thành khi để shox ăn 3 mạng bằng awp.

Với tất cả thành viên bên T đều chết chưa đầy 20 giây sau khi bomb được đặt, ai cũng nghĩ đây là pha gỡ bomb (defuse) quá dễ dàng.

Dù còn rất nhiều thời gian, không ai trong G2 quay trở lại B để gỡ bomb. Anders BLume không thể tin vào những gì mình chứng kiến. Jason “moses” O’Toole đã phải kìm nén, trong khi rất nhiều tiếng cười ở đằng sau vọng lại, giả định đến từ các tuyển thủ Astralis.

Bomb nổ, và trận đấu kết thúc. Astralis thắng và di chyển vào nhóm 2-0, trong khi G2 phải tiếp tục tham gia thêm một trận BO1 trước một đội thuộc nhóm 1-1.

Cộng đồng CSGO chao đảo, đùa cợt và cố gắng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Ngay cả CEO của G2 cũng phải thốt lên ngạc nhiên, vay mượn bài viết từ CEO của compLexity Jason Lake để nói về hành vi này:

Cẩm nang

ENCE đánh bại Astralis 2-0 để vô địch BLAST Pro Series Madrid

275

ENCE vô địch BLAST Pro Series Madrid sau khi giành chiến thắng đầy thuyết phục trước Astralis trong trận chung kết chỉ kéo dài 2 map.

Đây là một đêm không đáng nhớ đối với Astralis. Đội hoàn toàn bị lép vế trước ENCE. Bắt đầu tại map Nuke, đội tuyển Phần Lan thi đấu hoàn hảo để chấm dứt thành tích kỷ lục 32 trận thắng Nuke liên tiếp của Astralis. Train diễn ra sít sao hơn, nhưng ENCE lội ngược dòng từ tỉ số 0-5 để vươn lên mạnh mẽ dẫn trước tại CT.

Đây là lần thứ hai liên tiếp Astralis không giành được cup. Tuy nhiên, phong độ của họ vẫn chưa phải khủng hoảng, nhưng vị trí số 1 thế giới thì đang bị lung lay khi số 2 thế giới là Liquid vẫn còn hai giải LAN nữa đang chờ: cs_summit 4 và DreamHack Masters Dallas – trước khi đội tuyển Đan Mạch trở lại thi đấu tại ECS Season 7 Finals.

ENCE mở đầu game đấu ở map Nuke bằng sự khẳng định mạnh mẽ, đội thắng liên tục 6 round. Đội tuyển Đan Mạch đáp trả bằng pha lên súng nửa vời và sau đó thắng luôn round kế tiếp, nhưng với bất kỳ nỗ lực xuyên thủng hàng phòng thủ CT của ENCE đều dần bị dập tắt.

Với Aerial làm chủ khu vực outside bằng AUG, đội tuyển Phần Lan liên tục kiểm soát đối thủ, chỉ cho họ thắng được 4 round ở hiệp đầu.

Đổi sang CT, Astralis có cho mình lợi thế hơn sau khi giành round pistol bằng pha 2v2 căng thẳng.Thế nhưng sau vài quyết định lên súng khó hiểu của ENCE, đội đáp trả ở round thứ 4 của hiệp 2. sergej clutch thành công 1v2, giúp cho đội kiểm soát thế trận và hủy diệt kinh tế của Astralis.

ENCE tận dụng lợi thế để đạt map point khi tỉ số là 15-7. Astralis ráng tìm cho mình khe hở nhưng sau vài round, đội tuyển Phần Lan hoàn toàn kết thúc đối thủ, chấm dứt mạch thắng bất bại tại Nuke của Astralis kể từ ECS Season 4 Finals tháng 12 năm 2017.

Để thua map pick Nuke của mình, Astralis nóng máy và dẫn trước 5-0 tại Train bằng hàng phòng thủ vững chắc. ENCE buộc phải dùng quyền timeout để ngăn chặn đoàn tàu Astralis lại, có cho mình tỉ số đầu tiên ở round sau với pha Aerial ăn 4.

Round thắng quan trọng này đẩy Astralis vào thế yếu tiền, cho phép ENCE tận dụng lợi thế. Ngoài việc thắng được 2 round liên tục của Astralis, ENCE hoàn toàn làm chủ thế trận ở các round còn lại của hiệp đầu, kết thúc với cách biệt chỉ là 1 round giữa hai đội.

Astralis sang T bằng round pistol hoàn hảo. Tuy nhiên, tình thế của trận đấu xoay chuyển khi ENCE có cho mình tiền. Đội tuyển Phần Lan siết chặt hàng phòng thủ và chỉ để thua một round trước khi đạt championship point tại 15-11. Không được phép phạm sai lầm, Astralis ráng gỡ hòa, nhưng hàng phòng thủ vững chắc của ENCE đặt dấu chấm hết cho đối thủ chỉ bằng pha lên súng rất yếu.

Thứ hạng cuối cùng của các đội tại BLAST Pro Series Madrid:

1. Finland ENCE – $125,000
2. Denmark Astralis – $50,000
3. Sweden NiP – $25,000 (+$20,000 từ Stand-off)
4. Ukraine Natus Vincere – $15,000
5. United States Cloud9 – $10,000
6. Portugal Giants – $5,000

Bảng xếp hạng Season của BLAST Pro Series

1. Denmark Astralis – 22 điểm
2. United States Liquid – 16 điểm
3. Europe FaZe – 12 điểm
4. Sweden NiP – 10 điểm
5. Brazil MIBR – 6 điểm
6. Ukraine Natus Vincere – 6 điểm
7. United States Cloud9 – 2 điểm

Theo HLTV

Cẩm nang

Minh Lê Gooseman, cha đẻ CS 1.6 lập công ty mới cùng chủ của Astralis

174

Các tài liệu ghi nhận cho thấy cha đẻ Counter-Strike Minh “Gooseman” Le và chủ Astralis, Nikolaj Nyholm, đã thành lập Scattershot Limited vào tháng 9. Đây sẽ là một công ty mới liên quan đến lĩnh vực game.

Theo tài liệu, công ty đăng ký theo mã kinh doanh 62011 Anh. Mã kinh doanh này bao gồm các hoạt động giải trí và chủ yếu tập trung vào thiết kế game máy tính.

Thông tin cho thấy mỗi người sở hữu 50% Scattershot và hiện có vốn chỉ 100 bảng Anh. Con số này cho thấy bộ đôi dự tính xây dựng Scattershot trong tương lai, với việc đăng ký tháng 9 chỉ để gữa tên công ty cho sau này.

Astralis có đang hợp với Minh Lê trong mảng CSGO?

Minh Lê được biết đến là tác giả bản mod Counter-Strike nguyên gốc trên nền game Half-Life. Minh làm việc cho Valve từ 2000 đến 2006, sau đó rời đi để làm việc cùng những studio video game khác và cho ra đời những tựa game khá chất lượng bao gồm Rust và Black Desert Online. Anh cũng là người chịu trách nhiệm phát triển Tactical Intervention, tựa game được Minh gọi là game kế thừa Counter-Strike. Game ra mắt vào năm 2013 trước khi đóng cửa server không lâu sau đó. Lần cuối Minh đề cập đến thiết kế game là vào 2019 khi anh đăng trên Twitter về dự án Plan 8 đang được phát triển bởi đội ngũ Pearl Abyess (nổi tiếng với Black Desert Online).

Nyholm được bầu chọn làm chủ tịch hội đồng quản trị Astralis vào tháng 1, thay thế cho người điều hành trước đó là Jette Nygaard-Andersen – giữ vị trí này kể từ khi Astralis được hình thành. Nyholm nổi tiếng trong ngành công nghệ Đan Mạch trước khi mua lại Astralis thông qua RFRSH Entertainment. Vào tháng 4 2019, RFRSH tách BLAST Entertainment và Astralis Group để tránh xung đột lợi ích giữa Astralis và bên tổ chức giải BLAST Pro.

Minh Lê Gooseman, cha đẻ CS 1.6 lập công ty mới cùng chủ của Astralis

Với danh tiếng của Minh Lê trong cộng đồng Counter-Strike và thành công của Nyholm với RFRSH hay Astralis, Scattershot có thể là tín hiệu đầu tiên cho thấy Astralis Group dự tính mở rộng sang các tựa game video dành cho esports. Cũng có thể mảng đầu tư trong Scattershot không liên quan đến Astralis Group. Dù sao đi nữa, việc đăng ký công ty giữa anh và Minh Lê được cộng đồng kỳ vọng khá nhiều.

 

Bạn có thể tìm đọc các bài viết khác liên quan tại đây:

  • Heroes of Might and Magic 3, tìm hiểu tựa game vang bóng một thời
  • Game kinh dị Silent Hill 4 đã có mặt trên PC thông qua GOG
  • Top 5 lý do bạn nên chơi thử qua series Metal Gear
  • Series phim Resident Evil: Infinite Darkness sắp sửa ra mắt Netflix
  • Top game kinh dị hay trên PC bạn nên chơi thử một lần trong đời