Cẩm nang

Hướng dẫn chơi Moira trong Overwatch từ chiến thuật cho tới tip và trick

4

Moria mới vừa ra vì vậy việc sử dụng đúng cách rất khó, sau đây là hướng dẫn chơi Moira trong Overwatch từ chiến thuật cho tới tip và trick hi vọng nó sẽ có ích cho các bạn.

Moira O’Deorain là một nhà tiến sĩ đã hết mình làm việc cho đơn vị Blackwatch của Overwatch. Thông minh thường xem là món quà, nhưng Moira đã chứng minh rằng cô  sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để có thể bức phá trong lĩnh vực của mình.

Vì lí do đó, Moira đã làm việc cho tổ chức bóng tối Talon, sau nhiều năm làm việc dưới trướng Overwatch. Giờ đây, Moira không còn tuân theo giới hạn của đạo đức nữa, cô bước vào chiến trường với tư cách là Hero thứ 26 của Overwatch.

Hãy cùng nhau tìm hiểu cách để lĩnh hội được Moira và tạo lợi thế cho đội mình.

“One hand gives, the other takes away”

Moira vừa là hero support cũng như là healer, nhưng bộ skill của cô có thể làm được cả 2 thứ.

Đối với Moira, hồi máu và gây sát thương, đi liền với nhau. Cô hồi màu bằng tay trái của mình và dùng tay phải để gây sát thương. Moira cần gây sát thương để có thể tiếp tục hồi máu. Chiêu tấn công cũng có khả năng lifesteal (cướp máu), nên cô có thể tự hồi máu cho bản thân mình.

Các kĩ năng của Moira đều hỗ trợ cho nhau. Do đó nắm rõ được kĩ năng “cho và lấy” sẽ giúp người chơi lĩnh hội được nhân vật này.

Chiêu chính (chuột trái) là tia vàng hình thoi, được dùng để hồi máu cho các đối tượng ở trước mình phạm vị 15 mét. Có thể hồi máu xuyên qua nhau, tức là cô ấy có thể hồi máu cho nhiều đối tượng cùng lúc, với tốc độ khoảng 80 máu một giây.

Trong khi hồi máu, Moira có thể nhận biết mình có thể sử dụng kĩ năng đó thêm bao nhiêu. Khi đã hết sạch, cô ấy không thề hồi máu được. Nó sẽ từ từ phục hồi, nhưng cách tốt nhất để nạp “hồi máu” chính là gây sát thương.

Chiêu tấn công thứ hai của Moira gây sát thương lên đối tượng đã bị nhắm trước với phạm vi 21 mét. Nó giống với đòn tấn công của Symmetra, nhưng bạn phải canh tâm của mình lên đối tượng để có thể tấn công. Sát thương là 50 damage mỗi giây, và Moira tự hồi 33 máu mỗi giây, đồng thời hồi lại năng lượng cho chiêu hồi máu.

Để có thể hồi máu, Moira buộc phải tấn công. Khả năng hồi máu sẽ hết rất nhanh, cho nên tấn công trong lúc hồi máu là điều cần thiết. Chiêu gây sát thương không có cooldown, vậy nên hãy tân công khi nào bạn có thể.

“Idle hands are the devil’s workshop”

Được cho là chiêu quan trọng nhất của Moira, một khi Biotic Orb được sử dụng, Moira sẽ đưa hai tay mình ra và bạn có thể lựa giữa orb hồi máu hay orb sát thương. Cả hai đều rất mạnh.

Quăng cục orb sát thương gần đối phương sẽ làm chậm đối thủ và kéo máu họ với tốc độ 50 damage mỗi giây, hoặc cho đến khi sát thương hết 200 damage. Orb hồi máu cũng hoạt động tương tự, nhưng nó heal đến 75 máu một giây, hoặc tối đa 300 máu đã được hồi cho các đối tượng.

Quăng cục orb sát thương vào nhóm kẻ thù là một cách để kéo máu họ, vừa hồi máu cho mình và hồi khả năng heal. Nó có rất là nhiều cách dùng: cực kỳ hiệu quả trong các pha 1 đấu 1, khi mà mà quăng vào đối phương và kết hợp với chiêu tấn công thường của Moira.

Orb hồi máu cũng vậy. Nó sẽ giúp cho đồng đội tiếp tục chiến đấu, đặc biệt khi bạn phối hợp với chiêu hồi máu của mình. Orb cũng có thể hồi máu cho Moira nếu quăng tại chỗ hoặc vào tường cạnh mình.

Orb rất là hiệu quả trong các không gian nhỏ, ví dụ khi đội đối phương ráng đẩy vào khu vực nhỏ để móc lốp đằng sau. Quăng orb vào khu vực đó sẽ gây sát thương nhanh cho nhiều kẻ thù. Và bạn có thể làm điều tương tự với đồng đội nếu nhóm đứng chụm lại để hồi máu.

Khả năng cuối cùng của Moira là Fade, dịch chuyển tức thời giúp cô ấy di chuyển nhanh hơn và biến mất trong thời gian ngắn, giúp mình bất tử tạm thời. Khả năng này có cooldown 6 giây thôi và rất có ích để giúp Moira thoát khỏi các tình huống khó khăn, hay chỉ để di chuyển nhanh nếu cần.

Surrender to my will!

Ultimate của Moira là Coalescence, một loại tia năng lượng cực mạnh có thể hồi máu và gây sát thương cùng lúc. Tia này gây 70 damage mỗi giây, nhưng hồi đến 140 máu mỗi giây, cũng như hồi bản thân 50 máu mỗi giây. Khả năng này kéo dài trong 8 giây.

Ultimate này hồi rất nhanh, cho nên đừng lo ngại mà không sử dụng nó, hoặc dùng nó để đẩy pha cuối cùng. Chiêu này hồi máu nhiều hơn gây sát thương, Coalescence đặc biệt hữu dụng trong teamfight lúc tấn công đối tượng, vì nó có thể làm hai công việc cùng một lúc.

Sát thương không quá cao, nên Moira nên tập trung hồi máu hơn là cố gắng giết kẻ thù. Nhưng nếu bạn có thể làm 2 thứ cùng lúc được thì cứ làm. Những đối phương ít máu nên là đối tượng chính, nhưng nếu chúng cũng được hồi máu, sẽ rất là khó để Moira dứt điểm được.

Coalescence được dùng tốt nhất để hỗ trợ team đẩy hoặc làm chậm những pha push của đối phương. Ultimate này không thể xoay chuyển trận đấu giống như Transcendance của Zenyatta hay Sound Barrior của Lúcio, nhưng rõ ràng là nó vẫn có thể lật tình thế nếu được sử dụng đúng cách.

Mạnh khi đối đầu với

Reinhardt và Orisa

Biotic Orb sẽ đi qua lớp khiên của họ. Điều này có nghĩa là Moira sẽ xuyên thủng điểm mạnh nhất của 2 hero này và có thể hồi và gây sát thương, dù có bị chặn bởi cái khiên hay không.

Zarya

Fade sẽ giúp Moira thoát khỏi Graviton Surge của Zarya, giúp Moira chạy ra vị trí an toàn. Sau đó, kết hợp chiêu heal của mình để hồi máu đồng đội vẫn đang bị mắc kẹt.

Yếu khi đối đầu với

D.Va

Defense Maxtrix là ám ảnh kinh hoàng với Moira. Nó sẽ vô hiệu hóa Biotic Orb – chiêu quan trọng nhất trong bộ kit của Moira.

Ana

Biotic Grenade của Ana sẽ chặn Moira hồi máu đồng đội cũng như bản thân.

Roadhog và Pharah

Cả hai hero này đều nằm ngoài phạm vi bắn cũng như các kĩ năng của Moira (Hook của Roadhog và Rockets của Pharah). Điều này khiến cho Moira rất khó đấu lại với 2 hero này ở rất nhiều tình huống.

Cuộc sống luôn là về cho và nhận, điều này tương tự với Moira. Cho máu đồng đội và lấy máu từ đối phương. Kết hợp hai thứ này lại để có thể lĩnh hội được nhà tiến sĩ này, và trở thành bộ combo hồi máu – gây sát thương mà đồng đội bạn đang cần.

Nguồn: Dotesport

Cẩm nang

Blizzard sẽ chính thức miễn phí Starcraft 2

0

Nếu bạn chưa thử Starcraft 2 thì đây là cơ hội tuyệt vời để tận hưởng tựa game huyền thoại này.

Starcraft 2 là một trong những game đi đầu trong cuộc cách mạng esport. Giờ đây, Starcraft 2 sẽ chính thức miễn phí sau hơn nửa thập kỉ có mặt trên thì trường, Blizzard công bố điều này tại BlizzCon.

Tại buổi gặp gỡ cộng đồng thường niên tại BlizzCon, Mike Morhaime, chủ tịch Blizzard Entertainment thông báo tựa game chiến thuật thời gian thực của họ sẽ miễn phí. Phiên bản miễn phí này sẽ bao gồm phiên bản đầu tiên là Wings of Liberty (gồm cả chiến dịch chơi đơn). Nếu như đã sở hữu Wings of Liberty thì bạn sẽ nhận được thêm bản mở rộng chiến dịch chơi đơn Heart of the Swarm.

Các fan sẽ rất vui khi biết rằng người chơi sẽ tham gia được chế độ ladder (đánh rank) trong cả 3 phần của game. Để tránh trường hợp cày tài khoản, người chơi đầu tiên phải thắng 10 trận unranked hoặc với AI trước khi họ có thể truy cập vào multiplayer ladde (đánh rank).

Bước đi này có thể được xem là khá trễ. Sasu khi trở thành môn esport đượcc theo dõi nhiều vào giai đoạn đầu 2010, Starcraft 2 đã mất đi vị trí của mình trước những tựa game esport khác như League of Legends và Dota 2. Thường bị chỉ trích vì thiếu tính năng chơi tự do và giá game khá đắt, quyết định miễn phí game sau gần 7 năm cho thấy Blizzard đã lắng nghe những lời phàn nàn.

Điều này có nghĩa là 2 tựa game được đánh giá cao nhất trong Starcraft – Brood War và Starcraft 2 – sẽ không tốn đồng nào để chơi. Bước đi này có thể thu hút sự chú ý của rất nhiều fan hâm mộ tựa game kinh điển này.

Mọi người có thể bắt đầu tải Starcraft 2 multiplayer và chế độ chơi đơn Wings of Liberty miễn phí bắt đầu từ ngày 14 tháng 11 này.

Cẩm nang

Tencent sở hữu những công ty game nào trên thế giới

4

Tencent là nhà phát hành game lớn nhất thế giới. Hãng là ông trùm Internet và giải trí tại Trung Quốc – tương đương với Facebook hoặc Google. Nhưng có lẽ game thủ khắp thế giới sẽ biết đến nhiều cái tên mà Tencent đang nắm giữ một số cổ phần.

Với hơn 300 công ty được đầu tư, việc cập nhật danh sách Tencent sở hữu cổ phần ở đâu thật sự khá là đau đầu.

Dưới đây là danh sách những công ty game nước ngoài được Tencent đầu tư, nếu được, bao gồm, chính xác họ sở hữu bao nhiêu.

Riot Games (Liên Minh Huyền Thoại) – 100%

Riot Games đổi logo

Trong 2011, Tencent từ đối tác phát hành Riot Games tại Trung Quốc trở thành cổ đông chính sau khi trả $400 triệu USD để sở hữu 93% cổ phần của nhà phát triển Liên Minh Huyền Thoại. Bốn năm sau, Tencent lấy luôn 7% cổ phần còn lại với mức giá không được tiết lộ, nắm hoàn toàn quyền kiểm soát Riot Games, cũng như mảng Liên Minh Huyền Thoại nói riêng.

Việc Tencent mua lại Riot là điều đã được báo trước. Liên Minh Huyền Thoại là tựa game PC nổi tiếng nhất thế giới, mang về $1.4 tỉ USD doanh thu năm ngoái. Riot Games vẫn là bên ra quyết định cho tựa game của mình, nhưng mọi thứ đang dần thay đổi. Nhằm tăng doanh thu trong thị trường game di động đang bùng nổ, Tencent đã cố thuyết phục Riot phát triển bản LMHT trên di động. Khi nhà phát triển từ chối, Tencent đã tự mình phát triển bản sao tên Arena of Valor. Arena of Valor trở thành một trong những game di động lợi nhuận nhất tại Châu Á – và Riot không thật sự hài lòng về điều này. Nhưng sự rạn nứt này giờ đã trôi qua. Giờ đây, Tencent đã bỏ hẳn Arena of Valor ở phương Tây, còn Riot thì đang phát triển bản di động cho LMHT. Nhìn chung, việc Tencent mua lại Riot đã góp phần biến LMHT thành vua esports.

Epic Games – 48.4%

Tencent đầu tư $330 triệu USD vào Epic Games từ tháng 6 năm 2012 – bước đi làm thay đổi thị trường game PC trong một thập kỷ qua, mở đường cho các game free-to-play. Nhận ra “mô hình kinh doanh cũ” bán game không còn hiệu quả, nhà sáng lập Epic, Tim Sweeney quyết định hợp tác với Tencent đề học hỏi cách vận hành các game live-service. Và nó đã thành công.

Với đầu tư từ Tencent, Epic gỡ bỏ phí hàng tháng từ Unreal Engine 4 để hỗ trợ miễn phí – Epic nhận hoa hồng từ doanh thu. Tuy nhà phát triển có thể phải trả nhiều phí hơn cho một tựa game thành công về lâu dài, nó giúp Unreal Engine được cộng đồng phát triển indie rộng lớn tiếp cận. Nó châm ngòi cho sự cạnh tranh căng thẳng với engine đối thủ là Unity – cho đến thời điểm đó được xem là công nghệ tốt nhất cho các nhà phát triển nhỏ. Cùng lúc, Epic bắt đầu thử nghiệm các game live-service như Paragon và Fortnite: Save the World. Trong khi cả hai game đều thất bại, thì Save the World tạo ra bệ phóng cho Epic nhảy vào cuộc đua battle royale. Fortnite: Battle Royale vô tình tạo ra hiện tượng văn hóa pop phi thường kể từ Minecraft và Pokémon. Năm ngoái, Fornite kiếm được $2.4 tỉ USD, trở thành tựa game lợi nhuận nhất của năm đó.

Bluehole (PlayerUnknown’s Battlegrounds) – 11.5%

Tenbcent vừa sở hữu một phần Fortnite lẫn PUBG, hai game battle royale đình đám nhất hiện nay. Điều khá ngạc nhiên hơn chính là việc họ còn sở hữu quyền phát hành cả hai tựa game tại Trung Quốc, điều đó đồng nghĩa Tencent tự cạnh tranh với chính mình. Tencent đầu từ vào Bluehole bắt đầu từ năm 2017, khi đó Tencent sở hữu 1.5% cổ phần Bluehole trước khi tăng mức đầu tư không được tiết lộ – tin đồn là 10%. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu, có nguồn tin cho biết Tencent đang muốn thâu tóm hoàn toàn Bluehole.

Ubisoft- 5%

Tencent là một trong nhiều cổ đông giúp Ubisoft sống sót khỏi vụ mua lại năm ngoái từ Vivendi – tại thời điểm đó là cổ đông lớn nhất của Ubisoft. Trong nhiều năm, Vivendi liên tục tăng cổ phần của mình tại Ubisoft lên với tham vọng vượt mặt nhà sáng lập Yves Guillemot và chiếm quyền kiểm soát công ty – đồng thời sẽ đuổi việc hàng nghìn người trong quá trình này. Mọi thứ trở nên u ám hơn cho đến khi Ubisoft thương thảo được với Vivendi để tập đoàn Pháp thoái vốn đầu tư cho nhiều cổ đông, bao gồm Tencent.

Tuy nhiên, thuộc một phần điều kiện, Tencent chỉ là đối tác im lặng không thể tăng quyền bầu chọn hay sở hữu tại Ubisoft – khiến cho việc Tencent thâu tóm Ubisoft gần như không thể xảy ra. Việc mua một phần cổ phần Ubisoft cũng báo trước chiến thuật đối tác mới: Tencent sẽ phát hành các game Ubisoft tại Trung Quốc.

Activision Blizzard – 5%

Nhiều năm trước Ubisoft, Tencent cũng giúp một công ty khác thoát khỏi Vivendi: Activision Blizzard. Acitivision rơi vào tay của Vivendi vào năm 2007, khi công ty sát nhập với Vivendi Games để gia nhập cùng Blizzard và hưởng lợi lớn từ thành công của World of Warcraft. 5 năm sau, công ty sát nhập Activision Blizzard công bố mua lại cổ phần Vivendi trong công ty và trở thành độc lập. Tencent nhảy vào ngay khi đó để mua lại 5% cổ phần công ty ở mức giá không được tiết lộ.

Grinding Gear Games (Path of Exile) – 80%

Trong năm 2018, Tencent giành được phần lớn cổ phần của nhà phát triển game New Zealand, Grinding Gear Games, nổi tiếng với tựa game Path of Exile. Việc mua lại khiến cho cộng đồng Path of Exile lo sợ. Họ lo ngại nhà phát hành Trung Quốc sẽ áp dụng các chính sách microtransaction mạnh mẽ hơn hay thay đổi kinh tế trong game hoàn toàn. Thế nhưng, giống với nhiều phi vụ thâu tóm khác của Tencent, Grinding Gear Games được độc lập trong việc vận hành Path of Exile. Sau một năm, kinh tế cũng như microtransaction của Path of Exile không thay đổi mấy, trong khi game vẫn tiếp tục bành trướng.

Những mãng đầu từ khác đáng chú ý

Supercell – 84.3%: Tencent đầu tư $8.6 tỉ USD vào nhà phát triển game di động Phần Lan, là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất lịch sử game. Nhưng khi xem qua 60% doanh thu game của Tencent (tương đương $19.13 tỉ USD) năm ngoái đến từ mảng di động, và những siêu phẩm của Supercell như Clash of Clans, việc mua lại này hoàn toàn xứng đáng. Giống với Riot Games, Supercell gần như độc lập điều hành và vẫn hoạt động tại Phần Lan.

Frontier Development – 9%: Tencent đầu tư £17.7 triệu vào nhà phát triển của hai tựa game: Elite Dangerous và Planet Zoo vào năm 2017. Nó thuộc một phần chiến lược đối tác để tăng thị phần trong các game “công viên” tại Trung Quốc.

Kakao – 13.5%: Kakao là công ty Internet và giải trí Hàn Quốc với công ty con đang phát triển siêu phẩm Black Desert Online. Kakao có doanh thu vượt $1 tỉ đô trong năm ngoái và cũng đang phát hành PUBG tại Hàn Quốc.

Paradox Interactive – 5%: Khi Paradox, công ty game chiến thuật Thụy Điển, lần đầu huy động vốn công khai vào năm 2016, Tencent đã mua 5% cổ phần với giá $21 triệu USD. Một phần của thương vụ là do Steven Ma, đứng đầu Tencent Games, cũng là fan kỳ cựu của Hearts of Iron 2.

Fatshark – 36%: Thành công của Warhammer: Vermintide 2 đã khiến Tencent mua phần lớn các cổ đông nhỏ của nhà phát triển Thụy Điển vào đầu năm 2019, với con số ước tính $56 triệu USD.

Funcom – 29%: Thương vụ mới nhất của Tencent là sở hữu 29% Funcom, nhà phát triển game Conan Exiles và The Secret World.

Sharkmob – 100%: Studio mới này bao gồm các cựu thành viên phát triển của The Division và Hitman, được Tencent mua lại hoàn toàn vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, cho đến hiện tại studio vẫn chưa công bố tựa game đầu tiên của mình.

Discord: Discord nhận được $158 triệu USD đầu tư vào năm ngoái, trong đó có Tencent (cùng nhiều nhà đầu tư khác).

Ngoài ra, Tencent cũng sở hữu 39.7% cổ phần tại công ty esports và phát hành game Đông Nam Á, đồng thời là cổ phần lớn tại nhà phát hành webgame Miniclip, và một nửa các cổ đông nhỏ trong nhiều công ty game di động mới.

Cẩm nang

Diablo Immortal ra mắt trailer mới tại ChinaJoy 2020

33

Sự kiện ChinaJoy hàng năm giới thiệu các game mới vẫn diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc. Dĩ nhiên Blizzard và đối tác NetEase cũng góp mặt để giới thiệu những thứ mới. Chắc chắn tựa game mobile không thể bỏ qua của họ là Diablo Immortal. Kể từ khi được công bố đang phát triển tại BlizzCon 2018 đến giờ, chúng ta cũng không biết gì nhiều hơn.

Diablo Immortal ra mắt trailer mới tại ChinaJoy 2020

Có vẻ như trailer mới của Diablo Immortal không có nhiều thay đổi so với trailer được trình chiếu tại BlizzCon 2019. Các bạn có thể xem trailer Diablo Immortal tại ChinaJoy 2020 dưới đây:

 

Bạn có thể tìm đọc các bài viết liên quan tại đây:

  • Game mobile The Everlasting Regret và mối tình của vị vua nổi tiếng nhà Đường
  • Asus ra mắt ROG Phone 3 với hàng tá tính năng game được cải thiện
  • Top game mobile trên iOS hay nhất 2020
  • Marvel Duel là game mobile auto chess siêu anh hùng của Marvel
Cẩm nang

Overwatch có thật sự copy nhân vật của Paladins?

38

Ngày hôm qua, Blizzard chính thức xác nhận Overwatch hero thứ 27 là Brigitte Lindholm, nhân vật vừa support vừa tank, và là con gái của Torbjörn. Trong khi các fan Overwatch đang vui mừng với sự xuất hiện của nhân vật mới, thì một nhà phát triển đã đặt câu hỏi trên mạng xã hội về thiết kế của Brigitte.

Trên Twitter, chủ tịch của Hi-Rez studio, Stew Chisam, nhà phát triển game Paladins: Champions of the Realm, đã chỉ ra những điểm giống nhau của Brigitte và một nhân vật trong Paladin tên Ash. Thiết kế của Ash và Brigitte thật sự rất giống nhau. Cả hai đều là nữ, mặc bộ giáp hầm hố và có những nét khá tương đồng (miếng bảo vệ ngực là một ví dụ). Họ có biểu cảm nghiêm túc và đều cầm vũ khí lớn.

Cả hai người phụ nữ này đều có kỹ năng giống nhau. Trong Paladins, Ash có kỹ năng như Shoulder Bash để đánh bật đối thủ về phía sau, trong khi ở Overwatch, Brigiette có chiêu Shield Bash cũng có chức năng tương tự. cả hai nhân vật có kỹ năng dựa vào khiên (Ash có Siege Shield, Brigitte có Barrier Shield) và đều có thể tăng tốc độ bản thân (Briggitte có Rally, Ash có Assert Dominance). Chúng quá giống nhau đến nỗi nhiều người tự hỏi về sự trùng hợp ngẫu nhiên này.

Cần nhớ rằng khi Chisam đặt câu hỏi này trên Twitter, nhà phát hành chỉ nói theo cách vui chứ không có ý cáo buộc đạo ý tưởng hay gì. Chisam chỉ hỏi trên Twitter rằng nó giống với trường hợp cái Bình gọi cái Ấm nước đen, ý nói đến việc mọi người nói Paladins copy Overwatch.

Phản hồi về tin nhắn của Chisam, Andee Cantotore, chuyên gia công chúng tại Hi-Rez Studios đùa cợt nói rằng người ở trong nhà kính đừng nên ném đá. Ngụ ý rằng việc Chisam chỉ ra sự giống nhau của hai tựa game rất mắc cười.

Theo một tin nhắn tiếp theo trên tweet bởi Chisam, sự so sánh này được đưa ra như “lời bình luận về sự vô lý của cuộc sống hiện đại với tư cách là nhà thiết kế game sau thời kỳ TF2 (Team Fotress 2) và Dota,” thay vì dùng để xúc phạm. Trong khi có rất nhiều game copy Overwatch và thiết kế nhân vật, thì giữa Paladins và Overwatch không phải về việc đạo ý tưởng của nhau. Nó giống với việc nhà thiết kế game chơi cùng một game, tham gia cùng khóa, và theo cùng xu hướng, để từ đó chúng được hiện ra trong tác phẩm của họ.

Nguồn: Twitter (1), (2), (3)

Cẩm nang

Blizzard đang phát triển game mobile Warcraft miễn phí

26

Diablo Immortal đang dần hình thành và sẽ là tựa game mobile kế tiếp được ra mắt của Blizzard. Trong khi đó, công ty cho biết kế hoạch sẽ “áp dụng mô hình Call of Duty lên các thương hiệu khác của mình”, và họ sẽ bắt đầu bằng game Warcraft mobile miễn phí.

Trong buổi họp tài chính mới nhất, Activision-Blizzard cho biết mô hình kinh doanh của Call of Duty đang rất thành công, và công ty muốn áp dụng thành công đó lên mọi thương hiệu game khác của họ. Điều này có nghĩa hãng sẽ kết hợp ra mắt game premium (như Cold War), game miễn phí (Warzone), game di động (Call of Duty Mobile) cùng các nội dung được cập nhật liên tục.

Diablo Immortals cũng nằm trong trọng tâm đó, nhưng công ty nhấn mạnh Wacraft sẽ là thương hiệu có kế tiếp có bản di động. “Nhiều game mobile” đang được phát triển tại Blizzard. Tuy họ không xác nhận Overwatch sẽ được áp dụng tương tự, nhưng công ty cho biết mình đang có nhiều kế hoạch cho mô hình kinh doanh mới “đa nền tảng” cho game bắn súng anh hùng này.

Blizzard trong quá khứ khẳng định mình sẽ tập trung hơn vào mobile và giờ nó đang dần trở thành hiện thực. Trước đó vào 2019, Blizzard được đồn đang phát triển bản Warcraft mobile tương tự Pokémon Go, nhưng do tác động của dịch bệnh buộc công ty phải cân nhắc cách tiếp cận khác.

Các bạn có thể xem thêm một số bài viết có liên quan dưới đây:

  • Top game hay nhất 2021 được mong chờ nhất
  • Blizzard sắp sửa tung Battle.net 2.0 cùng hàng loạt tính năng mới
  • Starcraft remake phiên bản StarCraft 2 miễn phí ra mắt
Cẩm nang

Tại sao Blizzard sẽ không phát hành Warcraft 4

38

Ngày xưa, Blizzard còn là một nhà phát triển game khá nhỏ bé. Tựa game đầu tiên của họ mang tên RPM Racing, sau đó là những cái tên đáng nhớ như The Lost Viking và Blackthorne. Nhưng vài năm sau khi thành lập, họ đã tạo ra một tựa game thử sức với thể loại RTS (chiến thuật thời gian thực). Nhận ảnh hưởng từ Dune II, Blizzard đã tạo ra một tựa game có chiều sâu nhưng dễ làm quen, phức tạp nhưng vẫn không quá rắc rối. Warcraft: Orcs & Humans là một cú hit lớn trong lịch sử của Blizzard, và là một cột mốc quan trọng trên con đường trở thành gã khổng lồ ngày hôm nay.

Tựa game Warcraft đầu tiên nhanh chóng được thay thế bởi Warcraft II: Tides of Darkness, và sau đó là Warcraft III: Reign of Chaos. Tất cả ba tựa game và sự mở rộng của họ đều được xem là những cái tên kinh điển, mang đúng phong cách Blizzard trong mình, những tựa game đó vẫn được nhắc đến ngày nay. Phải làm gì với một thương hiệu bom tấn như vậy bây giờ? Câu trả lời rõ ràng là phải ra mắt tiếp phần 4. Tuy nhiên, công ty Irvine, California đã không bao đi theo con đường đó, và giờ đây, mười lăm năm kể từ Warcraft III, không có tựa game RTS mới nào ra mắt hết. Tại sao lại như vậy? Có một số lý do khá hợp lí để Blizzard không phát hành Warcraft 4.

Đội ngũ ban đầu đã tách làm hai

Đội ngũ ở Blizzard là nhóm đã tạo ra Warcraft và các phần tiếp theo của nó, và sau đó tiến thẳng tới Starcraft. Trong khi đó một đội khác nữa, Blizzard North, thì phát triển Diablo, và chính đội này đã phải đưa ra quyết định: một là tiếp tục với tựa game RTS họ đã làm hằng năm trời, Warcraft 4, hay bắt đầu khám phá những ý tưởng khác? Câu trả lời khá bất ngờ – họ đã chọn cả hai.

Đội ngũ Blizzard ban đầu đã tách ra làm hai đội, theo đuổi những dự án khác nhau. Một đội (gọi là đội 1) ở lại với tựa game chiến thuật này, và sau đó đã tạo ra một đứa con lai giữa thể loại RTS truyền thống và phong cách RPG hành động giống Diablo. Đội còn lại, đội 2, đã thử nghiệm một vài lần trước khi dừng lại ở ý tưởng game trực tuyến nhiều người chơi (MMO). Vào bấy giờ, Ultima Online và EverQuest là những tựa game hot nhất trên thị trường, và mô hình đăng kí hằng tháng của chúng đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà làm game.

Đội 2 đã mất nhiều năm trời để phát triển tựa game MMO của mình, và đội đã quyết định sẽ không tạo ra một thương hiệu mới mà vẫn ở lại với concept Warcraft ban đầu. Điều này có nghĩa rằng, trong một thời gian dài, cả hai đội thuộc Blizzard đều đang tạo ra hai tựa game khác nhau nhưng nằm trong cùng một vũ trụ Warcraft. Và tựa game MMO đó có tên là World of Warcraft, và nó đã thay đổi Blizzard – cũng như toàn bộ ngành công nghiệp – mãi mãi.

Warcraft là WoW mà WoW cũng là Warcraft

Với đỉnh điểm là 12 triệu lượt đăng kí hằng tháng, WoW đã, trong nhiều năm, là tựa game nổi tiếng nhất, được bàn tán nhiều nhất, ảnh hưởng lớn nhất, và kiếm được doanh thu cao nhất toàn cầu. Kể từ lúc game ra mắt vào năm 2004 cho đến lúc StarCraft II ra lò vào năm 2010, Blizzard đã không làm gì ngoài tung ra những bản cập nhật nội dung cho WoW. Những bản mở rộng của tựa game đã kể tiếp câu chuyện từ Warcraft III, điển hình là những câu chuyện về Illidan và Arthas.

Với việc tác ra thành hai đội nhỏ ban đầu và WoW hút hết nhân lực của bộ phận phát triển trong Blizzard, đã có những nghi vấn về số phận của tựa game Warcraft RTS. Vì cốt truyện đã được tiếp tục bên WoW, Blizzard cũng không cần phải tạo ra Warcraft 4 nữa. Nói ngắn gọn, cả một tài sản trí tuệ mang tên Warcraft đã kết tụ lại trong đúng một tựa game khổng lồ.

Sau 15 năm, đã có những người chơi còn chưa sinh ra đời khi Warcraft RTS ra mắt hiện đang hâm mộ Warcraft hết mình. Đối với hàng triệu người trên thế giới, Warcraft là một tựa game MMO trong đó bạn chơi dưới vai trò là một nhân vật, không phải là một chỉ huy điều khiển một đội quân to lớn. Thương hiệu này đã thay đổi và không còn như lúc nó mới bắt đầu nữa. Một tựa game với tên gọi Warcraft 4 sẽ như một hoài niệm quá khứ, không phải một cái tên sẽ tạo nên một cuộc phục hưng trong làng game thời hiện đại.

StarCraft đã làm cho Warcraft chìm vào quên lãng

Đội 1, vốn được lập ra để tiếp tục thể loại RTS ban đầu đã tạo ra một thương hiệu mới. StarCraft II mất tới hơn chục năm mới ra mắt, và cùng với sự ra mắt là hai bản mở rộng sau đó cùng phương diện thể thao điện tử rất hấp dẫn và lôi cuốn. Nói cách khác, đội 1 đã bận rộn với StarCraft II kể từ khi WarCraft III kết thúc, và không có dấu hiệu dừng lại.

Vào cuối năm 2017, StarCraft II đã được nhà phát hành chuyển sang chế độ free-to-play. Một phần lí do cho việc này là để Blizzard tiếp tục tung ra các bản cập nhật và tính năng mới cho tựa game, ví dụ như xê-ri các nhiệm vụ một người chơi Nova Covert Ops. Đội 1 đã và đang rất bận rộn. Không những thế, họ còn phải phát triển tựa game Heroes of the Storm, con bài MOBA của Blizzard.

StarCraft II hiện vẫn là một tựa game vẫn đang lớn mạnh trong hàng ngũ Blizzard. Blizzard không có lí do gì để làm thêm 1 tựa game RTS nữa cả. Cộng thêm việc Heroes of the Storm vẫn đang hút rất nhiều nguồn lực trong Blizzard, có vẻ rất bất khả thi để đội 1, hay bất kì đội nào trong cả hai, muốn làm phần tiếp theo.

Thể loại RTS ngày nay khác xưa rất nhiều

Trong nhiều năm lúc Blizzard đang tập trung tạo ra StarCraft II, nền công nghiệp xung quanh họ đã bước ra khỏi thể loại RTS. Càng ngày càng ít game có tính năng xây căn cứ, thu thập nguyên liệu, và quản lí các đơn vị của mình. Thể loại MOBA, khởi nguồn từ một mod nổi tiếng của Warcraft III, đã bùng nổ; nó đã cuốn đi những người sắp-sửa-mê-RTS và thu hút sự chú ý của họ. Tựa game 2017 của Relic Entertainment mang tên Dawn of War III là một cố gắng pha trộn hai thể loại MOBA và RTS với nhau, nhưng nỗ lực đã không thành.

Có nhiều lí do tại sao RTS không còn hấp dẫn như trước nữa. Những tựa game chiến thuật này thường kéo dài, mất khá nhiều thời gian để làm quen, nói chi đến thành thạo. Điều ngược lại là điểm mạnh của những thể loại khác (như MOBA). Ngoài ra, yếu tố đồng đội hiện có mặt ở khắp mọi nơi, từ các tựa game MOBA cho tới FPS, ngay cả Overwatch của chính Blizzard cũng cho những người chơi hợp tác với nhau. RTS thì khác, bạn sẽ “đơn thương độc mã” chiến đấu trên chiến trường. Ngay cả thể loại Battle Royale mới nổi gần đây cũng cho phép sự hợp tác giữa những người chơi với nhau.

Thể loại game xuất phát từ một mod Warcraft III đang hoành hành

Blizzard đã “mở” Warcraft III cho cộng đồng modding, cho phép người hâm mộ tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới trong tựa game cốt lõi vốn dĩ đã xuất sắc. Dù đã có rất nhiều mod ra đời trong những năm qua, một trong những chế độ nổi bật nhất chính là trận chiến giữa hai đội, trong đó mỗi người chơi điều khiển một người anh hùng, chiến đấu với creep và hero đối phương để lên cấp, cố gắng để tiêu diệt căn cứ của họ. Nó được gọi là Defense of the Ancients. Và chính nó đã chinh phục thế giới.

Ngày nay, thể loại này được gọi là MOBA, viết tắt cho Multiplayer Online Battle Arena. League of Legends của Riot Games đã trở thành cái tên lớn nhất – không chỉ trong thể loại mới, mà còn trong toàn bộ ngành công nghiệp. Dota 2 của Valve Software cũng là một trò MOBA nổi tiếng trong giới eSport.

Rắc rối là, đây là những đỉnh cao mà StarCraft và Warcraft III đã từng tận hưởng. StarCraft là tựa game eSports thống trị trong hơn một thập kỷ, nhưng ngày nay, vương miện đã bị đánh cắp bởi cơn sốt mang tên MOBA. Blizzard đã thử sử dụng phong cách của họ với Heroes of the Storm, nhưng sự hiện diện của nó không giống với hai đối thủ nặng kí kia.

Blizzard đang để mắt tới những nền tảng khác

Khi họ vừa khởi đầu, Blizzard đã từng là một nhà phát triển game cho console. Các game đua xe ban đầu của họ độc quyền trên hệ máy SNES, và series Lost Vikings cũng được tạo ra cho nền tảng đó. Nhưng khi những bom tấn của hãng bùng nổ – Warcraft, Diablo, và StarCraft – tất cả đều chỉ có mặt trên PC. Và tất nhiên, sau đó WoW đã nuốt trọn công ty và tất cả sản phẩm mà họ đưa ra trong suốt một thập kỷ chỉ toàn là nội dung cho PC.

Nhưng đó đã là quá khứ. Diablo III đánh dấu sự trở lại của Blizzard trên nền tảng máy chơi game, và tựa game này đã được đánh giá rất cao khi ra mắt. Và sau đó có cả Hearthstone, có mặt trên cả PC, Android và iOS. Overwatch cũng thế, tung hoành thế giới ở cả ba mặt trận PC, Xbox One và PS4. Blizzard đã chính thức trở thành một nhà phát triển đa nền tảng.

Và đó chính là vấn đề, các game RTS thường rất khó chơi trên console. Thể loại này yêu cầu rất nhiều phím tắt và cú click chọn chính xác, và các tay cầm chơi game thông thường không có được những tiêu chí này. Nếu Blizzard muốn tiếp tục làm game cho nhiều loại thiết bị, một tựa game RTS là một ý tồi. Một là ra mắt Warcraft 4 trên đúng một nền tảng, tiêu hao rất nhiều nhân lực, trong khi họ hoàn toàn có thể làm những thứ khác. Blizzard có lẽ sẽ chọn cách thứ hai.

Blizzard sẽ không còn là một công ty Warcraft nữa

Diablo II được phát hành vào năm 2000, và bản mở rộng Lord of Destruction của nó đã xuất hiện một năm sau. Sau đó, Blizzard phát hành Warcraft, rồi Warcraft, thêm một tí Warcraft nữa, lại thêm một chút Warcraft, và cuối cùng lại là Warcraft. Blizzard đã trở thành “công ty Warcraft” trong vòng 9 năm tròn.

StarCraft II cuối cùng đã phá vỡ chu kỳ trong năm 2010, nhưng thậm chí đó là sự trở lại của một thương hiệu đã có từ trước. Và tiếp theo là Diablo III. Ngay cả Hearthstone cũng được gán thương hiệu như một tài sản của Warcraft. Điều này có nghĩa là StarCraft phiên bản gốc từ năm 1998 là IP mới cuối cùng trong danh mục của công ty trong suốt 18 năm ròng, cuối cùng cũng  kết thúc với việc phát hành Overwatch vào năm 2016.

Đi về phía trước, Blizzard muốn tránh những địa chỉ IP giống nhau. Để làm được điều đó, họ muốn thành lập một bộ phận mới tập trung đặc biệt vào việc tạo ra những trải nghiệm mới. Ai có thể tìm thấy để dẫn đầu một liên doanh như vậy? Không ai ngoài Allen Adham, đồng sáng lập của Blizzard, người đã rời công ty vào năm 2004. Hiện ông là Phó chủ tịch cấp cao phụ trách việc tạo ra những concept mới mẻ. Blizzard khả năng cao sẽ cung cấp tài nguyên phát triển cho vị anh hùng nay đã trở về với họ, chứ không phải là một phần mới được đánh số trong một thương hiệu cũ – trong vũ trụ đó vẫn có một game MMO và một tựa game thẻ bài đang hoạt động.

Những đầu óc thiên tài Warcraft đã gần như biến mất

Blizzard đã có gần 20 năm tuổi đời, và trong thời gian đó đã có một vài thay đổi về nhân sự. Nhưng chỉ vài năm gần đây mới có những thay đổi ở những chức vụ cao cấp. Chris Metzen, người đã tạo ra truyền thuyết và cốt truyện của các tựa game thuộc Blizzard bao gồm Warcraft, đã nghỉ hưu vào năm 2016. Và Rob Pardo, người có kiến thức sâu rộng về thiết kế game đã biến Warcraft III và World of Warcraft thành những kẻ khổng lồ, hiện đang điều hành studio của riêng mình.

Không phải là bất khả thi khi để Blizzard làm Warcraft 4 mà không có Metzen, Pardo và một vài “lão làng” khác. Nhưng sự góp mặt của họ cũng là một yếu tố của sự thành công trong các phiên bản trước đây, và đây là những người thân cận với Warcraft nhất, không có họ thì ai sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều dự án trong thế giới đó để ra mắt đây?

Những tựa game cũ có thể vẫn còn sống

Vào tháng 3 năm 2017, Blizzard đã bất ngờ thông báo rằng họ sẽ phát hành một tựa game StarCraft mới. Hoặc đúng hơn là một tựa game StarCraft cũ. Mang tên StarCraft: Remastered, đó là bản gốc kèm theo bản mở rộng, cả hai đều được trau chuốt với một số chi tiết đồ họa mới mượt nhưng vẫn giữ được hơi hướng từ quá khứ . Remastered đã được đón nhận rất tốt, vừa đánh vào kí ức của người chơi đồng thời cập nhật ở những điểm hợp lí.

Blizzard là một công ty cực kỳ tự hào về các tựa game của mình và sẵn sàng tạo ra các bản cập nhật ngay cả đối với những cái tên trên mười năm tuổi. StarCraft: Remastered đã chứng minh rằng game cũ làm mới lại vẫn có thể mang về doanh thu cho công ty, mà không cần phải tạo ra các tựa game mới. Tổng thống Mike Morhaime kể từ đó đã bật mí rằng sẽ có thêm nhiều cập nhật giống như StarCraft: Remastered trong tương lai.

Vì thế nên nếu Blizzardmuốn trở lại thời RTS của Warcraft, khả năng cao đó sẽ là một phiên bản cũ được làm mới lại chứ không phải một Warcraft 4 hoàn toàn mới. Điều đó sẽ cho phép họ giữ những thương hiệu cổ điển tồn tại mà không cần phải dành quá nhiều công sức.

Series Warcraft có thể đi theo một hướng hoàn toàn khác

Không ai mong đợi Blizzard Entertainment, nhà cung cấp một số tựa game quy mô lớn nhất trong lịch sử, để tạo ra một cái gì đó nhỏ như một tựa game thu thập thẻ bài (CCG). Tuy nhiên, Hearthstone đã làm thế giới bất ngờ, và thậm chí cả Blizzard, trở thành một hiện tượng toàn cầu mặc dù chỉ là một game CCG kỹ thuật số đơn giản. Vì một lí do nào đó, nó đã được gắn thương hiệu Warcraft vào. Thực tế, ban đầu nó được gọi là Hearthstone: Heroes of Warcraft, nhưng phụ đề đã bị bỏ đi vào năm 2016 để cho phép tựa game tách ra từ truyền thuyết đó nếu muốn.

Nhiều tựa game của Blizzard đã chứng minh rằng Warcraft có thể phù hợp với rất nhiều phong cách. Warcraft bắt đầu bằng thể loại RTS, chiến thắng với MMO, và sau đó đã thành công như một game thẻ bài. Blizzard cũng có thể vận chuyển thương hiệu này đến các thể loại khác. tựa game nhập vai RPG? Platformer? Ai mà biết được phải không! Không có lý do họ không thể tạo ra lại một tựa game Warcraft có cốt truyện rõ ràng một lần nữa. Nhưng dù là trong bất kì hình hài nào, nó sẽ không phải là Warcraft 4. Nó sẽ là một nhánh mới trong một hầm mỏ vốn đã rất giàu có.