Cẩm nang

Những tựa game trên Steam mang lại doanh thu ‘khủng’ trong năm 2018

73

Năm 2018 đã qua đi, và danh sách những tựa game Steam 2018 thu về nhiều “hiện kim” của game thủ nhất đã được xác định rõ ràng. Bên cạnh những trò chơi tính phí, một số tựa game miễn phí cũng đạt được doanh thu cao nhờ việc bán các vật phẩm và trang bị trong game cho người chơi.

game steam 2018

Warframe – được sản xuất bởi Digital Extremes và từ năm 2013. Warfram là trò chơi hành động trực tuyến kết hợp các nhiệm vụ và môi trường thế giới mở. Game được phát hành miễn phí cho người chơi, doanh thu chính đến từ các vật phẩm bán ra như áo giáp, vũ khí và trang bị cho nhân vật.

game steam 2018

Dota 2 – là trò chơi chiến thuật thời gian thực được phát triển bởi Valve. Game được phát hành miễn phí, doanh thu chủ yếu đến từ việc bán các vật phẩm, trang bị trong trò chơi. Mới đây, Valve cũng giới thiệu dịch vụ Dota Plus với phí hàng tháng, cho phép người chơi có thể sử dụng một số tính năng độc quyền trong game.

game steam 2018

Tom Clancy’s Rainbow Six Siege – Người chơi sẽ sử dụng nhiều loại trang bị hiện đại để tiêu diệt đối phương. Game tập trung vào các nhiệm vụ giải cứu con tin nên cần sự tính toán và phối hợp hành động của toàn bộ 5 game thủ trong mỗi bên. Game có giá 40 USD và Ubisoft cũng có thể kiếm thêm từ việc phát hành nhưng gói cài đặt mở rộng của câu chuyện.

game steam 2018

The Elder Scrolls Online – Game thuộc thể loại nhập vai, hành động. Người chơi sẽ được tham gia vào cuộc phiên lưu khám phá thế giới mở trong The Elder Scrolls Online. Để tăng doanh thu, nhà sản xuất Bethesda Softworks đã cung cấp dịch vụ ESO Plus tính phí theo tháng, cho phép game thủ có thể tải xuống nhiều gói câu chuyện mở rộng khác nhau.

game steam 2018

Assassin Creed Odyssey – Game là phần tiếp theo trong series game hành động nhập vai “Assassin’s Creed”. Người chơi sẽ hóa thân vào nhân vật chính, tham gia thực hiện các nhiệm vụ tại thế giới Hy Lạp cổ đại.

game steam 2018

PlayerUn Unknown’s Battlegrounds – Đây được xem là tựa game đã tạo nên cơn sốt “battle royale” và giúp thể loại này trở nên phổ biến trên thế giới. PUBG hiện vẫn là một trong những tựa game phổ biến nhất trên Steam. Game được bán với giá 30 USD và người chơi sẽ phải chi thêm tiền nếu muốn sở hữu các vật phẩm để thay đổi trang phục trong game.

game steam 2018

Counter-strike Global Offensive – Tựa game này được xem như cha đẻ của trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất hiện nay. Theo Business Insider, mỗi ngày có hơn 300.000 người chơi tựa game này. Mới đây, nhà sản xuất đã đưa ra thay đổi lớn trong game khi phát hành miễn phí và bổ sung thêm chế độ “battle royale” hợp với xu thế.

game steam 2018

Monster Hunter World – Người chơi sẽ hóa thân vào nhân vật trong game đi khám phá thế giới và hạ gục những con quái vật khổng lồ. Game có chế độ một người hoặc cùng chơi với tối đa bốn người bạn.

game steam 2018

Sid Meier’s Civilization VI – Game thuộc thể loại chiến thuật thời gian thực. Người chơi sẽ thực hiện các công việc như thu thập tài nguyên, xây dựng, phát triển và mở rộng quy mô đất nước.

game steam 2018

Far Cry 5 – Nằm trong series “Far Cry”, Far Cry 5 mang đến cho người chơi một thế giới mở chứa đầy những cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Game mang đến cái nhìn mới lạ khi kết hợp bắn súng góc nhìn thứ nhất với yếu tố thế giới mở. Giống như các tựa game khác của Ubisoft, doanh thu của trò chơi đến nhiều từ các gói nội dung bổ sung.

game steam 2018

Rocket League – Game có lối chơi độc đáo khi kết hợp giữa bóng đá và đua xe bay. Tháng 1/2018, trò chơi đã có được hơn 40 triệu người chơi trên toàn cầu. Nhà sản xuất Psyonix cũng liên tục đưa ra các bản cập nhật, bổ sung thêm nhiều phương tiện với màu sắc mới.

game steam 2018

Grand Theft Auto V – được ra mắt từ năm 2015 và phát hành bởi Rockstar Games, đến nay, Grand Theft Auto V vẫn đạt được nhiều thành công nhờ những cập nhật liên tục từ nhà sản xuất. Trò chơi cũng đã bán ra hơn 100 triệu bản và trở thành tựa game thứ ba trên Steam đạt được thành công này.

Cẩm nang

Các tựa game iPhone MIỄN PHÍ hay nhất năm 2018 (P.1)

35

Những ngày mà bạn phải mua những cỗ máy chơi game và tiêu hàng đống tiền để có được một trải nghiệm chơi game chất lượng đã qua rồi. Nhờ vào iPhone (và iPod Touch) và App Store, bạn có thể có được một trải nghiệm chơi game tuyệt vời với chỉ vài đô la (hoặc rẻ hơn) hoặc thậm chí ít hơn nữa.

Thực tế, nhiều tựa game ngoài kia đều miễn phí. Nhưng liệu bạn có thể có thể có được các trò chơi tuyệt vời mà không tốn một đồng nào không, hay mục  “miễn phí” của App Store chỉ là một cái cớ tồi tệ cho việc phục kích bạn bằng việc mua hàng trong ứng dụng?

Câu trả lời là, tất nhiên, đối với cả hai. Bí quyết ở đây là tìm ra được ra các viên ngọc quý giữa một biển game. Và sau đây sẽ là danh sách các trò chơi miễn phí hàng đầu cho iPhone, không theo một thứ tự nhất định, bao gồm các tựa  classic lâu đời cũng như các tựa hiện đại, mới ra mắt gần đây.

It’s Full of Sparks

It’s Full of Sparks sẽ đưa bạn vào một thế giới nơi các quả pháo được đưa đến sự sống bằng một cách tàn nhẫn. Nhận thức được cái kết đáng thương của mình, chúng tạo ra các đường nối để các dòng nước có thể đi qua, dập tắt các tia lửa để tránh việc bị nổ tung. Nhiệm vụ của bạn là hỗ trợ chúng trong việc này.

Mỗi một trong 80 màn chơi được làm thủ công chỉ mất một vài giây để hoàn thành – ít nhất là khi đã thông thạo trò chơi. Trước lúc đó, sẽ có rất nhiều thử thách và sai lầm khi bạn bấm các nút màu để thay đổi địa hình, và lấy các cánh quạt cho phép bạn bay lên.

Mặc dù cơ chế điều khiển có thể chưa tốt, tựa game này thật sự rất hay – cực kì cá tính cùng với các thiết kế màn chơi thông minh. Nó có thể dễ dàng giúp bạn có một khoảng thời gian vui vẻ thậm chí cả khi các quả pháo của bạn nổ tung.

Tải It’s Full of Sparks miễn phí

Jump Drive

Jump Drive bắt đầu với một vài thứ vớ vẩn về việc khám phá một hệ thống đẩy trong không gian, nhưng đây chỉ là một cái cớ cho một trò chơi căng thẳng, được thiết rất khéo léo để chơi bằng một ngón tay.

Con tàu nhỏ của bạn sẽ di chuyển qua không gian một cách  rất chậm chạp trừ khi bạn chạm vào màn hình, khi đó nó sẽ sẽ phóng thẳng đển mục tiêu tiếp theo. Vấn đề ở đây là thường sẽ có một thứ gì đó rất nguy hiểm trên đường đi của bạn.

Các chướng ngại vật sẽ chặn đường của bạn bao gồm những bức tường di chuyển qua lại khá chậm chạp; nhưng Jump Drive sẽ thi thoảng thay đổi không khí một chút, trò chơi sẽ dần dần lộ ra các bánh răng chết người mà bạn phải bay vào trong và sau đó vượt ra ngoài, và các hệ thống sẽ kéo tàu của bạn sang phải và trái.

Tính chất theo trình tự của Jump Drive khiến đây là một trong các trò chơi khi bạn va phải một thứ gì đó, bạn chỉ có thể đổ lỗi cho phản xạ và khả năng canh thời gian của mình.

Tải Jump Drive miễn phí

Amazing Katamari Damacy

Amazing Katamari Damacy là một tựa game endless runner khá là kì lạ. Được dựa trên một tựa game Playstation 2, nơi một hoàng tử tí hon lăn một quả banh thần kì của mình vào các vật nhỏ hơn để khiến quả banh ngày càng to hơn.

Trên iPhone, tính chất tự do di chuyển của bản gốc đã bị bỏ đi, nhưng bản chất điên cuồng của trò chơi vẫn được giữ nguyên. Bạn bắt đầu với việc lăn quả banh của mình vào các chiếc đinh, nhưng nhanh chóng chuyển sang các món đồ chơi, xe cộ, và thậm chí cả một tòa nhà.

Cơ chế điều khiển tuy hơi khó sử dụng – cơ chế nghiêng sẽ tốt hơn cơ chế vuốt – và trò chơi có thể hơi dài, nhưng đây là một trò chơi khá là đẹp mắt, với một sự thay đổi thú vị sẽ khiến bạn phải chú ý ngay cả khi bạn đã quá mệt mỏi với thể loại endless runner.

Tải Amazing Katamari Damacy miễn phí

Rainbow Rocket

Rainbow Rocket là một tựa game hơi liên quan đến việc tung hứng – với các tên lửa được bắn vào các thiên thạch đang rơi xuống hành tinh của bạn.

Ba tên lửa có màu ở phía cuối màn hình sẽ được phóng với một cú chạm của bạn. Bạn sẽ cần phải phóng các tên lửa trùng màu với các thiên thạch, nếu không mọi thứ sẽ nổ tung.

Ban đầu, tuy có vẻ khá đơn giản và nhàm chán, nhưng trò chơi sẽ nhanh chóng trở nên cực kì thử thách khị bạn bắt đầu pha trộn các màu sắc với nhau (bằng cách vuốt một tên lửa này sang tên lửa khác), và đối phó với các thiên thạch khổng lồ với lõi và bề mặt có các màu sắc khác nhau. Khá là vui – cho tới khi bạn thử chế độ meteor.

Tải Rainbow Rocket miễn phí

Beat Street

Beat Street là một tựa game brawler được lấy cảm hứng từ nhiều tựa game khác nhau. Với phong cách đồ hòa pixel làm gợi nhớ đến các tựa game “beat ’em up” classic, và lối chơi dừng-chạy – thi thoảng trò chơi sẽ cung cấp cho bạn một cây gây bóng cháy để bạn thỏa sức đánh bay kẻ thù – của các tựa game huyền thoại như Double Dragon và Street of Rage.

Tuy nhiên đây không hẳn là một chiếc vé về tuổi thơ. Trò chơi cho ta một cảm giác quen thuộc, nhưng bối cảnh của nó khá là kì quặc (giải phóng một thành phố bị khủng bố khỏi tay lũ gặm nhắm), và bạn có thể điều khiển mọi thứ bằng ngón cái của bạn.

Cơ chế điều khiển của Beat Street rất tuyệt vời, chúng hoạt động rất hiệu quả, cho phép bạn di chuyển, đấm, đá, và tung các đòn đặc biệt một cách rất khéo léo và cho bạn nhiều cách để “tẩn” các con chuột này. Ngoại trừ việc bạn phải cày cuốc để mở khóa các màn chơi, Beat Street là một tựa game brawler hoàn hảo cho iPhone.

Tải Beat Street miễn phí

Duke Dashington Remastered

Duke Dashington Remastered là một tựa game platform một màn ảnh có nhịp độ nhanh với một nhà thám hiểm chuẩn “quý’s tộc’s ” Duke Dashington. Đương nhiên, như tên gọi của mình, quý ông này sẽ không đi bộ nhiều mà chủ yếu sẽ dash qua lại. Nhấn trái hoặc phải để anh ta phóng mình theo hướng đó tới khi anh ta đụng phải một bức tường, bấm lên sẽ khiến anh bắn mình lên phía trần nhà.

Việc sở hữu tốc độ này khá là tiện dụng, khi cuộc phiêu lưu của anh ta chỉ diễn ra trong bốn hầm ngục đang sụp đổ dần. Anh ta phải thoát khỏi mỗi căn phòng chỉ trong 10 giây ngắn ngủi, hoặc kết thúc như một kho báu bị chôn sâu dưới đất.

Với thiết kế màn chơi thông minh khiến 120 căn phòng trở thành một thứ gì đó giống như các câu đố nhỏ. Và dù trò chơi có thể được hoàn thành trong vài giờ, chế độ time-attack sẽ cho các nhà tham hiểm cứng cỏi và lanh lẹ một lý do để trở lại.

Tải Duke Dashington Remastered miễn phí

Cally’s Caves 4

Cally’s Caves 4 sẽ tiếp tục cuộc phiêu lưu của Cally, một cô gái trẻ đã dành hết phần lớn cuộc đời của mình chu du khắc các thế giới rộng lớn và hạ gục những tên kẻ xấu.

Đây là lần duy nhất bố mẹ cô không bị bắt cóc (ngược với cốt truyện của ba phần trước trong series) – lần này cô đang tìm kiếm một huy chương có thể hóa giải một lời nguyền. Nhưng lối chơi vẫn giữ được sự được sự hấp dẫn của việc vừa chạy vừa bắn, với vô số các vũ khí để khám phá (và lên cấp bằng việc bắn phá mọi thứ).

Nhưng có lẽ phần hay nhất của trò chơi chính là sự xuất hiện của Bera, một chú gấu ninja đồng hành cùng Cally. Với các móng vuốt sắc nhọn của mình làm việc xử các tên kẻ thù trở nên dễ dàng, dẫn đến một sự thay đổi nhịp độ khá hay cho trò chơi khi người bạn lông lá của ta phá banh các khu vực trò chơi.

Tải Cally’s Caves 4 miễn phí

Infiniroom

Infiniroom là một tựa endless runner đặt trong một căn phóng kín. Nhân vật nhỏ bé của chúng ta sẽ nhảy từ bức tường này sang bức tường khác, đi vòng vòng và né các hộp điện được bật lên.

Thỉnh thoảng, sẽ có một mảng tường chuyển sang màu cam, trước khi biến mất và mở rộng không gian một chút. Nhưng đôi khi không gian trong căn phòng chuyển sang màu đỏ – cảnh báo rằng nó sẽ trở lại thành các bức tường, và bạn thật sự không nên ở đó khi nó xảy ra. Các tia laser và lưỡi cưa sẽ tăng độ phức tạp của game hơn nữa.

Mỗi nhân vật trong game đều sỡ hữu các năng lực đặc biệt khác nhau, được thiết kế để tăng thời gian sống sót cho mình. Nhưng đừng nhầm lẫn: đây là có thể được xem như một phiên bản siêu khó của Super Hexagon.

Việc có thể sống sót trong vòng một phút yêu cầu một tốc độ phản ứng siêu nhân. Infiniroom tuy có thể tàn bạo và gây ức chế, nhưng nó cũng rất hấp dẫn.

Tải Infiniroom miễn phí

Sonic Forces: Speed Battle

Sonic Forces: Speed Battle đã chuyển thể chuyến phiêu lưu của nhân vật được yêu thích nhất của Sega thành tựa một tựa game runner 3D. Phải thú nhận rằng tựa game này khá giống với Sonic Dash và Sonic Dash 2, mà bạn có thể đã từng chơi qua rồi.

Điểm khác biệt ở đây là ở hệ thống chiến đấu, trò chơi sẽ đưa bạn đối đầu với 3 người chơi khác.  Trong lúc vượt qua các đượng chạy, tránh các cạm bẫy, bạn có thể nhặt vài pick-ups – đa số sẽ là vũ khí.

Việc này đã làm biến đổi lối chơi hơi giống Sonic Dash trở thành một cuộc đua căng thẳng hơi có chút ảnh hưởng của Mario Kart.

Đương nhiên, sẽ có nhiều mục mở khóa các chức năng cao cấp hiện lên trong quá trình chơi, nhưng dù vậy đây vẫn sẽ là một trải nghiệm khá vui.

Tải Sonic Forces: Speed Battle miễn phí

BotHeads

BotHeads nhìn có vẻ khá giống một phiên bản giá rẻ của Badland, từ các background đầy màu sắc, và các màn chơi đầy các hình bóng. Nhưng BotHeads cho cảm giác chơi rất khác, mang tính chính xác hơn sự hỗn loạn có trật tự – ngay cả khi bạn bị di chuyển liên tục ngoài ý muốn.

Bothead của bạn sẽ có hai bộ đẩy để giữ mình trên không trung. Bạn sẽ liên tục đi về bên phải để đến các checkpoint cho phép bạn thư thả một vài giây. Với các màn chơi đầy rẫy những nguy hiểm, từ những quả banh bay về phía bạn cho đên các lưỡi cưa khổng lồ.

Điều đó có lẽ sẽ không tệ lắm, nhưng mục đích ở đây là vượt qua toàn bộ trò chơi chỉ với một lượt thử. Để “cổ vũ” thêm cho người chơi, dấu vết của các Bothead từ các đợt thử thất bại sẽ xuất hiện trong background ở các lần thử tiếp theo. Tất cả kết hợp lại đã tạo nên một sự pha trộn giữa phong cách và ý tưởng hoàn hảo cho iPhone.

Tải BotHeads miễn phí

Nguồn: Techradar

Cẩm nang

Các bộ loa máy tính đáng mua nhất hiện nay – Phần 1

0

Đối với những người dùng PC lâu năm, âm thanh có lẽ là một trong các thành phần cốt lõi nhất để đem lại một trải nghiệm toàn diện. Trong khi đa số người dùng thường có xu hướng chọn cho mình một chiếc tai nghe đáng tin cậy để làm việc cũng như chơi game, khó có thứ gì thật sự qua mặt được một bộ loa khi xét đến các trải nghiệm giải trí. Chưa kể việc sử dụng tai nghe trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến tai của bạn. Chính vì lẽ đó, danh sách sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những bộ loa máy tính tốt nhất hiện nay.

Logitech G560

Loa chơi game tích hợp RGB tốt nhất

Cân nặng: 1.79kg (vệ tinh) 5.5kg (trầm)

Kích thước: 5.8 x 6.5 x 4.6 inch (vệ tinh) 15.9 x 10 x 8.1 inch (trầm)

Drivers: 6.5 inch subwoofer, 2 inch tweeter

Hỗ trợ kết nối: USB,3.5mm, Bluetooth

Ưu điểm:

  • Hệ thống đèn Lightsync RGB ấn tượng
  • Tích hợp DTS: Virtual Surround

Nhược điểm:

  • Không có bộ chỉnh âm lượng/ âm bass độc lập
  • Hệ thống Lightsync chỉ hoạt tốt khi được đặt sát tường

Khi nói đến hệ thống đèn RGB, cho dù bạn có thích nó hay không thì có lẽ ai cũng sẽ đồng ý rằng các tính năng thật sự chỉ mang tính phô trương. Nhưng nếu như bạn thật sự yêu thích tính năng này, và bạn đang tìm kiếm một sản phẩm có thể tác động đến trải nghiệm chơi game của bạn thì bộ loa Logitech G560 chính là sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm.

Phần mềm của Logitech sẽ cho phép bạn lựa chọn giữa hai chế độ điều khiển cho loa. Điều khiển phần cứng sẽ loại bỏ các phần mềm và sử dụng các thiết bị đầu vào AUX hay Bluetooth để chiếu sáng. Bạn sẽ có được một chu kỳ màu sắc hình cầu vồng khá đẹp, được sử dụng như là một công cụ hiển thị âm thanh, nháy lên và sáng lên theo nhịp của các bài hát đang phát. Chuyển sang điều khiển phần mềm sẽ cho phép bạn chọn giữa các màu sắc cố định, chu kỳ màu sắc, bộ hiển thị âm thanh và chế độ chiếu sáng mẫu màn hình.

Lấy mẫu màn hình là nơi G560 thực sự tỏa sáng. Giống như các sản phẩm đèn nền ambient, phần mềm sẽ sử dụng các khu vực được người dùng xác định của màn hình và mở rộng màu sắc ra ngoài để tạo một trải nghiệm ánh sáng sống động. Vì một phần của hiệu ứng này phụ thuộc vào đèn LED phía sau, loa cần phải được đặt ngay bên cạnh màn hình của bạn và ngược với tường để có hiệu quả tốt nhất.

Trong khi hệ thống ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng của trải nghiệm, độ chính xác của âm thanh cũng sẽ không hề kém cạnh. Hệ thống âm thanh vòm 7.1 của các tai nghe chơi game thường không được đánh giá quá cao, nhưng khá bất ngờ khi hệ thống DTS: X hoạt động khá tốt với G560, đặc biệt khi trong các tình huống xác định hướng đạn trong các game bắn súng. Đây chính là một sự lựa chọn hoàn hảo nếu như bạn muốn sở hữu hệ thống âm thanh vòm mà không cần quan tâm đến các bộ 5.1 hay 7.1. Ngay cả với mức giá 5tr5 thì đây vẫn là một lựa chọn tuyệt vời.

Klipsch R-15PM

Loa cao cấp tốt nhất dành cho máy tính

Cân nặng: 4.67kg

Kích thước: 12.5 x 7 x 8.11 inch

Driver: 5.25 inch subwoofer, 1 inch tweeter

Hỗ trợ kết nối: USB, cổng Optical, 3.5mm, Bluetooth

Ưu điểm:

  • Tùy chọn kết nối cao
  • Tích hợp amplifier

Nhược điểm:

  • Đắt tiền
  • Kích thước quá lớn cho bàn làm việc thông thường

Hầu hết người tiêu dùng sẽ không thể tưởng tượng được việc chi tận hơn 10 triệu cho một bộ loa máy tính, nhưng các tín đồ âm thanh vẫn luôn khao khát để có được trong tay các sản phẩm cao cấp nhất giống như bất kỳ game thủ PC nào cũng luôn ao ước để có thể sở hữu các card đồ họa hàng đầu. Các hệ thống loa máy tính cao cấp thường bao gồm các monitor và một loa subwoofer riêng biệt. Và trong khi chúng thường sẽ cung cấp âm thanh trong và rõ ràng, các sản phẩm này thường thiếu các tính năng thân thiện với các game thủ PC. Đó là trước khi Klipsch R-15PM được ra mắt.

Với tối đa năm tùy chọn đầu vào bao gồm Bluetooth, USB, 3.5mm AUX, quang kỹ thuật số và analog RCA/phono, R-15PM chính là bộ loa đa năng nhất mà PC Gamer đã thử nghiệm.

Một bộ điều khiển từ xa sẽ cho phép bạn cấm nhiều nguồn vào cùng một lúc và bật chúng một cách nhanh chóng. Bộ amplifier được tích hợp sẵn sẽ giúp loại bỏ đi việc gắn thêm một DAC bền ngoài, khiến cho bàn làm việc/chơi game của bạn trở nên gọn gàng và ngăn nắp hơn.

Ngay cả khi đứng một mình, bộ loa vẫn sẽ cung cấp một trải nghiệm âm thanh mạnh mẽ và nhất quán ở mọi phạm vi. Nhưng khi thêm subwoofer Klipsch R-10SW vào, có thể nói rằng R-15PM đang ở một đẳng cấp khác biệt. Trong khi các loa thụ động phải được ghép nối với một bộ amplifier bên ngoài để có thể hoạt động với nhiều loa, amplifier tích hợp sẵn trong R-15PM đã được tinh chỉnh phù hợp cho một mô hình cụ thể. Và sự tối ưu hóa này đã được chứng minh qua việc sản phẩm này cung cấp một độ chính xác tuyệt vời trong các thử nghiệm của PC Gamer.

Đây sẽ không phải là bộ loa cao cấp rẻ nhất hiện nay, đặc biệt nếu bạn tính thêm chi phí của một loa subwoofer. Nhưng khi xét đến sự đơn giản và các tính năng thân thiện với người tiêu dùng, R-15PM chính là lựa chọn loa cao cấp tốt nhất mà bạn có thể có được.

Theo PC Gamer

Phần 2

Cẩm nang

500 tựa game hay nhất mọi thời đại (160-141)

3

<< Phần 17

Có những trò chơi điện tử chỉ đem lại những giây phút giải trí ngắn ngủi. Thời gian qua đi, tên tuổi của chúng dần dần chìm vào quên lãng. Nhưng vẫn có những tựa game mà giá trị của nó sẽ còn tồn tại mãi mãi, luôn được thế giới biết đến là những biểu tượng, cột mốc trên chặng đường phát triển của loại hình giải trí này. Đó sẽ là những tựa game mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong series bài viết: 500 tựa game hay nhất mọi thời đại, và đây là phần nối tiếp phần trước.

161. DEFCON

(2007, Mac, PC, các hệ máy khác)

DEFCON đi tiên phong trong ý tưởng ‘rẻ không có nghĩa là dở’. Thật sự thì đại đa số nhà phê bình ngạc nhiên khi một game có kinh phí thấp như thế lại đạt chất lượng cao như vậy. DEFCON là ví dụ sớm thách thức mô hình sản xuất game của ngành công nghiệp này.

160. Crusader Kings 2

(2012, Mac, PC, các hệ máy khác)

Thử thách người chơi phải cầm quyền một đế chế thành công và chọn ra người kế nhiệm, Crusader Kings 2 nổi bật trong thể loại này nhờ phải đảm đương nhiều nhiệm vụ đơn giản cùng lúc. Game cho người chơi quyền lực đồng thời buộc họ phải tuân thủ những quy định có trong mô phỏng này.

159. Civilization 4

(2005, PC, các hệ máy khác)

Phiên bản hay nhất trong series chiến thuật theo lượt này, Civilization 4 giới thiệu hệ thống AI được trau chuốt lại, tạo ra những thách thức khó hơn. Game đơn giản chỉ hay hơn. Với đồ họa hoàn toàn mới và cải thiện chế độ single cũng như multiplayer, Civilization 4 củng cố thương hiệu Civilization lừng danh. Bản nhạc đầu game cũng là bản nhạc đầu tiên trong thế giới game giành một giải Grammy.

158. Castlevania: Aria of Sorrow

(2003, Game Boy Advance, các hệ máy khác)

Castlevania: Aria of Sorrow là game đúng chất Castlevania duy nhất trên Game Boy Advance. Ngang tầm với Symphony of the Night, gameplay của Aria of Sorrow đủ hay để có thể sánh ngang với những phiên bản trên hệ máy concole.

156. 80 Days

(2014, Android, iOS, PC)

Đến 2014, thể loại game chữ đã trở nên khá cũ. Nhưng sự xuất sắc trong 80 Days kể về hành du lịch vòng quanh thế giới, cùng với những sắc thái khác nhau và độ phức tạp trong câu chuyện được quyết định bởi người chơi là một trong những ví dụ tốt nhất về game kể chuyện.

155. Assassin’s Creed 2

(2009, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Phiên bản kế thừa của bản gốc Assassin’s Creed, Assassin’s Creed 2 cải thiện hầu hết mọi thứ mà phiên bản 1 đã làm sai. Kết hợp gameplay lén lút cùng câu chuyện báo thù đầy xúc động, Assassin’s Creed 2 là ví dụ điển hình về cách làm phần kế tiếp cho hay.

154. Pac-Man: Championship Edition DX

(2010, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Pac-Man: Championship Edition DX biết cách làm hiện đại hóa một game cổ điển. Lấy gameplay truyền thống của Pac-Man, nhưng thêm những cơ cấu mới như tăng tốc độ, tăng điểm và các kẻ thù mới, Championship Edition trở thành một trong những game gây nghiện nhất được phát hành, và có thể đối đầu với phiên bản Pac-Man cổ điển.

153. Geometry Wars

(2005, Xbox 360, các hệ máy khác)

Giống với Pac-Man: Championship Edition DX, Geometry Wars là phiên bản làm lại hoàn hảo từ dòng game cũ. Là game bắn súng đơn giản, Geometry Wars tạo cho chúng ta cảm giác bị áp đảo bởi những làn sóng của kẻ thù – bị bắn tan vỡ ra thành những vật thể sáng, đầy màu sắc. Geometry Wars đã hiện đại hóa dòng game truyền thống này.

152. The Walking Dead Season 1

(2012, Mac, PC, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

The Walking Dead thay đổi mọi thứ mà chúng ta biết về cốt truyện game. Tập trung vào sức ảnh hưởng của từng quyết định, nó sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều khoảnh khắc đứng tim. The Walking Dead đặt ra câu hỏi khó trả lời: Bạn sẵn sàng dấn thân bao xa để cứu lấy một mạng sống khác?

151. Metroid Prime

(2002, GameCube, các hệ máy khác)

Game Metroid đầu tiên với góc nhìn thứ nhất, Metroid Prime vẫn giữ nguyên công thức làm nên thành công của series. Góc nhìn của Prime khiến cho game đáng để chơi trong series này, sáng tạo cách khám phá và dẫn dắt người chơi đến tận cùng mọi ngõ ngách.

150. Soul Calibur 2

(2002, Arcade, các hệ máy khác)

Các nhân vật trong Soul Calibur 2 vẫn nổi bật đến ngày hôm nay. Game tạo ra những cuộc tranh luận ai sẽ là người chiến thắng, để người chơi chọn Spawn đấu với Astaroth, hay Link với Taki. Tuy không phải là game đầu tiên có sự xuất hiện của các nhân vật đến từ game khác, nhưng việc sử dụng các tên tuổi lớn đã khiến Soul Calibur 2 nổi bật hẳn lên.

149. Animal Crossing: New Leaf

(2013, Nintendo 3DS)

Mở rộng hệ thống mô phỏng đời thường trong Animal Crossing, New Leaf cho người chơi khả năng tùy chọn và nhiều phương pháp để tương tác với thế giới. Là một series dễ bị nghiện, những cải thiện này khiến tựa game này là một trong những phiên bản Animal Crossings khiến bạn không thể rời mắt.

148. Super Mario 3D World

(2013, Wii U)

Super Mario 3D World chơi tuyệt nhất với 4 người. Nó liên tục thay đổi thể loại game nhưng chưa bao giờ thiếu đi cái chất của chính tựa game. Như Polygon miêu tả “Có thể bạn không nhận ra được, nhưng đây là một trong những game nhiều người chơi hay nhất mà bạn từng trải nghiệm.”

147. Wolfenstein 3D

(1992, PC, các hệ máy khác)

Wolfenstein 3D khởi đầu mọi thứ. Game đột phá bắn súng góc nhìn thứ nhất của ID thường bị che khuất bởi cái bóng của Doom, nhưng nếu không có Wolfenstein 3D thì sẽ không có Doom. Nếu không có Doom, thì có lẽ bạn cũng biết rồi đấy. Cuộc cách mạng của Wolfenstein đã mở đường cho dòng game góc nhìn thứ nhất tỏa sáng.

146. Mortal Kombat 2

(1993, Arcade, các hệ máy khác)

Sau khi Mortal Kombat gây shock cho thế giới bằng độ bạo lực của mình, Mortal Kombat 2 tiếp tục đi theo con đường của người anh trước đó. Vẫn là game đối kháng bạo lực tuyền thống và khiến cho người khác bực tức, Mortal Kombat 2 thêm rất nhiều thứ mới.

145. Team Fortress 2

(2007, PC, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Team Fortess 2 bao gồm các nhân vật độc nhất, vui tính và tiếp cận người chơi khá là khác so với những game cùng thời điểm đó, khi mà rất nhiều game không có lồng tiếng nhân vật vào. Phong thái nhẹ nhàng của Team Fortress 2 giúp mở đường cho dòng game bắn súng hero phát triển.

144. The Legend of Zelda: Link’s Awakening

(1993, Game Boy, các hệ máy khác)

The Legend of Zelda: Link’s Awakening cảm giác quá to lớn để là một game Game Boy. Cuộc phiêu lưu lớn, có chiều sâu đã thu hút lượng lớn người chơi khi ra mắt vào năm 1993. Tuy series giờ đây đã có chỗ đứng trên các hệ máy di động, Link’s Awakening là phiên bản đầu tiên biến điều đó thành sự thật.

143. Unreal Tournament

(1999, PC, các hệ máy khác)

Nhanh chóng khẳng định mình là một trong những game bắn súng online góc nhìn thứ nhất hay nhất, Unreal Tournament bao gồm một trong những gameplay, đồ họa và các màn chơi tốt nhất ở thời điểm đó. Nếu chỉ tính Online, Unreal Tournament có hàng ngàn người chơi đang muốn thể hiện kĩ năng của mình.

142. The Operative: No One Lives Forvers

(2000, PC, others)

Kết hợp giữa game bắn súng góc nhìn thứ nhất và lén lút, No One Lives Forever đẹp hơn hầu hết các tựa game được ra mắt khi đó. Phong cách của những năm 60, cốt truyện dí dỏm và những phụ kiện khiến chàng 007 phải đỏ mặt.

141. Super Smash Bros.

(1999, Nintendo 64)

Super Smash Bros. cảm giác như chúng ta đang chơi cùng những mô hình nhân vật. Với các nhân vật trong Nintendo, nhiệm vụ của game là đánh bật đối phương ra khỏi bản đồ. Super Smash Bros. là bước khởi đầu để ông trùm định hình các game thi đấu đối kháng.

Nguồn: Polygon

Phần 19 >>

Cẩm nang

Những lá bài Legendary mạnh nhất Hearthstone tháng 1/2018 – Phần 1

18

Liệu Patches có còn giữ vững vị trí tối cao, và có bao nhiêu vũ khí uy lực của Kobolds & Catacombs lọt vào danh sách những lá bài mạnh nhất lần này?
Bản mở rộng mới nhất của Hearthstone, Kobolds và Catacombs, có những lá bài đầy sáng tạo và rất uy lực, được lấy cảm hứng từ D&D cổ điển cũng như cốt truyện World of Warcraft. Với những gì đang diễn ra trong meta, đã đến lúc chúng ta điều chỉnh lại thứ tự sức mạnh của các lá legendary trong Hearthstone.

Một nhóm người chơi Hearthstone chuyên nghiệp cũng như những người chơi nằm trong top đã chọn ra những lá legendary quan trọng nhất trong Standard. Trong phiên bản này, một số lá bài – như Patches và Raza – sẽ ra khỏi Standard khi có bản mở rộng mới, tức là vào khoảng tháng Tư. Chúng bị đánh giá thấp hơn một chút để thể hiện rằng bạn chỉ có thể sử dụng chúng trong Standard vài tháng nữa thôi.

Lựa chọn bài để craft hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích cá nhân, và tất cả chúng ta đều dành dust cho legendary bởi chúng ta thích thế. Có thể rằng những lá bài nằm ở top trên là những lựa chọn khá an toàn, nhưng hãy đọc giải thích của mỗi lá một cách cẩn thận để hiểu rõ lý do vì sao nó lại nằm ở vị trí cao như vậy. Đó là cách tốt nhất để biết liệu nó có ảnh hưởng đến lối chơi của bạn hay không.

Cũng cần phải chú ý rằng rất nhiều lá bài mạnh của Kobolds và Catacombs là Epic. Nếu bạn có 1600 dust, bạn thực sự nên cân nhắc craft 4 Epic thay vì chỉ 1 legendary. Corridor Creeper rất cần thiết vào lúc này, và nó sẽ nằm rất gần top nếu nó là 1 legendary (nó cũng rất có thể sẽ bị nerf). Ngoài ra các lá epic như Branching Paths, Call to Arms, Voidlord, Fal’dorei Strider và Psychic Scream cũng là những nguồn lực dồi dào trong class của chúng.

Với tất cả những điều đó, hãy cùng bắt đầu danh sách với 1 bất ngờ thú vị…

#20: Master Oakhearth

Master Oakhearth đã tìm thấy chỗ ở tạm thời Control Warlock trước khi bị thay thế bởi các phiên bản hoàn thiện hơn. Vào thời điểm hiện tại, nó chỉ xuất hiện trong các deck dị và trên các stream meme, nhưng điều đó không có nghĩa là thời đại của nó sẽ không xuất hiện.

Khả năng Recruit 3 minion từ deck đảm bảo rằng bạn có cơ hội tạo ra các combo mới lạ. Hãy nhớ rằng có rất nhiều minion mạnh mà có attack thấp, như Voidlord và Dragonhatcher, đồng nghĩa với việc Oakheart có tiềm năng lật ngược thế trận.

Nếu bạn đang tìm kiếm một lá bài giúp bạn leo rank thần tốc trong Hearthstone, thì đây không phải là sự lựa chọn thích hợp vào lúc này. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một lá bài thú vị có khả năng kết hợp với nhiều lá bài khác để tạo ra một sự đe doạ đáng kể vào cuối game thì Oakheart hoàn toàn phù hợp.

#19: Frost Lich Jaina

Bỏ qua sự thật rõ ràng rằng Jaina nên được sử dụng trong một deck Elemental, lá bài này đã tìm được vị trí của mình như là một phương án thứ 2 để dành chiến thắng của các deck Control Mage. Một deck chỉ sử dụng Elemental hiện tại không ổn định để sử dụng để chơi ở các cấp độ cao, mặc dù Baron Geddon đôi khi được kết hợp với Jaina vừa giúp dọn bàn vừa hồi một lượng máu đáng kể.

Điều đáng nói ở đây là chỉ riêng khả năng tạo ra Water Elemental cũng đã đủ value cho lá bài này rồi. Thiệt hại gây ra bởi các phép của Mage có thể giảm máu của các minion đối phương xuống khá thấp, rất dễ bị ping, tức là việc đối thủ triệu hồi minion cũng là mối đe doạ cho chính họ. Đương nhiên điều này vô cùng có lợi cho Mage – hoặc là bạn sẽ có thêm Water Elemental, hoặc bạn sẽ kiểm soát bàn đấu. Một khi quá trình này diễn ra, Jaina sẽ hồi phục máu ở mức độ đáng báo động, giúp bạn có thêm rất nhiều thời gian trước khi ván đấu kết thúc.

Điểm yếu của Jaina là quá chậm trong các kèo gặp aggro, nên Hero của Mage gặp khó trong meta quá nhanh. Tuy thế, chắc chắn bài ca lửa và băng (theo đúng tên deck Elemental Mage có sẵn khi các bác tạo deck Mage mới) của Jaina sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

#18: Sonya Shadowdancer

Khả năng của Sonya cực kì tiềm năng trong các deck Rogue. Không chỉ bởi vì rất nhiều minion của Rogue có Battlecry quan trọng, mà còn bởi nó giúp giảm cost để kích hoạt Combo.

Đã có những cuộc thử nghiệm dành cho Sonya. Khá nhiều người chơi chuyên nghiệp cảm thấy nó không đủ mạnh đối với các deck Tempo Rogue hiện tại, mặc dù Rage đã lên rank cao Legend bằng lá bài này. Tuy nhiên trong Quest Rogue, khả năng của Sonya cực kì hoàn hảo, khi deck đó trở lại thời hoàng kim thì cũng chính là thời đại của lá bài này.

Điều quan trọng hơn cả về Sonya đó là còn tận 3 set bài nữa phải được tung ra trước khi nó rời khỏi Standard. Và trong thời gian đó, chỉ cần 1 lá bài kết hợp tốt với Sonya thì nó sẽ ngay lập tức leo lên top.

Cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận rằng có khá nhiều lá bài tốt mà trong tên hoặc text của nó có Shadow: Shadowstep, Shadow Strike, Shadowcaster, Shadowflame và Possessed Villager. Shadowdancer chắc chắn sẽ là lá bài tiếp theo. Đến lúc để Sonya tỉnh dậy rồi!

#17: Fandral Staghelm

Fandral là một trong những legendary mạnh một cách ổn định nhất của Hearthstone. Bản thân là một minion có chỉ số khá đẹp, 4 mana 3/5, và khả năng của nó có thể kết hợp với hầu hết tất cả các lá bài của Druid, vì vậy nó luôn có value kể cả khi chơi theo cách thông thường.

Lá bài thường được thấy kết hợp với Fandral nhất chính là Nourish. Với việc có thể bốc 3 lá bài chỉ với 2 mana không chỉ cực kì mạnh, mà trong số những lá bài bốc được cũng rất có thể có lá bài mang hiệu ứng Choose One. Hiệu ứng dây chuyền như vậy khiến chúng ta liên tưởng đến Miracle Rogue. Wrath có thể gây 4 sát thương và thậm chí còn bốc thêm 1 lá bài. Feral Rage vừa giúp tiêu diệt minion vừa tăng giáp, giúp thoát khỏi vòng nguy hiểm, vân vân và mây mây… Chỉ cần Fadral sống sót qua 1 turn thôi, người chơi có thể tận dụng toàn bộ mana để sử dụng khả năng này và kết thúc trận đấu trong thắng lợi.

Mặc dù thời hoàng kim của Fandral đã qua, value của nó vẫn tiếp tục làm mưa làm gió cùng với Druid. Nó đã trở thành một gương mặt quen thuộc nằm trong top trên của Hearthstone, và thậm chí sau nhiều thay đổi, Malfurion và Fandral sẽ tiếp tục là một sự lựa chọn hàng đầu cho các deck Druid cho đến khi nó ra khỏi Standard vào đầu năm 2018.

#16 Medivh, the Guardian

Mỗi khi meta chậm lại, Medivh lại có cơ hội vùng dậy. Atiesh, vũ khí đáng tin cậy của Medivh, không chỉ có value cực mạnh, mà còn là một sự bổ sung hoàn hảo khi bạn muốn sử dụng các spell khủng.

Vấn đề muôn thuở của một spell đắt, như Twisting Nether, đó là bạn không thể đưa lên bàn đấu cái gì ngay lập tức sau khi chơi nó cả, dẫn đến việc bạn trở nên bị động trước đối thủ. Trong thời gian gần đây, Firelands Portal và Ultimate Infestation là những ngoại lệ, nhưng số còn lại vẫn gặp khó khăn. Khả năng triệu hồi minion của Atiesh giúp bạn phòng thủ sau khi sử dụng các spell đắt – và trong các trường hợp spell cũng có thể gọi ra minion, thì nó sẽ giúp bạn phục hồi tempo ngay lập tức.

Và đừng quên rằng bản thân Medivh cũng là một mối đe doạ với chỉ số 8 mana 7/7. Cùng một lúc đối mặt với 2 vấn đề, yêu cầu phải xử lý bằng các biện pháp khác nhau có thể khiến cho đối thủ phải chậm lại. Thật đáng buồn cho War Golem, cũng có chỉ số 7/7 nhưng vì thiếu cái gậy (hoặc 2 quả bom nho nhỏ của Dr. 7) mà không bao giờ được chơi trong ladder…

#15 Rin, the First Disciple

Điều đầu tiên nhiều người chơi nghĩ khi nhìn lá bài này là Rin có vẻ quá chậm để có thể tạo ra một sự thay đổi trong meta. Tuy nhiên, việc quá tập trung vào hiệu ứng cuối cùng – Azari phá huỷ deck của đối phương – đã gây nên sự nhầm lẫn và tính sót các value khác trong quá trình tạo ra một con 10/10 ấy. Sự thật là trong các deck control, nó có thể trở thành một nguồn gây sát thương hiệu quả, và đó mới chính là lợi ích chính mà chúng đem lại, kể cả khi Azari không hủy được bất cứ lá bài nào.

Rin có thể khá khó để sử dụng. Nó quá yếu nếu bị silence, vì vậy bạn có thể sẽ muốn giết nó ngay trong turn nó được chơi. Vào thời điểm hiện tại, điều này khá phù hợp với các deck sử dụng Carnivorous Cube và Possessed Lackey, cũng là các lá bài tốt khi bị tiêu diệt bởi chính chủ nhân của nó.

Với số lượng lớn các lá bài tốt được tung ra cho Warlock trong Kobolds và Catacombs, Rin sẽ khó chiếm được vị trí vững chắc trong các deck Control Warlock, nhưng dù sao nó vẫn là sự bổ sung hoặc thậm chí hơn thế. Các deck control không cần gì hơn Rin.

#14: Aya Blackpaw

Aya vẫn luôn xuất hiện trong danh sách kể từ khi được ra mắt, nhưng cũng đã sắp đến thời điểm kết thúc. Jade Druid vẫn là một deck rất mạnh, nhưng chức năng chính của deck đang dần chuyển từ gọi ra các “anh chàng màu xanh” lớn dần sang tăng giáp và dùng Arcane Tyrants. Khả năng của Aya giúp tạo Jade 2 lần vẫn còn hiệu quả, song nó giống một phương án dự phòng hơn trong meta hiện tại.

Sau 1 khoảng thời gian, Jade Shaman đã không còn hiệu quả như trước, và Jade Rogue không thể tạo nên dấu ấn được nữa, và dẫn đến Aya không còn là một lá bài bắt-buộc-phải-có như trước đây. Mặc dù meta đang dần loại bỏ Aya, nhưng không thể phủ nhận rằng Golem vẫn là người bạn tốt nhất của nó (ref: khi ra sân Aya nói “Golems are girls’ best friends!”).

#13: Edwin VanCleef

Edwin không hề thích việc xuất hiện trong danh sách này bởi mỗi lần xuất hiện đồng nghĩa với việc nó đang tiến gần hơn với việc bị nerf. Sức mạnh của lá bài này không chỉ dừng lại ở việc có thể có một minion 12/12 sớm, rõ ràng như thế cũng quá lớn rồi. Bên cạnh đó, những lá bài giúp hỗ trợ cho Edwin cũng đồng thời dọn bàn luôn. Backstab có thể loại bỏ mối đe doạ từ đối thủ, trong khi một sự kết hợp đa dạng bao gồm Preparation, Eviscerate, Counterfeit Coin và Fan of Knives cũng giúp dọn đường để nó dễ dàng đấm mặt.

Điều đó có nghĩa là, các người chơi Rogue nhất trí rằng Edwin không thể dễ dàng chơi solo được. Đầu năm ngoái, nó được chơi cùng với Questing Adventurers và các Arcane Giant rẻ. Hiện giờ nó đang kết hợp với Corridor Creeper và Bonemare. Edwin vẫn là một sự bổ sung hoàn hảo cho bất cứ deck Tempo Rogue nào, và sẽ tiếp tục thống trị trong thời gian tới, nhưng không nhất thiết phải sử dụng nó để deck trở nên hiệu quả. Hãy nhớ rằng, phải có lý do để hắn có tên là EdWIN.

#12: Lyra the Sunshard

Khi cho ra mắt Journey to Un’Goro, nhà thiết kế Mike Donais đã đùa rằng “Legendary của Priest rất mạnh, và có thể là quá mạnh” khi nói về Lyra. Cho đến thời điểm hiện tại, người ta chỉ tranh luận xem liệu nó mạnh đến nhường nào, chứ không ai thắc mắc nó mạnh hay không nữa.

Lyra thú vị ở chỗ những lá bài nó tạo ra thường khá vô dụng, đó cũng chính là điều gây ra tranh luận nói trên. Tuy nhiên, với một đống lá bài vô dụng bạn vẫn có thể tiêu diệt đối thủ sau vô vàn bước, cụ thể là bằng hero power 0 mana đốt 4 máu của đối thủ liên tiếp, chính là điều kiện thắng của Razakus Priest. Lyra còn được cân nhắc sử dụng trong tất cả các deck Priest, tương tự như Fandral của Druid.

Tranh luận về việc Lyra mạnh đến mức nào thì vẫn cònt tiếp diễn bởi mỗi năm lại có thêm các lá bài được bổ sung, nhưng tranh luận về việc Donais đúng hay sai thì đã chấm dứt rồi. Anh đã đúng, Mike: Lyra rất mạnh.

#11: The Lich King

Luôn luôn phải có 1 Lich King! The Lich King đã được cân nhắc xuất hiện trong danh sách này ngay từ khi nó mới xuất hiện, và rõ ràng ai cũng thấy được sức mạnh và khả năng của nó.
Khi mới xuất hiện The Lich King đã bị người chơi tìm cách để counter, đặc biệt trong thời gian đầu của meta Knights of the Frozen Throne. The Black Knight là một sự bổ sung thường thấy trong nhiều deck, vì khá nhiều Taunt minion đắt khác cũng được chơi, nhưng khi lá bài đó biến mất, không gian lại mở rộng cho The Lich King quay trở lại.

Với khá nhiều value, The Lich King có thể đối mặt với nhiều legendary khác vào cuối game. Các lá Death Knight (không phải Hero nhé) thực chất lại yếu hơn chúng ta tưởng, và The Lich King hiếm khi sống sót đủ lâu để tạo nên value lớn. Các lá bài của nó chắc chắn là mang tính tình huống hơn Dream Card của Ysera, nhưng cũng phải là Ysera đắt hơn 1 mana. 1 điểm cộng cho đội thiết kế vì đã tạo ra một lá bài vừa mạnh, vừa là nhân vật quan trọng của WoW, nhưng không xuất hiện trong tất cả các deck Hearthstone.

Phần 2 sẽ tiếp tục top 10 lá còn lại trong danh sách.

Nguồn: PCGamer

Phần 2>>

Cẩm nang

Những webcam tốt nhất năm 2018

37

Cho dù bạn có là một streamer đầy đam mê, hay sắp có một cuộc phỏng vấn qua Skype, hay đơn giản là có bạn ở xa và muốn giữ liên lạc, tới lúc nào đó bạn có thể sẽ cần webcam. Nhưng không may, khi xây một dàn PC, bạn chỉ nhận ra là mình thiếu nó khi có nhu cầu sử dụng. Có rất nhiều webcam trên thị trường, và rất khó để đánh giá chất lượng của chúng nếu như chưa trực tiếp sử dụng. Sau khi dùng thử khá nhiều sản phẩm, PC Gamer đã chọn lọc ra 5 chiếc tốt nhất mà bạn nên mua.

Skype không còn là lựa chọn duy nhất để gọi video nữa. Các ứng dụng hiện đại hơn như Discord, Zoom, và nhiều ứng dụng khác đang dần trở nên phổ biến nhờ vào các tính năng phong phú và khả năng xử lý hình ảnh chất lượng cao. Trong khi Skype giới hạn độ phân giải video của bạn ở mức 720p, nhiều ứng dụng khác được nâng lên thành 1080p. PC Gamer thử tất cả webcam ở cả hai độ phân giải. Ngoài ra, streaming đang phổ biến hơn bao giờ hết, nên các sản phẩm được nhắc tới cũng sẽ được kiểm tra trong lĩnh vực này.

Tóm tắt

Dành cho những bạn… lười đọc hết cả bài.

Thậm chí đến năm 2018 rồi nhưng Logitech C920 vẫn là chiếc webcam tốt nhất để stream và nói chuyện với bạn bè. Một số webcam khác vẫn được thử nghiệm, nhưng chiếc Logitech C920 vẫn là lựa chọn yêu thích khi xét về chất lượng, thiết kế và giá tiền. Nếu bạn chưa có webcam, hãy chọn Logitech C920.

Ở phân khúc cao cấp, khả năng quay 4K HDR của chiếc Logitech Brio khiến nó trở nên nổi bật. Sản phẩm này có giá cực cao, nhưng nó là một thiết bị tuyệt vời nếu bạn có nhiều tiền và muốn độ phân giải 4K.

Chiếc Razer Kiyo thay thế vị trí webcam đa năng nhất của Logitech. Mặc dù có giá gấp ba lần, nó cho chất lượng hình ảnh tốt và có vòng đèn chiếu sáng tích hợp. Vòng đèn này sẽ chiếu thẳng vào mặt streamer và cực kì hữu ích khi dùng trong bóng tối.

Webcam tốt nhất

Logitech C920

Giá niêm yết: ~ 2.400.000 VNĐ (Logitech: $80)

(+) Chất lượng hình ảnh tuyệt vời trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau.

(+) FOV rộng hữu ích khi quay nhiều người, và có thể phóng to mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

(+) Tự động lấy nét và chỉnh sửa hình ảnh tốt.

(-) Chất lượng màu tự động có thể bị giảm, nhưng có thể sửa được trong phần mềm.

Kể từ khi phiên bản thay thế được ra mắt, chiếc C920 thường được bán trong mức giá 1.139.000 VNĐ – 1.367.000 VNĐ (Amazon). Cái giá đó vẫn khá cao đối với một chiếc webcam, nhưng nó đáng tiền với chất lượng mà không sản phẩm nào cùng mức giá này có được. Những sản phẩm nào rẻ hơn đều có chất lượng thấp hơn, những cái mắc hơn thì sự khác biệt cũng không phải là quá đáng kể.

Webcam tốt nhất ở phân khúc cao cấp

Logitech Brio

Giá niêm yết: ~ 6.600.000 VNĐ (Logiech: $200)

(+) Webcam 4K đầu tiên.

(+) Chất lượng hình ảnh trên cả tuyệt vời.

(+) Hỗ trợ thu HDR.

(+) Dây cáp có thể tháo rời.

(-) Cực kì mắc.

(-) Lấy nét tự động cần tốn một chút thời gian.

(-) Đế kẹp chất lượng dưới mức trung bình.

Logitech Brio có mặt trước hoàn toàn bằng kính ngang, làm tăng tính thẩm mĩ của nó so với các webcam đời trước. Những phụ kiện đi kèm bao gồm một túi đựng và một miếng kẹp riêng tư gắn liền để che camera khi không dùng.

Bên cạnh các độ phân giải tiêu chuẩn, chiếc Brio còn là webcam duy nhất hiện nay có thể quay hình ảnh 4K. Chất lượng hình ảnh của sản phẩm này rất tốt ở độ phân giải 1080p trở xuống, còn hình ảnh 4K của nó thì trên cả tuyệt vời. Hơn nữa Brio còn hỗ trợ ghi hình HDR, mang lại nhiều màu sắc phong phú hơn cho các màn hình HDR tương thích. Lưu ý rằng chiếc Brio chỉ có thể ghi hình 4K khi được kết nối với cổng USB 3.0. Nếu bạn thấy mình chỉ đang thu ở 1080p, bạn nên kiểm tra xem nó có được kết nối đúng cổng không.

Chức năng tự động lấy nét của Brio là điểm yếu nổi bật nhất. Nó đôi khi gặp khó khăn khi thay đổi giữa việc tập trung vào vật thể ở gần và ở xa. Vấn đề vẫn còn tồn tại ngay cả khi đã cập nhật firmware mới nhất. Nhưng một khi đã bắt được nét, nó có thể focus gần như lập tức.

Đối với một chiếc webcam cao cấp, thật thất vọng khi nó chỉ được trang bị một đế kẹp bằng dưới mức trung bình. Kết cấu cao su của nó khi đi kèm với toàn bộ sản phẩm trông cũng khá chắc chắn, nhưng nó lại là một miếng nam châm hút bụi. Đáng lẽ nhà sản xuất nên giữ nguyên đế kẹp bằng nhựa được dùng trên những mẫu webcam Logitech rẻ hơn.

Webcam tốt nhất ở phân khúc thấp

Microsoft LifeCam HD-3000

Giá niêm yết:  ~ 1.200.000 VNĐ (Amazon: $25)

(+) Đầu camera rất linh hoạt.

(+) Dễ dàng sử dụng.

(+) Chất lượng tốt nhất trong tầm giá.

(-) Cân bằng sáng sẽ biến động một cách khó chịu khi chế độ điều chỉnh hình ảnh tự động được bật.

Chất lượng của những chiếc webcam Logitech đi liền với một cái giá mà không phải ai cũng trả được. Làm ra các camera có độ trung thực cần rất nhiều tiền, và những chiếc giá $5 được bán tràn lan trên Amazon thực sự không đáng mua. Vì thế mặc dù chiếc Microsoft LifeCam HD-3000 với giá $25-$30 (trên Amazon) vẫn không phải là quá rẻ, nó có chất lượng tốt nhất bạn có thể sở hữu mà không cần tốn nhiều tiền.

Chiếc HD-3000 thực sự rất dễ sử dụng. Đế của nó có thể vừa với mọi màn hình. Đầu camera có độ linh hoạt cao, bạn có thể gắn nó vào màn hình và điều chỉnh hướng nhìn. Tính linh hoạt và dễ sử dụng này là đặc điểm chung của những webcam thương hiệu Microsoft, và cũng là hai trong những đặc điểm có thể ăn đứt Logitech.

Mặc dù các tùy chỉnh hình ảnh tự động của HD-3000, được Microsoft gọi là TrueColor, thích nghi rất tốt với các điều kiện ánh sáng được thử nghiệm, cân bằng sáng của nó thì không được như vậy. TrueColor có thể giúp bạn rất nhiều, nhưng bạn nên tắt phần mềm này đi và tự tay chỉnh cân bằng sáng và độ bão hòa.

Webcam linh hoạt nhất

Razer Kiyo

Giá niêm yết: ~ 3.500.000 VNĐ (Amazon: $100)

(+) Thiết kế nhỏ gọn.

(+) Vòng đèn rất hữu dụng trong môi trường thiếu sáng.

(+) Có chế độ tăng cường độ bão hòa.

(+) Chất lượng hình ảnh tuyệt vời.

(-) Khá đắt tiền.

(-) Chế độ tăng độ bão hòa trông không tự nhiên trong một số trường hợp.

(-) Không có phần mềm điều chỉnh.

Hiệu suất làm việc trong điều kiện ánh sáng thấp của nó là một đặc điểm đáng nói. Hầu hết các webcam hoạt động bằng cách tự động tăng độ sáng kĩ thuật số. Mặc dù cách thức này hoạt động rất tốt trong hầu hết trường hợp, nó cũng tạo ra rất nhiều vết nhiễu. Vòng đèn của chiếc Razer Kiyo giảm nhu cầu phải sử dụng chỉnh sửa kĩ thuật số, do đó có thể giữ cho hình ảnh rõ nét hơn trong các môi trường thiếu sáng.

Việc thiếu phần mềm quản lí đi kèm có nghĩa là bạn không thể cài đặt các tùy chỉnh cân bằng sáng, độ bão hòa và độ sáng cho tất cả các ứng dụng. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức hấp dẫn của Kiyo, vì việc điều chỉnh độ bão hòa là một yếu tố cần thiết.

Tới đây chắc bạn đang tự hỏi sao chiếc Kiyo lại là chiếc webcam linh hoạt nhất. Điểm mạnh lớn nhất của Kiyo, chiếc vòng đèn, khiến nó hữu ích trong nhiều điều kiện ánh sáng. Mặc dù có độ bão hòa cực kì cao, Kiyo vẫn cho chất lượng hình ảnh đáng kinh ngạc.

Các đối thủ lớn

Rất nhiều webcam đã được PC Gamer thử nghiệm. Chiếc Logitech C920 là cái tên đứng đầu danh sách, tuy nhiên vẫn còn một số thiết bị khác có chất lượng tốt nhưng lại có một số vấn đề khiến chúng không đến được vị trí này.

Logitech C922 Pro:

Điểm khác biệt chính giữa C922 và C922 Pro là chân máy (tripod) được đi kèm. Ngoài yếu tố này ra, chất lượng hình ảnh của nó hầu như không thể phân biệt được khi đặt ngang với chiếc C922 và thậm chí là C920. C922 Pro được bán với giá $75 không kèm tripod và $100 cho cả bộ. Ngay cả ở mức giá $75, bạn cũng nên mua chiếc C920 ($50) và nếu cần tripod bạn có thể mua riêng.

Logitech C310:

Chiếc C310 là một webcam với chất lượng tốt nằm ở mức giá thấp. Nó cho ra hình ảnh sắc nét, nhưng bất kì ưu điểm nào hơn được chiếc Microdoft LifeCam HD-300 đều không đáng khi so về giá bán ($50).

Logitech C615:

Chiếc C615 ($70) có thiết kế linh hoạt và chất lượng hình ảnh tốt, nhưng chỉ cần thêm $10 là bạn đã có thể sở hữu chiếc C920, làm nó gần như không đáng mua mặc dù có được thiết kế có thể gấp gọn lại khi cần.

Logitech C922:

Một lựa chọn tốt cho những ai có ý định stream, chiếc C922 có tặng thêm vài tháng sử dụng XSplit Broadcaster miễn phí và công cụ xóa phông được tích hợp. Nó có thể quay được video ở độ phân giải 1080p với 60 fps, so với chiếc C920 chỉ đến được mức 720p. Không may thay, một cái giá cao hơn cho một thiết bị về cơ bản là cùng một thứ với C920 khiến việc mua mẫu webcam tiền nhiệm có vẻ hợp lí hơn.

Logitech C930e:

Nó có chất lượng camera tốt hơn C920, nhưng lại tốn nhiều hơn tới $40 và được thiết kế dùng cho các cuộc họp và hội nghị. Có nghĩa là phần mềm webcam Logitech sẽ không hoạt động, khiến việc điều chỉnh hình ảnh rất khó, và FOV rộng hơn nhiều so với mức cần khi dùng cho một người. C930 là một sản phẩm tuyệt vời, nhưng lại không phù hợp với người tiêu dùng bình thường.

Logitech C310 – Logitech C922 Pro – Logitech C930e – Logitech C615

Creative Live! Sync:

Hãng Creative nổi tiếng với những chiếc webcam rẻ mà vẫn đủ hấp dẫn, nhưng thực tình mà nói thì không ai nên mua chúng. Chiếc Live! Sync làm cho $18 trở nên quá mắc với chất lượng hình ảnh kém, đầu camera không điều chỉnh được, và không có phần mềm hỗ trợ.

Creative Live! Chat:

Như những gì đã nói ở trên về sản phẩm của Creative, chiếc Live! Chat không đáng giá chút nào. Nó chắc chắn tốt hơn Live! Sync, với đầu camera có thể điều chỉnh được và chất lượng hình ảnh cao hơn, nhưng chiếc Microsoft LifeCam HD-3000 có giá chỉ cao hơn $5 là một lựa chọn tốt hơn trong cùng tầm giá.

Creative Senz3D:

Có vẻ như chiếc Senx3D ban đầu không được thiết kế để thành webcam. Nó cực kì mắc nhưng độ phân giải tối đa chỉ đến 720p và có chất lượng tương đương chiếc Logitech C310. Nó có cảm biến 3D và điều khiển chuyển động không quá tệ, nhưng sẽ rất khó để tìm game phù hợp với nó ngoài những game được đi kèm. Đây có thể coi là nỗ lực của Creative để tạo ra một bản Kinect rẻ hơn cho PC, nhưng trừ phi mọi người sử dụng bộ SDK được đi kèm thì chiếc Senz3D không có ích cho lắm.

Creative Live! Sync – Creative Live! Chat – Creative Senz3D

Microsoft LifeCam Cinema:

Các camera của Microsoft có khả năng tùy chỉnh và phần mềm dễ sử dụng hơn nhiều so với Logitech, nhưng chất lượng hình ảnh thì không như vậy. Thiết kế của chiếc LifeCam Cinema rất độc đáo và linh hoạt, nhưng cái giá của nó lại khá cao nếu so với chất lượng tốt hơn của Logitech.

Microsoft LifeCam Studio:

Tương tự như chiếc LifeCam Cinema, LifeCam Studio có camera tuyệt vời và khả năng điều chỉnh linh hoạt, nhưng lại tốn nhiều hơn $10 so với chiếc C920 có chất lượng tốt hơn đáng kể. Chiếc Studio là một webcam có độ phân giải 1080p, nhưng chỉ cần $10 nữa là bạn đã có một thiết bị cao cấp hơn nhiều.

Microsoft LifeCam Cinema – Microsoft LifeCam Studio

Theo PC Gamer

Cẩm nang

Những bản remaster PlayStation 1 mà game thủ mong đợi nhất – Phần 2

3

Xem lại Phần 1

Một trong những game độc quyền khác lạ nhất từng được ra mắt trên PS1 chính là Ape Escape. Nội dung game khá kì cục: người chơi vào vai cậu bé tên Spike, được giao nhiệm vụ bắt một con khỉ tên Specter với trí thông minh được nâng cao nhờ sử dụng một chiếc mũ đang trong quá trinh thử nghiệm, cho phép nó tạo ra một đoàn quân khỉ được cử đi xuyên suốt thời gian để viết lại lịch sử. Không những cốt truyện nói về khỉ của Ape Escape bất thường, mà trò chơi cũng có một cơ chế điều khiển không giống ai vào thời điểm đó. Sử dụng các cần analog được phát hành trên bộ điều khiển Dualshock, bạn có thể sử dụng vũ khí và trang bị bằng cách di chuyển cần bên trái về hướng bạn muốn chém.

Thoạt nhìn qua thì Ape Escape nghe có vẻ điên rồ thật, nhưng nó bằng cách nào đó đã trở thành một tựa game phiêu lưu thành công và đáng nhớ nhất trên PS1. Có rất nhiều thứ làm người chơi yêu thích trò chơi này, cũng chính là lí do tại sao nó nên xứng đáng có được một bản remaster HD. Nhiều người có thể tranh nois rằng nó đã có một bản remaster trên PSP rồi mà, nhưng bản đó không tính bởi nó đã bỏ đi cơ chế điều khiển analog độc đáo của game.

Một sự tân trang về đồ họa sẽ giúp thổi một luồng gió mới vào trò chơi này, hãy tưởng tượng được khám phá phiên bản HD của những phong cảnh phủ đầy tuyết trong Kỷ Băng Hà hay thậm chí là Vạn Lí Trường Thành trong thời kì Trung Cổ. Sẽ thật tuyệt vời phải không nào? Và nếu Sony vẫn tiếp tục kế hoạch remaster những tựa game PS1 kinh điển, thì họ không cần tìm đâu xa nữa, Ape Escape chắc chắn xứng đáng nhận được tình yêu và sự công nhận từ fan hâm mộ.

Legacy of Kain: Soul Reaver là một viên ngọc đã bị lãng quên từ lâu của thế hệ PS1. Là ví dụ đầu tiên của một tựa game thể loại Metroidvania được thực hiện đúng cách, nó mang phong cách goth ám ảnh, cơ chế chiến đấu thông minh và nội dung khác biệt. Game để lại trong người chơi một trong những trải nghiệm chơi game đáng nhớ với lối kể chuyện hắc ám cùng những nhân vật thú vị.

Trong trò chơi này, bạn sẽ vào vai Raziel, một thiếu úy ma cà rồng bị biến thành một con quỷ chuyên đi hút linh hồn sau khi bị phản bội bởi chúa tể ma cà rồng bạo ngược. Được hồi sinh bởi một vị thần bí ẩn có tên The Elder God, Raziel phải bắt tay vào cuộc hành trình để trả thù vị vua cũ của mình.

Soul Reaver xứng đáng có một bản remaster HD, và nó nên có từ lâu rồi. Vùng đất Nosgoth, một vương quốc hoang vắng và tan vỡ và là nơi sinh sống của đủ thể loại ma cà rồng đột biến, vẫn còn rất ám ảnh. Cơ chế chiến đấu tập trung vào điểm yếu của chúng là một hệ thống khá sáng tạo và thú vị. Thêm vào đó, trò chơi này cũng có rất nhiều địa điểm hấp dẫn để khám phá và nhiều bí mật để giải mã. Có rất nhiều thứ để thưởng thức trong tựa game Soul Reaver gốc này, thế nên sẽ thật tuyệt vời nếu được trải nghiệm lại mọi thứ trong một phiên bản đồ họa được tân trang, hiệu ứng ánh sáng tốt hơn và các cơ chế game được cải tiến.

Đến ngày nay, vẫn không có trò chơi nào mang đến được cảm giác giống như Soul Reaver mang lại. Mặc dù đã 15 năm kể từ lần cuối chúng ta được nhìn thấy một tựa game Legacy of Kain mới, một bản remaster của cái tên mang tính biểu tượng nhất trong loạt game này sẽ hấp dẫn được nhiều fan hâm mộ. Suy cho cùng thì ngày kỉ niệm 20 năm phát hành của nó cũng sắp tới, còn dịp nào tốt hơn bây giờ nữa?

Persona 2: Eternal Punishment

Nhờ vào tựa game Persona 5 ra mắt trong năm 2017, loạt game này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Và điều đó đã tạo nên một cơ hội đặc biệt để trải nghiệm lại những năm đầu tiên của seri game tuyệt vời này. Có một số yếu tố làm cho những trò chơi Persona hiện đại không thể có mặt ở thế hệ PS1, ví dụ như các hoạt động nhàn nhã bên cạnh chiến đấu, nhưng sự phát triển của nhân vật và một cốt truyện siêu nhiên đen tối được đặt trong bối cảnh trung học vẫn là thứ tuyệt nhất của Persona 2.

Câu chuyện hoàn chỉnh của Persona 2 được chia thành 2 game (Innocent SinEternal Punishment), là 2 chương riêng biệt. Eternal Punishment đưa bạn vào vai Maya Amano, một nhân vật quan trọng và là thành viên của hội nhóm trong Innocent Sin. Cô ấy là biên kịch của một tờ tạp chí và đang điều tra hội New World Order xấu xa mang trong mình mục đích là dọn sạch mọi tội lỗi trên thế giới. Bạn sẽ kết hợp với những người dùng persona khác để ngăn chặn chúng đạt được mục đích; các tông màu và bối cảnh của nó giống game Shin Megami Tensei hơn Persona ngày nay.

Innocent Sin có thể nói là đã có một bản remaster, được ra mắt trên PSP vào năm 2011. Eternal Punishment cũng vậy, với cơ chế được trau chuốt và đồ họa được cải thiện cho thị trường Nhật Bản, nhưng nó không được phát hành cho các khu vực nào khác. Hiện nay, phiên bản Eternal Punishment gốc trên PS1 vẫn còn chơi được ở các nước phương Tây trên PS3, PSP và Vita, nhưng một tựa game chưa được chỉnh sửa qua suốt 18 năm thì khó mà thu hút được người chơi.

Parasite Eve được coi là phần tiếp theo của cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Hideaki Sena, và tựa game này thực sự độc đáo vào thời kì trước. Squaresoft (bây giờ là SquareEnix) chưa từng ra mắt trò chơi loại M (17+) trước đó, cảnh mở màn và hình ảnh một đám đông trong nhà hát opera bị thiêu cháy khá đáng sợ nếu bạn mới chỉ là một đứa con nít. Mọi người ai cũng bị thiêu sống ngoại trừ Aya Brea (là bạn, một cảnh sát New York) và một người biểu diễn có thể biến thành một con quái vật siêu nhiên, mang đến yếu tố kinh dị huyền bí cho trò chơi. Và đây cũng là lúc bạn bắt đầu được thưởng thức một sự pha trộn độc đáo giữa hành động và RPG theo lượt.

Aya sử dụng hỏa lực truyền thống để tiêu diệt những sinh vật đáng sợ, bạn điều khiển cô ấy từ một góc nhìn toàn cảnh trong khi bạn quan sát môi trường xung quanh. Hệ thống chiến đấu sử dụng cơ chế đánh theo lượt, được kết hợp với những khả năng Parasite Energy (năng lượng kí sinh), và khám phá thế giới được gói gọn trong một kết cấu RPG. Bạn có thể coi nó như Resident Evil được trộn chung với Fianl Fantasy, và nếu bạn là fan của cả 2 loạt game này, thì Parasite Eve chắc chắn sẽ hấp dẫn bạn.

Phiên bản thành phố New York tối tăm, u ám đã khiến không ít người chơi phải ớn lạnh, nhưng cách thể hiện thành công của gameplay RPG lai đã bù đắp cho nỗi sợ đó.

Với một danh sách vô cùng dài các game thể loại JRPG trong thư viện của PS1, Xenogears là cái tên gần như đứng đầu danh sách này. Ban đầu được thiết kế như là phần tiếp theo của Chrono Trigger, đạo diễn Tetsuya Takahashi đã hướng dự án này theo một hướng khác với một cốt truyện khoa học viễn tưởng người máy tích hợp với một hệ thống chiến đấu năng động và phức tạp hơn. Xenogears bao gồm chức năng Chiến đấu thời gian thực (Active Time Battle), là một hệ thống chiến đấu theo lượt với tốc độ nhanh, nhưng cũng được tích hợp các nút combo cho từng khả năng khác nhau của mỗi nhân vật. Và thêm vào những con robot khổng lồ (Gears) là bạn đã có một trong những game RPG năng động nhất vào thời điểm đó.

Ngoài việc được thiết kế theo hướng RPG, Xenogears cũng sử dụng các yếu tố tôn giáo và triết lý vào cốt truyện của mình. Trong trò chơi này, bạn vào vai Fei Fong Wong bị mất trí nhớ, phải hợp tác với những người chơi khác theo nhóm để tiêu diệt Gear hùng mạnh có tên Deus, được hồi sinh để hủy diệt toàn bộ loài người. Do có các yếu tố tôn giáo và đề cập đến sự tồn tại của con người, Xenogears đã gặp khó khăn khi đưa vào thị trường các nước phương Tây mà không mang đến cảm giác báng bổ. May thay, nó vẫn được thực hiện, nhưng nhìn chung lại không hoàn chỉnh. Đĩa game thứ hai của trò chơi này lại mang đến phong cách kể chuyện chán hơn và tiết tấu hơi quá nhanh với một cốt truyện tuyệt vời.

Đó chính là lí do tại sao Xenogears xứng đáng một bản remaster; tựa game này vẫn còn có nhiều yếu tố để phát triển, và nó vẫn là một trong những game RPG hay nhất lúc đó. Ngoài việc có thể chơi tựa game này trên một hệ thống hiện đại hơn và với đồ họa được cải thiện, đây cũng là một cơ hội để sửa lại toàn bộ phần game thứ hai.

Tương lai của Metal Gear Solid khá là vô định. Với việc nhà sáng tạo Hideo Kojima và nhà sản xuất Konami không còn hợp tác với nhau nữa, phát triển một tựa game mới mà không có tác giả của nó giống như viêc lao đầu vào chỗ nguy hiểm vậy – đặc biệt là sau sự thất bại của Metal Gear Survive. Konami cần phải xây dựng một ít thiện cảm với người hâm mộ, và có thể việc remaster Metal Gear Solid sẽ giải quyết được vấn đề này.

Người hâm mộ vẫn sẽ thấy điều này khá là khó nuốt, nhưng ít nhất thì bằng cách này Konami cũng có sẵn thiết kế để dựa vào. Và điều chúng ta muốn là phiên bản remake này được đối xử tốt giống như phần remake Shadow of the Colossus. Có nghĩa là vẫn gắn liền với bản gốc và thêm vào một số chỉnh sửa nho nhỏ để cải thiện cách chơi. Mặc dù Konami không nhận được nhiều cảm tình từ game thủ, đặc biệt là cách nhà sản xuất này đối xử với loạt game Metal Gear, người hâm mộ vẫn khó mà bỏ qua cơ hội được sống lại những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong seri game này với đồ họa và công nghệ hiện đại.

Tất nhiên, một số người có thể cho rằng Metal Gear Solid: The Twin Snakes đã phần lớn làm được điều đó, tuy nhiên số khác lại cho rằng tựa game này đã hơi quá lố với những cảnh phim, dẫn đến tông màu của game bị thay đổi trầm trọng. Người hâm mộ sẽ rất vui nếu được thưởng thức một phiên bản Metal Gear Solid cổ điển được làm với Fox Engine, và nếu thành công, họ sẽ phần nào chấp nhận ý tưởng Metal Gear mà không có Kojima.

Theo GameSpot

Cẩm nang

Bàn phím chơi game tốt nhất đầu năm 2018

0

Sau khi tậu cho mình một máy tính chơi game thì bạn sẽ đang phân vân tìm cho mình một bộ gear tốt nhất để đi cùng với máy chơi game của mình. Có một sự thật là bất kỳ bàn phím rẻ tiền nào cũng có thể phục vụ mục đích chơi game. Nhưng bởi vì bạn vừa bỏ ra cả chục triệu để tậu cho mình chiếc PC, bạn nên tìm một chiếc bàn phím xứng tầm với nó. Bàn phím chơi game không chỉ tăng hiệu suất của bạn trong game, mà còn khiến cho góc máy tính của bạn nhìn hoàn toàn khác biệt.

Sử dụng bàn phím membrane để chơi game là việc làm không được khuyến khích. Những bàn phím chơi game tốt nhất sẽ cho bạn độ chuẩn xác và di chuyển nhanh, nên bạn không cần phải lo lắng khi mình lỡ tay giết nhầm đồng đội trong khi đang loay hoay ấn nút. Ngoài ra, bàn phím chơi game không thể thiếu hệ thống đèn RGB – tính năng hiện rất được ưa chuộng trong giới game.

Dưới đây là danh sách 10 bàn phím chơi game tốt nhất, và nếu ngân sách bạn có hạn hẹp thì danh sách này cũng có sự lựa chọn cho bạn vì giá cả không quyết định chất lượng của bàn phím. Danh sách bàn phím trong này được chọn dựa trên tiêu chí cân bằng giữa giá và hiệu suất.

1. Logitech G413 Carbon
Giá: 79.99USD (~1tr8 VNĐ)

Trơn tru, giá tốt và cơ động

Giao tiếp: Dây | Đèn nền: Có |Các phím tắt có thể lập trình được: Không

+  Thiết kế trau chuốt
+ Hệ thống phím cơ hoàn toàn
Không có các nút media
Cổng giao tiếp USB 2.0 chậm

Chiếc bàn phím này được gia công tinh tế để đạt Actuation Point (điểm bàn phím nhận thao tác phím và chuyển đi để xử lý) là 1.5mm và điều này giúp cho Logitech G413 Carbon nổi bật. Bàn phím cơ này có giá cực kỳ cạnh tranh và sử dụng switch Romer G của Logitech – được xem là đối thủ xứng tầm với các phím switch của Cherry. Việc gõ phím cũng rất im lặng nhờ thiết kể ẩn và các phím ấn êm.

 

2. Razer BlackWidow Chroma V2
Giá: $146.99 (~3tr3 VNĐ)

Dành cho dân game online

Giao tiếp: Dây | Đèn nền: Có |Các phím tắt có thể lập trình được: 5

+ Cảm giác phím tuyệt vời
+ Chỗ kê tay thoải mái
– Giá khá cao
– Chỉ có một cổng USB

Bạn muốn tìm một bạn phím chơi game phù hợp với bộ phụ kiện đèn Chroma? Đây là sự lựa chọn dành cho bạn. BlackWidow Chroma V2 không chỉ cân bằng độ thoải mái và hiệu năng mà còn hỗ trợ thêm những thứ khác. Ngoài việc Razer gắn thêm 5 phím lập trình để có thề dùng trong bất kỳ game gì, BlackWidow Chroma V2 còn hỗ trợ đèn LED 16.8 triệu màu.

3. HyperX Alloy Elite
Giá 89.99USD (~2tr VNĐ)

Phiên bản Cherry MX đáng giá

Giao tiếp: Dây | Đèn nền: Có | Các phím tắt có thể lập trình được: Không

+ Giá cả phải chăng và đầy đủ tính năng
+ Các phím Media tiện ích
– Dây khá dày
– Không hỗ trợ phím lập trình

Sau bước đi đầu tiên của Kingston trong thương hiệu bàn phím chơi game HyperX – HyperX Alloy FPS, HyperX Alloy Elite thay đổi tính tế một chút so với bản gốc để mang đến một số thay đổi. Với cái giá đắt hơn chỉ 10 USD so với bản đầu, bạn sẽ có thêm các phím media, một dải đèn và thanh kê tay, những thứ vốn không có ở phiên bản trước. Với những tính năng nay cùng mức giá hợp lý, thì không thể nào bỏ qua HyperX Alloy Elite được.

4. Topre Realforce RGB
Giá 274.68USD (~6tr2 VNĐ)

Bàn phím tốt nhất để chơi game và làm việc văn phòng

Giao tiếp: Dây | Đèn nền: Có | Các phím tắt có thể lập trình được: có

+ Phím cơ hàng đầu của Topre
+ Hệ thống đèn RGB hào nhoáng
+ Actuation point đa dạng
+ Chất lượng lắp ráp tốt
+ Hỗ trợ keycap của Cherry MX và Topre
– Không có chỗ để tay
– Không có đồ tháo keycap đi kèm

Realforce RGB là một bàn phím đa chức năng, cảm giác cực kỳ tuyệt vời nhờ các phím cơ chất lượng của Topre đạt độ nhạy hơn hẳn các dòng Cherry MX. Các keycap chất lượng cao PBT có độ sâu từ 1.5mm đến 3mm, Realforce RGB là bàn phím đa năng có thể phục vụ mọi nhu cầu. Và bàn phím này hỗ trợ keycap cho Topre và Cherry MX.

5. Corsair K95 RGB Platinum
Giá 149.99USD (~3tr4 VNĐ)

Bàn phím cơ này có tốc độ của một chú báo

Giao tiếp: Dây | Đèn nền: Có | Các phím tắt có thể lập trình được: có

+ Đèn dạng disco
+ Chất liệu nhôm có điển
– Phần mềm khó dùng
– Chỗ để tay nặng nề

Giống với Corsair K70 Rapidfire trước đó, K95 RGB Platinum là bàn phím cơ để chơi game đầu tiên với nhiều tính năng, dù cho công việc của bạn là gì. Bàn phím có bộ nhớ 8MB để lưu trữ dự liệu cho 6 phím lập trình. Bàn phím này không chỉ sáng đến 16.8 triệu màu, mà nó còn là người bạn đồng hành hoàn hảo, được chế tạo bằng chất liệu nhôm đạt chuẩn quân đội, bao gồm cả chỗ để tay.

6. Razer Ornata
Giá 39.99USD (~900 ngàn VNĐ)

Kết hợp phím cơ và membrane

Giao tiếp: Dây | Đèn nền: Đủ một màu | Các phím tắt có thể lập trình được: Không

+ Cảm giác ấn của phím cơ
+ Chỗ để tay nam châm
– Phím ngắn không hợp với mọi người

Từ rất lâu rồi, bàn phím cơ và membrane không bao giờ có chỗ đứng chung. Nhưng Razer đã đưa chúng lại cùng nhau bằng bàn phím ‘bán-cơ’ Ornata. Đó là những gì mà Razer đã học tập được trong những năm qua. Kết quả là trải nghiệm gõ phím cực kỳ tốt: cảm giác nảy của green switch từ Black Widow X Chroma và tiếng click ồn ào đặc trưng.

 

7. Cherry MX Board 6.0
Giá 236.99USD (~5tr4 VNĐ)

Phiên bản kim loại cứng cáp

Giao tiếp: Dây | Đèn nền: Có | Các phím tắt có thể lập trình được: Có

+ Cảm giác gõ xuất sắc
+ Không tạo ra tiếng ồn
– Thiếu tính năng phụ trợ

Để có tốc độ phản ứng nhanh, Cherry MX Board 6.0 đã quyết định dùng Cherry MX Red switch. Tuy nhiên, do các phím được đặt khá gần nhau, bàn phím này rất tuyệt để chơi game. Hơn nữa, với thiết kế nhôm cứng bắt mắt, MX Board 6.0 không có cảm giác rẻ tiền tí nào và chiếc bàn phím này có một ánh đèn đỏ rất độc đáo.

8. Logitech G810
Giá 99.99USD (~2tr3 VNĐ)

Vũ khí chơi game tiện gọn

Giao tiếp: Dây | Đèn nền: Có | Các phím tắt có thể lập trình được:  Có

+ Cảm giác Romer G hài lòng
+ Thiết kế tối giản
– Không có cổng USB

Với Switch Romer G của Logitech, G810 mang lại cảm giác gõ mạnh mẽ hơn so với những bàn phím game khác. Và với những nút media thông minh có thể chạy trên Windows và macOS. Nếu bạn quá mệt mỏi với những ký hiệu đặc biệt, hay những màn hình LCD cùng các phím quái lạ trên những bàn phím chơi game, thì G810 chính là lựa chọn tối giản dành cho bạn.

9. SteelSeries Apex M500
Giá 79.99USD (~1tr8 VNĐ)

Phụ kiện chơi game cần thiết cho bạn

Giao tiếp: Dây | Đèn nền: Có | Các phím tắt có thể lập trình được: Có

+ Thiết kế tối giản
+ Đèn màu xanh bắt mắt
– Không có phím media
– Chỉ có phiên bản Cherry MX Red và Blue

Khác với những bàn phím chơi game cùng loại, SteelSeries Apex M500 có mục đích rất đơn giản: loại bỏ những thứ không cần thiết cùng hệ thống đèn RGB và các phím media để có thiết kế nhỏ gọn. Tuy M500 không đa dạng switch cho bạn lựa chọn ngoài phiên bản Cherry MX Red và Blue, nhưng đây vẫn là lựa chọn phím cơ tốt với tầm giá này.

10. Cougar Attack X3 RGB
Giá 89USD (~2tr VNĐ)

Một trong những bàn phím RGB bền nhất

Giao tiếp: Dây | Đèn nền: Có | Các phím tắt có thể lập trình được: 

+ Thiết kế nhôm bền
+ Hệ thống đèn RGB
– Không có chỗ để tay
– Chỉ bán ở Mỹ

Cực kỳ bền với vỏ nhôm, Cougar Attack X3 RGB là một trong những bàn phím chơi game tốt nhất nếu ngân sách bạn có hạn. Với Cherry MX switch và đèn RGB có thể chỉnh tối đa 16.8 triệu màu, bàn phím này rẻ hơn rất nhiều so với Razer BlackWidow Chroma V2. Bàn phím này có N-Key rollover và 1,000Hz polling rate.

Nguồn: techradar

Cẩm nang

Những con chuột chơi game hàng đầu 2018 – Phần 2

2

<<Phần 1

Chuột chơi game MOBA,MMO tốt nhất

Razer Naga Hex V2

Ưu điểm:

  • Thoải mái hơn và có thiết kế tốt hơn so với thế hệ trước
  • Các nút ngón cái không cản trở việc sử dụng
  • Vị trí sắp xếp nút cho cảm giác chính xác hơn

Nhược điểm:

  • Con cuộn không có độ nặng như vài sản phẩm khác

Đối với hầu hết các tựa game, một con chuột với quá nhiều nút ngón cái thật sự không phải là một lựa chọn tốt. Những mảng 6-12 nút này có thể làm cho các nút riêng biệt khó có thể phân biệt khi dùng, cũng như chúng thường gây trở ngại cho việc cầm nắm. Và thực tế thì bạn sẽ có thể dễ dàng bấm các phím nóng bằng bàn phím của mình hơn. Đối với đa số các tựa game, một vài nút bổ sung là tất cả những gì bạn sẽ cần. Nhưng nếu bạn thực sự muốn một con chuột với nhiều nút, Razer Naga Hex v2 chính là sản phẩm mà bạn muốn hướng đến.

Phiên bản mới này sẽ mượn không ít thì nhiều từ thiết kế của Deathadder và Mamba: một chất liệu nhựa mờ cho cảm giác cầm nắm tuyệt vời, với thân hình được thiết kế lại để phù hợp với các kiểu cầm chuột khác nhau. Ở thiết kế cũ, khi sử dụng tay bạn sẽ có thể trượt qua trượt lại. Và phiên bản mới của Naga Hex sẽ cung cấp hỗ trợ ngón út nhiều hơn và các nút chuột phẳng hơn để hỗ trợ nhiều kiểu cầm và kích thước tay. Đây là một cải tiến đáng lưu ý.Cũng tương tự đối với vị trí các nút ngón cái, vị trí sắp đặt giờ đây đã được chuyển sang dạng hình tròn với bề mặt cao su bám giống như trên Deathadder.

Qua các tựa game được kiểm tra như Quake, Unreal Tournament, và Smite. PC Gamer cho biết họ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào với độ nhạy của chuột cũng như hiện tượng jitter và tăng tốc. Thậm chí sau nhiều giờ chơi, việc bấm các nút ngón cái ở phần rìa vẫn cho một các giác khá ngượng. Nhưng nếu bạn yêu cầu một con chuột chơi game với nhiều nút bấm nhất có thể, Naga sẽ là một lựa chọn tốt, không chỉ cho các tựa game MOBA, FPS mà còn cho các tựa game có nhịp độ chậm hơn.

Chuột chơi game cao cấp tốt nhất

Logitech G900 Chaos Spectrum

Ưu điểm:

  • Sử dụng công nghệ cảm biến hàng đầu của Logitech
  • Cho cảm giác bấm tốt nhất so với các đối thủ
  • Nhẹ

Nhược điểm:

  • Giá thành cao

Đây là con chuột không dây duy nhất trong danh sách này với một lý do đơn giản: đây không chỉ là con chuột chơi game không dây tốt nhất, mà nó còn là con chuột chơi game tốt nhất bạn có thể mua. Logitech G903 Lightspeed thật sự rất đắt tiền, nhưng đây chính là con chuột chơi game với giá thành trên 100$ đáng giá nhất để mua. Nó có thể dễ dàng sử dụng ở chế độ có dây bằng cách sử dụng cáp micro USB đi kèm, khiến cho nó trở thành một con chuột chơi game có dây tuyệt vời không kém.

Tại sao nó lại tuyệt vời đến vậy? G903 Lightspeed (là phiên bản với một ít thay đổi so với phiên bản gốc G900) cực kỳ nhẹ với trọng lượng 107g, cũng như được trang bị bộ cảm biến PMW-3366 đến từ Logitech, có thể tăng lên 12000 CPI. Nhưng quan trọng hơn, bộ cảm biến hoạt động một cách tuyệt vời ở các thiết lập DPI thấp và cao, không có các vấn đề tăng tốc hoặc jitter. G903 cũng sở hữu một cơ chế bấm mới, đem đến một cảm giác khá sướng tay khi sử dụng, nhờ vào thiết kế khá thông minh của mình. Mỗi cú nhấp chuột sẽ đến từ một thanh trục kim loại, không phải một miếng nhựa uốn cong trên một điểm bản lề.

Thiết kế thuận cả hai tay của chuột bao gồm các nút ngón tay cái có thể tháo rời ở mỗi bên, với thân hình vừa vặn cho nhưng ai có kích cỡ tay trung bình. Nếu như sở hữu mức giá thấp hơn, con chuột này có lẽ sẽ là đề xuất tốt nhất cho mọi game thủ, nhưng dù có giá thành hơi cao đi chăng nữa, G903 vẫn sẽ là lựa chọn cao cấp tốt nhất mà bạn có thể sở hữu.

Chuột chơi game hạng nặng tốt nhất

Logitech G502 Proteus Spectrum

Ưu điểm:

  • Sở hữu bộ cảm biến chơi game chính xác tốt nhất trên thị trường
  • Chỉ số CPI lên đến 12000 nhưng vẫn giữ hiệu năng ổn định
  • Phù hợp với kích thước tay lớn

Nhược điểm:

  • Vài nút khá khó để bấm khi đang chơi
  • Quá nặng cho những ai cần một con chuột nhỏ hơn

Logitech G502 Proteus Spectrum chính là một con quái vật 121g (với các quả tạ đã được loại bỏ, và chưa kể các dây cáp), dài hơn một chút so với Deathadder, và được thiết kế như thể một loại vũ khí đến từ tương lai. Nó cũng sở hữu một bộ cảm biến tốt nhất trên thị trường. Trong khi hầu hết các chuột chơi game hiện nay đều sử dụng các biến thể khác từ bộ cảm biến Avago, Logitech đã miệt mài làm việc để có thể “nhét”vào trong con chuột của mình một bộ cảm biến 12000 CPI có thể được định cấu hình theo khoảng cách lift-off tầm 1mm, khiến cho đây là một lựa chọn tuyệt vời cho người chơi có độ nhạy cao hoặc thấp.

12000 chỉ số CPI thực sự hoàn toàn quá mức cần thiết, và sẽ gần như là không thể để chơi một tựa game tại thiết lập đó mà không chỉnh độ nhạy trong game xuống mức thấp nhất. Nhưng những đợt kiểm tra đã được đề ra để xem liệu tuyên bố của Logitech về G502 có đúng hay không: cảm biến của chuột sẽ không làm mịn ở bất kỳ độ nhạy nào. Và theo như kết quả ta có được thì G502 không gặp bất kỳ hiện tượng tăng tốc hay jitter, thậm chí ở mức CPI cao nhất. Thật sự rất ấn tượng, nghĩa là con chuột có một độ kiểm soát tối đa đủ cao, thậm chí ở 12000 CPI, để theo dõi các cú di chuột nhanh mà không phải hi sinh độ chính xác.

Mặc dù trông có vẻ góc cạnh hơn người anh em G500s, cả hai đều giống nhau về hình dạng và công thái học. Được thiết kế chủ yếu cho kiểu cầm palm nhờ vảo rãnh ngón tay cái bên trái, nhưng bạn vẫn có thể cầm kiểu claw nếu như bạn muốn. G502 sẽ được gói gọn với một vài nút bổ sung, 2 nút bên trái của phía nút chuột trái, 2 nút bên trên rãnh ngón tay cái, và một  nút “sniper” ở cuối rãnh ngón tay cái. Con cuộn của G502 cũng có nút để chuyển từ chế độ cuộn tự do sang cuộn từng đoạn, có nút nhấp giữa phổ thông, và cũng có thể được di chuyển phải trái để có thêm hai lần nhấp.

Khi cầm theo kiểu palm, thật sứ rất khó để sử dụng hai nút nằm cạnh ngón trỏ của bạn. Sẽ dễ dàng hơn để bấm hơn nếu bạn sử dụng kiểu cầm claw, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải di chuyển ngón tay bạn ra khỏi vị trí nhấp chuột chính, một việc mà bạn sẽ không muốn làm thường xuyên, cũng như việc bạn sẽ phải di chuyển ngón cái và mất đi sự ổn định của rãnh ngón cái, cũng như nút sniper. PC Gamer cũng cho rằng hai nút ngón cái, nằm phía bên trên chưa được sắp xếp tốt như Deathadder. Việc phải di chuyển ngón cái của bạn lên để nhấn chúng khiến cho chúng trở nên ít thực tế hơn trong các thời điểm căng thẳng khi chơi.

Phần mềm chơi game của Logitech thật sự rất tốt, không giống như Razer Synapse, các driver sẽ không cần một tài khoản online, và chúng sẽ cho phép điều chỉnh các tính năng thông thường, như tài khoản và gán nút, macro, độ nhạy, và hệ thống chiếu sáng. Phần mềm này cũng có một bộ điều chỉnh bề mặt để phân tích mousepad, là lý do tại sao G502 lại có một khoản cách lift-off nhỏ đến vậy.

Do cách thiết kế và vị trí của các nút, và độ nặng của mình, G502 thật sự không phải là con chuột toàn diện như Deathadder. Nhưng đối với nhưng ai thích sử dụng các con chuột nặng, và những ai thật sự quan tâm đến bộ cảm biến và có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa chúng, thì Logitech G502 Proteus Spectrum sẽ chính là con chuột mà bạn muốn sử dụng, cũng như đây là con chuột rẻ nhất trong danh sách này.

Theo PC Gamer

Cẩm nang

Những tựa game hay miễn phí trên PC 2018 (P.3)

9

Phần 1    Phần 2

Khi mở Steam lên, chắc chắn bạn sẽ nhận ra điều này. Không giống như mọi người thường nghĩ, game PC có cái giá rất đắt. Chúng không chỉ đắt, mà còn có những tựa game không đáng với cái giá của nó. Và khi ngân sách bạn có hạn, việc lựa chọn mua game sẽ trở nên cực kỳ đau đầu. Bạn có thể nghĩ về những game hay miễn phí và cách để nhận được chúng.

Trong quá khứ (và cả hiện tại), bạn có lẽ đã từng tải game ‘lậu’ từ những nguồn khác nhau. Đó được xem là cách duy nhất để chơi game bạn thích với giá miễn phí. Bài viết này sẽ cho bạn biết 45 game tựa game miễn phí trên PC hiện nay bạn có thể chơi mà không cảm thấy ‘bứt rứt’ với lương tâm vì hành động của mình. Rất nhiều game trong số chúng có thể chơi online cùng bạn bè. Do đó, nếu có nhóm bạn không muốn bỏ tiền ra để chơi game, bạn thể bắt đầu rủ họ ngay bây giờ.

Từ những tựa game MMORPG như Star Wars: The Old Republic cho đến những game thẻ bài như The Elder Scrolls: Legends, có rất nhiều game miễn phí để bạn lựa chọn:

31. Paladins

Không quá khó để nhận ra sự giống nhau giữa Paladins và Overwatch. Nhưng tựa game bắn súng theo đội này lại có nhiều điểm khác biệt với game của Blizzard. Các kỹ năng có thể nâng cấp dựa theo hệ thống thẻ bài sẽ hoàn toàn thay đổi cách mỗi nhân vật được điều khiển.

Còn nữa, khác với Overwatch, Paladins hoàn toàn miễn phí. Trong khi các trang phục trong game có thể mua bằng tiền thật, mọi thứ còn lại đều có thể mở khóa bằng cách chơi game. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu chơi Paladins bằng bộ bài đơn giản, bạn có thể mở khóa thêm những bộ bài có sức ảnh hưởng lớn hơn.

Bạn vẫn sẽ luôn nhận được XP dù bạn chơi theo phong cách nào. Miễn là hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày và đạt các thành tích trong game, bạn sẽ được thưởng Radiant Chest và Gold. Những thứ này sẽ cho phép bạn mua nhiều lá bài hơn, các trang phục và skin vũ khí để giúp cho nhân vật bạn mạnh và tráng lệ hơn trong trận đấu.

Chơi Paladins miễn phí tại đây.

32. Pro Evolution Soccer 2018 Lite

Bạn có thể đã quá quen thuộc với FIFA, nhưng Pro Evolution Soccer – hay PES – là một trong những thương hiệu game bán chạy nhất mọi thời đại. Tuy nó không có giấy phép tên tuổi nhiều như đối thủ EA Sports, nhiều người tin rằng PES chính là game bóng đá hay hơn, chưa kể đến việc đây là một trong những môn thể thao được ưa chuộng nhất.

PES 2018 không có cải thiện nhiều so với những kẻ tiền nhiệm, nhưng nó có gameplay cải thiện hơn và nỗ lực hết mình để hoàn thiện chế độ Master League mà fan yêu mến. Phiên bản “Lite” của Pro Evvolution Soccer 2018 cho phép bạn tham gia Online myClub và PES League Mode, cùng với Offline Exhibition Match và Training Mode, chúng hoàn toàn miễn phí. PES 2018 Lite vẫn có giao dịch trong game, nhưng bạn vẫn có thể luôn nâng cấp lên phiên bản đầy đủ nếu bản Lite không thể làm hài lòng bản thân.

Tuy nhiên, PES 2018 Lite trên Steam hiện đang chặn IP Việt Nam nên bạn cần phải fake IP để có thể tải game về.

33. Spelunky

Bạn có thể tải Spelunky trên mọi nền tảng – đây là một tựa game indie rất nổi tiếng. Tuy vậy, game lúc đầu độc quyền trên PC, và phiên bản không HD Cổ điển thì vẫn miễn phí.

Có điều là trong mỗi lần chơi, toàn bộ game sẽ ngẫu nhiên. Tức có game, bạn sẽ phải vượt qua hàng trăm con quái vật đầy trên màn hình; có thể ở lần chạy tiếp theo, game sẽ cho bạn vàng và giúp bạn vượt qua mọi thứ dễ dàng.

Bạn sẽ học được cách thế giới ngẫu nhiên hoạt động và biết lựa cho mình món đồ nào để tăng cơ hội sống sót. Rồi bạn sẽ chết ở đâu đó. Và khóc thét lên. Và bắt đầu lại. Và tiếp tục chơi lại.

Chơi Spelunky miễn phí tại đây.

34. Neverwinter

Là game MMO miễn phí, Neverwinter đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân khi nó dựa theo tựa game RPG nổi tiếng nhất mọi thời đại: Dungeons & Dragons. Giống mọi thứ khác trong thế giới của Dungeons & Dragons, game diễn ra trong Forgotten Realm, chính xác hơn là Neverwinter.

Bao gồm 8 class nhân vật với hỗ trợ chơi theo nhóm tối đa năm người, Neverwinter dựa theo những quy định của thế hệ thứ 4 thuộc Dungeons & Dragons. Tuy nhiên, những quy định này có chỉnh sửa đôi chút, ngoài những kỹ năng đặc biệt được sử dụng trong chiến đấu, game cũng cho phép người chơi hồi máu đồng đội khi tích đủ số điểm hành động.

Chơi Neverwinter miễn phí tại đây.

35. Doki Doki Literature Club

Nhìn bề ngoài thì đây là một tựa game ‘visual novel’ quyến rũ, nhưng đừng để những hình ảnh đó lừa bạn. Doki Doki Literature Club được tạo ra bởi Dan Salvato, một nhà phát triển từng làm việc cho tựa game Super Smash Bros. Việc Dan Salvato làm ra Doki Doki Literature Club là bởi vì anh ấy là một fan của anime.

Điều khá hài hước là nhân vật chính trong Doki Doki Literature Club cũng là fan cuồng anime và manga. Một lời khuyên đó là bạn đừng nên quá đắm say ba nhân vật nữ phụ trong game.

Chúng ta sẽ không tiết lộ quá nhiều về cốt truyện, nhưng điều đầu tiên khi bạn mở Doki Doki Literature Club lên là dòng cảnh báo nội dung, cho biết những người chơi yếu tim không nên chơi game này. Rõ ràng là lời cảnh báo này nghe có vẻ nhảm nhí, nhưng bạn sẽ sớm nhận ra rằng đây không phải là game fan service bình thường, mà là game kinh dị.

Chơi Doki Doki Literature Club miễn phí tại đây.

36. Puzzle Pirates: Dark Seas

Trong gần 15 năm qua, Puzzle Pirates luôn là tựa game dành cho trẻ em nếu máy tính ở trường không bị giới hạn Internet. Đây là tựa game MMORPG hoàn toàn miễn phí được phát triển bởi studio Three Ring Design của Sega. Game cũng được phát triển bởi một nhóm khác, tổ chức phi lợi nhuận Grey Havens được thành lập bởi các cựu thành viên Three Rings Design.

Trước bản cập nhật Dark Seas, bạn chỉ có thể chơi được phần multiplayer của Puzzle Pirates thông qua Steam. Giờ đây, chế độ chơi đơn có thể được tải về và cài qua Steam. Tuy hiện tại game vẫn trong giai đoạn Early Access, những đánh giá trước đó cho biết chế độ chơi đơn hoàn toàn đáng để thử dành cho những lão làng Puzzle Pirates lẫn người mới chơi.

Chơi Puzzle Pirates miễn phí tại đây.

37. Phantom Dust

Quá trình phát triển game là một thảm họa, nhưng cuối cùng thì bản remaster của Phantom Dust đã chạy ổn thỏa. Đây là một tựa game mới dưới dạng game thẻ bài của Nhật Bản từ Xbox đời đầu. Thật khó tin khi Microsoft hé lộ tại E3 2014 là họ đang làm lại game này… và điều này thật sự đã xảy ra.

Phiên bản remake hoàn thiện vào 2016, nhưng Microsoft vẫn muốn làm lại phiên bản này thêm một lần nữa. Và lần này, công ty đã remaster lại, chứ không phải remake. May mắn là phiên bản mới của Phantom Dust dành cho Windows 10 (và Xbox One) không tốn một đồng để chơi trừ khi bạn muốn mua “những lá bài multiplayer” trong game.

Chơi Phantom Dust miễn phí tại đây.

38. Dwarf Fortress

Để có ý tưởng làm nên Minecraft, chúng ta không thể không nhắc đến tựa game sandbox 2D Dwarf Fortress. Là game mô phỏng xây dựng và quản lý, Dwarf Fortress sử dụng đồ họa chạy bằng “chữ” cổ điển để biến nó thành game hiện đại hơn, bằng phần mềm của năm 2006. Dwarf Fortress được xem là một tựa game kinh điển vì cách chơi thế giới mở và là một ví dụ tiêu biểu về thế giới luôn thay đổi.

Điều này có nghĩa là Dwarf Fotress sẽ sắp xếp ngẫu nhiên môi trường rtong game và khiến cho việc thoát khỏi “hệ thống chết mãi mãi” cực kỳ khó. Điều này tạo ra câu slogan nổi tiếng trong game “Thua vẫn vui” – câu nói này vừa mang tính châm biếm vừa mô tả chân thực những gì xảy ra trong game.

Một điều chắc chắn rằng, nếu như bạn muốn trải nghiệm một phần quan trọng của lịch sử game, Dwarf Fortress sẽ là điểm khởi đầu tốt. Dwarf Fortress đã được triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở thành phố New York vào năm 2013. Phải nói rằng không có nhiều tựa game miễn phí được mang đi triển lãm đâu.

Chơi Dwarf Fortress miễn phí tại đây.

39. Digital: A Love Story

Giải thích Digital: A Love Story sẽ làm lộ hết cốt truyện. Có thể nói rằng đây là một chuyến du lịch hoài cổ với một chút yếu tố tương lai. Bằng đồ họa 1988, game bắt đầu bằng việc bạn trả lời email của một cô gái cô đơn tên Emilia.

Mối quan hệ trong game (thật sự không dài, khoảng một tiếng) là minh chứng cho cách viết khiến cho người chơi mê hoặc dù không phải làm gì khác ngoại trừ viết xuống những con số điện thoại. Đây là mối tình của một hacker, trong đó bạn phải di chuyển qua lại giữa hệ thống BBS (Bulletin Board) để khám phá ra âm mưu ở đằng sau.

Bạn không thể thấy được những gì mình đã nói ra, chỉ nhận được những phản hồi, cộng với việc mất kết nối trong các đoạn hội thoại xảy ra đầy tinh tế. Nhạc và âm thanh trong game cũng thật sự giúp đỡ rất nhiều: tiếng nhạc kết nối modem vẫn khiến chúng ta lạnh xương sống.

Chơi Digital: A Love Story miễn phí tại đây.

40. Fallout Shelter

Nếu bạn hứng thú với hệ thống quản lý tài sản trong Fallout 4 thay vì nội dung RPG trong game, Fallout Shelter là game tuyệt vời để thử. Cho đến gần đây, game mô phỏng này chỉ dành cho nền tảng di động Android và iOS. Nhưng với hệ thống Quests ra đời trong bản 1.6 của Fallout Shelter, Bethesda Softworks cảm thấy cần phải port game lên PC.

Fallout Shelter trên PC không mấy khác biệt, và chắc chắn sẽ cuốn hút bạn. Việc điều khiển chuột hiệu quả chẳng kém màn hình touchscreen, còn đồ họa được tối ưu hóa dành cho cả những phần cứng cũ. Với chế độ window được bật mặc định sẵn, bạn có thể dễ dàng tab qua tab lại để chăm sóc các công dân Vault của mình trong lúc nghỉ ngơi giữa công việc. Với cái giá không thể phàn nàn được (miễn phí), Fallout Shelter xứng đáng là phiên bản Solitaire tiếp theo tại văn phòng làm việc hoặc ở trường.

Chơi Fallout Shelter miễn phí tại đây.

41. Brink

Hoàn toàn bị lu mờ khi ra mắt cách đây 6 năm trước, Brink giờ đây miễn phí hoàn toàn trên Steam – không có giao dịch trong game. Tuy bước đi này cho thấy mô hình trước đó hoàn toàn thất bại, nhưng chúng ta nên ăn mừng vì tựa game FPS multiplayer này giờ đây là dành cho tất cả mọi người.

Lấy bối cảnh thành phố nổi Ark bị thiếu hụt tài nguyên, Brink đưa người chơi tham gia vào một nhóm người tị nạn, “Resistance” (Quân kháng chiến), chống lại những kẻ quyền lực đã đẩy những công dân này vào cảnh đói khổ. Kết quả là chúng ta có một game giải trí kết hợp những nhiệm vụ chơi đơn với các màn đấu súng của multiplayer.

Từ nhà phát triển Splash Damage và nhà phát hành Bethesda Softworks, bạn có thể đã quay lưng lại với Brink khi game mới ra mắt vào 2011, nhưng giờ đây thì game hoàn toàn miễn phí. Tại sao chúng ta không chơi thử nhỉ?

Chơi Brink miễn phí tại đây.

42. Battleborn

Có thể CEO và chủ tịch của Gearbox Software Randy Pitchford kể cho bạn một câu chuyện hoàn toàn khác, nhưng Battleborn thật sự là miễn phí. Thật ra, mặc dù được xếp vào “free trial” (chơi thử miễn phí) trên Steam, nó không có nhiều khác biệt so với những tựa game bắn súng theo hero khác trên thị trường (như Overwatch, Paladins). Bạn có thể chơi miễn phí hoài miễn là bạn chỉ chơi 6 nhân vật miễn phí trong 30 nhân vật của game, luôn được xoay tua hàng tuần.

Battleborn lúc đầu được phát hành vào tháng 5 2016, cùng tháng với Overwatch. Sự khác biệt của Battleborn đó là nó chịu ảnh hưởng từ những game MOBA trong khi Overwatch thiên về game bắn súng PvP truyền thống hơn. Battleborn cũng có chiến dịch chơi đơn, nhưng bạn cần phải mở khóa bằng tiền thật.

Chơi Battleborn miễn phí tại đây.

43. The Elder Scrolls: Legends

Cuộc chiến để xem ai có thể đối đầu với game thẻ bài Hearthstone vẫn chưa kết thúc. Nhưng có một game thẻ bài nổi tiếng “dễ học nhưng rất khó để lĩnh hội được.” Đó là câu nói của nhà phát hành Bethesda Softworks, dùng để miêu tả The Elder Scrolls: Legends.

Một game thẻ bài lấy từ cốt truyện của tựa game RPG nổi tiếng của hãng, The Elder Scrolls: Legends khác biệt với những game thẻ bài khác như Hearthstone hay Gwent của The Witcher 3 bằng hệ thống hai làn để giữ chân đối thủ trong việc lên chiến thuật.

Và nếu bạn chỉ đơn giản muốn chơi game liên quan đến Skyrim, bạn sẽ hứng thú khi biết rằng bản mở rộng Heroes of Skyrim dành cho The Elder Scrolls: Legends có thêm 150 lá bài. Trong số chúng sẽ là những gương mặt quên thuộc như Aela the Huntress, J’Zargo và Delphine.

Chơi The Elder Srolls: Legend miễn phí tại đây.

44. Robocraft

Dù bạn có thích hay ghét World of Tanks, bạn sẽ hài lòng khi biết rằng Robocraft sử dụng những chiến xe chiến đấu thông thường và biến nó thành thứ mà bạn muốn. Từ nhát phát triển độc lập và phát hành Freejam, Robocraft cho phép bạn điều khiển những chiếc xe phản lực (jet car), xe tăng, các tàu bay, trực thăng và drone.

Bạn sẽ dành đại đa số thời gian của mình để chiến đấu với những người chơi khác. Có thể gọi là Fortnite phiên bản xe cộ, bạn sẽ kết hợp hơn 250 phụ kiện bằng giao diện chế đồ đơn giản, cho phép bạn gắn vũ khí mà mình muốn vào phương tiện bạn yêu thích.

Robocraft cho phép bạn tạo và gia nhập clan, với số lượng thành viên tối đa là 50. Trong những clan đó, bạn có thể mời bạn bè vào “party” và chơi phối hợp để đánh bại những đội khác. Và khi đã hài lòng với tác phẩm của mình, bạn có thể trưng bày chúng tại Community Robot Factory (nhà máy robot cộng đồng) để nhận lượt Thích và Chia sẻ.

Chơi Robocraft miễn phí tại đây.

45. Total War Battles: Kingdom

Những game chiến thuật thời gian thực (RTS) không có cái nào lớn hơn được series Total War, và với phiên bản mới nhất Battles KINGDOM, nó hoàn toàn miễn phí. Hiện đang trong giai đoạn open beta trên PC, và cũng có mặt trên iOS và Android, bạn có thể tiếp tục cuộc chiến mà mình tạm nghỉ trước đó. Diễn ra trong thế kỷ thứ 10, Total War Battles: Kingdom kết hợp quản lý quân đội cùng xây dựng đế chế để tạo ra một game RTS để bạn có thể tiếp tục chơi ở bất kỳ đâu và tại thời điểm nào mình muốn.

Chơi Total War Battles: Kingdom miễn phí tại đây.

Nguồn: Techradar

Phần 1    Phần 2