Cẩm nang

AMD Ryzen vs. Intel Coffee Lake – cuộc chiến giữa hai đại gia CPU

188

Năm 2017 đã sắp kết thúc, đây cũng là lúc mà chúng ta nên xem ai là người thắng cuộc trong cuộc đua CPU năm nay.

Đây là một trong những năm công nghệ bận rộn nhất khi mà AMD tung ra hàng loạt CPU có thể cạnh tranh được với Intel. AMD không ra mắt chỉ có 1 mà đến tận 2 công nghệ mới.

Intel buộc phải đáp trả: nâng số lượng nhân lên trong khi đẩy nhanh quá trình ra mắt của các CPU đến nỗi hãng phải ra mắt các CPU 6 nhân 3 tháng trước lịch dự kiến.

Điều này mang đến những vấn đề của riêng nó. Intel ra mắt các CPU cao cấp là Skylake-X và Kaby Lake-X trong tháng 8, hứa hẹn rằng họ có thể đánh bại 16 nhân Threadripper của AMD bằng chip 18 nhân của riêng mình. Vậy mà chỉ vài tháng sau, ít nhất 3 trong số những con chip mới được chế tạo đã nhanh chóng lỗi thời.

Hãy cùng tưởng nhớ đến Core i7 7800X, i7 7740X và i5 7640X. Chúng hoàn toàn không có cửa để so sánh…

Nhưng Ryzen hay Coffee Lake CPU là người chiến thắng trong năm nay đây? Hãy cùng tìm ra nhà vô địch

Vòng 1

AMD vs. Intel – giá cả và số lượng có sẵn trên thị trường

Khi nói về giá cả bán trên thị trường thì có vẻ như kết quả là hòa. Kết quả này không có gì ngạc nhiên khi cả 2 được xem là đối thủ đối đầu nhau.

Đầu tàu của Zen chip là AMD Ryzen 1800X được xem là kẻ ngoài cuộc mặc dù giá thành có giảm gần đây. Nhưng với cái giá $400, nó vẫn đắt hơn mức giá $360 của kẻ đứng đầu bên Coffee Lake là Intel Core i7 8700K.

Nhưng AMD còn có nhiều Ryzen khác để cạnh tranh với từng hạng mục. Như CPU 8-nhân, 16-luồng Ryzen 7 1700X với giá bán lẻ thấp hơn Core i7 và dễ dàng đánh bại bất kỳ bài kiểm tra về luồng nào. Và tất cả Ryzen CPU đều có thể overclock.

Mọi thứ trở nên sát sao hơn khi xuống hạng mục Ryzen 5 vs. Core i5. AMD Ryzen 5 1600X và Intel Core i5 8600K đều có giá ngang nhau, tầm $250. Nhưng khi xuống hạng mục $200, Intel Core i5 8400 hoàn toàn đánh bại AMD trong khoản chơi game.

Hiện lượng chip của Intel Coffee Lake trên thị trường khá là ít. Vì được đẩy ra mắt sớm nên lượng hàng trên thị trường chưa đủ để phục vụ cho người tiêu dùng.

Kết quả cuối cùng?

Vòng 1

AMD Ryzen 10

Intel Coffee Lake 9

Vòng 2

AMD vs. Intel – motherboard và chipset

Motherboard và chipset cũng quan trọng chẳng khác gì CPU. Sau cùng thì dù chip có rẻ đến đâu đi nữa mà bo mạch chủ dùng để gắn được nó lại có cái giá rất cao thì cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều.

Người mua Coffee Lake của Intel có thể dùng bất kỳ chipset gì, miễn nó là Z370.

Đúng rồi đó, chỉ có một lựa chọn cho 8th Gen Core CPU. Trong khi phiên bản rẻ tiền, ít tính năng hơn là H370 và B360 vẫn chưa xuất hiện cho đến đầu năm sau. Vì đó là thời điểm mà lẽ ra Coffee Lake mới chính thức ra mắt.

Đó không phải là vấn đề lớn nếu bạn bạn chỉ quan tâm đến các các phiên bản K – với khả năng overclock mạnh thì cần phải có Z370. Trừ khi bạn đang nhắm đến i5 8400 cho dàn máy của mình thì Z370 thật sự là vượt quá nhu cầu.

Nhìn về phía AMD Ryzen thì lại không có vấn đề gì. Có rất nhiều motherboard và chipset để chọn, với mọi tính năng, giá đa dạng nhưng đều có chung một socket.

X370 và B350 cho những chỉ số overclock ấn tượng cho các CPU Ryzen, trong khi dòng rẻ tiền cơ bản A320 được thiết kế để hợp túi tiền nhất với điều kiện không ép xung gì cả. Socket AM4 mà chúng sử dụng không chỉ phục vụ cho Ryzen chips của AMD không mà còn dùng cho thế hệ 12nm được mong đợi sẽ ra mắt vào năm sau. Ngoài ra còn có Raven Ridge APUs, đó là lúc cả máy tính của bạn chỉ to bằng đúng bộ mạch chủ AM4 trong khi vừa kết hợp công nghệ vi xử lý của Zen và công nghệ đồ họa AMD Vega GPU.

Khả năng socket LGA 1151 v2 sẽ tiếp tục hỗ trợ cho những thế hệ Intel CPU tiếp theo? Đó là điều không thể

Vòng 2

AMD Ryzen: 10

Intel Coffee Lake: 9

Vòng 3

 AMD vs. Intel – hiệu suất xử lý

AMD đánh cược với Ryzen CPU, khẳng định số lượng nhân là tương lai để phát triển. Họ đã thử trước đó và nhận lấy thất bại với Bulldozer nhưng lần này AMD đã khiến thế giới phải ngước nhìn. Trước đó dù có bao nhiều luồng được gắn vào trong Bulldozer, Piledrive, Steamroller, hoặc Excavator đi nữa, chúng đều được xem là rác rưởi.

Xin chia buồn những ai đang sở hữu FX….

Với công nghệ mới cực mạnh, phần mềm máy tính bắt đầu tận dụng được số lượng nhân cũng như luồng cao hơn có trong Ryzen. Nhưng thật sự thì 2 nhân có thêm trong 8 nhân của Ryzen 7 khi đem so sánh với 6 nhân của các CPU dòng Core i7 của Intel thì chúng lại không mạnh hơn bao nhiêu, khi mà công nghệ Coffee Lake vẫn có cách làm riêng của mình.

Khi bạn so sánh các bài kiểm tra hiệu năng trên Cinebench, các CPU của Ryzen 7 luôn đánh bại các Core i7. Điều này cũng tương tự với Ryzen 5 khi so sánh với các dòng Core i5. Nhưng các bài kiểm tra X264 video encode lại cho thấy kết quả sát sao hơn. Và khi nói về hiệu năng xử lý của đơn luồng thì Intel luôn luôn vượt xa đối thủ AMD.

Chung quy, đây là kết quả hòa

AMD Ryzen: 10

Intel Coffee Lake: 10

Vòng 4

AMD vs. Intel – ép xung (overclock)

Đây là lúc AMD nhìn có vẻ yếu thế hơn. Coffee Lake có thế hơn hẳn bởi vì họ có hẳn một nền tảng ép xung vững mạnh.

Đó là lí do tại sao Intel cần một bộ socket và chipset mới cho Coffee Lake. Họ buộc phải bỏ qua việc tương thích với những con chip cũ để có thể tăng sức mạnh cho 2 nhân thêm của dòng Coffee Lake. Có như vậy, việc ép xung của Intel mới có thể cạnh tranh với các CPU của Ryzen sở hữu nhiều nhân hơn.

Điểm dở duy nhất đó là trong khi Ryzen đều có thể được ép xung, còn Intel thì lại buộc phải trả thêm 1 chút tiền để mở tính năng này ra. Đáng tiếc là các CPU của Ryzen không thể chịu được nếu bị ép xung quá nhiều.

Kết quả vòng 4:

AMD Ryzen: 9

Intel Coffee Lake: 10

Vòng 5

AMD vs. Intel – hiệu suất chơi game

Đây là vòng đấu lớn, nơi mà chúng ta thật sự xem ai sẽ mạnh hơn. Vậy hai nền tảng khác nhau này sẽ giúp game thủ chúng ta như thế nào trong khía cạnh frame rate (tỉ lệ khung hình).

Nhìn chung, đây là chiến thắng rõ ràng dành cho Intel. Công nghệ đơn nhân vượt bậc của Coffee Lake giúp cho game đạt được frame rate cao nhất, và điều này luôn đúng với những công nghệ trước đó của Intel khi so sánh với đối thủ AMD.

Với những game như Doom khi chạy trong chế độ Vulkan và Rise of the Tomb Raider trong DirectX 12 thì kết quả của chúng hơi khác một chút, nhưng nhìn chung lợi thế vẫn thuộc về Coffee Lake. Đặc biệt là khi bạn tính cả khả năng ép xung vào để đẩy thêm frame rate cho game.

Hiển nhiên là các card màn hình (GPU) sẽ làm mọi công việc xử lý rồi, nhưng chắc chắn là bạn muốn đảm bảo GPU đắt tiền của mình có thể tỏa sáng tốt nhất có thể, phải không?

Ngoài ra, các chip Coffee Lake giờ đây cũng bắt đầu cuộc đua tăng số nhân với AMD – điều này có nghĩa là các tựa game thế hệ sau sẽ ráng tận dụng số lượng nhân mà Intel cũng như Ryzen đang đưa vào trong CPU của mình.

Kết quả vòng 5

AMD Ryzen: 9

Intel Coffee Lake: 10

AMD vs. Intel – Kết luận

 Vậy là chúng ta có kết quả hòa.

Nếu máy tính của bạn sử dụng nhiều vào công việc – ưu tiên cho lượng nhân và luồng, thì tốt nhất là bạn nên sắm một máy Ryzen. Nhưng nếu là game thủ hardcore, thì Intel là những gì bạn muốn tìm đến.

Nhưng chúng ta không thể bỏ ngỏ như thế được. Chẳng ai thích hòa cả, cho nên cái này phải dựa vào cảm tính để đánh giá. Và bởi vì tác giả là một người vừa làm việc và vừa chơi game.

Do đó, mặc dù Core i5 8400 là một CPU để chơi game tuyệt vời, nhưng nó không thể giúp bạn làm tốt công việc như Ryzen được. Cho nên, đối với tác giả, Ryzen là đội chiến thắng.

Nguồn: pcgamesn

Cẩm nang

Chipset motherboard 300-series mới của Coffee Lake dành cho những ai có ví tiền eo hẹp

160

Intel cuối cùng cũng giới thiệu những chipset mới cho các vi xử lý Coffee Lake của mình. Nhờ đó, lựa chọn các motherboard sẽ nhiều hơn trong việc lắp hệ thống mới. Quan trọng hơn, những chipset này có chi phí thấp hơn hẳn so với các dòng đang có mặt trên thị trường.

Thật kỳ cục khi phải ghép chip Core i3-8100 CPU tầm thấp với motherboard Z370-chipset cao cấp như vậy. Tất nhiên, bạn vẫn có thể tìm được các motherboard Z370 ở phân khúc $110, nhưng giá đó cũng còn quá cao.

Giờ đây, Intel có rất nhiều chipset mới để hỗ trợ Coffee Lake – H370, H310, Q370 và B360. Dưới đây là thông tin của mỗi loại (tiếng Anh):

Những chipset mới hướng đến những dàn máy có chi phí không quá cao để có thể cạnh tranh được với các dòng AMD hiện tại trên thị trường. Chúng ta phải chờ thêm để biết chính xác giá bán ra thị trường, nhưng với những gì đang nắm được, Gigabyte H370 HD3 motherboard đang được bán $100 trên Amazon.

Giá bán trên đó là motherboard cao cấp nhất của chipset H370, nhưng giá thành lại ngang ngửa của motherboard rẻ tiền nhất của Z370. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ thấy những motherboard có giá dưới $100.

Tất nhiên, nó vẫn còn tùy thuộc vào model của motherboard. Asus giới thiệu rất nhiều phiên bản với thương hiệu Strix của họ, bao gồm 3 motherboard full-size ATX, một bản micro-ATX và hai bản mini-ITX. Giá dao động từ $110 đến $140. Asus cũng tung ra hai bản TUF với giá là $130 và $135, cùng với bản Prime H370M Plus micro-ATX với giá $100.

ASRock, Gigabye/Aorus và MSI đều đã sẵn sàng tất cả phiên bản, nhưng giá của chúng lại chưa được công bố. Tuy vậy, chúng ta được biết Gigabyte H370M D3H được bán giá $90 trên Newegg.

Z370 vẫn tiếp tục là đầu tàu của Intel, và nó có nhiều cổng giao tiếp PCI 3.0 nhất (40) để phục vụ cho các card đồ họa cũng như ổ cứng tốc độ cao. Nó cũng là một trong những dòng hỗ trợ overclock. Cho nên, Z370 vẫn là lựa chọn tối ưu cho những dân ghiền overclock. Tuy nhiên, các dòng chipset mới sẽ hỗ trợ ‘đánh thức bằng giọng nói’ và bộ nhớ Optane – Optane là thứ được Intel nhấn mạnh rất nhiều trong buổi công bố hôm qua. Cần chú ý rằng Intel cũng tích hợp hỗ trợ Wireless-AC 2×2 160MHz. Với router tương thích, tốc độ có thể đạt tối đa 1,733Mbps.

Những chipset và motherboard mới hỗ trợ tốt với những vi xử lý Coffee Lake vừa được Intel mở rộng thêm. Dưới đây là những vi xử lý mới:

Giờ đây Intel có tổng cộng hơn hàng chục chip Core i3, i5 và i7 dựa trên công nghệ Coffee Lake để chúng ta tha hồ chọn, bao gồm cả những con tiêu thụ điện năng thấp. Mọi thứ từ Core i3-8100T cho đến Corei7-8700T có điện năng tiêu thụ 35W, với giá dao động từ $118 đến $303. Cao hơn là dòng tiêu thụ điện 65W: Core i3-8300 ($138), Core i5-8500 ($192) và Core i5-8600 ($213).

Intel cũng bán ra một loạt các vi xử lý Pentium Gold và Celeron, tất cả đều là chip dual-core. Pentium Gold sẽ thay thế dòng Core i3 thế hệ trước và có công nghệ Hyper-Threading để tăng gốc đôi số luồng. Trong khi đó thì Celeron tiếp tục là 2 nhân/2 luồng, thích hợp cho những ai có túi tiền cực kỳ eo hẹp.

Với các CPU và chipset mới, người mua giờ đây có nhiều lựa chọn để lắp cho mình một hệ thống Coffee Lake ưng ý.