Cẩm nang

TOP 10 game thủ Liên Minh kiếm được nhiều tiền giải nhất thế giới

4

LIÊN MINH HUYỀN THOẠI không phải là tựa game sở hữu giải thưởng lớn nhất trong lịch sử Esport, nhưng vẫn có rất nhiều game thủ chuyên nghiệp kiếm được trên $500,000 trong suốt sự nghiệp của mình.

Không giống như các trò chơi khác, như Dota 2 tổ chức giải đấu lớn – The International 7 với tổng giải thưởng khủng lên đến 24.7 triệu USD tiền thưởng trong năm nay – LIÊN MINH HUYỀN THOẠI lại có thể cung cấp cho các cầu thủ chuyên nghiệp một thu nhập ổn định, đặc biệt là khi nói đến tiền lương.

Game thủ chuyên nghiệp LIÊN MINH HUYỀN THOẠI có thể kiếm 80,000 USD tiền lương “cứng” mỗi năm, và thậm chí còn cao hơn rât nhiều đối với các game thủ top đầu.

Tuy nhiên, tiền lương luôn là một con số bí ẩn và không được các đội tuyển công khai, do đó chúng ta chỉ có thể dùng tiền thưởng từ các giải đấu để so sánh thu nhập của các game thủ chuyên nghiệp.

Dưới đây là TOP 10 game thủ giành được nhiều tiền thưởng nhất LIÊN MINH HUYỀN THOẠI tính tới ngày 10 tháng 9 năm 2017 theo thống kê từ Esportearnings.com

10) Jang “Looper” Hyeong-seok – $346,307

Looper được biết đến nhiều nhất trong sự nghiệp của mình trong màu áo Samsung White khi họ giành chức vô địch thế giới 2014 – một nguồn thu nhập rất lớn của Looper tại thời điểm này.

Samsung White sau đó bị giải thể do Riot thêm vào các quy tắc về tổ chức sở hữu nhiều hơn một đội trong một khu vực. Samsung White và Samsung Blue đã ngừng tồn tại, thay vào đó là một đội duy nhất – Samsung Galaxy.

Looper hiện là game thủ đường trên hàng đầu của Echo Fox, khiến anh trở thành cầu thủ có thu nhập cao nhất trong danh sách các game thủ NA LCS.

9) Ming “ClearLove” Kai – $388,320

ClearLove là thành viên của EDward Gaming, một trong những đội thành công nhất của LPL – và anh cũng là người Trung Quốc  duy nhất  trong danh sách này.

ClearLove đã đầu quân cho  EDG từ năm 2013 và đã giúp nhóm thực hiện nhiều giải vô địch trên đấu trường nội địa cũng như giải vô địch MSI năm 2015. LPL sẽ điều chỉnh hệ thống chuyển nhượng vào năm 2018, ClearLove và nhiều người chơi khác của LPL được kỳ vọng sẽ đạt được nhiều tiến bộ hơn.

8) Cho “Mata” Se-hyeong – $391,453

Kể từ khi giành cúp vô địch trung kết thế giới với Samsung White vào năm 2014, Mata đã là một phần của hai đội khác trước khi gia nhập “Super Team” – KT Rolster vào tháng 12 năm 2016.

Một khoản lớn thu nhập của Mata đến từ chiến thắng giải vô địch thế giới nổi tiếng này, với một phần nhỏ của nó đến từ các màn trình diễn tại khu vực.

Mata đã trải qua hai năm không quá thành công tại LPL. Thất bại trong màu áo  Vici Gaming và Royal Never Give Up, Mata quyết định quay lại Hàn Quốc để sát cánh với người đồng đội cũ, PawN.

7) Heo “PawN” Won-seok – $412,345

PawN là người có thu nhập cao nhất trong các thành viên cũ của Samsung White trước đây và anh cũng là người làm tốt nhất kể từ khi đội này được giải thể.

PawN đã đồng hành cùng  EDG từ tháng 12 năm 2014, và anh đã thi đấu cho EDG trong gần hai năm.Pawn giành nhiều danh hiệu khu vực và kiếm được rất nhiều tiền sau màn trình diễn ấn tượng của mình tại Chung Kết Thế Giới 2014.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian gắn bó với EDward Gaming, cuối cùng anh đã trở lại quê nhà Hàn Quốc và đầu quân cho  KT Rolster vào tháng 12 năm 2016.

6) Kang “Blank” Sun-gu – $441,313

Vị trí thứ 6 lại thuộc về một thành viên nhà  SKT trong top 10  cũng là một trong số những người đi rừng của đội. Blank là thành viên của SKT và anh đã giúp nhóm giành được chiến thắng tại các giải đấu lớn trên thế giới.

Blank chủ yếu là người đi rừng của SKT  kể từ khi anh ta gia nhập tháng 12 năm 2015.

5) Lee “Duke” Ho-seong – $456,127

Phần lớn lợi nhuận của Duke đến từ những giải thưởng trong màu áo SKT vào mùa 6 khi anh ấy giúp đội giành được cúp vô địch mùa xuân và CKTG 2016.

Sau khi chiến thắng Worlds với SKT, Duke chuyển đến LPL để tham gia Invictus Gaming. Nhưng Duke đã không thể quay trở lại chung kết thế giới do thất bại trước Team WE trong vòng loại Vòng đấu mùa hè.

4) Bae “Bang” Jun-sik – $790,284

Là một nhà vô địch thế giới hai lần, Bang đã có một sự nghiệp tuyệt vời kể từ khi gia nhập SK Telecom vào tháng 10 năm 2013. Anh ấy gia nhập đội hình chính của SKT vào năm 2014 và từ đó đã giúp đội giành được nhiều danh hiệu khu vực và quốc tế.

Thu nhập lớn của anh đến từ một chuỗi các giải vô địch chung kết thế giới liên tiếp, các danh hiệu của MSI và thành công tại khu vực.

3) Lee “Wolf” Jae-wan – $794,785

Wolf suýt chút nữa trở thành người có thu nhập cao thứ hai trong lịch sử LIÊN MINH HUYỀN THOẠI sau CKTG 2017 do sự vắng bóng tạm thời của Bengi.

Giống như Bang, Wolf đã là công cụ trong sự thống trị toàn cầu của SKT trong vài năm qua, và anh đã đạt được danh hiệu hỗ trợ xuất sắc  thế giới trong một thời gian dài.

Sự phối hợp của anh với Bang không có gì sánh kịp và họ được đánh giá là cặp đôi hoàn hảo nhất đường dưới.

2) Bae “Bengi” Seong-woong – $810,683

Bengi, cựu thành viên của SKT, là một phần quan trọng trong thành công của SKT rất nhiều năm qua nhờ tính kết dính của anh ta. Nhà vô địch thế giới ba lần đã rời khỏi SKT vào đầu năm để gia nhập đội tuyển Trung Quốc Vici Gaming – nhưng anh đã không thành công với màn ra mắt của mình.

1) Lee “Faker” Sang-hyeok – $1,056,863

Thu nhập cao nhất của LIÊN MINH HUYỀN THOẠI không ai khác chính là game thủ giỏi nhất thế giới – Faker.

Faker là game thủ duy nhất kiếm được hơn 1 triệu USD, nhờ một phần là ba danh hiệu vô địch thế giới, hai danh hiệu MSI và rất nhiều danh hiệu khu vực LCK giành được dưới màu áo SK Telecom T1.

Thực sự không thể ngăn cản nhà vua của LIÊN MINH HUYỀN THOẠI.

Cẩm nang

Những tuyển thủ esports kiếm nhiều tiền nhất thế giới

2

Esports (thể thao điện tử) đã trở thành một nghề nghiệp đúng nghĩa. Bằng sự chăm chỉ và nỗ lực của mình, các tuyển thủ có thể thu về rất nhiều tiền.

Một số game có lượng fan cực kỳ hùng hậu cũng như tiền thưởng nhiều hơn, giúp cho các nhà vô địch giàu lên gấp bội. Dưới đây là danh sách những tuyển thủ esports có thu nhập cao nhất trong lịch sử – theo EsportsEarnings.

100 Thieves tạo nên tên tuổi ở nhiều bộ môn – vậy mà họ mới chỉ có cúp của Call of Duty

Call of Duty: Karma – $748,222.25 USD

Call of Duty có thể không có lượng tiền thưởng nhiều như những game khác, nhưng nếu gắn bó với bộ môn này lâu dài và giành được nhiều chức vô địch, bạn vẫn có thể kiếm được rất nhiều tiền.

Đứng đầu danh sách Call of Duty là Damon ‘Karma’ Barlow của OpTic Gaming. Anh kiếm được $748,222.25 tiền thưởng kể từ khi bắt đầu sự nghiệp vào năm 2011. Nhà vô địch thế giới 3 lần của Call of Duty liên tục thống trị các giải đấu, trong đó số tiền thưởng lớn nhất là $269,500 đến từ cúp vô địch thứ ba (2017) cùng OpTic trong Infinite Warfare.

Không quá ngạc nhiên khi theo sát anh là hai đồng đội kỳ cựu của anh:  Ian ‘Crimsix’ Porter và Jordan ‘JKap’ Kaplan – cả hai đều đã gắn bó với game lâu không kém gì Karma.

Ba lần vô địch thế giới, sự nghiệp CoD của Karma đã đem về cho anh gần 1 triệu USD

Liên Minh Huyền Thoại: Faker – $1,213,853.15

Liên Minh Huyền Thoại luôn là bộ môn có tính cạnh tranh cao, nhưng có một cái tên luôn luôn được nhắc đến – Lee ‘Faker’ Sang Hyeok. Faker là một trong những tài năng sáng giá nhất mọi thời đại của LMHT. Anh kiếm được $1,213,853.15 tiền thưởng với 3 chiếc cúp Chung kết thế giới.

Tuy năm 2018 là năm lận đận đối với anh và đồng đội tại SKT, Faker chắc chắn vẫn luôn hướng đến việc trở lại ngai vàng của mình bằng cách giành lấy danh hiệu vô địch CKTG thứ tư.

Faker có lẽ là ngôi sao LMHT duy nhất phá vỡ mốc 1 triệu đô, nhưng Lee ‘Duke’ Ho Seong và Lee ‘Wolf’ Jae Wan chỉ thua kém anh một chút. Ngôi sao của 100 Thieves và cựu đồng đội của Faker, Bae ‘Bang’ Jun Sik, cũng là một cái tên đáng đề cập.

Faker luôn là chuẩn mực vàng của làng LMHT thế giới kể từ lúc bắt đầu sự nghiệp của anh

DOTA 2: KuroKy – $4,233,703.61

Dota 2 có thể không đối đầu trực tiếp với Liên Minh, nhưng tiền thưởng từ bộ môn này có thể khiến một số game thủ quyết định đổi sự nghiệp từ game MOBA của Riot sang Valve. Tuy nhiên, không phải sự kiện Dota nào cũng có tiền thưởng lớn. Nhưng, nếu tham gia được The International danh giá, bạn chắc chắn đã ôm bộn tiền.

Đứng đầu danh sách là Kuro ‘Kuroky’ Salehi Takhasomi của Team Liquid, với hơn 4 triệu USD tiền thưởng. Chức vô địch TI7 đem về cho anh một phần của số tiền thưởng $10,862,683 – chiếm hơn 50% số tiền thưởng trong cả sự nghiệp của anh.

Tuy Kuroky đã tham gia đấu trường Dota từ khá lâu, năm nay có thể sẽ có sự thay đổi ngôi vị tuyển thủ thu nhập cao nhất Dota. The International 2019 hiện đã vượt qua tiền thưởng của năm ngoái, đạt con số hơn 25 triệu USD và vẫn đang tiếp tục tăng.

Thành công của Kuroky cùng Team Liquid giúp anh trở thành tuyển thủ DOTA 2 có thu nhập cao nhất hiện tại

CS:GO: Xyp9x – $1,474,921.90

CSGO tuy không có lượng tiền thưởng nhiều như người anh em DOTA, nhưng điều đó không đồng nghĩa các tuyển thủ không kiếm được nhiều tiền từ việc thi đấu. Vô địch một kỳ CSGO Major sẽ đem về cho đội $500,000 tiền thưởng trước khi chia lại.

Andreas ‘Xyp9x’ Højsleth đã làm được điều đó 3 lần và bắt đầu thời đại thu nhập cao nhất cùng những đồng đội Astralis của mình. Kề từ đầu 2018, và cũng là thời đại thống trị của Astralis, Xyp9x kiếm được $883,350 – chiếm hơn một nửa tổng thu nhập từ tiền thưởng trong suốt sự nghiệp của anh.

Tuy sự xuất hiện cũng như số lần vô địch tại các sự kiện của Astralis đang chững lại, đội Đan Mạch vẫn đứng đầu danh sách thu nhập CSGO. Các đội đối thủ cần phải cố gằng rất nhiều mới có thể hạ bệ được họ.

Các cúp Major đã giúp họ trở thành tuyển thủ CSGO giàu nhất

Fortnite Battle Royale: Bizzle – $512,750.00

Với việc esports đang ngày càng phát triển, các tựa game đang cố hết sức để đánh bóng tên tuổi của mình bằng cách đem đến lượng tiền thưởng khủng hơn.

Trong số đó có Fortnite Battle Royale, tựa game Battle Royale mà Timothy ‘Bizzle’ Miller là người thống trị. Tuyển thủ chuyên nghiệp của Ghost Gaming đã kiếm được $512,750 kể từ lúc thi đấu. Sắp đến, ngôi vương có thể sẽ đổi chủ khi Fortnite World Cup khởi tranh từ 26 đến 28 tháng 7 – tuyển thủ chiến thắng trong hạng mục solo sẽ kiếm được 3 triệu đô.

Tuyển thủ nổi tiếng Turner ‘Tfue’ Tenney là người đã giữ vị trí dẫn đầu trước khi quyết định không dự IEM Katowice vào tháng 1. Đồng đội duo của anh là Dennis ‘Cloak’ Lepore đứng hạng ba, chỉ kém Tfue hơn $80,000.

Starcraft II: Maru – $748,651.21

Trong khi Fortnite là đứa trẻ sơ sinh của làng esports, Starcraft II đã tồn tại khá lâu. Trong danh sách thống trị bởi các tuyển thủ Hàn Quốc này, chúng ta có Cho ‘Maru’ Sung Choo đứng ở vị trí đầu với $748,651.21.

Maru tham gia thi đấu Starcraft từ 2010 nhưng phải đến 2018 thì tiền thưởng của anh mới tăng lên chóng mặt. Maru kiếm được 50% tổng thu nhập hiện tại với $370,117.05 đến từ 14 sự kiện chỉ trong năm 2018.

Maru bắt đầu năm 2019 với hơn $50,000 kiếm được trong 7 sự kiện, cho nên anh còn có thể tiến xa hơn nữa. Đây không phải là tin tốt cho đối thủ đồng hương Lee ‘INnoVation’ Shin Hyung, người đang đứng thứ hai với $686,202.57.

Maru đứng đầu danh sách Starcraft

Càng nhiều tựa game esports hóa (dù với quy mô lớn hay nhỏ), thì những người chơi càng có nhiều cơ hội đổi đời hơn. Esports giờ không chỉ là đam mê giải trí nữa mà còn là một nghề chính thống với nhiều người.

Theo Dexerto

Cẩm nang

Vắng mặt Quỷ vương Faker, SKT liệu có còn là chính mình?

45

Kỳ CKTG bộ môn Liên Minh Huyền Thoại đầu tiên của SK Telecom T1 là vào năm 2013, với một đội hình được dẫn dắt bởi Lee “Faker” Sang-hyeok và mới chỉ chơi với nhau được khoảng nửa năm. Năm 2014 sau đó là một năm đáng thất vọng đối với gã khổng lồ viễn thông Hàn Quốc khi cả hai đội SKT đều không được dự CKTG. Tuy nhiên, sau năm đó, SKT đã xây dựng một triều đại Liên Minh Huyền Thoại kéo dài suốt nhiều năm tiếp theo, làm người ta quên hẳn đi nỗi thất vọng của năm 2014. SKT đã luôn là đội mạnh nhất. Từ lúc vô địch LCK Mùa Xuân 2015 cho đến lúc bại trận dưới tay Samsung Galaxy tại CKTG 2017, SKT đã luôn được gọi là đội mạnh nhất thế giới.

Faker rơi nước mắt sau thất bại tại trận Chung kết CKTG 2017

Trong quá trình xây dựng triều đại của mình, SKT đã phát triển một hệ thống dự bị hoạt động dựa trên sự ổn định của bộ đôi đường dưới ADC Bae “Bang” Jun-sik và Hỗ trợ Lee “Wolf” Jae-wan, bên cạnh siêu sao đường giữa Faker. Dự bị đường giữa cho Faker vào Mùa Xuân 2015, Lee “Easyhoon” Ji-hoon, là thành viên dự bị nổi tiếng nhất của SKT, người đã tạo tiền đề cho nhiều đội hình 10 người tận dụng vị trí dự bị khác. Tuy nhiên, những pha thay người đậm chất SKT thường là ở vị trí Đi rừng, và sau này là Đường trên.

Sau khi Easyhoon rời đi, đội đã sử dụng một đội hình xoay tua chơi xoay quanh Faker. Kể khi SKT gặp khó khăn với một meta nào đó hoặc cố gắng lọt vào được trận Chung kết nhưng lại bị đánh bại (như thất bại trước Longzhu vào Mùa Hè 2017), chúng ta luôn có cảm giác rằng Faker sẽ có những màn “lên đồng”, thi đấu xuất thần để giúp SKT một lần nữa đứng trên đỉnh thế giới. Anh đã gồng gánh một SKT bất ổn vào đến tận trận Chung kết của CKTG 2017. Ngay cả lúc đó, khi mà Samsung có vẻ vượt trội hơn hẳn, cái cảm giác Faker vẫn có thể giành được thêm một danh hiệu CKTG nữa vẫn luôn tồn tại, và nó tồn tại mãi đến khi Nhà Chính của SKT nổ tung lần thứ 3. Cơ chế xoay tua đội hình này vốn luôn có những điểm yếu, nhưng CKTG 2017 đánh dấu lần đầu tiên có một đội trừng phạt thành công những điểm yếu đó. Phép mầu của SKT đã thật sự không còn hiệu nghiệm nữa rồi.

Người đi đường trên của SKT Park “Thal” Kwon-hyuk

Sau thất bại đó, mọi người đổ dồn sự chú ý vào những sự thay đổi nhân sự của SKT vào giai đoạn cuối mùa giải 2017-18. Thế nhưng đội chỉ tuyển một người Đi rừng xuất thân từ solo queue là Park “Blossom” Beom-chan và người đi Đường trên Park “Thal” Kwon-hyuk, trước đây từng chơi tại Challenger Series Châu Âu cho Red Bulls. Họ đều không phải những bản hợp đồng bom tấn mà fan SKT đang mong chờ. Những sự bổ sung này gợi khả năng SKT sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống xoay tua quanh Faker. SKT lọt vào playoffs và kết thúc ở vị trí Hạng 4 chung cuộc, nhưng như thế vẫn là quá thấp so với kỳ vọng của tổ chức.

Sau khi thua liền 4 trận mở màn, trận thắng đầu tiên của SKT tại LCK Mùa Hè 2018 đã đến hôm thứ Tư tuần này (20/6) với một đội hình gần như toàn bộ là dự bị: Đường trên Thal, Đi rừng Blossom, Đường giữa Choi “Pirean” Jun-sik, ADC Han “Leo” Gyeo-re và Hỗ trợ Lee “Effort” Sang-ho. Đáng chú ý là sự vắng mặt của Faker, chàng trai đã mang lại cho SKT hàng loạt các danh hiệu quốc nội và quốc tế.

Đây không phải lần đầu tiên SKT thử nghiệm các đội hình khác nhau vào đầu mùa giải. Chỉ vừa mới vài tháng trước thôi, Wolf đã có khoảng thời gian ngắn thử nghiệm vai trò Đi rừng. Wolf đã chơi vị trí này trong 2 trận gặp ROX Tigers và Jin Air Green Wings, nhưng đến khi gặp đối thủ cứng cựa hơn là KT Rolster thì SKT đã chọn Kang “Blank” Sun-gu. Nhưng SKT vẫn thua trận đó và kể từ đó chúng ta chưa từng được thấy Wolf đi rừng tại LCK. Ở giai đoạn sau của LCK Mùa Xuân 2017, tân binh Blossom đã mang đến sự hổ báo cho SKT với màn ra mắt của mình, nhưng sau khi bị hủy diệt dưới tay Han “Peanut” Wang-ho của Kingzone DragonX thì Blossom không được chơi chính nữa cho đến tận giải Mùa Hè.

Những quyết định đó vẫn luôn tuân theo tôn chỉ trong vài năm qua của SKT. Khi Blank thi đấu không tốt tại LCK Mùa Hè 2016, SKT đã đưa lão tướng Bae “Bengi” Seong-woong trở lại. Trong năm 2017, sau khi Bengi giải nghệ, Blank trở thành vị cứu tinh từ băng ghế dự bị của SKT, thường xuyên vào thay vị trí của Peanut. SKT không ngần ngại thay đổi người, dù thường xuyên bị chỉ trích rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của tuyển thủ bị thay ra, nhất là với một tuyển thủ trẻ như Blossom. Người duy nhất ngoại lệ đối với nguyên tắc thay người này, kể từ thời của Easyhoon, chính là Faker.

Dự bị đường giữa của SKT Choi “Pirean” Jun-sik

Do đó, điều bất ngờ nhất về trận thua hôm qua của SKT không phải là việc tổ chức này đã cho toàn bộ đội hình dự bị đánh chính, mà là việc họ vẫn giữ nguyên đội hình này sau khi thua Game 2 mà không thay Faker và những trụ cột khác vào. Điều này cho thấy sự tự tin của ban huấn luyện vào đội hình này, không những vậy còn thể hiện rằng họ đã nhận ra việc xoay tua liên tục như vậy đã không còn hiệu quả và SKT cần tìm một giải pháp mới.

Sự hỗn loạn của meta 8.11 cộng thêm việc đây mới chỉ là giai đoạn đầu mùa giải có nghĩa là quyết định này của SKT không thật sự quá đáng lo như nhiều người nghĩ. Đã có nhiều sợ so sánh với Cloud9 – đội Bắc Mỹ đã đưa 3 thành viên trụ cột lên ghế dự bị vì vấn đề với động lực thi đấu. Tuy nhiên, kể cả khi SKT thay đổi đội hình, cũng khó mà tưởng tượng ra được một người chơi như Faker lại thiếu động lực thi đấu.

Trong một buổi stream gần đây, Bang đã nói về những khó khăn trong việc thích nghi với meta mới, nói rằng “Đây không phải là game mà tôi từng chơi”. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến những thay đổi đội hình của SKT. Muốn thi đấu tốt trong bản mới này cần có lối suy nghĩ khác biệt hơn so với trước – phải nghĩ về những người chơi mà đội sở hữu hơn là về lượng tướng ứng với vai trò của từng người chơi – vốn đã trở thành tiêu chuẩn của LMHT kể từ Mùa 2. Vì SKT đã thể hiện khá bết bát trong 4 trận đầu tiên, cũng giống như việc cho Wolf đi rừng, SKT đã cho rằng việc để những người chơi mới ra mắt LCK cũng không có gì quá rủi ro. Dù họ đã thành công với chiến thuật Master Yi/Taric, nên nhớ MVP cũng không phải là một đội được đánh giá quá cao trên BXH LCK.

Việc cho Faker ngồi dự bị cho fan SKT nói riêng và cộng đồng LMHT nói chung cơ hội đánh giá xem SKT không có Faker có thật sự là SKT nữa hay không. Có một cảm giác không đúng lắm khi SKT chơi mà không có Faker trong phòng thi đấu. Sẽ không có điều gì phủ nhận được Faker là tuyển thủ vĩ đại nhất mà LMHT thế giới từng chứng kiến, trừ trường hợp có ai đó vượt qua được thành tựu của anh. Nhưng với Faker trong đội hình, cả đội sẽ mặc định quay về một lối chơi đặc trưng quen thuộc. Việc cho Pirean đánh chính cùng với đội hình dự bị sẽ cho phép Faker nghỉ ngơi một chút sau khi tham dự vòng loại Asian Games 2018, đồng thời cho những tuyển thủ dự bị của SKT kinh nghiệm trận mạc quý báu. Trận thua 1-2 trước MVP cũng chẳng phải một kết quả khả quan cho lắm, nhưng ít nhất cũng cho thấy được một bộ mặt mới của một đội tuyển đang chưa thích nghi tốt với meta mới bằng các đội LCK khác. Với 2 trận thua trắng (0-4), bước vào trận đấu với đội tầm trung MVP, SKT gần như chẳng có gì để mất. Trận thua của đội hình dự bị có nghĩa là Faker rất có khả năng sẽ trở lại thi đấu trong trận đấu vào thứ Sáu này với Griffin, một đội đang thăng hoa với chuỗi thắng 4 trận.

Theo VPEsports