Cẩm nang

Path of Exile Mobile, những thông tin mới về siêu phẩm di động

35

Vài tuần trước, nhà phát triển Grinding Gear Games tổ chức sự kiện fan ExileCon đầu tiên dành cho siêu phẩm APRG của họ, Path of Exile. Năm nay, mọi thứ trở nên rất thú vị với công bố Path of Exile 2 và Path of Exile Mobile. Tuy chúng ta còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp và đội ngũ Grinding Gear Games đang tích cực làm việc, họ cũng sẵn sàng trả lời vài câu hỏi ngắn trong buổi phỏng vấn của MMOCulture dưới đây.

Anh có thể tự giới thiệu bản thân mình được không?

Tôi là Trevor Gamon, Nhà sản xuất và đứng đầu dự án của game Path of Exile Mobile.

Dự án di động này diễn ra như thế nào và nó được phát triển bao lâu rồi?

Tôi bàn luận với Chris, Jonathan, và Erik về khả năng của game di động Path of Exile từ hai năm trước. Chúng tôi bắt đầu giai đoạn chuẩn bị phát triển dự án di động khoảng một năm trước, rồi từ từ có bản demo chơi đầy đủ tại ExileCon 2019.

Dĩ nhiên, đội ngũ tại Grinding Gear Games khởi đầu là nhà phát triển game trên PC. Vậy việc đưa Path of Exile lên di động có khó không? Có phải thuê đội ngũ mới hoàn toàn để phát triển nó?

Việc bắt đầu một dự án mới luôn gặp những khó khăn, nhưng chúng tôi có tầm nhìn rõ ràng từ đầu mình muốn làm gì với Path of Exile trên di động. Đội ngũ vừa có người mới (như tôi) và những thành viên hiện tại phát triển dự án mới này. Việc đội ngũ mới và cũ giúp chúng tôi tích hợp được dự án di động với những công cụ và hệ thống phát triển hiện tại.

Còn về cốt truyện, nó có liên kết gì với phần chính không?

Có, nó có nhiều liên kết với câu chuyện chính, để tạo thêm chiều sâu, nhưng bản di động sẽ là câu chuyện riêng biệt. Tiềm năng, nó có thể là động thái để giới thiệu người chơi di động đến Path Of Exile.

Hiện đội ngũ có kế hoạch thay đổi hệ thống hiện tại hay thêm những tính năng mới chỉ dành riêng chi bản di động không?

Chúng tôi muốn game di động cảm giác và chơi như Path of Exile, cho nên chúng tôi sẽ giữ tất cả hệ thống hiện tại. Tuy vậy, đội ngũ cần cân nhắc nền tảng di động và thiết kế lại giao diện để gameplay vẫn hấp dẫn, thú vị và mãn nhãn.

Cẩm nang

Tencent sở hữu những công ty game nào trên thế giới

81

Tencent là nhà phát hành game lớn nhất thế giới. Hãng là ông trùm Internet và giải trí tại Trung Quốc – tương đương với Facebook hoặc Google. Nhưng có lẽ game thủ khắp thế giới sẽ biết đến nhiều cái tên mà Tencent đang nắm giữ một số cổ phần.

Với hơn 300 công ty được đầu tư, việc cập nhật danh sách Tencent sở hữu cổ phần ở đâu thật sự khá là đau đầu.

Dưới đây là danh sách những công ty game nước ngoài được Tencent đầu tư, nếu được, bao gồm, chính xác họ sở hữu bao nhiêu.

Riot Games (Liên Minh Huyền Thoại) – 100%

Riot Games đổi logo

Trong 2011, Tencent từ đối tác phát hành Riot Games tại Trung Quốc trở thành cổ đông chính sau khi trả $400 triệu USD để sở hữu 93% cổ phần của nhà phát triển Liên Minh Huyền Thoại. Bốn năm sau, Tencent lấy luôn 7% cổ phần còn lại với mức giá không được tiết lộ, nắm hoàn toàn quyền kiểm soát Riot Games, cũng như mảng Liên Minh Huyền Thoại nói riêng.

Việc Tencent mua lại Riot là điều đã được báo trước. Liên Minh Huyền Thoại là tựa game PC nổi tiếng nhất thế giới, mang về $1.4 tỉ USD doanh thu năm ngoái. Riot Games vẫn là bên ra quyết định cho tựa game của mình, nhưng mọi thứ đang dần thay đổi. Nhằm tăng doanh thu trong thị trường game di động đang bùng nổ, Tencent đã cố thuyết phục Riot phát triển bản LMHT trên di động. Khi nhà phát triển từ chối, Tencent đã tự mình phát triển bản sao tên Arena of Valor. Arena of Valor trở thành một trong những game di động lợi nhuận nhất tại Châu Á – và Riot không thật sự hài lòng về điều này. Nhưng sự rạn nứt này giờ đã trôi qua. Giờ đây, Tencent đã bỏ hẳn Arena of Valor ở phương Tây, còn Riot thì đang phát triển bản di động cho LMHT. Nhìn chung, việc Tencent mua lại Riot đã góp phần biến LMHT thành vua esports.

Epic Games – 48.4%

Tencent đầu tư $330 triệu USD vào Epic Games từ tháng 6 năm 2012 – bước đi làm thay đổi thị trường game PC trong một thập kỷ qua, mở đường cho các game free-to-play. Nhận ra “mô hình kinh doanh cũ” bán game không còn hiệu quả, nhà sáng lập Epic, Tim Sweeney quyết định hợp tác với Tencent đề học hỏi cách vận hành các game live-service. Và nó đã thành công.

Với đầu tư từ Tencent, Epic gỡ bỏ phí hàng tháng từ Unreal Engine 4 để hỗ trợ miễn phí – Epic nhận hoa hồng từ doanh thu. Tuy nhà phát triển có thể phải trả nhiều phí hơn cho một tựa game thành công về lâu dài, nó giúp Unreal Engine được cộng đồng phát triển indie rộng lớn tiếp cận. Nó châm ngòi cho sự cạnh tranh căng thẳng với engine đối thủ là Unity – cho đến thời điểm đó được xem là công nghệ tốt nhất cho các nhà phát triển nhỏ. Cùng lúc, Epic bắt đầu thử nghiệm các game live-service như Paragon và Fortnite: Save the World. Trong khi cả hai game đều thất bại, thì Save the World tạo ra bệ phóng cho Epic nhảy vào cuộc đua battle royale. Fortnite: Battle Royale vô tình tạo ra hiện tượng văn hóa pop phi thường kể từ Minecraft và Pokémon. Năm ngoái, Fornite kiếm được $2.4 tỉ USD, trở thành tựa game lợi nhuận nhất của năm đó.

Bluehole (PlayerUnknown’s Battlegrounds) – 11.5%

Tenbcent vừa sở hữu một phần Fortnite lẫn PUBG, hai game battle royale đình đám nhất hiện nay. Điều khá ngạc nhiên hơn chính là việc họ còn sở hữu quyền phát hành cả hai tựa game tại Trung Quốc, điều đó đồng nghĩa Tencent tự cạnh tranh với chính mình. Tencent đầu từ vào Bluehole bắt đầu từ năm 2017, khi đó Tencent sở hữu 1.5% cổ phần Bluehole trước khi tăng mức đầu tư không được tiết lộ – tin đồn là 10%. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu, có nguồn tin cho biết Tencent đang muốn thâu tóm hoàn toàn Bluehole.

Ubisoft- 5%

Tencent là một trong nhiều cổ đông giúp Ubisoft sống sót khỏi vụ mua lại năm ngoái từ Vivendi – tại thời điểm đó là cổ đông lớn nhất của Ubisoft. Trong nhiều năm, Vivendi liên tục tăng cổ phần của mình tại Ubisoft lên với tham vọng vượt mặt nhà sáng lập Yves Guillemot và chiếm quyền kiểm soát công ty – đồng thời sẽ đuổi việc hàng nghìn người trong quá trình này. Mọi thứ trở nên u ám hơn cho đến khi Ubisoft thương thảo được với Vivendi để tập đoàn Pháp thoái vốn đầu tư cho nhiều cổ đông, bao gồm Tencent.

Tuy nhiên, thuộc một phần điều kiện, Tencent chỉ là đối tác im lặng không thể tăng quyền bầu chọn hay sở hữu tại Ubisoft – khiến cho việc Tencent thâu tóm Ubisoft gần như không thể xảy ra. Việc mua một phần cổ phần Ubisoft cũng báo trước chiến thuật đối tác mới: Tencent sẽ phát hành các game Ubisoft tại Trung Quốc.

Activision Blizzard – 5%

Nhiều năm trước Ubisoft, Tencent cũng giúp một công ty khác thoát khỏi Vivendi: Activision Blizzard. Acitivision rơi vào tay của Vivendi vào năm 2007, khi công ty sát nhập với Vivendi Games để gia nhập cùng Blizzard và hưởng lợi lớn từ thành công của World of Warcraft. 5 năm sau, công ty sát nhập Activision Blizzard công bố mua lại cổ phần Vivendi trong công ty và trở thành độc lập. Tencent nhảy vào ngay khi đó để mua lại 5% cổ phần công ty ở mức giá không được tiết lộ.

Grinding Gear Games (Path of Exile) – 80%

Trong năm 2018, Tencent giành được phần lớn cổ phần của nhà phát triển game New Zealand, Grinding Gear Games, nổi tiếng với tựa game Path of Exile. Việc mua lại khiến cho cộng đồng Path of Exile lo sợ. Họ lo ngại nhà phát hành Trung Quốc sẽ áp dụng các chính sách microtransaction mạnh mẽ hơn hay thay đổi kinh tế trong game hoàn toàn. Thế nhưng, giống với nhiều phi vụ thâu tóm khác của Tencent, Grinding Gear Games được độc lập trong việc vận hành Path of Exile. Sau một năm, kinh tế cũng như microtransaction của Path of Exile không thay đổi mấy, trong khi game vẫn tiếp tục bành trướng.

Những mãng đầu từ khác đáng chú ý

Supercell – 84.3%: Tencent đầu tư $8.6 tỉ USD vào nhà phát triển game di động Phần Lan, là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất lịch sử game. Nhưng khi xem qua 60% doanh thu game của Tencent (tương đương $19.13 tỉ USD) năm ngoái đến từ mảng di động, và những siêu phẩm của Supercell như Clash of Clans, việc mua lại này hoàn toàn xứng đáng. Giống với Riot Games, Supercell gần như độc lập điều hành và vẫn hoạt động tại Phần Lan.

Frontier Development – 9%: Tencent đầu tư £17.7 triệu vào nhà phát triển của hai tựa game: Elite Dangerous và Planet Zoo vào năm 2017. Nó thuộc một phần chiến lược đối tác để tăng thị phần trong các game “công viên” tại Trung Quốc.

Kakao – 13.5%: Kakao là công ty Internet và giải trí Hàn Quốc với công ty con đang phát triển siêu phẩm Black Desert Online. Kakao có doanh thu vượt $1 tỉ đô trong năm ngoái và cũng đang phát hành PUBG tại Hàn Quốc.

Paradox Interactive – 5%: Khi Paradox, công ty game chiến thuật Thụy Điển, lần đầu huy động vốn công khai vào năm 2016, Tencent đã mua 5% cổ phần với giá $21 triệu USD. Một phần của thương vụ là do Steven Ma, đứng đầu Tencent Games, cũng là fan kỳ cựu của Hearts of Iron 2.

Fatshark – 36%: Thành công của Warhammer: Vermintide 2 đã khiến Tencent mua phần lớn các cổ đông nhỏ của nhà phát triển Thụy Điển vào đầu năm 2019, với con số ước tính $56 triệu USD.

Funcom – 29%: Thương vụ mới nhất của Tencent là sở hữu 29% Funcom, nhà phát triển game Conan Exiles và The Secret World.

Sharkmob – 100%: Studio mới này bao gồm các cựu thành viên phát triển của The Division và Hitman, được Tencent mua lại hoàn toàn vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, cho đến hiện tại studio vẫn chưa công bố tựa game đầu tiên của mình.

Discord: Discord nhận được $158 triệu USD đầu tư vào năm ngoái, trong đó có Tencent (cùng nhiều nhà đầu tư khác).

Ngoài ra, Tencent cũng sở hữu 39.7% cổ phần tại công ty esports và phát hành game Đông Nam Á, đồng thời là cổ phần lớn tại nhà phát hành webgame Miniclip, và một nửa các cổ đông nhỏ trong nhiều công ty game di động mới.

Cẩm nang

Path of Exile 2 được công bố, nhưng sẽ không phải là game riêng biệt

133

Path of Exile 2 vừa được ExileCon công bố tại Auckland, New Zealand. Dù tựa game mang số 2, nhưng nó không hẳn là game mới riêng biệt. Nó là bản mở rộng nhưng sẽ thay đổi hoàn toàn game gốc trong quá trình đó.

Path of Exile 2 sẽ thêm 7 chương cốt truyện, diễn ra 20 năm sau khi phần đầu kết thúc. Nó sẽ tiếp tục giữ lại những hệ thống cốt lõi của game và làm lại cơ chế của từng nhân vật trong 7 class. Game cũng cải thiện đồ họa về mặt vật lý. Ví dụ, cung tên sẽ bật ra khỏi một số bề mặt hoặc ghim vào những chỗ khác, tùy thuộc vào vật liệu của chúng.

Các nhân vật của Path of Exile 2 sẽ sử dụng “class archetype” giống với bản đầu, nhưng bạn sẽ phải tạo ra nhân vật mới để chơi cốt truyện mới. Các nhân vật trong Path of Exile 2 có thể chọn từ 19 Ascendancy Class so với các class cũ – class cũ vẫn chơi được trong phần chiến dịch ban đầu của Path of Exile. Tin vui là tất cả trang phục của bạn sẽ được giữ lại, do tất cả chúng đều dùng chung một hệ thống sinh thái.

Path of Exile 2 vẫn còn khá lâu trước khi ra mắt: Grinding Gear Games cho biết giai đoạn beta có thể phải chờ cho đến cuối năm 2020. Còn trước đó, các bản mở rộng của Path of Exile sẽ tiếp tục ra mắt đều đặn theo lịch 3 tháng/lần, với nội dung mới sẽ được chơi trên chiến dịch của cả Path of Exile 1 và 2.

Bạn có thể tìm hiểu thêm chi tiết tại pathofexile.com, và chiêm ngưỡng engine mới của Path of Exile 2 trong gameplay video 14 phút dưới đây.