Cẩm nang

Dota 2: Top 10 Aghanim’s Scepters dành cho support position 5

553

Phân tích Aganim’s Scepter cho các support position 5 rất là khó: rất hiếm khi vị trí này có dư dả tiền để lên item đắt đỏ như vật. Nhưng vì mục đích của series Aghanim’s Scepter này, chúng ta sẽ phớt lờ phần kinh tế và tập trung vào sức mạnh thật sự đáng để nâng cấp lên gậy xanh.

DISRUPTOR

  • Mute item

Đây có thể được xem là nâng cấp Aghanim’s mạnh nhất trong số support và là một trong những gậy xanh mạnh nhất game. Ngăn cản đối thủ sử dụng BKB, đặc biệt cực kỳ hiệu quả khi đối đầu với những hero theo đường status resistance là một trong những lý do gậy xanh này được ưu tiên bởi các đội chuyên nghiệp và game thủ pub rank cao.

Nếu game không đi theo chiều hướng tốt, đừng ngại yêu cầu được ưu tiên farm, đặc biệt là khi đội phụ thuộc vào sát thương phép và lockdown.

WITCH DOCTOR

  • Đòng tấn công của Death Ward có True Strike và nảy qua các đối thủ ở gần

Aghanim’s scepter không phải là thứ Witch Doctor thật sự cần, nhưng sẽ tuyệt vời khi sở hữu nó vào cuối game. Lượng sát thương Death Ward đem lại lớn và với thay đổi mới đây, nó là công cụ tuyệt vời trước những hero tạo bóng.

Đừng bỏ qua các item phòng thủ và bổ trợ để lên thẳng Aghanim’s, nhưng hãy cân nhắc nó vào giai đoạn sau của game hay xin gậy xanh nếu đội giết được Roshan. Đây có lẽ là Aghanim’s Scepter duy nhất của một hero support có thể tự mình thắng teamfight.

GRIMSTROKE

  • Thêm chiêu mới, Dark Portrait. Tạo bóng từ hero đối thủ.

Rất khó để hiểu tại sao bóng của Dark Portrait lại gây được sát thương bonus, nhưng ở một số trận nhất định, gậy xanh này có thể thay đổi cục diện. Nó tốt nhất khi đối đầu với những hero như Luna và Medusa, với khả năng bắn nhiều đối thủ, nhưng nó cũng có thể có lợi trước những carry chủ yếu dựa vào chỉ số.

Dark Portrait cũng rất hữu ích để cướp vài aura và cân bằng trong combat. Những thứ như Radiance, Assault Cuirass hay aura trên hero như Shadow Fiend có thể hoàn toàn xoay chuyển thế trận.

OMNIKNIGHT

  • Tăng thời lượng, thêm hồi máu, chiêu áp dụng toàn map và tác động lên cả trụ.

Omniknight position 5 rất hiếm hiện tại, nhưng hero này vẫn hữu dụng trong các tình huống nhất định. Aghanim’s của Omniknight cũng có ích trong mọi game: khả năng bảo vệ nó đem lại không thể bàn cãi và ở một số trường hợp, nó cũng được dùng để thay thế glyph.

Tuy nhiên, lưu ý trong những trận gặp Oracle hay Shadow Demon cũng như những game gặp core lên Nullifier.

ABADDON

  • Tăng thời lượng
  • Trong lúc Borrowed Time kích hoạt, bất kỳ đồng đội nào nhận hơn 525 sát thương trong phạm vi 1600 quanh Abaddon, một Mist Coil sẽ tự động bắn về phía đồng đội đó.

Một lần nữa, Abaddon không phải là hero position 5 tốt nhất trong patch hiện nay, nhưng gậy xanh của hero vẫn rất mạnh. Mist Coil có thể không phải là chiêu hồi máu độc lập mạnh nhất, nhưng khi Utilmate được kích hoạt trong team fight, chiêu này sẽ trở nên cực kỳ hiệu quả.

Nó mạnh nhất khi gặp các hero có nhiều cooldown thấp, lượng sát thương nuke ở mức khá, ví dụ như Queen of Pain và Void Spirit.

TREANT PROTECTOR

  • Thêm chiêu mới: Eye in the Forest.
  • Khi Overgrowth được cast, nó cũng cast quanh Eye of the Forest.

Tầm nhìn luôn luôn có lợi. Tầm nhìn trên không càng có lợi hơn và đó là nguyên nhân Beastmaster lại quá phổ biến hiện tại, khi mà gậy xanh của Night Stalter và Keeper of the Light bị nerf.

Tuy nhiên, Trean Protector không nên rush item này, nhưng có thể được cân nhắc cho giai đoạn cuối game để thêm tầm nhìn và tiềm năng kiểm soát map. Đừng có cắm mắt afk farm nhé, nó không đáng để đánh đổi đâu.

SHADOW DEMON

  • Khiến các Serpent Ward có split shot, tấn công hai quân cùng lúc với lượng sát thương đầy đủ
  • Tăng phạm vi tấn công của các Serpent Ward

Đây là gậy xanh bị coi thường nhiều nhất trong đấu trường chuyên nghiệp và pub rank cao, nhưng nó rất, rất là tốt trong các game ở mức rank trung bình. Lý do khá đơn giản: game thủ pub không biết cách kết thúc game và thường draft đội hình yếu không có khả năng push.

Shadow Shaman giải quyết vấn đề này, trong khi nó đem đến giải pháp teamfight tốt ngoài những chiêu mà hero này đem lại. Chắc chắn đây không phải là item Shadow Shaman nên lên gấp, nhưng là lựa chọn rất tốt cho giai đoạn cuối game ở một số draft nhất định.

WARLOCK

  • Gọi ra 2 golem với chỉ số và bounty gold ít hơn

Tương tự với những lý do đã bàn ở trên. Đây là lựa chọn tăng khả năng teamfight cùng tiềm năng đẩy lane.

Nó tốt hơn nhiều người nghĩ về lượng sát thương gây ra. Bởi aura Permanent immolation stack đầy đủ, đồng nghĩa Warlock có thể gây ra hơn 140 sát thương mỗi giây cho đối thủ trong phạm vi AoE nhỏ.

UNDYING

  • Tăng lượng strength cướp được

Aghanim’s Scepter này mạnh hơn nhiều, do ultimate của Undying giờ tăng tăng theo lượng Strength. Trong lúc ở dạng Flesh Golem, Undying có thêm +16 Strength từ mỗi decay!

Nếu trận đấu bước vào giai đoạn cuối game và bạn đã có Aghanim’s Scepter, hãy cân nhắc chọn -2 giây cooldown Decay ở level 25. Tuy hồi sinh (reincarnation) rất mạnh và cho phép Undying sử dụng ba lần, có khi là bốn Tomb, nhưng ở thời điểm này của game, độ hiệu quả của nó có thể rất hạn chế.

Theo dotabuff

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết về Dota 2 tại đây:

  • Dota 2: Top 10 Aghanim’s Scepter dành cho support position 4
  • Dota 2: Valve tăng điểm thưởng Battle Pass TI10 dựa trên phản hồi từ cộng đồng
  • Dota 2: CDA phủ nhận cáo buộc bị đe dọa từ Newbee và xác nhận gửi mọi chứng cứ cho Valve
  • Dota 2: Hướng dẫn chơi Chen offlane position 3
  • Dota 2: Battle Pass TI10 đã phá kỷ lục sau một ngày ra mắt
  • Dota 2: Topson trở lại đội hình OG kịp lúc để dự ESL One Birmingham Online
Cẩm nang

Hướng dẫn sử dụng Twitch Studio để stream

538

Tuy các hệ máy điện tử đã thêm tính năng stream trực tiếp lên Twitch, YouTube hoặc Mixer, nhưng khả năng của chúng rất giới hạn. Và stream trên PC hay stream game trên console thông qua PC sử dụng phần mềm thứ ba yêu cầu thiết lập khá là phức tạp. Giờ đây, Twitch đã giảm bớt rào cản khó khăn đó để những streamer tập sự stream bằng ứng dụng PC mới tên Twitch Studio.

Twitch cho biết ứng dụng Twitch Studio của họ là “ứng dụng stream tất cả trong một dành cho những streamer mới để cắt giảm công việc đoán mò trong thiết lập stream chất lượng, cũng như giúp bạn tương tác với cộng đồng dễ dàng hơn.” Ứng dụng giúp streamer thiết lập webcam, microphone cũng như kênh của mình mà không cần đến phần mềm thứ ba như OBS hoặc XSplit.

Trong khi OBS và XSplit vẫn là lựa chọn tốt nhất cho các streamer nổi tiếng, kỳ cựu – những người sở hữu kênh stream phức tạp, thì Twitch Studio rõ ràng dành cho các streamer mới. Dưới đây là hướng dẫn khởi đầu với Twitch Studio.

ĐĂNG KÝ BETA

Hiện tại, Twitch Studio vẫn trong giai đoạn closed beta, với các vé mời được gửi đi hàng tuần. Bạn có thể đăng ký tham dự beta Twitch Studio theo đường link sau. Twitch Studio yêu cầu Windows 7 hoặc mới hơn. Hiện nó chưa có bản Mac hay cho thiết bị di động.

THIẾT LẬP WEBCAM VÀ MIC

Twitch Studio sẽ hướng dẫn người dùng thiết lập webcam và microphone. Nó bao gồm thêm phần lọc cho camera để điều chỉnh nhiệt độ/hiệu ứng cho video của streamer.

TÙY CHỈNH GIAO DIỆN KÊNH

Sau khi cài đặt webcam và microphone, Twitch Studio sẽ cho người dùng cách để tùy chỉnh giao diện kênh của mình, chọn vị trí đặt mọi thứ, màu sắc, ảnh nền và hình ảnh. Bạn cũng có thể thiết lập nội dung chat, cảnh báo để giúp mình tương tác với người xem tốt hơn.

TIẾP THEO VỚI TWICH STUDIO LÀ GÌ?

Twitch Studio đang trong giai đoạn beta nên các tính năng của nó còn bị giới hạn. Hy vọng nó sẽ sớm sửa hết các lỗi trước khi ra mắt bản chính thức. Twitch cho biết trong những tháng đến, đội ngũ sẽ thêm overlay trong game, hỗ trợ capture card và tích hợp tính năng thêm cho Twitch Studio, cùng nhiều thứ khác chưa được công bố.

Nguồn: Twitch

Cẩm nang

Bạn sẽ chơi Dota 2 giỏi hơn nếu bạn trả lời được những câu hỏi này

129

Dota 2 là game phức tạp, nhưng rất nhiều người vẫn để nhân vật tự đánh, rồi giữ các thói quen cũ và không bao giờ tự hỏi: “Tại sao mình lại làm điều này?” Matchmaking xếp người chơi với những đối thủ ngang sức với mình và để họ tự cải thiện bản thân qua kinh nghiệm. Nhưng nếu muốn phát triển nhanh hơn và có cái nhìn thấu đáo về Dota 2 hơn, bạn cần phải chơi game có nhận thức hơn. Nó bao gồm việc đặt ra những câu hỏi trong mỗi trận đấu.

Mục tiêu của chúng ta là gì và bản thân cần phải làm gì vào lúc này?

Các hero có điểm mạnh và yếu, cũng như mục tiêu khác nhau. Chúng thay đổi dựa theo đối thủ, đồng đội và kết quả của giai đoạn đầu trận cũng như các tình huống diễn ra trên bản đồ.

Điều này có nghĩa là bạn cần phải nhớ mục tiêu của đội và làm cách nào để bản thân có thể đóng góp cho mục tiêu đó. Thông tin này giúp bạn chọn chỗ nào để farm, lane nào để đẩy, vị trí cắm ward ở đâu và khi nào bạn nên tham gia những pha đối đầu ngẫu nhiên. Nếu đội muốn đẩy top, đầu tiên bạn cần phải giết hết creep ở những lane khác để bảo vệ hai trụ đó trong khi mình đi đẩy trụ đối phương. Và nếu muốn Roshan, bạn cần phải cắm ward hoặc dụ đối phương bằng cách tấn công vào khu vực khác trên bản đồ.

Dota 2

Người chơi cũng cần phải nghĩ về những mục tiêu vì đại đa số các hero không có cách lên đồ nào gọi là tối ưu cả. Nó phải phù hợp với tình huống trận đấu và thời gian. Nếu muốn combat nhiều và gây áp lực lên đối phương, bạn sẽ không muốn lên Battle Fury. Những item khác sẽ phù hợp hơn với lối chơi hổ báo này.

Mục tiêu của đối phương là gì?

Câu hỏi này cũng cần nhiều công sức suy nghĩ giống như suy nghĩ về mục tiêu của bạn. Đối phương cũng muốn phá trụ, gank carry và ăn Roshan. Nếu hiểu được mục tiêu hiện tại của họ, bạn có lẽ sẽ đoán được những vị trí ward đối phương sẽ cắm, họ sẽ đẩy lane nào và sẽ đi đâu tiếp. Chúng ta có thể phá kế hoạch của họ hay trừng phạt sai lầm đối phương: giết các support có ward, giết những hero đẩy một mình hay dụ đối phương tấn công carry của đội.

Những mục tiêu của đối phương cực kỳ quan trọng ở đầu game, khi carry của đội chọn nơi để farm. Đó là lý do tại sao safe lane và rừng mình là những vị trí nguy hiểm nhất đối với carry của đội – đối phương sẽ cố gank carry của bạn và phá hủy trận đấu. Ngoài ra, phá trụ safelane sẽ tạo ra khoảng trống cho rừng mình. Nó cũng là lợi thế để kiếm soát bản đồ. Trong các trận đấu chuyên nghiệp, các carry tập hợp với đội tại offlane để gank carry đối phương.

Có hai câu hỏi đặt ra để xác định mục tiêu: hiện tại, ai mạnh hơn và ai hưởng lợi nhiều hơn từ farm. Đầu game có ý nghĩa rất nhiều. Nếu không tận dụng lợi thế và để đối phương làm bất cứ điều gì họ muốn, bạn có thể thua.

Để tránh tình huống đó xảy ra, bạn cần phải hiểu trận đấu. Tưởng tượng mình là Phantom Lancer có khởi đầu tốt trong game. Tại sao bạn phải ở safe lane, nơi mà đối phương sẽ sớm tụ tập, trong khi bạn có thể đi offlane, bắt nạt Lifestealer ở đó và ăn luôn trụ?

Làm thế nào mà chúng giết được mình?

Bạn luôn phải tự hỏi bản thân mình mọi thời điểm và nhớ rằng câu trả lời sẽ thay đổi theo tình huống. Nó giúp bạn hiểu mình cần làm gì trên bản đồ và nghĩ về tình huống đó với những thay đổi trong đội hình đối phương.

Tưởng tượng bạn vừa thắng teamfight ở trụ đối phương và có ít hơn 1/3 máu. Bạn không cần phải chạy về fountain: hồi máu không quan trọng khi mà đối phương đều chết hết. Bạn cần phải đánh giá tình huống và xem nếu bạn có thể phá trụ hoặc ít nhất là gây lượng sát thương lớn không, dù cho đối phương có thể rượt đuổi đội khi chúng hồi sinh và nếu có lane khác của mình đang bị đối phương đẩy không. Chỉ khi đó, bạn có thể quyết định đánh trụ tiếp hay chạy.

Một ví dụ khác: khi điều khiển Juggernaut, và chỉ có ultimate của Pudge mới có thể gián đoạn teleport của bạn khi đang dùng Blade Fury. Bạn sẽ luôn an toàn trước khi đối phương đạt được lượng sát thương vật lý cao (damage tay). Miễn là Pudge ở lane khác hoặc trong tầm nhìn của ward, bạn có thể farm ở những vị trí nguy hiểm nhất và đẩy bất kỳ lane nào không có Pudge – tất nhiên là trong giới hạn cho phép rồi. Đây không phải là một câu nói “có lẽ”: bạn phải chơi theo cách này, hoặc là bạn sẽ lãng phí tiềm năng của hero đó.

Nơi farm nào nguy hiểm nhất? Có đáng không?

Là tướng core cùng với độ linh động cao, các hero có thể chọn những nơi nguy hiểm nhất để farm – càng đáng sợ, càng tốt. Lượng creep trên bản đồ có giới hạn, và đồng đội không sẵn sàng mạo hiểm. Nhưng nếu farm được, bạn sẽ tăng tổng lượng gold của đội và giảm lượng gold của đối phương khi chúng vào rừng. Bạn cần phải sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn một cách hiệu quả.

Farm creep ở rừng mình là an toàn nhất nhưng lại không giúp ích gì. Farm rừng đối phương khá nguy hiểm nhưng hữu dụng. Nếu carry hoặc mid có thể dọn bãi farm của đối phương, đối phương sẽ mất chỗ farm và đồng đội có thêm gold để lên những món quan trọng ở các vị trí ít nguy hiểm hơn. Cắm ward sẽ giảm thiểu khả năng bị gank.

Mid lane của OpTic Gaming, Quinn “CC&C” Callahan có giải thích:

“Điều tôi muốn nói với tất cả các bạn để cải thiện nhiều nhất đó là chơi Dota mà không nghĩ đến việc farm một bãi rừng nào. Không, không bao giờ farm một bãi rừng. Nghe có vẻ vô lý vì tất nhiên là chơi thì phải farm càng nhiều bãi rừng càng tốt chứ. Nhưng khi chơi không có creep rừng buộc bạn phải suy nghĩ về những nước đi tiếp theo, và tôi muốn ở đâu trên bản đồ, đội cần phải làm gì. Bởi vì bạn sẽ luôn phải suy nghĩ đến những thứ đó, chứ không phải là đâm đầu vào farm bãi rừng ngay cạnh Tier 3 trong khi đội đang dẫn trước. Bạn cần phải nghĩ về các bước đi tiếp theo, và chơi chủ động, ăn lane creep chủ động, chọn hướng đi. Bạn ăn trụ mid, bạn không đi hướng này mà vào ăn bãi này, bạn đến và đẩy lane kia, rồi ăn bãi này, đến bãi kia, hoặc bạn ăn bãi stack cùng đội, với bốn người. Rồi di chuyển sang đây, sang kia. Tất cả mọi thứ này, bạn cần phải lên kế hoạch trước.”

Nó rất nguy hiểm khi farm cạnh trụ đối phương khi có hai hero bên đó trên bản đồ, nhưng vị trí này cho bạn nhiều thông tin nhất và buộc đối phương phải phản ứng. Độ nguy hiểm tùy thuộc vào những hero và bãi farm, và đôi khi bạn có thể trốn thoát trong tình huống như thế.

Carry đôi khi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc farm trong rừng mình. Ví dụ, hero đó khởi đầu không tốt hay hero đối phương khắc chế carry mình quá tốt. Và đó là lý do bạn cần nghĩ đối phương có thể giết mình như thế nào: trong những trường hợp như thế, chúng ta phải phụ thuộc vào đồng đội để tạo ra khoảng trống.

Chuyện gì đang diễn ra ở lane?

Việc cân bằng creep ở safe lane khá khó. Nó ảnh hưởng đến rất nhiều thứ và dễ dàng bị rối tung. Đầu tiên, nó quyết định mức độ chủ động của đội. Chúng ta chỉ chủ động nếu creep đối phương đang trên phần sân của mình. Còn không, tấn công offlaner bên đó chỉ làm tình hình tệ hơn. Ngay cả khi hắn chết, creep wave vẫn nằm trong khu vực trụ bên đó. Bạn có thể phá hỏng mọi thứ nếu quấy rối hero đối phương, vì lúc đó ranged creep sẽ chuyển sang tấn công support (thay vì creep đội mình, từ đó làm mất cân bằng creep). Đó là lý do tại sao bạn cần phải lựa chọn thời điểm chơi chủ động và không chỉ nghĩ về việc bạn sẽ ‘đì’ đối phương ở lane.

Pull là cách tốt để giúp cân bằng creep và khiến offlane đối phương ‘chết đói’. Tuy nhiên, nếu carry gặp khó khăn khi last hit cạnh trụ và không thể trụ lane ngoài phạm vi của trụ, thì việc pull creep có thể phá lane của carry. Đôi khi, việc kéo creep có siege (xe bắn đá) không phải ý tưởng hay chút nào: có thể nó là công cụ duy nhất gây sát thương cho trụ kẻ thù.

Có đáng dùng TP scroll không?

Người chơi thường không nghĩ quá nhiều khi dùng Town Portal scroll. Mọi người đã học cách dùng chúng trong hướng dẫn: chết, hồi sinh, tp quay trở lại lane. Nhưng TP là một tài nguyên rất đáng giá.

Trong giai đoạn đầu game, cách support phản ứng với những pha gank có ý nghĩa rất lớn. Một TP có thể lật ngược tình thế, đặc biệt là nếu đối phương băng trụ. Điều đó có nghĩa là không phải lúc nào cũng nên TP ngay sau khi chết ở lane. Tất nhiên, bạn sẽ mất 30 giây chạy bộ ra, nhưng bạn phải luôn sẵn sàng phản ứng với các mối nguy hiểm.

Quyết định tùy thuộc vào việc carry cần bao nhiêu sự giúp đỡ. Rõ ràng, nếu như support chết bởi vài hero mạnh bên đội bạn áp lực lên safe lane, tốt nhất là support không nên giữ lại TP scroll. Nếu là trade 1-1 và creep vẫn đang bên phần sân mình, vậy thì tốt hơn là chạy bộ lên.

Teleport trở nên quan trọng với carry hơn sau giai đoạn đầu game, nếu như hero mình đẩy lane tốt hơn đối phương. Đừng teleport từ nhà đi chỉ để farm sớm hơn, bởi vì nó sẽ trói buộc bạn vào khu vực đó. Đối phương thường nhận đủ thông tin để phản ứng: bạn sẽ không thể tham gia team fight, bảo vệ trụ, giành Roshan và thủ nhà vì bạn vừa mới TP để farm. Tốt nhất là chạy bộ lên và mất gold chứ còn hơn là bỏ lỡ cơ hội phản kháng.

Điều này tương tự với những hero giỏi split-push. Teleport của họ sẽ bị cooldown, khiến cho việc sống sót một pha gank khó hơn: ví dụ, Blade Fury kết hợp TP không còn là một lựa chọn nữa.

Chuyện gì sẽ xảy ra trong team fight?

Team fight trong Dota có thể trở nên rất hỗn loạn, và bạn cần có sẵn vài ý tưởng về tình huống diễn ra để hiểu chúng. Nó sẽ bắt đầu như thế nào? Đội nào có thể mở combat tốt hơn? Có thể bị khắc chế không? Ai sẽ là hero quan trọng bên đối phương? Đối phương sẽ giết ai trước? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn lên đúng đồ.

Tưởng tượng bạn chơi ranged carry như Luna và có Clockwerk bên đội đối phương. Team fight mà không có Force Staff hay ít nhất là Black King Bar sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là khi đối phương không cần phải tập trung vào những hero khác. Miễn Clockwerk còn sống hay vẫn còn skill, đừng vội dùng Force Staff: bạn sẽ dễ dàng chết hơn nếu dùng sớm.

Dota là một game phức tạp, và một người không thể nghĩ tất cả mọi thứ cùng lúc. Tốt nhất là nên chia ra thành từng yếu tố một: tập trung vào những mục tiêu trong 10 trận, rồi tập 10 trận khác với tư tưởng TP, cứ như thế. Các câu hỏi khá khó, và nó rất khó trả lời khi trận đấu đang diễn ra. Đó là lý do người chơi cần phải giả định dựa vào các thông tin có sẵn. Lỗi sẽ xảy ra vì người chơi không phải lúc nào cũng có đủ thông tin; rất dễ để thua trận đấu sau một tính toán sai lầm. Nhưng bạn nên chú ý đến toàn cảnh trận đấu chứ không chỉ một kết quả: không có cách nào chứng minh giả thuyết đó mà không thực hành cả. Nếu bạn không chịu mạo hiểm thì sẽ không có gì thành công cả.

Nguồn: Cybersport

Cẩm nang

Dota 2: Những điều bạn chưa biết về Soulbind của Grimstroke (Phần 1)

255

Valve tiếp tục tung ra hero mới, lần này là Grimstroke, hero được giới thiệu trong giải đấu TI8. Điểm thú vị nhất của Grimstroke nằm ở ultimate Soulbind của mình: trói hai hero lại với nhau và khiến hai bên bị ảnh hưởng bởi nhau. Soulbind có rất nhiều điểm tương tác lạ và hôm nay, chúng ta sẽ nhìn vào Sunder của Terrorblade, Nether Swap của Vengeful Spirit, Life Break của Huskar, Spell Steal của Rubick và Nether Strike của Spirit Breaker khi tác động lên hero dính Soulbind.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ gọi hero A và hero B là hai hero bí dính trói bởi Soulbind.

1. Khi Terrorblade Sunder một trong hai hero bị dính Soulbind thì Sunder cũng tác động lên hero còn lại bị Soulbind

Sunder hoạt động theo thứ tự và theo vòng. Máu của đối tượng bị Sunder sẽ chuyển sang cho Terrorblade, trong khi máu của Terrorblade chuyển sang cho hero thứ hai bị ảnh hưởng Soulbind. Nếu Terroblade máu yếu Sunder hero bị ảnh hưởng bởi Soulbind, lượng máu yếu đó sẽ được chuyển sang hero bị dính Soulbind còn lại. Xem clip trên để hiểu rõ hơn

2. Terrorblade có thể đổi máu với hero bị ảnh hưởng bởi Soulbind bằng Sunder, nhưng phải Sunder trúng đối tượng nhiều máu.

Trong trường hợp TB đầy máu và một trong hai hero dính Soulbind cũng đầy máu. Terrorblade có thể đổi máu với hero bị ảnh hưởng. Điều này chỉ hoạt động nếu Sunder được dùng lên hero máu nhiều. Nhưng nếu Sunder dùng lên hero máu yếu, TB sẽ nhận được máu yếu! Cho nên, dù là gì đi nữa, đừng bao giờ nhắm đến hero máu yếu cả.

3. Sử dụng Nether Swap lên một trong hai hero sẽ khiến hero còn lại bị Swap

Nether Swap hoạt động giống với Sunder – theo thứ tự. Ba hero bị ảnh hưởng, Vengeful Spirit cùng hai hero dính Soulbind đổi chỗ cho nhau. Cuối cùng, Hero không bị chọn bởi Nether Swap sẽ đổi chỗ với vị trí ban đầu của Vengeful Spirit. Cho nên bạn muốn swap hero A, hãy đảm bảo mình nhắm đến hero B!

4. Nếu Swap phá vỡ liên kết Soulbind, thì hero bị dính Soulbind sẽ liên kết với một hero đồng đội gần đó do hiệu ứng của kỹ năng vẫn còn tồn tại

Có vài kỹ năng nhất định như Swap và X Marks the Spot có thể phá vỡ liên kết. Trong trường hợp này, hero thứ hai hoàn toàn tự do khỏi các hiệu ứng. Nhưng hero chính, hero bị Grimstroke cast Soulbind lên, sẽ bị ảnh hưởng làm chậm. Ngoài ra, nếu một hero khác đến gần đối tượng khi chiêu vẫn còn, thì hero đó sẽ bị trói Soulbind.

5. Life Break của Huskar tác động lên cả 2 hero, di chuyển lên hero đầu tiên bị tác động rồi sau đó sang đối tượng thứ hai dính Soulbind

Ultimate của Huskar ảnh hưởng cả hai. Huskar đầu tiên bay vào hero bị Life Break nhắm đến, và ngay lập tức di chuyển sang hero thứ hai. Đây là cách tốt để đuổi hero như Sniper đứng ở đằng sau. Cả hai đều mất HP, nhưng Huskar thì không. Đòn Life Breaker thứ hai ảnh hưởng ít hơn do chống phép đã được kích hoạt.

6. Spell Steal của Rubick hoạt động bình thường như không có Soulbind

Spell steal của Rubick chỉ tác động hero mà mình click vào. Nếu Rubick cố gắng cướp chiêu hero A, thì Rubick sẽ chỉ nhận được chiêu của hero A. Còn hero B không bị ảnh hưởng gì.

7. Nether Strike sẽ tác động lên hero không bị nhắm đến

Nether Strike không nghe lời Spirit Breaker. Nếu SB nhắm vào hero A thì hero B sẽ bị dính Nether Strike.

Trên đây chỉ là vài tương tác thú vị về ultimate của Grimstroke. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về Soulbind trong thời gian tới.

Cẩm nang

Dota 2: Cùng tìm hiểu về những thay đổi của Broodmother

67

Broodmother la một hero cực đa năng. Ở đấu trường chuyên nghiệp đây là hero bị ban khi đối đầu với các đội tuyển nhất định và đây cũng là một lượt pick cuối cùng cực kì mạnh. Broodmother là một hero hoàn toàn có thể hủy diệt những safelane yếu nhất, cũng có thể là một hero mid cực kì mạnh và có thể hoàn toàn nắm chắc trận đấu trong tay nếu như hero này không bị counter ở giải đoạn draft.

Mid Broodmother

Broodmother thường xuất hiện nhiều ở các trận rank cao, cô nàng này có tỉ lệ thắng cao nhất tại rank từ 5k trở lên (tỉ lệ thắng cao nhất ở đây không phải là cao nhất trong các hero mà cao nhất ở các mức trình độ) ở đúng 50% tỉ lệ thắng, tỉ lệ thắng cao thứ 2 của cô nàng là ở mức rank dưới 2k. Hero này sở hữu khả năng push nhà mạnh mẽ và dễ chơi cho dù là trong tay người chơi bình thường cũng như chuyên nghiệp.

Broodmother cũng là hero đi mid tốt nhất khi mà hơn tới 6% tỉ lệ thắng so với so với role chính của cô nàng là offlane, vị trí truyền thóng của hero này. Mất đi khả năng tàng hình chính là điều mất mát lớn nhất đối với Broodmother, khi mà giờ đây cô không thể gây áp lực lên support của đối phương cũng như đảm bảo khả năng an toàn của mình nữa. Ở thời điểm hiện tại thì sự cơ động của hero này tăng lên cao hơn cho phép broodmother có thể gây áp lực lên nhiều lane hơn thay vì một lane như trước.

Một lợi thế khác dành cho Broodmother nữa là giờ đây độ phổ biến của double mid lane xuất hiện thường xuyên hơn. Hero này thật sự bị đe dọa khi nào bị rơi vào tình huống 1vs3 còn 1vs2 thì gần như đều có thể thoát thân được. Trên hết việc XP nhận được giảm khi dual lane sẽ khiến cho Broodmother gây áp lực lớn lên support khi hero này đạt được level 3-4, điều này sẽ kiếm thêm mạng cho team hoặc khiến cho tình huống 1vs2 xuống 1vs1 khi hero mid của đối phương level thấp.

Mặc dù sang phiên bản mới thì lưới (Web) của Broodmother không còn khả năng tàng hình nữa, nhưng với khả năng vượt địa hình, việc dẫn networth và lever so với người solo mid ở bên kia chỉ là việc cỏn con.

Ngoài khả năng đi lane

Cho dù sở hữu khả năng đi lane áp đảo thế nhưng Broodmother rất khó để trở thành hard carry. Chỉ số của hero này rất tốt nhưng DPS thì rất thấp về late game. Cô nàng này phù hợp hơn với lối đánh kiểm soát bản đồ và push hơn thay vì vị trí hard carry.

Broodmother vẫn có thể farm tốt cho dù đi mid và đối đầu với 2 hero cùng một lúc bất kể giai đoạn nào của trận đấu, đồng thời hero này có khả năng gây áp lực cực kì khó chịu cho đối phương nếu để hero này tự do nhờ khả năng push của mình cùng nhện con. Đây thường là cách mà các tuyển thủ chuyên nghiệp sử dụng Broodmother ở thời điểm hiện tại. Cô có thể tạo khoảng trống ở giai đoạn đầu game, cho đến sở hữu 1 hoặc 2 core item thì bắt đầu tạo áp lực lên đối phương, tạo khoảng trống cho đồng đội farm hoặc hỗ trợ cô kết thúc trận đấu.

Trong combat nhiệm vụ của Broodmother không ra sát thương mà chính là quấy rối, cô có thể vòng ra sau và tấn công core hero của đội bạn. Nhờ vào khả năng khiến đối phương đánh miss sẽ khiến cho carry đối phương gây ra ít damage hơn trong combat trong khi đó đồng đội của cô sẽ tập trung giải quyết những hero khác. Bên cạnh đó với việc sở hữu Orchid từ sớm có thể giúp cô kết liễu support của đối phương dễ dàng hơn, và hoàn toàn an toàn với sự giúp đỡ đến từ ultimate của mình.

Kết thúc trận đấu

Đối với những line up sở hữu Broodmother thường phải kết thúc trận đấu rất sớm, hoặc tạo không gian cho broodmother hoặc đồng đội kết thúc trận đấu như đã nhắc tới ở trên.

Kiểm soát bản đồ là một trong những điều vô cùng quan trọng đối với người chơi Broodmother. Cô nàng cần rất nhiều khoảng trống cho mình, khi đó cô nàng mới có khả năng kiểm soát rừng cho bản thân cũng như carry của đội.

Đây là hero có khả năng cực kì cơ động khi lên highground,  đồng thời di chuyển từ lane này sang lane khác cực kì lẹ. Điều này sẽ càng hiệu quả hơn khi mà ít nhất 2 trụ đầu tiên của đối phương mất đi, đối với người giàu kinh nghiệm hero này có thể cùng lúc gây áp lực trên cả 2 lane như cắt creep và làm chậm đi thời gian đối phương phá hủy trụ bên phía  nhà mình.

Đối phó với Broodmother

Thế mạnh của Broodmother chính là kiểm soát bản đồ và cơ động, đồng nghĩa với việc nếu như cô nàng không thể kiểm soát bản đồ thì sẽ yếu đi rất nhiều. Nếu như team sở hữu broodmother bị dẫn trước về số trụ, điều sẽ khiến cho khu vực jungle để hero này farm sẽ bị giảm đi rất nhiều chưa kể là team bạn có thể khai thác tài nguyên rừng của Broodmother. Vì vậy khi đối đầu với Broodmother ưu tiên hàng đầu chính là kiểm soát bản đồ.

Broodmother cực kì yếu khi trong combat ở giai đoạn đầu game, thường thì hero này khi combat phụ thuộc rất nhiều vào skill Spawn Spiderlings và damage tay, gây hiệu ứng bất lợi đối phương gồm đánh miss và slow. Nếu như không sở hữu đàn nhện con thì lượng damage gây ra bởi Broodmother cực kì thấp, cho dù sở hữu Ultimate có cơ chế như Satanic nhưng cộng thêm damage thì cũng không thật sự gây ra quá nhiều đột biến gì nếu Broodmother quá yếu và thiếu damage. Khoảng thời gian đầu game nên cố gằng đừng để Broodmother farm và solo kill điều này sẽ ngăn chặn cô nàng này snowball và vượt qua ngoài tầm kiểm soát.

Lưu ý rằng Spiderling và Spiderites đều sở hữu lượng máu rất ít nhưng lượng giáp thì cao, đồng nghĩa với việc EHP (Effective HP) của chúng giống nhau, Pure damage và đánh lan có thể dọn chúng rất lẹ.

Kết luận

Broodmother bị thay đổi rất nhiều sau patch 7.07: đây vẫn là một hero tốt để chọn, nhưng để sử dụng hero này tốt nhất thì khó hơn trước. Khi mà giờ đây việc đối phó với Broodmother dễ hơn nhiều cho dù có hoặc không có hero để counter, nếu như không team không sở hữu hero counter thì cần phải chú ý hero này nhiều hơn.

Broodmother không được nhiều để ý nhiều trong pub, nhưng lại là một sự lựa chọn trong thi đấu chuyên nghiệp. Muốn cho hero này đạt hiệu quả tối đa cần có kĩ năng và teamwork (teamwork trong pub thì không cần phải nói ai cũng biết rồi), thế nhưng đây là một hero cực kì tốt nếu như đánh party. Tuy rằng nó sẽ không tăng tỉ lệ thắng của bạn trong trận đấu nhưng lại một cơ hội cực kì tốt nếu như bạn muốn luyện tập và hiểu rõ hơn về việc kiểm soát bản đồ, di chuyển. Thì đây chính là hero hoàn phù hợp.

Nguồn: dotabuff

Cẩm nang

7 tip giúp bạn thoát khỏi rank 2-4k trong Dota 2

189

Bài viết được dịch là từ hướng dẫn của Redditor xuisoko.

Bài hướng dẫn này sẽ tập trung vào các cơ chế game (mechanic), những phần khác sẽ nói về cách lên skill, vị trí đứng, tâm lý, di chuyển quanh map, chiến thuật.

Bạn có thể ghé sang kênh YouTube của anh để tham khảo thêm.

Thông tin thú vị: Bạn có biết rằng những ai hơn bạn 200mmr thường có tỉ lệ thắng 55% khi chạm trán với bạn? Rất nhiều cơ chế như “Camera movement”, “Directional Movement”, “Hero Movement” bị phần lớn người chơi phớt lờ.

Cải thiện 5% gameplay thường sẽ giúp tăng 200mmr về lâu dài. Cho nên, những cải thiện nhỏ như điều khiển camera, hero, tâm lý, v.v, đóng vai trò lớn trong esports, cụ thể là Dota 2.

Dưới đây là 7 tip bạn có thể cải thiện để leo rank hiệu quả:

1. Spam Hero

Có hai lợi thế khi bạn chỉ spam một hero (chơi một hero duy nhất trong thời gian dài):

Một là nó giải phóng “RAM” cho não bạn. Não chúng ta hoạt động giống như chiếc máy tính vậy. Nhờ chỉ spam một hero, bạn có thể chơi hero đó rành đến độ bản thân không cần phải nghĩ khi quyết định Void có nên cast Time Walk chủ động hay không. Cơ thể sẽ phản xạ một cách tự nhiên. Hay khi nào nên cast shackle hoặc hex trước đối với Shadow Shaman. Nếu là game thủ rành rọt một hero, bạn sẽ có nhiều bộ nhớ RAM của não cho các quyết định quan trọng như vị trí đứng trong teamfight và chiến thuật. Mọi người nên hiểu “Sức người có giới hạn”. Đó là lý do tại sao các tuyển thủ chuyên nghiệp luôn có hero tủ của mình, để họ có thể tập trung cho các việc khác quan trọng trong game.

Hai, mỗi hero dạy cho chúng ta những điều khác biệt. Khi spam 100 game Alchemist liên tục, tôi nhận ra cách farm hiệu quả và những hướng farm tốt hơn, cũng như chơi chủ động trong lane để giành CS (creep score, tức số lượng creep giết được). Khi chơi Storm, bạn học cách tiêu thụ mana và sử dụng phép cũng như các giới hạn của hero này. Chơi các hero như Abaddon hay Vengeful Spirit giúp người chơi chọn vị trí và biết cẩn trọng để cast spell khắc chế đối phương. Phải nói mọi thứ gần như vô tận.

Nhận ra bản thân chơi kém ở đâu và chơi hero đó để khắc phục điều này. Chắc chắn bạn sẽ gặt hái được kết quả tốt. Có nhiều cách để nhận ra bản thân kém ở chỗ nào. Bạn có thể xem thêm trong video của tôi.

2. Chiến thuật trước trận

Giao tiếp là chìa khóa thành công. Đội có Dazzle? Hay bạn là Huskar, Drow hoặc Gyro? Bạn có phải là “win condition” của đội(chìa khóa giúp thắng trận đấu)? Nếu vậy, hãy nói Dazzle giữ Grave để cứu bạn và không dùng nó lên position 4 nếu không thật sự cần thiết. Hãy đảm bảo giao tiếp suy nghĩ của mình với đồng đội.

Lên đồ. Đội lên tận 4 Urn of Shadows, 2 Vladmir Offering và 3 Dessolators? Tôi còn chứng kiến 2 Mek và cả 2 Pipe cùng lúc cơ. Hãy nhớ giao tiếp với nhau để biết ai sẽ là người trị được Bristleback/Timbersaw siêu trâu, nếu đội không có hero khắc tinh chúng. Chắc chắn team sẽ cần nhiều thứ hơn chứ không chỉ có Vessel thôi.

Power spike và cooldown. Hãy khai thác power spike (thời điểm một hero mạnh vượt bậc). Đừng cố combat nếu bạn biết đội vẫn chưa mạnh. Tôi chơi Void rất nhiều và đồng đội luôn muốn combat, rồi chết dù Void chưa có Chronosphere. Hãy giao tiếp với đội rằng bạn không muốn đánh nhau khi chưa có Chrono.

Void rất nguy hiểm khi Chronosphere luôn sẵn sàng để dùng

3. Điều khiển Camera

Camera Grip (giữ chuột để di camera, giống như cách di màn hình khi sử dụng smartphone) ưu việt hơn hẳn Edge Pan (đưa chuột về các góc màn hình để di chuyển camera). Nếu không biết chúng là gì, hãy xem video ở phút 5:30. (click vào video dưới để xem)

Thực tế mà nói hầu hết các tuyển thủ chuyên nghiệp kết hợp cả Edge Pan lẫn Camera Grip. Tôi đã làm theo và nó đã giúp tôi leo từ 5k lên 6k.

Khi rượt đối phương trong các pha combat ở cùng một phía, gần như pro sử dụng Edge Pan. Trong khi ở những trường hợp khác, họ dùng Camera Grip.

Bạn có thể dùng con lăn chuột giữa (Mouse 3) cho Camera Grip, còn bản thân tôi thì dùng nút phụ bên chuột.

4. Directional Movement

Bạn chơi Slark, Shadow Fiend hay đơn giản chỉ muốn cast Force Staff ở vị trí muốn dùng? Đừng lo, Directional Movement được tạo ra vì mục đích này. Tuy kiến thức này khá phổ biến, nhưng rất nhiều game thủ 2k-3k-4k không biết nó là gì và sử dụng ra sao.

Đây là lệnh cho phép hero cố hướng đến khoảng cách ngắn nhất ở địa điểm click chuột. Ví dụ, nếu click ở phía bên kia đồi, hero sẽ đụng vào đồi, mặt đối diện với hướng bạn đang click và đứng ở đó, thay vì đi vòng qua các cây để đi qua đồi.

5. Click ở phía trước hero

Nếu theo dõi nhiều stream Arteezy, bạn sẽ thấy anh ấy luôn click ngay cạnh hero của mình. RTZ có lý do để làm điều đó. Nếu đặt con trỏ chuột cách 50-100 unit trước mặt hero trong khi di chuyển, bạn kiểm soát tốt hơn hướng nhìn của hero và dễ dàng chỉ dẫn cách hero chọn lối đi ở gần các cây và chỗ nguy hiểm như Mine (mìn), Spark Wraith, bẫy của Dark Willow.

Khi đã làm chủ kỹ năng này, bạn có thể khai thác turn rate (tốc độ xoay người) của đối thủ và hủy diệt chúng hoàn toàn nhờ cast đúng vị trí.

6. Khai thác Turn Rate

Có bao giờ bạn nhảy vào một hero và ngay lập tức bị Hex? Ngay cả khi họ dùng hack và script, nhưng nếu blink ở phía sau lưng hero, bạn vẫn có thể nhanh tay hơn và stun trước.

Trong video, tôi thử nghiệm bằng Shadow Shaman và Lion. Khi Lion blink phía trước Shadow Shaman, Lion bị hex trước, nhưng khi blink đằng sau, Shadow Shaman bị hex trước. Nhờ đó, bạn có thể giết được đối phương và thắng game.

7. Creep Aggro

Các support phải làm chủ Creep Aggro (thu hút sự chú ý của creep), Tower Aggro và các core cũng phải biết. Điều này sẽ giúp bạn biết cách chọn vị trí đứng phù hợp trong giai đoạn đi lane.

Creep Aggro la khi creep đối phương ngừng tấn công creep của đội và chuyển hướng sang tấn công hero. Điều này xảy ra khi hero bạn click tấn công (đánh tay) vào hero đối phương. Hành động này buộc creep sẽ chuyển hướng sang tấn công bạn. Bằng cách đó, nó sẽ giúp kéo creep về phía mình muốn. Trong khi đó, Tower Aggro là khi bạn ở trụ đối phương và bị trụ bắn, click tấn công vào creep của mình sẽ buộc trụ đối phương thay đổi mục tiêu tấn công (đổi từ hero bạn sang một creep).

Nguồn: Reddit

Bạn có thể đọc thêm các bài Hướng dẫn Dota 2 liên quan sau:

  • Top website Dota 2 hữu dụng theo dõi chỉ số chơi trong game
  • Dota 2: Hướng dẫn kiểm soát map hiệu quả
  • Dota 2: Hướng dẫn pull creep nghệ thuật 2020
  • Hướng dẫn chơi Dota giỏi: kỹ năng phân tích giai đoạn Cuối game
Cẩm nang

Dota 2: Hướng dẫn chơi Phoenix patch 7.27d

130

Phoenix bị nerf nhiều lần trong các patch vừa qua. Nó bị giảm lượng sát thương cơ bản, strength và intelligence cũng bị giảm, cooldown của Sun Ray lâu hơn và thậm chí là Fire Spirits tốn nhiều mana hơn. Nhìn chung, hero này đã bị nerf đáng kể, nhưng thực tế, hero vẫn là một trong các support tốt của meta đánh chậm hiện tại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ hướng dẫn làm sao chơi Phoenix thành công ở các thời điểm khác nhau trong game và hero này tận dụng meta chậm ra sao.

NERF NHẸ KHI ĐI LANE

Dù Fire Spirits bị nerf, skill này vẫn cực kỳ hiệu quả trong ba level đầu và sau đó. Tuy manacost bị tăng lên thành 120 ở mọi level, độ hiệu quả của nó không hề giảm. Bạn vẫn gây áp lực lớn trong lane bằng cách deny range creep khi làm chậm kẻ địch 80 tốc độ tấn công ở level 1. Tuy Fire Spirits tốn nhiều mana hơn, level 2 của skill gây ra tổng 560 sát thương trong 16 giây (chưa tính kháng phép). Tuy Phoenix phải cẩn thận hơn trong việc dùng Fire Spirits so với patch trước, nó vẫn gây khó cho đối thủ trong lane.

Skill này còn mạnh hơn do các hard carry melee dần trở lại meta. Các hero này gồm có Spectre hiện tăng 4.16% tỉ lệ pick ở mọi rank pub, Faceless Void và Sven. Hầu hết các hero này sẽ gặp thời gian khó khăn đi lane khi Phoenix có thể quấy rối và deny range creep bằng Fire Spirit rất dễ dàng.

4 tia Fire Spirit với tầm cast xa và lượng dmg lớn sẽ đem lại rất nhiều áp lực ở lane

TEAM FIGHT VẪN MẠNH NHƯ THƯỜNG

Vào giai đoạn sau của game, mọi thứ ngày càng tập trung vào các team fight. Và khi game kéo dài hơn, thời lượng team fight cũng dài theo. Những team fight dài như vậy là lúc bộ skill của Phoenix tỏa sáng nhất. Sun Ray mỗi giây có thể gây ra sát thương bằng 6.75% phần trăm máu đồng thời hồi máu đồng đội ở mức 2.5% máu. Canh góc Sunray chuẩn lên đối phương và đồng đội khi họ đánh nhau thì chắc chắn bạn sẽ có lợi thế cực nhiều. Một điểm cộng nữa cho Sunray đó là nó xử lý tốt các hero tank đang được pick nhiều như Underlords và Slardar, hiện có tỉ lệ thắng theo thứ tự 56% và 53% ở rank Divine. Tuy Sun Ray bị nerf xuống cooldown 30 giây ở mọi level, skill này sẽ reset bằng ultimate Supernova của Phoenix nên cũng không đáng ngại lắm.

Công cụ team fight chính của Phoenix là ultimate Supernova. Khi sử dụng đúng thời điểm, nó buộc đối thủ phải mất tập trung đánh trứng hoặc rút lui, và điều này yêu cầu đối phương phải biết phối hợp tốt nhưng trong pub thì lại không dễ để làm điều này. Tùy thuộc vào nơi giao chiến, hãy đứng ở các vị trí highground khi dùng Supernova để khiến nó khó bị địch tấn công.

Radiant cliff is bigger in Dota 2 Reborn : DotA2
Địa điểm hợp lý cho Supernova là cliff. Nếu đối thủ không có mắt trên đồi, họ không thể đánh được trứng

Địa điểm hợp lý cho Supernova là những cliff chuyên dùng để cắm ward. Nếu đối thủ không có mắt trên đồi, họ không thể đánh được trứng. Phoenix cũng nên tận dụng skill reset sau khi dùng ultimate để dùng spell hai lần trong một teamfight.

Giai đoạn đi lane cũng như tổng game của Phoenix nói chung có thể yếu, nhưng nerf không thật sự tác động đến khả năng team fight. Bởi vốn dĩ bạn sẽ cast skill hai lần trong combat sau khi dùng Supernova, nên colddown lớn của skill không thực sự đáng quan ngại. Ngoài ra các skill đều có thời gian hồi tương tự nhau, nên bạn chỉ cần timing dùng toàn bộ skill hợp lý trong combat là đã quá hoàn thành vai trò của Phoenix rồi.

FARM KHÔNG NGỪNG NGHỈ

Phoenix là một trong những hero độc đáo có thể chơi theo lối áp lực trận đấu, nhưng cũng rất phù hợp trong meta chậm hiện tại. Phoenix sẽ scale mạnh hơn theo level và hướng build item phù hợp cũng rất dễ lên theo trận đấu. Phoenix có thể xem như vừa là tướng  Strength và vừa là tướng Intelligence, nên việc lên đồ theo lối tanker hoặc support đều hợp lý. Sau giai đoạn đi lane, Phoenix có thể tận dụng lợi thế bộ skill aoe tầm xa của mình để def và đẩy dead lane một cách an toàn. Và thậm chí là kết hợp farm trong rừng để bắt kịp tiến độ trận đấu.

Sun Ray có tầm cast xa và lượng damage lớn để dọn quái nhanh chóng

Phoenix có thể thoải mái farm ở các vị trí nguy hiểm bởi hero có thể nhanh chóng chạy trốn bằng Icarus Dive, cũng như lên item bổ trợ phòng thủ như Eul’s Scepter hay Lotus Orb.

LỜI KẾT

Bài viết nghĩ rằng hero này đang bị đánh giá thấp trong pub và đang nằm trong nhóm các hero không được pick nhiều: chỉ đạt 6.7%. Hầu hết mọi người không chọn chơi Phoenix vì nó có thể phức tạp để hiểu và có bộ skill đặc biệt trong game. Tuy nhiên, nếu chịu tìm hiểu, Phoenix sẽ đem lại thành côngg cho bạn. Một chỉ số thú vị cho thấy tỉ lệ thắng của Phoenix thấp hơn khi tỉ lệ pick của nó tăng lên. Điều này cho thấy khi người chơi mới tập chơi hero, họ thường thua nhiều hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, Phoenix sẽ giúp bạn vượt qua các game ở mọi rank đấu.

 

Bạn có thể tìm đọc các bài viết khác liên quan tại đây:

  • 5 quyết định tồi tệ của Valve với Dota 2
  • Top combo offlane thành công nhất Patch 7.27d Dota 2
  • Dota 2: eyyou trở lại Fnatic, thay thế cho Jabz đã rời đội hình
  • Fnatic Dota 2 xác nhận Raven trở lại, 23savage ra đi
  • Có thể bạn đang chơi Venomancer sai cách trong Dota 2
  • Hướng dẫn chơi Dota giỏi: kỹ năng phân tích giai đoạn đi lane
  • Geek Fam rút lui khỏi Dota 2 cho đến khi có tương lai rõ rệt
Cẩm nang

Hearthstone: Các deck tạo sẵn mới có đáng tiền mua, đâu là deck đáng mua nhất

105

Blizzard vừa quyết định mở bán các deck Hearthstone tạo sẵn bằng tiền thật. Đây được xem là tin vui đối với những game thủ Hearthstone ‘tiền nhiều hơn thời gian’. Rất nhiều game thẻ bài khác đã áp dụng mô hình này từ khá lâu. Nó là lựa chọn tuyệt vời đối với nhiều người, đặc biệt khi bạn muốn thử trải nghiệm thư giãn cùng vài deck meta trong thời gian rảnh rỗi hạn hẹp của mình. Có điều hiện tại, mỗi tài khoản chỉ có thể mua được một deck tạo sẵn.

Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích giá trị của từng deck này. Chúng thật sự tốt ra sao và đâu được xem deck tốt nhất? Chúng có đáng tiền để bạn đầu tư một deck không? Chúng ta hãy cùng so sánh từng deck một để tìm ra câu trả lời nhé

DEMON HUNTER

  • 1 mana TUSKPIERCER x2
  • 2 mana RAZORBOAR x2
  • 3 mana RAZORFEN BEASTMASTER x2
  • 4 mana KURTRUS ASHFALLEN x1
  • 4 mana RENOWNED PERFORMER x2
  • 4 mana VENGEFUL SPIRIT x2
  • 6 mana SKULL OF GUL’DAN x2
  • 7 mana DEATH SPEAKER BLACKTHORN x1
  • 8 mana ILLIDARI INQUISITOR x2
  • 1 mana TRUEAIM CRESCENT x2
  • 2 mana FAR WATCH POST x2
  • 2 mana FOGSAIL FREEBOOTER x2
  • 3 mana DEATH’S HEAD CULTIST x2
  • 3 mana MOR’SHAN WATCH POST x2
  • 4 mana DARKSPEAR BERSERKER x2
  • 5 mana TAELAN FORDRING x1
  • 7 mana KARGAL BATTLESCAR x1

DECK CODE: AAECAea5AwT66AO/7QOc7gOoigQN2cYD4c4Dyd0D9+gD+egDmOoDmeoDu+0DvO0Dvu0D/e0DgIUEpooEAA==

Chi phí Dust: 7600 – 3 lá Legendary, 4 lá Epic, 8 lá Rare

Đây là deck Deathrattle Demon Hunter phổ biến trong những ngày đầu Forged in the Barrens, nhưng archetype này không còn dùng Kargal BattlescarMor’shan Watch Post nữa. Far Watch Post đôi lúc xuất hiện nhưng là nhờ sức mạnh độc lập của nó, trong khi cả bộ Watch Post giờ hiện khá yếu.

Bù lại, deck này còn có Kurtrus Ashfallen. Lá này mới chỉ phổ biến gần đây và đang vận hành ổn trong meta. Tuy nhiên, deck còn thiếu Ace Hunter Kreen, một Legendary khác được thêm vào gần đây cho archetype này.

Nhìn chung, danh sách Demon Hunter tạo sẵn không gây được ấn tượng mạnh. Bạn có thể cải thiện nó thêm, nhưng ngay cả khi đó, archetype này cũng không lọt vào trong top tier deck hiện nay.

DRUID

  • 0 mana INNERVATE x2
  • 1 mana NATURE STUDIES x1
  • 2 mana GUESS THE WEIGHT x2
  • 3 mana WILD GROWTH x2
  • 4 mana OVERGROWTH x2
  • 5 mana TWILIGHT RUNNER x2
  • 10 mana SURVIVAL OF THE FITTEST x2
  • 0 mana LIGHTNING BLOOM x2
  • 1 mana ANIMATED BROOMSTICK x2
  • 5 mana LAKE THRESHER x2
  • 5 mana MOONFANG x1
  • 5 mana TAELAN FORDRING x1
  • 7 mana STRONGMAN x2
  • 8 mana GUARDIAN ANIMALS x2
  • 8 mana PRIMORDIAL PROTECTOR x2
  • 9 mana CARNIVAL CLOWN x2
  • 10 mana Y’SHAARJ, THE DEFILER x1

DECK CODE: AAECAZICBJvOA/zeA5XkA6iKBA3ougOVzQO60AO80AOT0QPe0QPw1AP+2wPR4QPm4QPe7AOJnwSunwQA

Chi phí Dust: 7840 – 2 lá Legendary, 10 lá Epic, 2 lá Rare

Đây là là Clown Druid và cho bạn gần như mọi lá quan trọng của archetype này. Deck tạo sẵn có MoonfangY’Shaarj, The Defiler. Cả hai lá này đều là lựa chọn thêm cho archetype nhưng nó thiếu đi Speaker Gidra, lá Legendary đôi lúc cũng được sử dụng.

Vấn đề nằm ở chỗ Clown Druid không phải là archetype Druid mạnh nhất trong game hiện tại. Token Druid rõ ràng mạnh hơn, nhưng Token Druid lại không có vài lá đắt tồn tại trong các Deck tạo sẵn, nên nhìn về mặt value, chúng ta có thể hiểu tại sao Blizzard lại chọn Clown Druid. Nhìn chung, deck này có tỉ lệ thắng 50%: chơi được, nhưng không thật sự mạnh để leo rank. Clown Druid không có nhiều lựa chọn để cải thiện thêm bởi archetype này không đang nằm trong top tier.

HUNTER

  • 1 mana TRACKING x2
  • 1 mana WOLPERTINGER x2
  • 1 mana WOUND PREY x2
  • 2 mana KOLKAR PACK RUNNER x2
  • 2 mana QUICK SHOT x2
  • 2 mana SCAVENGER’S INGENUITY x1
  • 2 mana TAME BEAST (RANK 1) x2
  • 4 mana PIERCING SHOT x1
  • 4 mana RINLING’S RIFLE x1
  • 4 mana WARSONG WRANGLER x2
  • 5 mana BARAK KODOBANE x1
  • 5 mana TRAMPLING RHINO x2
  • 1 mana ADORABLE INFESTATION x2
  • 1 mana DEMON COMPANION x2
  • 1 mana INTREPID INITIATE x2
  • 1 mana TRUEAIM CRESCENT x2
  • 3 mana ACE HUNTER KREEN x1
  • 3 mana MANKRIK x1

DECK CODE: AAECAR8G/7oD49QDj+MD3OoD5e8D5/ADDNzMA6LOA+HOA4LQA7nSA4biA5rsA5/sA/DsA9vtA6mfBLugBAA=

Chi phí Dust: 8200 – 3 lá Legendary, 6 lá Epic, 6 lá Rare

Tác giả rất thích deck Hunter này. Đây là Face Hunter. Trước đây thì nó là archetype rẻ, nhưng đã trở nên đắt đỏ hơn trong Forged in the Barrens và deck tạo sẵn này khá hoàn chỉnh. Deck có mọi thứ cần thiết trong archetype: Kolkar Pack Runner, bộ đôi linh động MankrikBarak KodobaneWarsong Wrangler để dùng với Trampling Rhino, và lá ưa thích nhất của tác giả: một copy Scavenger’s Ingenuity để bạn rút được Beast.

Face Hunter là archetype khá mạnh. Nó yếu trước Priest và Warrior, nhưng có thể xử lý bất kỳ kẻ thù nào khác bạn đối mặt trong ladder. Deck này cũng đang là một trong các archetype mạnh nhất của Hunter.

MAGE

  • 1 mana BABBLING BOOK x2
  • 1 mana LAB PARTNER x2
  • 1 mana SHOOTING STAR x2
  • 2 mana ASTROMANCER SOLARIAN x1
  • 2 mana CRAM SESSION x2
  • 2 mana RUNED ORB x2
  • 3 mana FIREBRAND x2
  • 5 mana AEGWYNN, THE GUARDIAN x1
  • 7 mana MASK OF C’THUN x1
  • 1 mana BRAIN FREEZE x2
  • 1 mana DEVOLVING MISSILES x2
  • 1 mana PRIMORDIAL STUDIES x2
  • 1 mana WAND THIEF x2
  • 2 mana WANDMAKER x2
  • 3 mana MANKRIK x1
  • 4 mana KAZAKUS, GOLEM SHAPER x1
  • 5 mana OGREMANCER x1
  • 5 mana RAS FROSTWHISPER x1
  • 6 mana JANDICE BAROV x1

DECK CODE: AAECAf0ECI27A9DOA9nRA47UA/vdA4vnA/zoA+fwAwvgzAP4zAOFzQPHzgPNzgOk0QP30QP+0QPQ7APCoATEoAQA

Chi phí Dust: 8220 – 4 lá Legendary, 2 lá Epic, 5 lá Rare

Deck Mage này khiến chúng ta đặt ra rất nhiều dấu hỏi. Tại sao nó không có Incanter’s FlowRefreshing Spring Water? Bởi chúng là các lá rất mạnh trong deck Spell Damage Mage và cả No Minon Mage. Chưa kể, tại sao deck tạo sẵn không phải là No Minion Mage cơ chứ vì nó rõ ràng là archetype mạnh hơn hẳn? Có người dự đoán Incanter’s FlowRefreshing Spring Water sẽ bị nerf trong tương lai. Có thể đây sẽ là deck sẵn sàng cho tương lai của Mage chăng?

Thế nhưng, deck này còn thiếu cả Fireball. Lá này chắc chắn không nằm trong ứng cử viên bị nerf nhưng việc thiếu đi nó khiến cho deck yếu đáng kể. Tác giả không biết nói sao về các lựa chọn bài trong deck tạo sẵn này nữa.

Nhưng bù lại, deck cho bạn rất nhiều lá Legendary: Astromancer SolarianRas FrostwhisperJandice Barov, và Kazakus, Golem Shaper đều rất mạnh và hợp cho nhiều deck. Ras là lá dual-class Mage/Shaman, Jandice là lá dual-class Mage/Rogue, còn Kazakus là lá Neutral mạnh nhất trong Forged in the Barrens.

Tuy deck Mage này không mạnh, nhưng nó cho bạn nhiều cơ hội phát triển những deck khác tối ưu hơn.

PALADIN

  • 0 mana FIRST DAY OF SCHOOL x2
  • 1 mana AVENGE x2
  • 1 mana CONVICTION (RANK 1) x2
  • 1 mana GALLOPING SAVIOR x1
  • 1 mana KNIGHT OF ANOINTMENT x2
  • 1 mana OH MY YOGG! x2
  • 1 mana RIGHTEOUS PROTECTOR x2
  • 2 mana HAND OF A’DAL x2
  • 2 mana MURGUR MURGURGLE x1
  • 2 mana SWORD OF THE FALLEN x2
  • 3 mana GOODY TWO-SHIELDS x2
  • 3 mana NORTHWATCH COMMANDER x2
  • 5 mana CANNONMASTER SMYTHE x1
  • 6 mana HAMMER OF THE NAARU x2
  • 1 mana ARGENT SQUIRE x2
  • 2 mana CRABRIDER x2
  • 4 mana KAZAKUS, GOLEM SHAPER x1

DECK CODE: AAECAZ8FBPy4A/zoA4DsA9vuAw3KwQOezQPK0QOD3gOF3gOR5APM6wPO6wPP6wPj6wOVoATIoATJoAQA

Chi phí Dust: 8160 – 3 lá Legendary, 6 lá Epic, 6 lá Rare

Đây là Secret Paladin và cũng là một trong những deck mạnh nhất hiện tại. Danh sách này cho bạn tất cả các lá quan trọng của archetype: hai copy của mọi lá Epic mạnh (Conviction (Rank 1)Oh My Yogg!, và Hammer of the Naaru), Murgur Murgurgle, và Kazakus, Golem Shaper.

Để tăng chi phí Dust lên, deck còn có copy Cannonmaster Smythe, nhưng phải nói thật, đây là lá rác. Sự hiện diện của 2 lá Argent Squire cũng đặt dấu hỏi lớn, do chúng không mạnh chút nào. Cắt ba lá này đi và thêm Taelan Fordring + cặp Argent Protector từ set Core, thế là chúng ta đã sẵn sàng leo rank. Lưu ý, Paladin hiện đang mạnh nhé!

PRIEST

  • 1 mana DRACONIC STUDIES x2
  • 1 mana RENEW x2
  • 2 mana CONDEMN (RANK 1) x2
  • 2 mana SETHEKK VEILWEAVER x2
  • 2 mana SHADOW WORD: DEATH x1
  • 3 mana APOTHEOSIS x2
  • 3 mana PALM READING x2
  • 4 mana HOLY NOVA x2
  • 4 mana XYRELLA x1
  • 6 mana LIGHTSHOWER ELEMENTAL x2
  • 7 mana SOUL MIRROR x1
  • 0 mana RAISE DEAD x2
  • 2 mana WANDMAKER x2
  • 3 mana HYSTERIA x2
  • 3 mana MANKRIK x1
  • 3 mana VENOMOUS SCORPID x2
  • 4 mana BLADEMASTER SAMURO x1
  • 9 mana YSERA THE DREAMER x1

DECK CODE: AAECAa0GBsi+A/voA9TtA+fwA7SKBMGfBAyTugObugOvugPezAPXzgP+0QPi3gP44wOW6AOa6wOe6wOEnwQA

Chi phí Dust: 7480 – 3 lá Legendary, 4 lá Epic, 6 lá Rare

Đây là Control Priest và, cụ thể hơn, nó đôi khi được gọi là Heal Priest. Deck này bao gồm khá nhiều lá Priest mạnh trong game hiện tại, như Soul MirrorXyrella, và Sethekk Veilweaver.  Blademaster Samuro kết hợp Apotheosis đem đến tiềm năng hồi máu cực lớn. Chưa kể hai lá Lightshower Elemental trong deck còn tạo ra lớp phòng thủ vững chắc.

Priest mạnh trước các deck aggro hiện nay và là một trong những deck phòng thủ tốt nhất bạn có thể build lúc này. Priest cũng có thể vượt mặt Rush Warrior, nhưng lại rất yếu trước Control Warlock – nếu gặp phải, Priest gần như bất lợi 10-90 trước archetype này. Deck này không có Mindrender Illucia, nên bạn sẽ yếu trước những deck combo nếu không may gặp phải trong ladder.

Nhìn chung, nó không hẳn là deck top-tier nhưng vẫn ổn và dễ dàng leo rank.

ROGUE

  • 0 mana SHADOWSTEP x2
  • 1 mana BLACKJACK STUNNER x2
  • 1 mana PRIZE PLUNDERER x2
  • 1 mana SECRET PASSAGE x2
  • 2 mana AMBUSH x2
  • 2 mana DIRTY TRICKS x2
  • 2 mana EFFICIENT OCTO-BOT x2
  • 2 mana SHADOWJEWELER HANAR x1
  • 2 mana SWINDLE x2
  • 2 mana TENWU OF THE RED SMOKE x1
  • 2 mana WICKED STAB (RANK 1) x2
  • 3 mana FIELD CONTACT x2
  • 3 mana SPARKJOY CHEAT x2
  • 1 mana WAND THIEF x2
  • 3 mana MANKRIK x1
  • 4 mana KAZAKUS, GOLEM SHAPER x1
  • 6 mana JANDICE BAROV x1
  • 9 mana ALEXSTRASZA THE LIFE-BINDER x1

DECK CODE: AAECAaIHBvvEA9nRA8PhA/zoA+fwA7CKBAzMuQPOuQPQuQOqywOk0QPn3QPz3QOC5AOo6wOq6wOr6wP2nwQA

Chi phí Dust: 8600 – 4 lá Legendary, 2 lá Epic, 10 lá Rare

Đây là phiên bản hiện đại của Secret Rogue. Nó có thể tạo ra rất nhiều value bằng ShadowstepTenwu of the Red Smoke thông qua nhân value của Kazakus, Golem ShaperJandice Barov, Alexstrasza the Life-Binder. Bằng cách cheat mana Alex hay Tenwu với Efficient Octo-bot, bạn có thể combo chúng tổng 16 damage burst.

Deck này thiếu hai lá để lọt vào top meta: bỏ hai lá Field Contact ra và thay chúng bằng Bamboozle, thế là bạn đã có deck meta rồi. Tác giả hơi tò mò về lựa chọn của deck này. Rõ ràng, chi phí dust của deck này cao hơn những class khác, nhưng nó lại chỉ dùng có bốn Secret trong khi bạn cần chúng để synergy nhiều thứ. 4 Secret thôi phải nói hơi rủi ro. Deck meta hiện nay có ít nhất 5 Secret, và 6 ở rất nhiều deck khác. Chỉ thêm một copy Bamboozle thôi cũng đã cải thiện độ ổn định của deck lên khá nhiều.

Deck này leo rank được. Nó có thể mạnh hơn nữa nếu chúng ta thêm vào một Secret. Thế là chúng ta có thể leo lên tận Legend rồi đấy!

SHAMAN

  • 1 mana LIGHTNING BOLT x
  • 1 mana NOVICE ZAPPER x2
  • 2 mana CAGEMATCH CUSTODIAN x2
  • 2 mana DILIGENT NOTETAKER x2
  • 2 mana LANDSLIDE x2
  • 2 mana ROCKBITER WEAPON x2
  • 3 mana INSTRUCTOR FIREHEART x1
  • 3 mana MARSHSPAWN x2
  • 3 mana SERPENTSHRINE PORTAL x2
  • 3 mana STORMSTRIKE x2
  • 4 mana BRU’KAN x1
  • 4 mana DUNK TANK x2
  • 4 mana TORRENT x1
  • 5 mana DOOMHAMMER x2
  • 5 mana INARA STORMCRASH x1
  • 1 mana PRIMORDIAL STUDIES x2
  • 2 mana WANDMAKER x1
  • 5 mana RAS FROSTWHISPER x1

DECK CODE: AAECAaoIBpO5A5zOA9DOA/7RA67eA+LsAwzbuAOYuQPhzAPNzgOn3gOo3gOq3gOJ5APq5wONnwT5nwT+nwQA

Chi phí Dust: 7540 – 4 lá Legendary, 7 lá Rare

Đây là Aggro Shaman. Đáng buồn, meta hiện tại không có nhiều lựa chọn mạnh dành cho deck nếu bạn thật sự muốn chơi Shaman. Tuy đây là một trong các deck Shaman mạnh, nhưng nó vẫn yếu. Nếu gặp liên tục Hunter, Paladin và Warrior, deck này không thể leo rank nổi.

Chi phí Dust của deck này cũng thuộc dạng thấp nhất nên chúng ta không có gì để bàn thêm nữa.

WARLOCK

  • 2 mana DRAIN SOUL x2
  • 3 mana SCHOOL SPIRITS x2
  • 3 mana TAMSIN ROAME x1
  • 4 mana CASCADING DISASTER x2
  • 5 mana SIPHON SOUL x2
  • 6 mana TICKATUS x1
  • 8 mana TWISTING NETHER x2
  • 9 mana LORD JARAXXUS x1
  • 1 mana ARMOR VENDOR x2
  • 1 mana SPIRIT JAILER x2
  • 2 mana SOUL SHEAR x2
  • 3 mana HYSTERIA x2
  • 3 mana LUCKYSOUL HOARDER x2
  • 3 mana VENOMOUS SCORPID x1
  • 5 mana TAELAN FORDRING x1
  • 7 mana SOULCIOLOGIST MALICIA x1
  • 7 mana STRONGMAN x2
  • 9 mana ALEXSTRASZA THE LIFE-BINDER x1
  • 10 mana Y’SHAARJ, THE DEFILER x1

DECK CODE: AAECAYkGCM/SA/zeA87hA5boA/LtA6iKBLCKBIWgBAusywPM0gPN0gPG3gPm4QP14wP44wOS5AOCoASDoATnoAQA

Chi phí Dust: 8280 – 4 lá Legendary, 2 lá Epic, 8 lá Rare.

Đây là Tickatus Warlock. Nếu thích đốt bài đối phương bằng Tickatus, bạn sẽ được trải nghiệm leo rank đó rất nhiều bằng deck tạo sẵn này.

Nó bao gồm TickatusY’Shaarj, The DefilerSoulciologist Malicia, và Tamsin Roame. Mọi lá Legendary chúng ta cần cho archetype này. Lá đắt duy nhất thiếu sót là Void Drinker, được xem khá quan trọng để anti-aggro trong meta hiện tại. Có lẽ Blizzard cố tình chừa đường sống cho các deck aggro?

Đừng bỏ Venomous Scorpid và một copy của Siphon Soul để chừa chỗ trống cho Void Drinker để còn cho aggro một đường sống nữa!

Warlock hiện thấp hơn tier 1 một bậc, nhưng đây vẫn là deck mạnh và hoàn toàn có khả năng lên leo lên Legend.

WARRIOR

  • 1 mana ATHLETIC STUDIES x2
  • 1 mana IMPRISONED GAN’ARG x2
  • 1 mana STAGE DIVE x2
  • 2 mana BUMPER CAR x2
  • 2 mana CONDITIONING (RANK 1) x2
  • 3 mana PLAYMAKER x2
  • 3 mana ROKARA x1
  • 3 mana WARMAUL CHALLENGER x2
  • 4 mana OUTRIDER’S AXE x1
  • 4 mana SWORD EATER x2
  • 5 mana RINGMASTER WHATLEY x1
  • 5 mana TENT TRASHER x1
  • 8 mana TROUBLEMAKER x2
  • 2 mana CRABRIDER x2
  • 2 mana PARADE LEADER x2
  • 3 mana VENOMOUS SCORPID x1
  • 4 mana BLADEMASTER SAMURO x1
  • 5 mana OVERLORD RUNTHAK x1
  • 9 mana ALEXSTRASZA THE LIFE-BINDER x1

DECK CODE: AAECAQcIwN4DxN4DlugD++gDju0Dle0DqooEsIoEC7u5A7y5A+LMA93NA6fOA7PeA7XeA7reA8HeA5HkA5jtAwA=

Chi phí Dust: 8140 – 3 lá Legendary, 5 lá Epic, 9 lá rare

Không quá ngạc nhiên, đây là Rush Warrior. Nó gần giống phiên bản NoHandsGamer, với Venomous ScorpidOutrider’s Axe thay thế hai lá Shield of Honor. Ngạc nhiên hơn, Playmaker cũng lọt vào danh sách này, dù cho nó và Shield of Honor là những lá yếu nhất trong deck ban đầu.

Rush Warrior yếu trước Priest và Warlock, nhưng mạnh trước hầu hết mọi thứ khác. Đây là lựa chọn tốt để leo rank và cạnh tranh vị trí số 1 với Paladin trong số các deck tạo sẵn này.

KẾT LUẬN

Có vài deck cực tốt đáng để bạn bỏ tiền ra trong danh sách đợt này, nhưng chúng không mạng nganh nhau. Về chi phí Dust, các deck có giá từ 7400 đến 8600 để craft, nhưng sức mạnh lại khác biệt nhau. Một số khó mà đạt được Platinum trong khi số khác dễ dàng leo lên Legend.

Chi phí Dust:

  • Rogue: 8600
  • Warlock: 8280
  • Mage: 8220
  • Hunter: 8200
  • Paladin: 8160
  • Warrior: 8140
  • Druid: 7840
  • Demon Hunter: 7600
  • Shaman: 7540
  • Priest: 7480

Xếp hạng sức mạnh:

  • 1: Paladin
  • 2: Warrior
  • 3: Hunter
  • 4: Rogue
  • 5: Warlock
  • 6: Priest
  • 7: Druid
  • 8: Mage
  • 9: Demon Hunter
  • 10: Shaman

Nếu so với sức mạnh của các deck, Paladin và Warrior đứng đầu rõ rệt và cả hai dễ dàng leo lên được Legend. Hunter và Rogue là cặp đôi tiếp hơn. Chúng có nhiều điểm yếu hơn, nhưng vẫn leo rank ổn. Warlock và Priest thì lệ thuộc meta nhiều hơn. Priest săn các deck aggro, còn Warlock săn Priest và những ‘deck săn các deck aggro’ khác. Nếu đúng meta, cả hai deck này có thể tỏa sáng, nhưng chúng cũng sẽ gặp những đối thủ ‘thấy là ấn concede luôn’ nếu xui đụng phải. Druid có thể leo được, nhưng yếu hơn nếu gặp phải khắc tinh và nó hơi hên xui. Mage, Demon Hunter và Shaman không phải là những cái tên hiện tại để leo rank.

Vậy bạn có nên mua deck tạo sẵn hay mua pack? Trong hầu hết tình huống, deck tạo sẵn mạnh đáng hơn $20 số tiền mua pack (ngay cả khi mua pack bundle rẻ hơn). Trường hợp duy nhất deck tạo sẵn không đáng là nếu bạn đã có các lá chủ chốt. Còn không, miễn là người chơi biết deck nào đang mạnh hay biết thiếu lá quan trọng nào, thì chúng đáng để mọi nggười đầu tư hơn.

Bạn có thể đọc thêm các bài viết liên quan:

  • Hearthstone: Hướng dẫn chơi Rush Warrior trong Forged in the Barrens
  • Hearthstone: Forged in the Barrens, tổng hợp thông tin
  • 8 game thẻ bài hay hơn Hearthstone
Cẩm nang

Những phương pháp chống lại phần mềm độc hại malware

79
Hướng dẫn chống lại các phần mềm độc hại – Malware

Điều gì sẽ xảy ra khi những phần mềm độc hại bằng một cách nào đó vượt qua tất cả các lớp bảo vệ và xâm nhập vào máy tính của bạn? Đó là thời điểm mà hệ thống của bạn sẽ bị tấn công bởi malware, mọi thứ trở nên tồi tệ và trong trường hợp xấu nhất, việc duy nhất bạn có thể làm là cài lại hệ điều hành Windows.

Nhưng đó chỉ là phương án cuối cùng, trước khi làm điều đó hãy cùng thử qua một số phương pháp mà chúng tôi liệt kê dưới đây, có thể chúng sẽ giúp bạn loại bỏ những con malware cứng đầu nhất.

Lệnh Restore – khôi phục hệ thống

Tùy vào mức độ xâm nhập của Malware, bạn có thể lựa chọn khôi phục lại hệ thống về một thời điểm trước khi máy của bạn bị lây nhiễm sử dụng một Restore Point có sẵn.

Với Windows 10, bạn chọn Control Panel> System and Security> System Protection và nhấp vào nút System restore.

Với Windows 7, bạn chọn Start> All Programs> Accessories> Systems Tools, sau đó nhấp vào biểu tượng chương trình System Restore.

Dùng “Thuốc”

Bạn có thể thử sử dụng những phần mềm diệt Virus, như Windows Defender của chính Microsoft, hay một phần mềm thứ ba như Kaspersky. Nếu chúng không hoạt động, thì bạn hãy chuyển sang Malwarebytes, chương trình thường có thông tin của những files độc hại có thể qua mắt các chương trình diệt virus truyền thống.

Tại thời điểm này, hoặc bạn đã tận diệt được những phần mềm độc hại trong hệ thống, hoặc đã chuẩn bị tâm lý phải cài lại Windows và các chương trình. Đừng làm thế vội, Microsoft đã cung cấp một ứng dụng nhẹ mang tên Windows Malicious Software Removal Tool (MSRT) nhắm vào những malware nguy hiểm và cập nhật chúng thường xuyên.

MSRT đáng để bạn dùng thử, và nếu bạn cần hỏa lực mạnh hơn nữa, có một số chương trình miễn phí bạn có thể (và nên) thử, bao gồm SuperAntiSpyware, Spybot Search & Destroy, Antimalware Zemana, Norton Power Eraser, và Hitman Pro (miễn phí 30 ngày dùng thử).

Sử dụng “Thuốc” ở dạng Portable

Bạn đã thử bước ở trên nhưng gặp lỗi và không thể cài được “thuốc”? Đừng ngạc nhiên, rất nhiều các phần mềm độc hại tinh vi  hiện nay được lập trình để có thể nhận ra các ứng dụng anti-virus và tránh né hoặc thậm chí ngăn bạn cài đặt chúng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng một chương trình anti-malware ở dạng Portable (dùng luôn không cần cài đặt). Kể cả khi máy của bạn không bị nhiễm, bạn cũng nên có một bản dự phòng lưu ở đĩa hoặc USB để phòng khi người thân và bạn bè cần đến sự trợ giúp của bạn.

Có nhiều lựa chọn và để chắc chắn bạn có thể lưu trữ một lúc nhiều chương trình. Những cái tên mà chúng tôi đề nghị bao gồm Emsisoft Emergency Kit, ClamWin Portable, Vipre Rescue, Dr. Web CureIt!, và Trend Micro House Call.

Đánh lừa kẻ thù

Những kẻ viết phần mềm độc hại chơi rất bẩn, và bạn cũng có thể chơi bẩn lại chúng. Nếu bạn nhiễm phải một phần mềm độc hại có khả năng ngăn cản các chương trình anti-virus, anti-malware khởi động, bạn hãy sửa lại tên và đuôi mở rộng của chương trình đó. Thực tế, phiên bản Portable của SuperAntiSpyware đã thực hiện việc này bằng cách thay đổi tên tệp mỗi lượt tải xuống. Điều đó làm cho phần mềm độc hại rất khó để nhận ra “thuốc” của bạn.

Đối với các chương trình khác, bạn có thể tự mình thực hiện bằng cách điều hướng đến thư mục cài đặt khác và đổi tên tệp. Ví dụ, vị trí mặc định cho Malwarebytes trong Windows 10 là C:Program FilesMalwarebytesAnti-Malwarembam.exe. Thay đổi tên của file mbam.exe thành một cái tên khác như Thuoc.exe chẳng hạn, sau đó thử chạy lại chương trình bằng cách nhấp đúp vào.

Bạn cũng có thể thử thay đổi phần mở rộng tệp từ .exe sang .com, trong nhiều trường hợp sẽ không làm hỏng chức năng của chúng. Để làm điều đó, đầu tiên bạn phải có thể nhìn thấy phần mở rộng của tập tin. Trong Windows 10, mở bất kỳ thư mục nào và nhấp vào tab View. Đi tới  Options > Change folder and search options, nhấp vào tab View và bỏ chọn mục “Hide extensions for known file types”. Sau đó, bạn có thể đổi tên mbam.exe thành mbam.com và vẫn chạy lại chương trình như bình thường.

Những chương trình lạ

Một số phần mềm độc hại dễ dàng loại bỏ hơn khi bạn chỉ cần tắt nó đi. Để thực hiện việc này, đánh ‘Task Manager” trong menu Start hoặc nhấp chuột phải vào thanh Taskbar và chọn “Task Manager”, sau đó mở rộng khung nhìn bằng cách nhấp vào ‘More details‘. Bạn sẽ thấy một danh sách các chương trình và các tiến trình chạy ẩn. Xem danh sách này và tìm kiếm tên malware mà bạn mắc phải (trong trường hợp bạn đã biết mình dính phải phần mềm độc hại gì). Nếu không thì bạn hãy tìm các chương trình lạ có tên bao gồm một chuỗi ký tự ngẫu nhiên. Nếu nghi ngờ, Google để đảm bảo rằng đó không phải là một chương trình cần thiết, và sau đó bạn bấm chuột phải và chọn ‘End Task‘.

Thực hiện tương tự trong tab Startup. Một khi phần mềm độc hại đã ngừng chạy, bạn có thể loại bỏ nó dễ dàng với một trong những công cụ mà chúng tôi đã chia sẻ.

Sử dụng RKill

Nếu bạn không quá thành thạo về vi tính và lóng ngóng trong việc tìm tên của phần mềm độc hại đang chạy ẩn, hãy tải và chạy RKill. Chương trình tiện dụng này được phát triển bởi BleepingComputer, một cộng đồng hỗ trợ được vận hành bởi các tình nguyện viên, và là một trợ lực tuyệt vời để loại bỏ phần mềm độc hại. RKill là một ứng dụng Portable có thể chạy luôn mà không cần phải cài đặt. Những gì nó làm là tắt các malware đang chạy ẩn, để bạn có thể tiến hành bước tiếp theo và loại bỏ chúng vĩnh viễn. Bạn không nên khởi động lại máy sau khi chạy RKill, vì những phần mềm độc hại mà nó vừa tắt sẽ lại khởi động.

Khởi động ở chế độ Safe mode

Khi tất cả nỗ lực của bạn để tắt malware đang chạy ẩn trở nên vô ích vì phần mềm độc hại quá tinh vi, khởi động Windows ở Safe mode – Chế độ An toàn. Khi bạn vào Safe mode, Windows sẽ chỉ chạy những chương trình thiết yếu nhất khi khởi động. Điều này sẽ giới hạn chức năng chung của Windows, nhưng nó cũng có nghĩa là các chương trình độc hại sẽ không có cơ hội để tự động chạy, và bạn có thể thoải mái dọn dẹp hệ thống của mình mà không bị chúng ngăn cản.

Có nhiều cách khác nhau để khởi động vào Chế độ An toàn. Trong Windows 10, hãy vào menuStartvà nhấp vào nút Power. Nhấn giữ phím Shift, và click vào Restart. Khi Windows 10 khởi động lại, nó sẽ hiện lên một bảng Menu. Chọn Troubleshoot, sau đó chọn Advanced Options > Startup Settings > Restart. Khi một Menu nữa xuất hiện, bấm phím “4” và chọn Enable Safe Mode option.

Cách dễ dàng hơn để có được là gõ System Configuration trong menu Start. Tại cửa sổ bật lên, hãy vào tab Boot và check vào ô Safe boot. Khi bạn đã khởi động vào Safe mode, bạn sẽ có thể chạy một chương trình anti-malware mà không  gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào.

Khởi động từ đĩa CD

Khởi động vào Windows đã bị nhiễm kể cả ở Safe mode chẳng khác nào mang thùng nước vào giữa đám cháy để dập lửa. Tại sao bạn lại không phun nước từ xa? Đó là ý tưởng về một chiếc đĩa CD cứu hộ, còn được gọi là Live CD. Sử dụng Live CD, bạn có thể khởi động bằng một hệ điều hành (có thể là Windows) khác được ghi trên đĩa, không liên quan gì đến Windows đã bị nhiễm của bạn, sau đó chạy một loạt các công cụ chẩn đoán để xác định và loại bỏ phần mềm độc hại.

Live CD cũng có nhiều sự lựa chọn, chẳng hạn như Ultimate Boot CDSystemRescueCD. Một số nhà cung cấp phần mềm anti-virus còn có đĩa CD cứu hộ của riêng họ, bao gồm cả BitdefenderAVG. Đây là những lựa chọn khả thi, và hoàn toàn miễn phí. Một cái tên nữa mà chúng tôi khuyên bạn sử dụng là All-in-One System Rescue Toolkit (cũng miễn phí). Đây là một trong những đĩa cứu hộ mới được Paul Bryan Vreeland, một kỹ thuật viên thiết kế tích hợp các công cụ sửa chữa và cả những công cụ tiện ích của Windows. Bạn có thể tải miễn phí (cũng có thể donate để giúp phần mềm hoàn thiện hơn), chương trình có thể làm việc với nhiều phiên bản Windows, Linux hay thậm chí cả những phiên bản Mac OS mới.

Biện pháp cuối cùng – Reset Windows

Nếu đến thời điểm này mà bạn vẫn chưa thành công trong việc loại bỏ phần mềm độc hại, có một biện pháp cuối cùng bạn có thể sử dụng, chỉ áp dụng khi bạn đang chạy Windows 10. Một trong những tính năng Microsoft bổ sung vào Windows 10 là Reset cho phép bạn giữ các tệp cá nhân của bạn trong khi cài đặt lại Windows. Bạn vẫn phải cài đặt lại Windows và các chương trình nhưng dữ liệu cá nhân của bạn vẫn được giữ lại.

Để thực hiện phương pháp này, hãy đi tới Windows Settings Update & Security  và chọn Recovery từ menu bên trái. Bạn cũng có thể gõ “Reset my PC” vào menu Start. Trong phần Reset this PC, nhấp vào nút Get started và chọn tùy chọn cho phép bạn giữ lại các tệp của mình (Keep my files). Làm theo hướng dẫn và Windows sẽ tự động thực hiện công việc còn lại.

Cẩm nang

Dota 2: Rupture, Demonic Purge và Taunt, những bí mật không phải ai cũng biết

113

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào ultimate của Bloodseeker – Rupture, ultimate của Shadowdemon – Demonic Purge và Taunt tương tác như thế nào với một số skill. Taunt ở đây ám chỉ Duel (Legion Commander), Berserker’s Call (Axe) và Winter’s Curse (Winter Wyvern). Các chiêu phép này khiến hero bị buộc phải tấn công một đối tượng nào đó.

1) Sát thương Rupture có thể tránh được bằng blink của Queen of Pain (hoặc bất kỳ thứ gì đưa bạn vượt quá 1300 unit khoảng cách trong 0.25 giây).

Sát thương của Rupture bị giới hạn khoảng cách là 1300 unit trong 0.25 giây. Nếu hero bị dính Rupture có thể di chuyển hơn 1300 unit trong 0.25 giây, hero này sẽ không bị dính sát thương. Blink tối đa của Queen of Pain là 1300, đây là phạm vi tối đa để Rupture hoạt động. Nếu QoP chỉ blink và đứng yên, hero sẽ mất máu. Nhưng nếu cô di chuyển chỉ vài unit ngay khi vừa blink tối đa, phạm vi sẽ vượt hơn 1300 và tất cả sát thương từ Rupture sẽ bị vô hiệu hóa! Điều này áp dụng cho tất cả Teleportation, bao gồm cả của Nature’s Prophet. Nếu NP sử dụng chiêu này để di chuyển phạm vi ít hơn 1300 khi dính Rupture, Nature’s Prophet sẽ mất máu.

Chiêu Nether Swap của Vengeful Spirit khá thú vị. Swap tối đa là 1200 unit, tức nó sẽ gây sát thương. Nhưng với Aether Lens, phạm vi tối đã sẽ nâng lên 1400, đảm bảo không bị mất máu khi Swap đối tượng dính Rupture. Đây là cách tốt để cứu core mình khi đối đầu với Bloodseeker.

2) Demonic Purge liên tục purge các “positive buff”, nhưng vài buff vẫn giữ lại

Thay đổi mới này giúp Demonic Purge trở thành một chiêu rất tuyệt. Cơ bản, nó là chiêu không thể dispel, và liên tục dispel tất cả những “positive buff” (buff giúp ích cho hero) vào đối tượng bị tác động trong một thời gian. Cho nên, nếu Scepter of Dinivinity của Eul được dùng để bảo vệ bản thân bị Demonic Purge, hero đó sẽ không ở trên không được 2.5 giây, do Demonic Purge sẽ purge nó. Thế nhưng, dù ‘Cyclone’ của Scepter bị dừng, dispel cơ bản vẫn được áp dụng. Ví dụ, nếu hero bị ảnh hưởng bởi Demonic Purge và Soul Catcher, sử dụng Scepter sẽ có dispel cơ bản và loại bỏ debuff của Soul Catcher, tuy nhiên, hero sẽ không ở trên không hết 2.5 giây.

Sát thương từ Demonic Purge là Pure, cho nên nó sẽ xuyên qua spell immunity. Đồng thời cả hiệu ứng của nó cũng vậy. Dù cho đối tượng đang BKB hay đang có Repel trên người, Demonic Purge sẽ đảm bảo các buff như Guardian Angel và War Cry sẽ bị mất ngay khi chúng được cast.

3) Shadow Dance chặn Duel ngay lập tức, nhưng Winter’s Curse thì không

Scepter của Slark là món được lên ít nhất trong số các Scepter của game, nhưng nó có vài điểm thú vị! Duel sử dụng cơ cấu ‘Taunt’ buộc cả hai hero bị tác động phải đánh nhau. Và AoE Shadow Dance của Slark có thể ngừng ngay pha Duel và giúp đồng đội thoát khỏi Taunt.

Nhưng với Winter’s Curse thì không được. Hero đánh đối tượng là đồng đội, cho nên chúng vẫn có tầm nhìn dù chịu hiệu ứng từ Shadow Dance.

4) Slark cướp chỉ số từ đồng đội trong Winter’s Curse, nhưng Outworld Devourer thì không cướp được Intelligence

Khi Winter’s Curse được cast lên đồng đội của Slark, Slark sẽ nhận các chỉ số thêm qua essence shift stack, tất nhiên là đồng đội sẽ bị mất các chỉ số đó. Điểm cộng ở đây là khi Winter’s Curse kết thúc, Slark trở nên mạnh hơn. Tuy nhiên, điều tương tự không thể xảy ra với Arcane Orb của Outworld Devourer dù chiêu đó để autocast vì nó không phải là passive nên không tính.

5) Taunt của Duel luôn được ưu tiên hơn Taunt của Berserker’s Call

Hero bị dính hiệu ứng Berserker’s Call sẽ ngừng đánh Axe khi bị Duel và sẽ chuyển sang Legion Commander. Nếu hai hero đang giao chiến trong Duel, Call của Axe sẽ không gây ra tác dụng gì. Cho nên đừng Blink và cố cứu đồng đội khỏi bị Duel!

6) Legion Commander vẫn nhận sát thương Duel khi đang Duel đối phương mà đối phương chết do chiêu Winter’s Curse

Legion Commander không thể gay sát thương cho đối tượng dính Winter Curse, nhưng Duel vẫn tính là thắng! Cho nên đây là một cách nhận thêm sát thương Duel miễn phí nếu không có mục tiêu ưu tiên nào.

7) Winter’s Curse sẽ di chuyển cùng với đối tượng và Taunt các đồng đội ở vị trí cuối cùng

Không phải lúc nào đối tượng dính Winter’s Curse cũng đứng yên một chỗ. Khi đối tượng di chuyển, Winter’s Curse cũng di chuyển theo! Cho nên nếu Kunkka tiếp tục dùng ‘X’ Marks the Spot để đẩy lane, chỉ việc đặt Winter’s Curse lên Kunkka. Khi hero này trở về vị trí ban đầu sẽ bị đồng đội mình cho nhừ tử nếu không lường trước được!

8) Debuff có thể được cast lên hero dính Winter’s Curse

Mặc dù không thể gây sát thương lên các hero bị ảnh hưởng bởi Winter’s Curse, sử dụng những thứ như Bloodthorn đảm bảo đồng đội của hero dính Curse sẽ đánh critical strike! Corrosive Haze cũng giảm giáp, tương tự với Desolator. Quá trình kết liễu hero dính Winter’s Curse sẽ diễn ra nhanh hơn.

Dota 2: Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về Chronosphere của Faceless Void