Cẩm nang

AMD công bố CPU 12nm, Ryzen APU và 7nm Vega

79

Với sự kiện CES sẽ diễn ra vào tuần này, các tên tuổi lớn đã được thông báo, và AMD không nằm trong ngoại lệ. Sáng hôm nay, AMD công bố kế hoạch chính thức của năm nay và bao gồm khá nhiều điều ngạc nhiên.

Tháng 4 này, AMD sẽ ra mắt phiên bản cải thiện của dòng CPU Ryzen, hiện được gọi là Ryzen thế hệ hai. Chúng ta hiện vẫn chưa biết chi tiết, ngoài thông tin đây là kiến trúc vi xử lý “Zen+” được nâng cấp từ kiến trúc Zen hiện tại, và sử dụng chip 12nm – so với thế hệ chip trước là 14nm. Cả Ryzen 14nm và 12nm vẫn sẽ tiếp tục được sản xuất, và cũng sẽ có thế thệ thứ hai của Threadripper sử dụng kiến trúc Zen+.

Nếu bạn muốn biết 12nm nhỏ như thế nào, thi tóc con người dày 7000nm. Tức là chúng ta đang nói kích cỡ nhỏ hơn gần 1000 lần so với tóc con người.

Vậy kiến trúc Zen+ sẽ tăng hiệu suất như thế nào? Chúng ta biết AMD dự định sẽ tăng clockspeed cao hơn so với Ryzen đời đầu, và họ sẽ đưa công nghệ Precision Boost 2 vào. Ngoài những thứ nói trên ra thì có vẻ như sẽ không có bất kỳ thay đổi lớn nào khác, tuy nhiên AMD có thể sẽ có một hoặc hai điều bất ngờ. Đợt Ryzen đầu tiên dự định sẽ được ra mắt thị trường vào tháng 4, trong khi đó CPU Threadripper thế hệ hai cùng Ryzen Pro APUs sẽ sử dụng kiến trúc mới vào giai đoạn nửa cuối năm 2018.

Không chỉ Zen+ mà Zen 2 và Zen 3 (sử dụng công nghệ chip 7nm) sẽ là quân bài của AMD cho năm sau và 2020. Zen được xem là sự cải thiện lớn nhất trong kiến trúc CPU của AMD kể từ thời Athlon thế hệ 1 và Athlon 64, và Zen sẽ tiếp tục là nền tảng cho những kiến trúc tương lai. AMD đã chỉ ra rằng các CPU của Ryzen hiện không bị ảnh hưởng bởi lỗi Meltdown và Spectre.

Cùng với những vi xử lý được nâng cấp, AMD cũng sẽ tung ra dòng chipset X470 mới. Chipset này không bắt buộc phải có, và các chipset X370/B350/A320 hiện thời đều hỗ trợ vi xử lý mới. AMD nói X470 sẽ “tối ưu cho Ryzen thế hệ 2” và nó sẽ sử dụng ít năng lượng hơn, ngoài ra thì không có thông tin nào khác. Với những vấn đề đau đầu hiện tại trên nền tảng AM4, chupset mới có thể sẽ cải thiện hiệu suất, độ ổn định và các tính năng.

Bị lãng quên trong vài năm gần đây, AMD bắt đầu tung ra các APU (CPU tích hợp card màn hình) kết hợp vi xử lý công nghệ Zen và đồ họa Vega. Đại đa số các APU hiện tại chỉ có mặt trên thị trường di động, bao gồm Ryzen 7 2700U, Ryzen 5 2500U và sớm ra mắt là Ryzen 3 2300U và 2200U. Đối tượng chủ yếu sẽ là những laptop nhỏ gọn với 15W TDP, và vi xử lý 4-nhân/8-luồng cùng 10 Vega CUs.

Tháng sau, AMD sẽ ra mắt dòng Ryzen APU trên desktop, tuy nhiên AMD sẽ mới chỉ tung ra dòng Ryzen 5 và Ryzen 3. Ryzen 5 2400G sẽ chạy với tốc độ 3.9GHz cùng 4-nhân/8-luồng và 11CUs, 65W TDP với giá là 169USD. Ryzen 3 2200G có 4-nhân/4-luồng và chạy với tốc độ tối đa 3.7GHz và 8 CUs, 65W TDP với cái giá là 99USD. Rõ ràng, hai APU này sẽ cho hiệu năng ít hơn so với các dòng 6-nhân hay 8-nhân của Ryzen chạy card đồ họa rời. Các APU này dành cho những ai có túi tiền hạn hẹp nhưng vẫn muốn chơi game ổn định thì Ryzen APU là một lựa chọn khá hấp dẫn.

Lợi thế của Ryzen APU trên thị trường di động sẽ là giá thành thấp cùng lượng điện tiêu thụ thấp hơn, một phần là do AMD cũng tạo ra được chip RX Vega M với hiệu suất khá cao mà Intel sẽ ra mắt cùng với CPU thế hệ thứ 8 của họ. Intel hiện chưa có kế hoạch gì cho dòng G-series thế hệ 8 trên desktop, cho nên AMD vẫn sẽ tiếp tục áp đảo.

Cuối cùng, AMD thông báo ra mắt dòng Vega 7nm trong năm nay. AMD trước đó thông báo họ sẽ bỏ qua 10nm hoàn toàn để tập trung vào 7nm. Tuy nhiên, AMD cho biết Vega 7nm được thiết kế lúc đầu dành cho các sản phẩm Radeon Instinct, cho nên thị trường tiêu dùng chắc phải chờ thêm một thời gian nữa.

AMD có đề cập về hỗ trợ hề điều hành dành cho 7nm Vega – đây được xem là điều tương đương với Tensor Cores của Nvidia trong GV100. AMD cũng đề cập về kiến trúc 7nm “Navi”, hiện được lên lịch cho năm 2018, và sẽ là kiến trúc 7nm+ “thế hệ tiếp theo” của năm 2020. Chúng ta không có chi tiết thời gian chính xác cho nên Vega 7nm liệu sẽ ra mắt vào đầu hay cuối năm, nhưng khả năng cao là nó sẽ rơi vào cuối năm hơn.

Nhìn chung, Ryzen hiện có thể không áp đảo ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là ở mảng game khá là yếu, nhưng về giá trị ‘đáng đồng tiền’ thì không ai có thể bàn cãi lại CPU Ryzen. Về bên độ họa, đồng tiền ảo liên tục khiến cho nguồn card màn hình khan hiếm, trong khi Vega lại trở nên khá đắt, tiêu thụ nhiều năng lượng và không nhanh như chúng ta mong muốn, khả năng Vega sẽ bước sang những thị trường mới. AMD dự định sẽ tiếp tục bành trướng thế lực của 2017 và mang nó sang năm 2018 bằng đoạn đường hành trình phát triển của mình cùng những sản phẩm thú vị. Chúng ta hãy tiếp tục chờ xem cuộc chiến giữa Intel và AMD sẽ diễn ra thế nào trong năm 2018.

Cẩm nang

Định luật Moore: cùng Intel nhìn lại 50 năm định luật bóng bán dẫn nổi tiếng

17

Trong những năm qua, Intel vẫn luôn khẳng định định luật Moore vẫn tồn tại và sống khỏe, dù nhiều người khác cho rằng định luật này đã chết. Giờ đây, kỷ niệm 50 năm, Intel đang nhìn lại 5 thập kỷ qua về quá trình thiết kế vi xử lý cũng như áp dụng dự đoán của một trong những người thành lập công ty để làm định hướng phát triển cho Intel đến ngày hôm nay.

Tất cả bắt đầu bằng bài báo được in vào ngày 19 tháng 4, 1965 với tựa đề “Cramming More Components onto Integrated Circuits” (tạm dịch: Dồn thêm nhiều thành phần vào trong những bộ mạch tích hợp). Trong bài báo, Moore đã dự đoán rằng Số lượng bóng bán dẫn trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi năm trong một thập kỷ tiếp theo. Ông sau đó dự đoán nó sẽ tạo ra những con chip mạnh mẽ hơn, tạo ra những chiếc máy tính sử dụng tại nhà và “điều khiển tự động cho ô-tô”.

“Định luật của Moore cực kỳ chính xác. Theo dự đoán của ông, đến năm 1975, với khả năng microchip khi đó có thể chứa đến 65,000 bóng bán dẫn. Số lượng thật sự của bộ nhớ được ra mắt trong năm đó là 65,536 – Moore đã liên tục dự đoán chính xác với chỉ 1% chênh lệch giá trị trong một thập kỷ.” Intel giải thích trên blog.

Intel thừa nhận tốc độ phát triển chính xác cần được điều chỉnh trong những năm đến (dự đoán của ông sau đó thay đổi thành ‘mỗi 2 năm để số lượng bán dẫn tăng gấp đôi’ vào năm 1975), “nhưng về cơ bản, dự đoán cải thiện vẫn tiếp tục được duy trì cho đến ngày hôm nay.”

Định luật này được nhắc lại 2 năm trước, khi CEO của Intel là Brian Krzanich nói rằng định luật Moore vẫn là động lực để công ty hướng đến, khi hãng vi xử lý này tiến đến quá trình sản xuất tinh vi hơn.

“Trong 34 năm của bản thân trong ngành bán dẫn, tôi đã chứng kiến những tuyên bố về cái chết của định luật Moore không dưới 4 lần. Khi Intel tiến bộ từ công nghệ 14 nanometer cho đến 10 nanometer và kế hoạch cho 7 nanometer và 5 nanometer và hơn thế, những kế hoạch của chúng tôi là minh chứng cho thấy định luật Moore vẫn tồn tại và sống khỏe,” Krzanich nói tại thời điểm đó. “Intel vẫn đứng đầu trong ngành với định luật Moore tiếp tục được bảo toàn và bạn sẽ thấy thêm nhiều sự đầu tư vào khả năng vận hành cũng như nghiên cứu để đảm bảo điều đó.”

Chúng ta vẫn đang chờ Intel ra mắt dòng sản phẩm 10nm, và sau vào đợt trì hoãn, Intel dự tính sẽ ra mắt trong năm nay.

Ngày kỷ niệm chính thức của Intel thật ra là vào 18 tháng 7. Tuy nhiên, Intel bắt đầu chào mừng sớm bằng việc nhìn lại những di sản của họ và hé lộ vài thông tin thú vị về quá khứ của công ty, như cái tên Pentium ra đời như thế nào.

“Được giới thiệu vào 1992, vi xử lý Pentium được đặt tên bởi những nhân viên của Intel tham gia cuộc thi trong công ty. Những biệt danh bị từ chối gồm có 586NOT! và Ifamfastests. Pentium trích xuất từ “penta”, theo tiếng La Mã nghĩa là 5. Nó nhắc chúng ta biết đây là dòng vi xử lý thế hệ thứ 5 của Intel. Tuy cái tên Pentium được đại lý bên ngoài đặt ra, 18 nhân viên đã đưa ra những ý tưởng tương tự cũng nhận được $200,” Intel cho biết.

Intel cũng ra mắt đoạn video ngắn nói về 50 năm phát triển của Intel.

https://youtu.be/ojZFJtLiY1k

Nguồn: PCGamer

Cẩm nang

Liệu Intel Core i3 10100 có phải CPU ‘ngon bổ rẻ’ nhất dành cho game thủ?

17

Core i7, Core i5… những CPU chơi game tốt nhất thường nằm trong hai phân khúc này. Trong khi chúng luôn được xem là những cỗ máy ‘siêu mạnh’ để xử lý công việc 3D hay chơi các game 4K mới nhất, thì giờ đây thị trường game có thể có thêm một đối thủ mới: Intel Core i3 10100.

Thông số cụ thể của Intel Comet Lake Core i3 10100 vẫn chưa được công bố, nhưng theo mô tả được TUM_APISAK tìm thấy, thì chip rất giống với phần cứng Skylake. Với 4 nhân và 8 luồng 3.6GHz, có thể ép xung lên 4.3Ghz, chip này giống với Core i7 6700K 4 nhân/8 luồng 4.0Ghz cơ bản/4.2Ghz ép xung. Trừ một thứ không giống với CPU i7 là giá của 10100 ít nhất sẽ chỉ bằng một phần ba nó…

Core i3 9100, 4 nhân/4 luồng, có giá $122 trên Intel Ark. Đó là giá bán lẻ đề nghị, do đó thị trường có thể sẽ có giá thấp hơn. Tương tự, Core i3 9100F, chip có clock thấp hơn đôi chút và không có iGPU, có giá là $97. Chúng ta được biết Intel dự định ra mắt các chip F-series thế hệ thứ 10 mà không tích hợp iGPU, nhưng hiện chưa có thông tin xác nhận sự tồn tại của i3 10100F.

Danh sách được nhiều nhà bán lẻ đưa ra trước thông báo chính thức từ Intel cho thấy hãng sẽ giữ nguyên chính sách giá với dòng CPU thế hệ thứ 10, tương tự điều họ đã làm với thế hệ thứ 9. Tuy nhiên, dù các chip thế thệ thứ 10 của công ty có tiếp tục áp dụng chính sách giá cũ hay không thì Core i3 10100 hay Core i3 10100F vẫn sẽ là sản phẩm chính của họ trên thị trường.

Thứ duy nhất có thể tăng chi phí lên chính là sự hiện diện của motherboard LGA 1200 mới, do chúng được yêu cầu bởi các chip xử lý Intel Comet Lake. Cho nên, miễn là bạn chưa mua AM4 hay bất kỳ socket Intel nào khác thì nó sẽ không đắt đâu, ít nhất là vậy.

Trong khi đó, chip của đối thủ AMD, Ryzen 3 3200G, cũng không hề kém cạnh chút nào. Với 4 nhân và lượng luồng tương đương có khả năng ép xung tối đa 4GHz, Ryzen 3 3200G là bạn đồng hành lý tưởng dù bạn chọn 8 nhân Vega hay GPU ngoài. Tuy nhiên, Intel vẫn thống trị thị trường tầm thấp ở mảng chơi game nhờ hiệu năng đơn luồng của họ.

Trong lúc Intel đang chuẩn bị ra mắt Comet Lake 14nm, thì AMD cũng đang sẵn sàng cho APU thế hệ kế tiếp. Chip ‘Renoir’, phân khúc đầu tiên thuộc Ryzen 4000, được công bố từ CES và trong khi đang chờ thông báo chính thức từ AMD ở mảng desktop, thì chúng ta đều hy vọng hãng sẽ có thứ gì đó xứng đáng.

Bài viết không thừa nhận nắm được hiệu năng cũng như giá của Intel i3 10100, cũng như sự tồn tại của Core i3 10100F. Thế nhưng, do hiệu năng đơn nhân của Intel luôn được các game engine và API ưu ái từ thời Skylake, vậy nên thế hệ thứ 10 của Intel này chắc chắn không ngoại lệ.

Tuy nhiên, chúng ta đừng quên sự cạnh tranh chính là chất xúc tác. AMD Ryzen đã cải tiến vượt bậc trong mảng CPU và Intel luôn cảm giác như đang ngồi trên đống lửa.

Tác động của AMD đã thúc đẩy thị trường CPU phát triển, đặc biệt là thị trường cấp thấp. Intel Core i7 thế hệ thứ 6 với giá khoảng $100 thật sự sẽ thay đổi trải nghiệm game hoàn toàn với rất nhiều người. Thông số của một CPU chơi game khủng hàng đầu một thời sẽ bị đẩy xuống phân khúc giá rẻ. Nhưng đừng lầm tưởng nhé, i3 10100 hoàn toàn đủ khả năng hiện diện trong bất kỳ cỗ máy chơi game nào. Còn Core i7 6700K và i7 7700k vẫn sẽ là những CPU chơi game tuyệt vời, dù chúng có bị bỏ lại trong cuộc đua đa nhân hiện nay.

Theo PCGamesN

Cẩm nang

AMD Ryzen vs. Intel Coffee Lake – cuộc chiến giữa hai đại gia CPU

28

Năm 2017 đã sắp kết thúc, đây cũng là lúc mà chúng ta nên xem ai là người thắng cuộc trong cuộc đua CPU năm nay.

Đây là một trong những năm công nghệ bận rộn nhất khi mà AMD tung ra hàng loạt CPU có thể cạnh tranh được với Intel. AMD không ra mắt chỉ có 1 mà đến tận 2 công nghệ mới.

Intel buộc phải đáp trả: nâng số lượng nhân lên trong khi đẩy nhanh quá trình ra mắt của các CPU đến nỗi hãng phải ra mắt các CPU 6 nhân 3 tháng trước lịch dự kiến.

Điều này mang đến những vấn đề của riêng nó. Intel ra mắt các CPU cao cấp là Skylake-X và Kaby Lake-X trong tháng 8, hứa hẹn rằng họ có thể đánh bại 16 nhân Threadripper của AMD bằng chip 18 nhân của riêng mình. Vậy mà chỉ vài tháng sau, ít nhất 3 trong số những con chip mới được chế tạo đã nhanh chóng lỗi thời.

Hãy cùng tưởng nhớ đến Core i7 7800X, i7 7740X và i5 7640X. Chúng hoàn toàn không có cửa để so sánh…

Nhưng Ryzen hay Coffee Lake CPU là người chiến thắng trong năm nay đây? Hãy cùng tìm ra nhà vô địch

Vòng 1

AMD vs. Intel – giá cả và số lượng có sẵn trên thị trường

Khi nói về giá cả bán trên thị trường thì có vẻ như kết quả là hòa. Kết quả này không có gì ngạc nhiên khi cả 2 được xem là đối thủ đối đầu nhau.

Đầu tàu của Zen chip là AMD Ryzen 1800X được xem là kẻ ngoài cuộc mặc dù giá thành có giảm gần đây. Nhưng với cái giá $400, nó vẫn đắt hơn mức giá $360 của kẻ đứng đầu bên Coffee Lake là Intel Core i7 8700K.

Nhưng AMD còn có nhiều Ryzen khác để cạnh tranh với từng hạng mục. Như CPU 8-nhân, 16-luồng Ryzen 7 1700X với giá bán lẻ thấp hơn Core i7 và dễ dàng đánh bại bất kỳ bài kiểm tra về luồng nào. Và tất cả Ryzen CPU đều có thể overclock.

Mọi thứ trở nên sát sao hơn khi xuống hạng mục Ryzen 5 vs. Core i5. AMD Ryzen 5 1600X và Intel Core i5 8600K đều có giá ngang nhau, tầm $250. Nhưng khi xuống hạng mục $200, Intel Core i5 8400 hoàn toàn đánh bại AMD trong khoản chơi game.

Hiện lượng chip của Intel Coffee Lake trên thị trường khá là ít. Vì được đẩy ra mắt sớm nên lượng hàng trên thị trường chưa đủ để phục vụ cho người tiêu dùng.

Kết quả cuối cùng?

Vòng 1

AMD Ryzen 10

Intel Coffee Lake 9

Vòng 2

AMD vs. Intel – motherboard và chipset

Motherboard và chipset cũng quan trọng chẳng khác gì CPU. Sau cùng thì dù chip có rẻ đến đâu đi nữa mà bo mạch chủ dùng để gắn được nó lại có cái giá rất cao thì cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều.

Người mua Coffee Lake của Intel có thể dùng bất kỳ chipset gì, miễn nó là Z370.

Đúng rồi đó, chỉ có một lựa chọn cho 8th Gen Core CPU. Trong khi phiên bản rẻ tiền, ít tính năng hơn là H370 và B360 vẫn chưa xuất hiện cho đến đầu năm sau. Vì đó là thời điểm mà lẽ ra Coffee Lake mới chính thức ra mắt.

Đó không phải là vấn đề lớn nếu bạn bạn chỉ quan tâm đến các các phiên bản K – với khả năng overclock mạnh thì cần phải có Z370. Trừ khi bạn đang nhắm đến i5 8400 cho dàn máy của mình thì Z370 thật sự là vượt quá nhu cầu.

Nhìn về phía AMD Ryzen thì lại không có vấn đề gì. Có rất nhiều motherboard và chipset để chọn, với mọi tính năng, giá đa dạng nhưng đều có chung một socket.

X370 và B350 cho những chỉ số overclock ấn tượng cho các CPU Ryzen, trong khi dòng rẻ tiền cơ bản A320 được thiết kế để hợp túi tiền nhất với điều kiện không ép xung gì cả. Socket AM4 mà chúng sử dụng không chỉ phục vụ cho Ryzen chips của AMD không mà còn dùng cho thế hệ 12nm được mong đợi sẽ ra mắt vào năm sau. Ngoài ra còn có Raven Ridge APUs, đó là lúc cả máy tính của bạn chỉ to bằng đúng bộ mạch chủ AM4 trong khi vừa kết hợp công nghệ vi xử lý của Zen và công nghệ đồ họa AMD Vega GPU.

Khả năng socket LGA 1151 v2 sẽ tiếp tục hỗ trợ cho những thế hệ Intel CPU tiếp theo? Đó là điều không thể

Vòng 2

AMD Ryzen: 10

Intel Coffee Lake: 9

Vòng 3

 AMD vs. Intel – hiệu suất xử lý

AMD đánh cược với Ryzen CPU, khẳng định số lượng nhân là tương lai để phát triển. Họ đã thử trước đó và nhận lấy thất bại với Bulldozer nhưng lần này AMD đã khiến thế giới phải ngước nhìn. Trước đó dù có bao nhiều luồng được gắn vào trong Bulldozer, Piledrive, Steamroller, hoặc Excavator đi nữa, chúng đều được xem là rác rưởi.

Xin chia buồn những ai đang sở hữu FX….

Với công nghệ mới cực mạnh, phần mềm máy tính bắt đầu tận dụng được số lượng nhân cũng như luồng cao hơn có trong Ryzen. Nhưng thật sự thì 2 nhân có thêm trong 8 nhân của Ryzen 7 khi đem so sánh với 6 nhân của các CPU dòng Core i7 của Intel thì chúng lại không mạnh hơn bao nhiêu, khi mà công nghệ Coffee Lake vẫn có cách làm riêng của mình.

Khi bạn so sánh các bài kiểm tra hiệu năng trên Cinebench, các CPU của Ryzen 7 luôn đánh bại các Core i7. Điều này cũng tương tự với Ryzen 5 khi so sánh với các dòng Core i5. Nhưng các bài kiểm tra X264 video encode lại cho thấy kết quả sát sao hơn. Và khi nói về hiệu năng xử lý của đơn luồng thì Intel luôn luôn vượt xa đối thủ AMD.

Chung quy, đây là kết quả hòa

AMD Ryzen: 10

Intel Coffee Lake: 10

Vòng 4

AMD vs. Intel – ép xung (overclock)

Đây là lúc AMD nhìn có vẻ yếu thế hơn. Coffee Lake có thế hơn hẳn bởi vì họ có hẳn một nền tảng ép xung vững mạnh.

Đó là lí do tại sao Intel cần một bộ socket và chipset mới cho Coffee Lake. Họ buộc phải bỏ qua việc tương thích với những con chip cũ để có thể tăng sức mạnh cho 2 nhân thêm của dòng Coffee Lake. Có như vậy, việc ép xung của Intel mới có thể cạnh tranh với các CPU của Ryzen sở hữu nhiều nhân hơn.

Điểm dở duy nhất đó là trong khi Ryzen đều có thể được ép xung, còn Intel thì lại buộc phải trả thêm 1 chút tiền để mở tính năng này ra. Đáng tiếc là các CPU của Ryzen không thể chịu được nếu bị ép xung quá nhiều.

Kết quả vòng 4:

AMD Ryzen: 9

Intel Coffee Lake: 10

Vòng 5

AMD vs. Intel – hiệu suất chơi game

Đây là vòng đấu lớn, nơi mà chúng ta thật sự xem ai sẽ mạnh hơn. Vậy hai nền tảng khác nhau này sẽ giúp game thủ chúng ta như thế nào trong khía cạnh frame rate (tỉ lệ khung hình).

Nhìn chung, đây là chiến thắng rõ ràng dành cho Intel. Công nghệ đơn nhân vượt bậc của Coffee Lake giúp cho game đạt được frame rate cao nhất, và điều này luôn đúng với những công nghệ trước đó của Intel khi so sánh với đối thủ AMD.

Với những game như Doom khi chạy trong chế độ Vulkan và Rise of the Tomb Raider trong DirectX 12 thì kết quả của chúng hơi khác một chút, nhưng nhìn chung lợi thế vẫn thuộc về Coffee Lake. Đặc biệt là khi bạn tính cả khả năng ép xung vào để đẩy thêm frame rate cho game.

Hiển nhiên là các card màn hình (GPU) sẽ làm mọi công việc xử lý rồi, nhưng chắc chắn là bạn muốn đảm bảo GPU đắt tiền của mình có thể tỏa sáng tốt nhất có thể, phải không?

Ngoài ra, các chip Coffee Lake giờ đây cũng bắt đầu cuộc đua tăng số nhân với AMD – điều này có nghĩa là các tựa game thế hệ sau sẽ ráng tận dụng số lượng nhân mà Intel cũng như Ryzen đang đưa vào trong CPU của mình.

Kết quả vòng 5

AMD Ryzen: 9

Intel Coffee Lake: 10

AMD vs. Intel – Kết luận

 Vậy là chúng ta có kết quả hòa.

Nếu máy tính của bạn sử dụng nhiều vào công việc – ưu tiên cho lượng nhân và luồng, thì tốt nhất là bạn nên sắm một máy Ryzen. Nhưng nếu là game thủ hardcore, thì Intel là những gì bạn muốn tìm đến.

Nhưng chúng ta không thể bỏ ngỏ như thế được. Chẳng ai thích hòa cả, cho nên cái này phải dựa vào cảm tính để đánh giá. Và bởi vì tác giả là một người vừa làm việc và vừa chơi game.

Do đó, mặc dù Core i5 8400 là một CPU để chơi game tuyệt vời, nhưng nó không thể giúp bạn làm tốt công việc như Ryzen được. Cho nên, đối với tác giả, Ryzen là đội chiến thắng.

Nguồn: pcgamesn

Cẩm nang

CPU của năm 2017: Intel Core i5-8400

47

2017 là cuộc chiến của các CPU, và dưới đây là quán quân của năm 2017. Bình chọn bởi PCGamer.

Nhiều nhân là cách dễ nhất để cải thiện hiệu năng, và Intel đã trình làng thế hệ vi xử lý thứ 8 Coffee Lake – nhiều hơn 50% lượng nhân so với thế hệ trước. Nhưng không chỉ hơn về nhân, vì tốc độ hiệu năng của mỗi nhân vẫn rất quan trọng, đặc biệt là với game thủ. Mặc dù Core i5-8400 có clockspeed gốc hơi thấp (2.8GHZ), nó rẻ hơn hẳn $200 và không cần phải mua thêm tản nhiệt ngoài.

Nói về hiệu năng, i5-8400 về mặt cơ bản ngang ngửa với i7-7700K của thế hệ trước (nếu không ép xung) về game và ứng dụng. 8400 ép xung yếu hơn, nhưng nhiều nhân hơn giúp tạo nên sự khác biệt. Lí do duy nhất để lên CPU cao hơn i5-8400 nếu dùng để chơi game là khi bạn định chạy nhiều GPU cùng lúc, điều mà PCGamer khuyến cáo không nên, hoặc bạn thích ép xung. Nếu muốn những lựa chọn sau, thì Core i7-8700K là lựa chọn tối ưu, nhưng với cái giá gấp đôi, thì chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại (và bạn cần phải mua thêm tản nhiệt ngoài nữa).

Tất nhiên là chúng ta phải đề cập đến Ryzen và Threadripper của AMD rồi, vì nếu không có chúng, mọi người có thể sẽ không thấy sự xuất hiện của Coffee Lake hay Core i9. Intel vẫn là lựa chọn tốt nhất cho dân chơi game, nhưng phải thừa nhận là công nghệ Zen của AMD đã thực sự vượt bậc hơn so với trước. 2017 là năm của CPU, với 5 nền tảng mới được ra mắt và hơn 40 loại CPU được ra mắt – và chúng ta chưa tính cả các chip di động và dùng trong công nghiệp.

Vậy năm 2018 sẽ có gì? Có tin đồn rằng công nghệ Ryzen sẽ được cải thiện, và Intel 8-nhân cho các nền tảng 300-series, và các vi xử lý cải thiện các card đồ họa onboard rất nhiều. Không biết là nó sẽ vượt qua 2017 hay không, nhưng CPU năm sau sẽ có rất nhiều thứ thú vị để giúp chúng ta nâng cấp phần cứng cho chiếc máy vi tính của mình.

Nguồn: PCGamer

Cẩm nang

Mainboard Intel chơi game tốt nhất 2020

68

Khi cân nhắc mainboard tốt nhất để chơi game cho Intel, nó còn tùy thuộc vào nhiều thứ. Bạn muốn mainboard ATX đầy đủ, hay chỉ phiên bản micro ITX nhỏ? Bạn cần bao nhiêu cổng kết nối? Ngân sách của bạn là bao nhiêu? Có quá nhiều yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn mainboard. Do đó, bài viết này đã tổng hợp những mainboard Intel Z390, Z370 tốt và phổ biến nhất cho bạn lựa chọn.

Tuy không có tầm ảnh hưởng về hiệu năng nhiều như card đồ họa hay CPU, nhưng mainboard sẽ xác định bạn có thể lắp gì vào máy tính mình. Chưa dừng ở đó, motherboard còn xác định loại ổ cứng nào cũng như RAM nào bạn có thể dùng. Bài viết đã kiểm chứng các mainboard tốt nhất từ Asus, Gigabyte, MSI và ASRock để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp.

MAINBOARD CHƠI GAME TỐT NHẤT CHO INTEL 2020

Phải nói các mainboard Asus, đặc biệt là ROG Strix Z390-E Gaming, là lựa chọn tuyệt vời để lắp máy tính chơi game với CPU mới nhất từ Intel. Overclock (ép xung) có thể được thực hiện đơn giản nhưng vẫn khá đầy đủ thông qua BIOS, chưa kể có nhiều lựa chọn kết nối cho bạn.

Nhưng chúng ta vẫn có các sản phẩm khác. MSI và Gigabyte có khá nhiều mainboard ấn tượng. Hãy tiếp tục đọc bài viết nào…

MAINBOARD CHƠI GAME TỐT NHẤT
ASUS ROG STRIX Z390-E GAMING

  • Chipset Z390
  • Socket LGA 1151 v2
  • Loại ATX
  • Hỗ trợ đa GPU 2x Nvidia SLI, 3x AMD CrossFire
  • Giá tham khảo 5,250,000 VND

+ Chipset Z390
+ Dễ overclock
+ Cổng kết nối đa dạng

Asus ROG Strix Z390-E Gaming là bản thấp nhất cho phân khúc ROG cao cấp. Dù nằm ở phân khúc cao cấp, nó phù hợp cho các game thủ và các overclocker phổ thông. Trong khi các người anh em cao cấp của mình yêu thích nitrogen lỏng (để overclock) và có các tính năng đột phá hơn, thì Z390-E ở mức vừa đủ mạnh.

Chipset Z390 không có quá nhiều tính năng hơn so với người tiền nhiệm Z370. Tuy nhiên, AI overclocking và vài cập nhật nhỏ đã cải tiến Z390 lên rất nhiều. Miễn là không ngại trả thêm tiền cho Z390 so với Z370, thì bạn không có gì thiệt thòi khi sắm Asus Strix Z390-E Gaming cả.

KẾT NỐI ĐA DẠNG
MSI Z390 GAMING PRO CARBON AC

  • Chipset Z390
  • Socket LGA 1151 v2
  • Loại ATX
  • Hỗ trợ đa GPU 2x Nvidia SLI, 3x AMD CrossFire
  • Giá tham khảo 6,190,000 VND

+ Chipset Z390
+ Tản nhiệt M.2
+ Cổng kết nối đa dạng

Nó không hề thua kém về chất lượng so với mainboard STRIX ở trên. Asus chỉ thắng do nó không cần đến bất kỳ tác động nào từ người dùng để CPU có thể chạy ở mức tốt nhất: bạn chỉ việc cấu hình XMP trong BIOS thôi. Nhưng MSI Gaming Pro Carbon AC vẫn đủ sức bắt kịp hiệu năng CPU và khả năng chơi game của Asus với một chút điều chỉnh trong clock speed, dễ dàng đạt 5.2GHz overclock bằng i7 8700K. Và nếu bạn đang muốn CPU K-series thì tại sao lại không overclock chứ?

Bản ‘AC’ có thêm card WiFi 802.11ac rời, bổ trợ bằng các cổng PCIe và cặp socket M.2. Một trong hai socket có khiên tản nhiệt M.2 để làm mát ổ NVMe. Nó cũng có nhiều cổng USB ở phía sau của mạch và nhiều RGB để cho bạn tha hồ thỏa cơn đam mê LED.

ĐÁNG ĐỒNG TIỀN BÁT GẠO
ASUS TUF Z390-PRO GAMING

  • Chipset Z390
  • Socket LGA 1151 v2
  • Loại ATX
  • Hỗ trợ đa GPU 2x Nvidia SLI, 2x AMD CrossFire
  • Giá tham khảo 4,590,000 VND

+ Giá thành ổn
+ Tương thích all-core enhancement (tăng cường các core)
+ Hiệu năng tuyệt

Asus TUF mang đến hiệu năng Coffee Lake tương tự mainboard MSI hoặc Asus STRIX nhưng với giá thành rẻ hơn nhiều. Nó cũng nhẹ hơn – chỉ bảo vệ một thanh PCIe, và PCB cảm giác mong manh hơn – nhưng mainboard này vẫn có hiệu năng overclock tốt cũng như tính năng tăng cường các core của Asus, tức nó loại bỏ các hạn chế của Intel Turbo.

Điều này cho phép bạn sắm CPU K-series để ép xung. Nó cũng đồng nghĩa bạn sẽ có hiệu năng chơi game mạnh mà không cần điều chỉnh gì nhiều ngoài việc đảm bảo RAM chạy với cấu hình XMP.

MAINBOARD CHƠI GAME RẺ NHẤT
MSI B360M MORTAR

  • Chipset B360
  • Socket LGA 1151 v2
  • Loại Micro ATX
  • Hỗ trợ đa GPU 2x AMD CrossFire
  • Giá tham khảo 2,190,000 VND

+ Giá thành tốt
+ Bản nhỏ Micro ATX
+ Lựa chọn thay thế tuyệt vời cho Z390

Các mainboard Intel H370 đã có từ rất lâu và gần như không tiết kiệm cho bạn bao nhiêu so với các dòng Z390. Do chúng là mạch mới hơn, nên dĩ nhiên cũng sẽ đắt hơn. Thế nhưng, B360, cụ thể là MSI B360M Mortar, lại đáng đồng tiền hơn so với Z370 mà không hi sinh nhiều về hiệu năng.

Bạn sẽ bỏ lỡ tiềm năng ép xung từ các CPU K-series của Intel, nhưng với Core i5 8400 (không phải K), nó vẫn đem đến hiệu năng chơi game rất tốt ở xung cơ bản. B360M Mortar cũng là bo mạch Micro ATX, cho phép bạn lắp vào những thùng máy tính có kích thước nhỏ so với board ATX.

DÀNH CHO DÂN THÍCH WIFI
GIGABYTE B360 AORUS GAMING 3 WIFI

  • Chipset B360
  • Socket LGA 1151 v2
  • Loại ATX
  • Hỗ trợ đa GPU 4x AMD CrossFire, 2x Nvidia SLI
  • Giá tham khảo 3,500,000 VND

+ Nhiều cổng
+ Kết nối không dây
+ Đáng đồng tiền

Các mainboard B360 vẫn là lựa chọn tốt nhất cho mainboard chơi game rẻ tiền khi mà các chipset phổ thông đã ra mắt. H370 thường quá đắt khi so với các mạch Z370.

MSI 360M Mortar có hiệu năng tốt hơn, rẻ hơn, và nhỏ hơn thuận tiện cho việc mang đi mang lại, nhưng bản Gigabyte còn có thêm kết nối không dây. Thực tế mà nói MSI vẫn là lựa chọn tốt hơn, trong khi Aorus có thể làm dự phòng.

MAINBOARD CHƠI GAME CỠ NHỎ TỐT NHẤT
ASUS ROG STRIX Z390-I GAMING

  • Chipset Z390
  • Socket LGA 1151
  • Loại Mini-ITX
  • Hỗ trợ đa GPU Không
  • Giá tham khảo 5,550,000 VND

+ Các tính năng tốt
+ Bản siêu nhỏ Mini-ITX
+ Cổng kết nối ấn tượng

Các mainboard Mini-ITX có giá phải chăng. Nếu kích thước nhỏ chưa đủ thuyết phục thì Asus ROG Strix Z390-I Gaming còn có thêm nhiều tính năng. Bạn có thể chạy CPU 8 nhân và 16 luồng trên mạch này, biến nó thành cỗ máy chơi game nhỏ nhưng vẫn mạnh mẽ.

Motherboard Mini-ITX này còn có thêm nhiều tính năng rất hay khác. Trong khi chipset không hơn người tiền nhiệm Z370 quá nhiều, Asus tích hợp thêm rất nhiều thứ cho bộ mạch của mình để giúp nó hấp dẫn hơn.

Lựa chọn mainboard hoàn hảo cho máy tính bạn có thể là công việc khó khăn: giữa giá tiền và hiệu năng, bạn phải đắn đo khá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn xem xét những gì mình thật sự cần, thì quá trình này có thể sẽ suôn sẻ hơn.

Theo PCGAMESN

Xem thêm tin công nghệ mới nhất hôm nay:

  • Geforce RTX Super sắp sửa ra mắt trên laptop
  • Liệu Intel Core i3-9100F có phải CPU ngon-bổ-rẻ nhất dành cho game thủ?
  • Tai nghe Hyper X mới hỗ trợ sạc không dây
  • BenQ ra mắt màn hình chơi game 240Hz ZOWIE XL2746S
  • Mainboard AMD chơi game tốt nhất 2020
Cẩm nang

Chipset motherboard 300-series mới của Coffee Lake dành cho những ai có ví tiền eo hẹp

50

Intel cuối cùng cũng giới thiệu những chipset mới cho các vi xử lý Coffee Lake của mình. Nhờ đó, lựa chọn các motherboard sẽ nhiều hơn trong việc lắp hệ thống mới. Quan trọng hơn, những chipset này có chi phí thấp hơn hẳn so với các dòng đang có mặt trên thị trường.

Thật kỳ cục khi phải ghép chip Core i3-8100 CPU tầm thấp với motherboard Z370-chipset cao cấp như vậy. Tất nhiên, bạn vẫn có thể tìm được các motherboard Z370 ở phân khúc $110, nhưng giá đó cũng còn quá cao.

Giờ đây, Intel có rất nhiều chipset mới để hỗ trợ Coffee Lake – H370, H310, Q370 và B360. Dưới đây là thông tin của mỗi loại (tiếng Anh):

Những chipset mới hướng đến những dàn máy có chi phí không quá cao để có thể cạnh tranh được với các dòng AMD hiện tại trên thị trường. Chúng ta phải chờ thêm để biết chính xác giá bán ra thị trường, nhưng với những gì đang nắm được, Gigabyte H370 HD3 motherboard đang được bán $100 trên Amazon.

Giá bán trên đó là motherboard cao cấp nhất của chipset H370, nhưng giá thành lại ngang ngửa của motherboard rẻ tiền nhất của Z370. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ thấy những motherboard có giá dưới $100.

Tất nhiên, nó vẫn còn tùy thuộc vào model của motherboard. Asus giới thiệu rất nhiều phiên bản với thương hiệu Strix của họ, bao gồm 3 motherboard full-size ATX, một bản micro-ATX và hai bản mini-ITX. Giá dao động từ $110 đến $140. Asus cũng tung ra hai bản TUF với giá là $130 và $135, cùng với bản Prime H370M Plus micro-ATX với giá $100.

ASRock, Gigabye/Aorus và MSI đều đã sẵn sàng tất cả phiên bản, nhưng giá của chúng lại chưa được công bố. Tuy vậy, chúng ta được biết Gigabyte H370M D3H được bán giá $90 trên Newegg.

Z370 vẫn tiếp tục là đầu tàu của Intel, và nó có nhiều cổng giao tiếp PCI 3.0 nhất (40) để phục vụ cho các card đồ họa cũng như ổ cứng tốc độ cao. Nó cũng là một trong những dòng hỗ trợ overclock. Cho nên, Z370 vẫn là lựa chọn tối ưu cho những dân ghiền overclock. Tuy nhiên, các dòng chipset mới sẽ hỗ trợ ‘đánh thức bằng giọng nói’ và bộ nhớ Optane – Optane là thứ được Intel nhấn mạnh rất nhiều trong buổi công bố hôm qua. Cần chú ý rằng Intel cũng tích hợp hỗ trợ Wireless-AC 2×2 160MHz. Với router tương thích, tốc độ có thể đạt tối đa 1,733Mbps.

Những chipset và motherboard mới hỗ trợ tốt với những vi xử lý Coffee Lake vừa được Intel mở rộng thêm. Dưới đây là những vi xử lý mới:

Giờ đây Intel có tổng cộng hơn hàng chục chip Core i3, i5 và i7 dựa trên công nghệ Coffee Lake để chúng ta tha hồ chọn, bao gồm cả những con tiêu thụ điện năng thấp. Mọi thứ từ Core i3-8100T cho đến Corei7-8700T có điện năng tiêu thụ 35W, với giá dao động từ $118 đến $303. Cao hơn là dòng tiêu thụ điện 65W: Core i3-8300 ($138), Core i5-8500 ($192) và Core i5-8600 ($213).

Intel cũng bán ra một loạt các vi xử lý Pentium Gold và Celeron, tất cả đều là chip dual-core. Pentium Gold sẽ thay thế dòng Core i3 thế hệ trước và có công nghệ Hyper-Threading để tăng gốc đôi số luồng. Trong khi đó thì Celeron tiếp tục là 2 nhân/2 luồng, thích hợp cho những ai có túi tiền cực kỳ eo hẹp.

Với các CPU và chipset mới, người mua giờ đây có nhiều lựa chọn để lắp cho mình một hệ thống Coffee Lake ưng ý.