Cẩm nang

TI9: OG ghi danh lịch sử Dota khi trở thành nhà vô địch TI hai lần liên tiếp

22
OG trở thành đội đầu tiên nâng chiếc khiên Aegis of Champions hai lần, ghi danh vào lịch sử Dota 2 và The International.

TI9 trở thành một trong những kỳ TI tuyệt vời nhất trong lịch sử. Rõ ràng, năm nào ta cũng nghe những câu tương tự. Nhưng năm nay, với những pha xử lý thần kỳ, lội ngược dòng trước mega creep, meta mới, những câu chuyện mới, câu nói này không thể nào chính xác hơn. Ngay cả vòng bảng cũng chứa đựng đầy bất ngờ, những kỷ lục đi vào lịch sử và các pha giao chiến kịch liệt và mãn nhãn.

Chung kết nhánh thua TI9: Team Liquid 2-1 PSG.LGD

Team Liquid khởi đầu ngày thi đấu cuối với PSG.LGD để giành suất dự chung kết tổng. Dù LGD giành thắng lợi ở game đầu, Team Liquid hóa giải đội Trung Quốc ở game 2 bằng các pha xử lý cá nhân, lối lên đồ và quyết định đúng đắn. Pha phòng thủ highground đã khiến LGD sơ hở và Liquid lật ngược thế cờ ở phút 37. LGD bị áp lực trước chiến thắng của đối thủ.

Dường như không thể phục hồi từ cú sốc đó, LGD gục ngã ở game 3 với những sai lầm đầu game, giúp Liquid giành lợi thế lớn. Liquid sau đó kết thúc trận đấu chỉ sau 36 phút và tiến vào chung kết để gặp OG.

Với chiến thắng này, lần đầu tiên chúng ta sẽ có một đội vô địch TI hai lần. Nhà vô địch TI8 sẽ cố bảo vệ chiếc khiên của mình trước nhà vô địch TI7, và một trong hai sẽ ghi danh vào sử sách Dota.

TI9 hạ màn với trận đấu áp đảo của OG, và các chàng trai trở thành đội đầu tiên vô địch TI hai lần và càng ấn tượng hơn khi họ làm được điều này trong hai năm liên tiếp.

TI9 Chung kết tổng: OG 3-1 Team Liquid

Game 1

Trong game 1, Liquid sử dụng pick ‘w33po’ để giành thắng lợi. Họ làm tất cả mọi thứ đúng với kế hoạch, đẩy theo nhóm và sử dụng Mepoo để đẩy tiến độ trận đấu lên, đồng thời đảm bảo OG không có đủ thời gian kéo đến giai đoạn cuối game.

OG cũng làm chậm mọi thứ được đôi chút và team wipe thành công Liquid, giúp cho Spectre lên sóng. Lúc này, OG có vẻ như sắp lật ngược thế cờ và chiếm quyền kiểm soát. Nhà vô địch TI8 tấn công highground và hạ gục tất cả trừ set barrack cuối – game 1 gần như đã chấm hết cho Liquid.

Nhưng không, nhà vô địch TI7 không đầu hàng và tiếp tục tiến lên: Templar Assassin cùng Meepo đẩy thẳng vào throne để phá vỡ Ancient và giành lấy game đầu.

Game 2

OG nghiền nát Team Liquid khi Topson cầm Monkey King ‘quẩy’ cả game. Trái ngược với tiết tấu đẩy nhanh của game 1, game 2 là những màn chạm trán kịch liệt 5v5 giữa hai đội, diễn ra từ đầu đến giữa game.

OG liên tục càn quét Team Liquid, giao tranh và ăn mạng không ngừng nghỉ. Họ tiến lên highground, bỏ qua luôn các trụ Tier 1 vẫn còn sót lại. Sau khi gây áp lực cực lớn, OG không hề tỏ ra có chút khoan nhượng nào, ăn tận 40 mạng. Tưởng chừng như cuộc chơi đùa của OG sẽ còn kéo dài mãi, nhưng sau pha rampage của Topson, OG cuối cùng cũng chán và nhanh chóng kết thúc game ở phút thứ 32, gỡ hòa series.

Game 3

Nếu mọi thứ trong game 2 diễn ra tồi tệ với Liquid, thì game 3 còn thảm họa hơn nữa. OG lần này tấn công mạnh mẽ hơn. Pugna của OG gây phiền toái cho Liquid khi nhà vô địch TI7 không tìm ra lời giải cho chiêu ‘decrepify’ trong khi Topson tiếp tục áp đảo. Tại phút thứ 11, Topson đã giành được Ultra kill.

Liên tục bị tấn công, Liquid dần sụp đổ. Sự phối hợp, team play và draft hoàn hảo của OG giúp đội ‘snowball’ đối thủ và không cho Liquid khoảng trống để thở.

Lần này, chỉ tốn có 23 phút để trận đấu kết thúc và OG vươn lên dẫn trước.

Game 4

Liquid bị dồn vào chân tường. Đội phải tìm cách vượt qua sự tự tin, lối chơi thông minh và kỹ năng của OG nếu muốn đẩy sang game thứ 5.

OG khởi đầu bằng pick IO đầu tiên, chiến thuật đặc trưng ‘mới’ của đội. Liquid không hề sợ chiến thuật IO và sử dụng draft hồi máu, với khả năng đánh teamfight/đầu game.

Liquid quyết định sẽ cho OG nếm vị đắng thất bại IO đầu tiên. Nhưng OG đã từ chối điều đó và đẩy thẳng vào base đối thủ, giễu cợt đối thủ ngay trong trận chung kết tổng.

OG giành chiến thắng đầy thuyết phục, bảo vệ thành công danh hiệu và cho thấy mình ở một đẳng cấp hoàn toàn khác hẳn so với các đội khác.

Tiền thưởng và thứ hạng của các đội tại The International 2019

Hạng Đội Tiền thưởng (USD)
1 OG $15,573,391
2 Team Liquid $4,449,540
3 PSG.LGD $3,080,451
4 Team Secret $2,053,634
5-6 Evil Geniuses $1,197,953
5-6 ViCi Gaming $1,197,953
7-8 Royal Never Give Up $855,681
7-8 Infamous $855,681
9-12 Virtus.Pro $684,545
9-12 TNC Predator $684,545
9-12 Newbee $684,545
9-12 Mineski $684,545
13-16 Alliance $513,408
13-16 Fnatic $513,408
13-16 Keen Gaming $513,408
13-16 Natus Vincere $513,408
17-18 Ninjas in Pyjamas $85,568
17-18 Chaos Esports Club $85,568

Với chiến thắng này, season 2018-2019 của Dota 2 đã khép lại. Chúng ta sẽ chờ đón Dota Pro Circuit 2019-2020, bắt đầu từ 16-24/11 với địa điểm vẫn chưa được công bố.

Trước khi điều đó xảy ra, chắc chắn giai đoạn chuyển nhượng sẽ diễn ra và hầu hết các đội sẽ thay máu để hướng đến The International 2020.

Cẩm nang

10 giải đấu có tiền thưởng lớn nhất esports

51

Các tuyển thủ esport đã chứng kiến sự tăng trưởng chóng mặt về mức thưởng của các giải đấu. Mặc dù tiền thưởng không hẳn là mức thang đánh giá chất lượng của một sự kiện, nó vẫn là một trong những mục tiêu chính để các tuyển thủ quyết định mình có tham dự hay không.

Giải thưởng esport đầu tiên là vào 1997, Dennis “Thresh” Fong thắng một chiếc Ferrari 328 sau khi vô địch Quake. Vào 2006, John “Toxjq” Quick nhận được chiếc đồng hồ Rolex tại WSVG Quake 4 championship. Đó là những giây phút đáng nhớ của họ. Nhưng giờ đây, giải thưởng to lớn đến nỗi các tuyển thủ có thể nghỉ hưu ngay sau khi đoạt cúp.

Góp phần lớn cho con số này chính là nhờ sự ủng hộ đến từ crowfunding (cộng đồng góp tiền vào giải thưởng), khi các nhà phát triển quyết định bán thêm các phụ kiện trong game cho người chơi nhằm tăng tổng lượng tiền thưởng. Valve, nhà phát triển Dota 2 và Counter-Strike: Global Offensive, hiện là công ty áp dụng mô hình này thành công nhất. Sự kiện Dota 2 danh giá nhất, The International, đã tăng lượng tiền thưởng vượt bậc trong 6 năm qua.

Dưới đây là danh sách những giải thưởng lớn nhất trong ngành esport. Bởi vì Dota 2 và League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại) sẽ chiếm đại đa số danh sách trong top 10, chúng ta đã chia ra 2 thành danh mục: Tổng giải thưởng lớn nhất mỗi sự kiện và tổng giải thưởng lớn nhất trong lịch sử esport. (tất cả là USD)

Tổng giải thưởng lớn nhất của mỗi sự kiện

1. The International 7 – $24.6 triệu

Giải đấu Dota 2 quốc tế thường niên của Valve đã phá kỷ lục giải thưởng esport trong 7 năm liền. Ở năm 2011 và 2012, tổng giải thưởng đạt $1.6 triệu, nhưng đến 2013, sự kiện trở thành ví dụ thành công nhất của mô hình ‘crowfunding’ trong lịch sử esport.

Giải đấu mới nhất là The International 7 đạt tổng cộng $24.6 triệu, với nhà đương kim vô địch là Team Liquid rinh về cho mình số tiền $10.8 triệu.

2. Liên Minh Huyền Thoại Chung kết thế giới 2016 – $5 triệu

Lần đâu tiên trong lịch sự Liên Minh Huyền Thoại, Riot Games cho phép fan tăng tổng giải thưởng thông qua mua vật phẩm trong game. Lúc đầu chỉ có là $2 triệu, tổng lượng tiền thưởng đã tăng lên $5 triệu, biến đây là sự kiện có tiền thưởng lớn nhất trong Liên Minh Huyền Thoại.

3. The Dota 2 Asia Championship 2015 – $3 triệu

Là tiền thân của loại giải đấu Dota 2 Major circuit, Dota 2 Asia Championship 2015 có tiền thưởng đạt $3,057,000, vượt qua số lượng tiền thưởng của các Valve Majors chỉ $57,000. Diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc, Evil Geniuses là đội mang về chiếc cúp vô địch sau khi đánh bại Vici Gaming 3-0, một chiến thắng hoàn toàn nghiêng hẳn về một phía trong lịch sử Dota 2.

4. The Dota 2 Valve Majors – $3 triệu

Tuy hệ thống sơ bộ của Dota 2 Majors đã thay đổi đáng kể kể từ khi ra mắt vào tháng 11/2015, 2 giải đấu đầu tiên của Valve có giải thưởng là $3 triệu mỗi sự kiện. Với lượng tiền thưởng đồ sộ này, ngoài trừ The International ra, đây được xem là giải đấu lớn nhất nằm trong hệ thống thi đấu Dota 2 circuit. Trong tất cả các đội tham dự Majors, OG được xem là đội thành công nhất – thắng 4 trong tổng 6 Dota 2 Majors.

5. The Smite World Championship 2015 – $2.6 triệu

Giải đấu thế giới đầu tiên của Smite được tăng $1.6 triệu tiền thưởng sau khi Studio Hi-Rez áp dụng crowfunding. Diễn ra tại Cobb Energy Center ở Atlanta, đội vô địch Cognitive Gaming mang về nhà $1.3 triệu, chiếm khoảng một nửa tổng lượng tiền thưởng.

6. The Halo World Championship 2016 – $2.5 triệu

Được tài trợ hoàn toàn bởi Microsoft Studios, 2016 Halo World Championship có tổng cộng giải thưởng đạt $2.5 triệu. Giải đấu quy tụ những anh tài Halo, với chức vô địch và phần tiền thưởng $1 triệu thuộc về đoàn quân của CLG.

7. The Call of Duty World League Championship 2016 – $2 triệu

Activision quyết định tăng gấp đội lượng tiền thưởng tại 2016 Call of Duty World League Championship. Giải đấu này hiện vẫn chưa bị các sự kiện khác của game này vượt mặt và là sự xuất hiện duy nhất của Call of Duty trong danh sách này.

8. Mid-Season Invitational 2017 – $1.6 triệu

Giải đấu thứ 3 của Mid-Season Invitational của Liên Minh Huyền Thoại đã tăng mức tiền thưởng từ $250,000 lúc đầu lên thành $1.6 triệu nhờ bán các vật phẩm trong game.

9. World Electronic Sports Game 2016 – $1.5 triệu

Nỗ lực đầu tiên để tạo ra giải đấu world cup cho esports được tạo ra bởi ông trùm Alibaba của Trung Quốc đạt tổng giải thưởng $1.5 triệu cho mỗi bộ môn CS:GO và Dota 2.

10. ELEAGUE Season One – $1.4 triệu

Giải đấu CS:GO đầu tiên của Turner Sports không chỉ có những trận đấu tuyệt vời và đội ngũ sản xuất giỏi, mà đây cũng là một trong những giải đấu thưởng lớn nhất trong lịch sử game CS:GO.

Tổng giải thưởng lớn nhất trong lịch sử esport

1) The International 7 – $24.6 triệu

2) The International 6 – $20.4 triệu

3) The International 5 – $18.4 triệu

4) The International 4 – $10.9 triệu

5) League of Legends Chung kết thế giới 2016 – $5 triệu

6) League of Legends Chung kết thế giới 2017 – $4.9 triệu

7) Dota 2 Asia Championship 2015 – $3 triệu

8) The Dota 2 Majors – $3 triệu

9) The International 3 – $2.8 triệu

10) Smite World Championship 2016 – $2.6 triệu

Cẩm nang

Team Liquid: Đội Dota 2 mạnh đầu tiên giữ nguyên đội hình suốt 2 năm

14

Đội hình Dota 2 của Liquid vừa ăn mừng cột mốc đặc biệt – đánh dấu hai năm không thay đổi đội hình.

Ngày 2 tháng 1 năm 2017, Liquid thêm position 4 support Maroun “GH” Merhej vào đội hình và đạt được những thành tích đáng nể trong hai năm qua. Cũng cùng năm đó, Liquid leo lên đỉnh cao nhất của Dota 2. Đội vô địch The International 7 và cùng với đó là 6 chiếc cúp LAN trong năm. Liquid tiếp tục thi đấu vững mạnh trong 2018, tiếp tục là đội tier 1 sau hạng 4 tại TI8, vô địch SuperMajor và đạt thứ hạng cao trong ba kỳ DPC Major.

Team Liquid Dota 2

Team Liquid được xem là đội hình Dota 2 ổn định nhất trong lịch sử với cột mốc hai năm này. Khi được hỏi trong nhiều phỏng vấn về chìa khóa thành công, các tuyển thủ, huấn luyện viên và những quản lý đều trả lời với cùng một tư tưởng: tạo nên một không khí gia đình.

“Tất cả tính cách của chúng tôi khá phù hợp với nhau,” tuyển thủ carry Lasse “MATUMBAMAN” Urpalainen nói gần đây. “Chúng tôi đều có mục tiêu chung. Mọi đội đều muốn chiến thắng cùng nhau. Đó là một mục tiêu mà tất cả các bạn đều phấn đấu. Các bạn phải có chung mục đích. Và các bạn phải luôn làm việc cùng nhau.” Anh thêm:

“Chúng tôi biết tất cả mọi thứ về nhau. Mọi người hòa thuận. Chúng tôi biết cách chơi của nhau. Chúng tôi rất phù hợp và rất nóng lòng được thi đấu trở lại.”

Đoàn kết thật sự đem lại nhiều lợi ích cho đội. Bốn thành viên của Liquid – MATUMBAMAN, Ivan “Mind_Control” Ivanov, Amer “Miracle-” Al-Barkawi và đội trưởng Kuro “KuroKy” Salehi Takhasomi – nằm trong số 5 tuyển thủ esports thu nhập cao nhất mọi thời đại. Trong hai năm cùng nhau, họ đã thắng được hơn $15 triệu tiền thưởng cho đội và đó là lý do tại sao Team Liquid là thương hiệu kiếm nhiều tiền nhất trong esports.

Bài toán đầu tiên của Liquid trong 2019 sẽ là Chongqing Major, 19-27 tháng 1 với $1 triệu tiền thưởng và 15,000 điểm DPC đang chờ.

Theo VP Esports

Cẩm nang

CSGO: Nước nào sở hữu nhiều Global Elite nhất game

50

Global Elite là thứ hạng (rank) cao nhất mà bạn có thể đạt được trong CSGO. Không cần phải giải thích thêm, chỉ những game thủ thật sự tài giỏi mới có thể đạt được rank này. Bạn phải bỏ ra hàng nghìn giờ chơi để tập luyện đều đặn nếu muốn bảo vệ rank này.

Vậy có bao giờ chúng ta thắc mắc đất nước nào sở hữu lượng Global Elite nhiều nhất trên thế giới không? Có vẻ như bài viết này đã phần nào có câu trả lời cho bạn đấy.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Leetify mới đây cho thấy số lượng Global Elite trên mỗi một triệu người dân của các nước. Dữ liệu được thu thập nhiều khu vực trong đó chủ yếu là Châ Âu, cũng Châu Mỹ, Châu Á và Châu Úc.

Đứng đầu danh sách là Phần Lan với con số là 3,362 Global Elite mỗi triệu người dân. Đứng thứ hai là Estonia với 2,046 game thủ. Đan Mạch bám đuôi ở 1,867 Global Elite. Bạn có thể click vào link hình trên để theo dõi số lượng cụ thể từng nước.

Global Elite trên mỗi 1 triệu dân của các nước

Theo Leetify, họ thu thập dữ liệu này dựa trên hơn 7 triệu game đã được phân tích. Leetify cũng cho biết khoảng 1.04% tổng người chơi CSGO là Global Elite. Đây thật sự là con số hơi bất ngờ, tức trung bình 100 người chơi CSGO, sẽ có 1 người đạt mức rank Global Elite.

Bạn có thể đọc thêm các bài viết liên quan:

  • Valorant: nitr0 và sinatraa có mức lương khủng bao nhiêu
  • CSGO: Hướng dẫn đánh site A hoàn hảo trong Dust 2
  • Ký sự CSGO: Hack lên Global Elite không bị VAC ban (Phần 1)
  • CSGO: Hướng dẫn sử dụng bot để tập luyện chiến thuật
  • Hướng dẫn bind tốt nhất để tối ưu gameplay CSGO
Cẩm nang

Super Mario Bros trở thành game đắt đỏ nhất ở phiên đấu giá gần 4 tỉ VND

67

Một bản copy hiếm của game Super Mario Bros 3 được bán tại phiên đấu giá vừa qua với giá $156,000 USD (3 tỉ 611 triệu VND) vào ngày 20 tháng 11. Cuối băng điện tử này dành cho Nintendo Entertainment System (NES – điện tử băng) vẫn chưa gỡ tem kể từ 1990 với ảnh bìa đặc biệt riêng.

Dù ra mắt từ tận năm 1990, giới chuyên gia và fan xem Super Mario Bros 3 là một trong những phần hay nhất của series lâu đời này. Phần 3 ra mắt vào cuối đời NES và được xướng danh là siêu phẩm khi đó.

Nhiều thập kỷ sau, tựa game này lại tạo ra tiếng vang khi một game thủ đã bỏ ra số tiền kỷ lục $156,000 USD để mua game này tại phiên đấu giá. Tựa game Nintendo này chưa được bóc mác hơn 30 năm trở thành game đắt nhất trong lịch sử.

Trong 2020, giá trị các vật phẩm trong video game tăng đột biến. Trẻ em của những năm 90, giờ đã là người lớn, sẵn sàng móc hầu bao số tiền lớn để nắm lấy những ký ức tuổi thơ của mình. Ví dụ, hai bản Pokemon Red & Yellow được bán đấu giá vào ngày 21 tháng 11 trên $162,000 tổng cộng.

Phiên đấu giá Super Mario Bros 3 mới này phá kỷ lục thế giới và trở thành game đắt giá nhất sau khi được bán ở mức $156,000 tại Heritage Auctions.

Tựa game 1990 được bán đấu giá $156,000 USD

Vật phẩm này được xem là ‘cốc thánh’ dành cho fan sưu tầm Mario do nó bao gồm ảnh bìa hiếm. “Các copy game có chữ ‘Bros.’ in bên trái và ở phía trên găng tay của Mario, rất là hiếm”, theo thông tin buổi đấu giá mô tả.

Theo nhiều tin đưa ra, nhiều người không biết phiên bản đặc biệt chưa khui này vẫn tồn tại. Điều đó cho thấy trong nhà chúng ta có thể có kho báu đang chờ được khám phá.

Các bạn có thể xem thêm một số bài viết có liên quan dưới đây:

  • 10 tháng 12 sẽ là ngày trọng đại của giới game thủ
  • Tại sao Dota 2 cần có thêm một hero carry tay dài nữa
  • Hearthstone: Hướng dẫn hệ thống lên cấp: Cách kiếm XP, lên cấp, Tavern Pass có đáng mua không?
  • Cẩm nang giúp bạn trở lại Dota sau quãng thời gian dài nghỉ game
  • Nhiều tổ chức Bắc Mỹ thi nhau rời CSGO