Cẩm nang

Dota 2: Top các support 4 mạnh nhất 7.29 hiện nay

0

Position 4 support đang là một trong những vị trí thú vị nhất để chơi trong patch hiện tại. Lượng hero đa dạng dành cho positon này cũng như hiện trạng kinh tế trong game giúp cho support 4 kiếm gold dễ dàng hơn. Chưa kể, sự hiện diện của Shard thêm vào gần đây cũng cho phép nhiều hero được thử nghiệm ở vị trí support trong offflane hơn. Dưới đây là top các support 5 mạnh nhất hiện nay của meta 7.29.

WINTER WYVERN: POSITION 4.5 SUPPORT MẠNH NHẤT

Winter Wyvern chủ yếu chơi ở position 5 và đây là lý do tại sao hero này lọt vào trong danh sách này. Thường thì, sự khác biệt giữa position 4 và 5 gần như không tồn tại, đặc biệt là ở pub rank thấp.

Trong rank thấp, bạn sẽ cảm thấy rất may mắn khi trong đội có một support đúng nghĩa. Trong đại đa số tình huống, thay vì phàn nàn về đội hình quá tham lam, hãy cân nhắc pick Winter Wyvern position 4 để tránh những tác động xấu mà đội hình có thể đem lại. Ngoài ra, Winter Wyvern vẫn có lựa chọn chơi tham lam hiệu quả nếu hoàn cảnh cho phép.

Winter Wyvern mạnh về sau nhờ item lẫn level, nhưng hero vẫn có tầm ảnh hưởng dù không có cả hai thứ đó. WW hiện đang có tỉ lệ thắng gần 55% từ rank Divine trở lên và con số này còn cao hơn nữa ở rank thấp hơn. Không có lý do gì để chúng ta không nên học chơi Winter Wyvern cả, đặc biệt nếu bạn đang tìm kiếm một hero siêu linh hoạt để dùng trong pub. Tip: hero này còn có thể chơi ở cả position 3!

NYX ASSSASSIN

Giai đoạn đi lane không được chú tâm trong 7.29 và điều này cho phép Nyx trở lại trong meta. Hero này không phải quá yếu trong giai đoạn đầu game, nhưng lượng sát thương thấp và máu trung bình đồng nghĩa chúng ta pick Nyx chỉ để dùng từ giữa game trở đi. Khả năng kiểm soát giữa game mới là thứ người chơi tìm đến trong hero này.

Hiện tại, Nyx thắng trên 53% ở rank Archon và trở lên. Miễn là bạn có thể stun trúng 75% số lần thì không có lý do gì để không pick Nyx cả. Với rất nhiều hero AoE đang nở rộ trong meta hiện tại, Spiked Carapace rất đáng tin cậy để dùng trước khi tung combo Imaple + Meteor Hammer.

Nyx cũng là một trong những hero do thám tốt nhất game. Khi so với các hero tàng hình khác, Nyx có xác suất sống sót cao hơn nếu xui đi vào khu vực sentry. Ngoài ra, khác với những hero tàng hình khác, Nyx có tích hợp chiêu stun, giúp tạo ra khác biệt rõ rệt khi mở combat.

BOUNTY HUNTER

Bounter Hunter hiện chơi khá ổn trong patch: tỉ lệ thắng trên 52% với độ phổ biến cao. Điều này đồng nghĩa hero rất đáng tin cậy và là support 4 hữu dụng. Rõ ràng BH lép vế trước Nyx (theo thống kê cho thấy), nhưng có nhiều điểm để chúng ta ưu ái kẻ săn tiền thưởng này hơn.

Điểm mấu chốt đó là Bounty Hunter rất khó chịu trong lane. Tốc độ di chuyển cơ bản 320, lượng máu, sát thương ổn cùng giáp ban đầu gần 8. Những con số này hơi phi lý trong giai đoạn đầu game. Cộng thêm khả năng giảm Net Worth từ đối phương và + 70 sát thương thêm ở level 1, đây là lý do tại sao một số game thủ thích chơi Bounty Hunter hơn là Nyx Assassin.

Tuy nhiên, khi bước sang giữa game, hero này bắt đầu gặp khó khăn ở vị trí support. Track là chiêu tuyệt vời: thêm tầm nhìn và gold cho đội, nhưng ngoài nó ra, Bounty Hunter gần như không có tiềm năng teamfight. Shuriken Toss là chiêu nuke ổn có thể bắn trúng nhiều mục tiêu, nhưng không hẳn xuất sắc. Trong khi đó, bộ kit còn lại của BH chỉ xoay quanh đánh tay, có thể hiệu quả, nhưng đại đa số thì không, đặc biệt khi BH không có khởi đầu sáng sủa.

Nhìn chung, đây là hero đáng để khám phá và trải nghiệm, bởi BH có thành tích trên trung bình trong 7.29 hiện tại. Có điều, Bounty Hunter ở vị trí core sẽ hợp lý hơn so với support 4.

DARK WILLOW

Dark Willow từng là hero position 4 có thể solo kill core đối phương vào cuối game. Điều này khiến cho hero bị điều chỉnh cân bằng liên tục (nerf) và đây có lẽ là lý do lớn nhất khiến Dark Willow bị phớt lờ gần đây. Mọi thứ bắt đầu thay đổi sau nhiều buff cũng như thay đổi trong lối chơi của Dark Willow. Hero này đang trên đà phục hồi trở lại.

Shard có lẽ là nguyên nhân chính giúp Dark Willow thi đấu thành công. Cursed Crown thường bị xem là phần yếu nhất trong bộ skill của Dark Willow, nhưng nó trở nên mạnh hơn nhờ Shard. Với chiến trường tràn ngập Bramble, đối phương sẽ gặp khó khăn rất nhiều, đặc biệt là các support. Skill cũng trở thành chiêu kiểm soát đáng tin dùng hơn.

Khi chơi ở phía sau, liên tục trói đôi phương, thay vì dồn sát thương được xem là cách phát huy Dark Willow tốt nhất. Chỉ dùng Shadow Realm để kết liễu các con mồi đang chạy thoát, hoặc tốt hơn, hãy dùng nó để cứu bản thân mình. Đứng đến quá gần chỉ để Bedlam kẻ thù trừ khi bạn chắc chắn mình sẽ sống sót pha chạm trán và tạo ra tác động đến game. Hãy ở chỗ an toàn, đứng phía sau và nhường vinh quang cho các core. Tất nhiên, mọi người đều biết Dark Willow support mới là hero gánh team thật sự.

Theo dotabuff

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota sau:

  • Solar Crest đang là item hot nhất của nhiều tuyển thủ support 5 trên thế giới
  • Valve đã làm gì với 40 triệu đô thu được từ Battle Pass TI10
  • Dota 2: Top các hero mid 7.29 mạnh nhất hiện nay
  • The International 10 công bố lịch trình và địa điểm tổ chức
Cẩm nang

Dota 2: Oracle có phải là support tốt nhất trong meta 7.21?

33

Oracle hiện là hero được pick nhiều nhất và là một trong số những hero thành công nhất tại DreamLeague Season 11 với tỉ lệ thắng đạt gần 70%.

LỊCH SỬ BUFF

Các support thuần về phòng thủ hiện tại không phổ biến, nhưng Oracle vừa có thể gây sát thương lớn vừa có thể chơi chủ động trong giai đoạn đi lane. Từ khi sát thương của Fortune’s End được tăng lên trong 7.20, nó trở thành một trong những chiêu nuke tốt nhất khi đi lane – 120 sát thương với 75 mana.

Hero này cũng có lượng máu và giáp khởi đầu ổn, cũng như có chỉ số intelligence tăng theo mỗi level cao nhất trong game, cho phép Oracle tiếp tục sử dụng phép mà không phải đầu tư nhiều vào các item mana.

Tuy sát thương khởi điểm khá thấp, nhưng chỉ số BAT lại đến 1.4, giúp cho Oracle tấn công Phoenix Egg, Tombstone hay Will-o-Wisp nhanh ở đầu game.

PHÙ HỢP VỚI META

Là support, Oracle có sát thương khá ổn trong giai đoạn đi lane, sở hữu một trong những ultimate cứu bồ tốt nhất của game. Nhưng lý do chính khiến hero này phổ biến hiện tại như vật là nhờ cách Oracle khắc chế cũng như phối hợp tốt với một số core phổ biến nhất hiện nay.

Các hero như Dark Seer, Ursa, Necrophos, Doom, Batrider và nhiều tướng khác gặp khó trước các effect purge, đặc biệt trước những purge có cooldown thấp. Dark Seer gần như vô dụng trước Oracle trong lane, do không thể dùng Ion Shell để farm, còn Ursa ko có burst sát thương của mình – bị vô hiệu bởi Disarm của Fate’s Edict hoặc Purge lên Overpower.

Trước nhiều hero phổ biến trong meta hiện nay, Disarm hoặc Purge có thể tạo ra khác biệt lớn: các hero thường dựa vào buff cho chính bản thân hoặc auto-attack để gây sát thương. Ngoài ra, Oracle có thể purge hầu hết các hiệu ứng từ đồng đội, cũng như giảm thời gian bị silence và root.

Những hero chịu sát thương cũng khá phổ biến hiện tại và điều đó đồng nghĩa False Promise trở nên hấp dẫn hơn. Những hero như Death Prophet, Razor, Leshrac và cả Viper thường thích kéo dài combat để có thể tối ưu hóa sát thương của mình. Những hero này không hẳn là có sát thương burst, nhưng gây sát thương nhiều hơn cả các core nếu bị bỏ qua và False Promise sẽ kéo dài khả năng sống sót của chúng để những hero này có thể lăn cầu tuyết trong teamfight.

ĐỂ CHƠI TỐT ORACLE

Oracle có 4 chiêu phép, 3 trong số chúng có thể cast lên đồng đội hoặc đối phương, khiến hero này hơi khó chơi. Tất cả những chiêu này có cooldown khá thấp, cho nên Oracle cần phải tích cực dùng phép để trở nên hiệu quả.

Trong khi đó, phạm vi cast của Oracle nằm trong số những hero tốt nhất: với các chiêu nâng tối đa, phạm vi cast thấp nhất của một chiêu lên đến tận 850, cho nên hiếm khi Oracle lộ diện trước đối phương.

Cách nâng skill, khác với sử dụng skill, lại khá rõ ràng: ở level 7, bạn sẽ muốn nâng Purifying Flames đến level cao nhất và cho 1 điểm vào các chiêu còn lại. Cách này sẽ tối đa sát thương và khả năng hồi máu của hero, mà không hy sinh quá nhiều tiện ích. Còn về talent, level 15 talent +120 GPM thường được chọn, đồng nghĩa +25% XP nhận được ở level 10 cũng ưu tiên hơn.

Khi nói về cách chơi của hero này, cần phải hiểu rằng Oracle có thể ‘gây hại’ cho đội và bạn cần phải cẩn thận cũng như kiềm chế trong việc sử dụng phép. Tất nhiên, sử dụng Fate’s Edict lên đồng đội sẽ cho phép bạn hồi máu họ bằng Purifying Flames mà không dính sát thương, nhưng nó cũng cản hero tấn công. Tất nhiên, Purifying Flames là chiêu nuke mạnh, nhưng nếu không dispel nó, nó có thể hồi máu đối tượng rất nhanh và cần dùng cẩn trọng với những hero có chống phép cao (magic resistance) hoặc sở hữu Holy Locket.

Phía trên là một số thứ và điều kiện bạn cần chú ý về Oracle để hero này thật sự tỏa sáng. May mắn thay, chiêu mạnh nhất của hero này khá đơn giản và hero này sẽ đạt được 50% hiệu quả nếu ultimate được dùng hoàn hảo.

LỜI KẾT

Những lúc các hero được buff mạnh đôi chút là thời gian tốt nhất để tìm hiểu hero đó vì bạn có thể thử nghiệm hero này trong game mà không sợ tạo ra gánh nặng trong đội. Giờ là lúc để bạn thử qua Oracle, trước khi hero này bị nerf trong thời gian đến.

Theo Dotabuff

Cẩm nang

Support Visage có thật sự mạnh trong 7.29 của Dota 2?

11

Support Visage là khái niệm gần như bị bỏ quên trong nhiều năm qua. Thời còn trilane, Support Visage là một trong những hero đáng sợ nhất người chơi có thể phải đối mặt. Nhưng với những nerf trực tiếp và thay đổi trong meta, Visage dần bị hạn chế và được đưa sang chơi ở mid là chính. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu Visage có thể về lại support không và làm sao để phát huy?

Thay đổi giúp Support Visage trở lại

Một trong những thứ giết chết Support Visage đó là lượng mana để dùng cho Soul Assumption bị tăng đáng kể. Có lúc, skill tăng lên tận 200 mana rồi kể từ đó, dao động từ 150 đến 200 kể. Còn giờ, với 125 mana, Visage có thể spam chiêu ba lần trước khi hết mana. Ở level 1, Soul Assumption có thể gây ra tận 250 sát thương nên thay đổi này là thứ người chơi không nên coi thường.

Miễn là bạn gây sát thương được trong lane và còn mana, Visage sẽ gây ra lượng sát thương khổng lồ. Điều này có thể đạt được nếu bạn chơi dual lane chủ động, bằng cách trade hit thông minh và dùng item hiệu quả, nhưng Support Visage phát huy tốt nhất ở trilane (lane ba hero). Có điều, bài viết không chắc trilane có còn tồn tại không.

Trilane có còn tồn tại không?

Về lý thuyết, không gì ngăn cản mọi người thử nghiệm trilane cả. Miễn là draft đội có thể áp đảo lane, chắc chắn rằng core đối phương sẽ không farm được bao nhiêu cả. Trong khi đó, lượng XP nhận được khi bị deny không ảnh hưởng nhiều đến nỗi offlane solo hoàn toàn ‘tịt ngòi’ trong trận đấu. Ngoài ra, các offlane phổ biến nhất hiện nay đều sở hữu khả năng phục hồi bằng cách đi rừng.

Nhưng bù lại, có nhiều rủi ro khi người chơi áp dụng trilane. Tuy viễn cảnh trilane có Visage để thua giai đoạn đi lane rất khó xảy ra, nhưng nó vẫn có thể diễn ra không như kế hoạch đã định. Để giúp trilane thành công, bạn cần phải áp đảo lane. Còn không, từ từ, dual lane sẽ outlevel trilane của bạn và điều đó có thể tạo ra các vấn đề khó khăn vào giai đoạn sau của game.

Chưa hết, giống với nhiều hero offlane, rất nhiều carry trong meta đều có thể phục hồi bằng cách vào rừng. Dĩ nhiên đây không phải là điều lý tưởng nhất, nhưng lựa chọn này cũng không hẳn tồi. Nếu đang có ý định chơi trilane, hãy đảm bảo đội không đối đầu với những hero như thế. Các hero như Spectre và Faceless Void – core tham lam và farm chậm  có tiềm năng phục hồi rất hạn chế – là những đối tượng người chơi muốn nhắm đến nếu chọn chơi trilane chủ động.

Nhìn chung, trilane có lợi và hại riêng của nó, nhưng bài viết tin rằng sẽ có khá nhiều game trilane trở thành quyết định hợp lý. Chắc chắn nó chưa thể thành lối chơi mặc định trong tương lai gần, nhưng đây là chiến thuật rất đáng để cân nhắc để đưa ra trong đội ở một số game đấu nhất định.

Support tham lam

Ý tưởng chơi meta tham lam đã được đề cập nhiều lần trong những bài viết trước đây. Các hero như Faceless Void, Spectre và Medusa đã hoàn toàn trở lại game. Trong khi đó, các support tham lam giờ có tầm ảnh hưởng nhiều hơn trong game. Support Visage là một trong những support tham lam đó.

Khác với nhiều support tham lam khác, Visage có thể mạnh lên chỉ nhờ lên level, tức hero này không thật sự cần thời gian riêng tư để farm. Miễn là có thể tiếp tục spam Soul Assumption, Support Visage luôn sẵn sàng đi cùng các core và liên tục gây áp lực lên đối phương.

Level 1 familiar không còn giống như trước khi nói về lượng sát thương, nhưng chúng vẫn có thể thực hiện stun 2 giây cùng tiềm năng chia rẻ đội đối phương. Điều này giúp cho người chơi Visage giỏi vừa tấn công được mục tiêu cần ưu tiên, trong khi vừa ngăn cản hoặc ít nhất là trì hoãn hỗ trợ từ đồng đội đối phương. Thường thì, khi tấn công các mục tiêu core với lượng giáp cao, level 1 familiar không gây được sát thương gì và tốt hơn nên dùng familiar để kiểm soát map.

Vào giai đoạn sau của game, đặc biệt nếu Visage có khởi đầu tốt, chơi tích cực và không chết nhiều, familiar sẽ là những mối nguy hiểm khiến đối phương phải khiếp sợ. Ở level 12, familiar có thể khiến những support khác phải chạy mất dép: không support nào muốn đối đầu Visage một-một trong lúc đi cắm mắt cả.

Lời Kết

Khi bắt đầu bài viết này, chúng ta tự hỏi liệu Visage có thể chơi ở vị trí support không và câu trả lời là có thể. Không có gì sai khi chơi Support Visage cả bởi hero này đem đến sự hỗ trợ cần thiết trong giai đoạn đi lane ở vai trò này. Điều này không có nghĩa Visage phải chơi ở vị trí support. Cuối cùng thì Visage vẫn là hero rất khó để chơi giỏi, yêu cầu bạn phải đầu từ thời gian nếu muốn điều khiển thuần thục.

Theo dotabuff

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota sau:

  • Dota 2: Top các hero offlane 7.29 mạnh nhất hiện nay
  • Dota 2: Những hero hưởng lợi nhất của patch 7.29
  • Dota 2: Những hero thiệt thòi nhất patch 7.29
  • Dota 2: Dazzle Support đã trở lại trong meta 7.29? 
Cẩm nang

Những điểm hay và dở của hệ thống Dota 2 DPC 2018-2019

0

Năm 2017-2018 của Dota là mùa đầu tiên của hệ thống Dota Pro Circuit, với việc cộng đồng có thể thấy điểm số các đội nhận được. DPC khi đó được xem là kỷ nguyên mới với những yêu cầu để được mời tham dự trực tiếp giải đấu Dota 2 lớn nhất (và lớn nhất của E-Sports), The International. Nó là một mùa giải tuyệt vời, nhưng cũng rất là mệt mỏi. Hầu hết các sự kiện diễn ra đều thuộc DPC, các đội không có quá nhiều cơ hội để nghỉ ngơi. Do đó, DPC 2018-2019 đã có vài quy định mới. Tuy một số vấn đề đã được giải quyết, nhưng mùa giải này vẫn có nhiều bất cập. Chúng ta hãy cùng điểm qua những điểm mạnh và yếu của hệ thống mới này.

Điểm mạnh

  • Với chỉ 10 sự kiện DPC (5 Major và 5 Minor), mùa giải sẽ bớt mệt mỏi hơn.

dota

Hầu hết các tuyển thủ được phỏng vấn tại Vancouver ở kỳ TI8 đều nói rằng mùa giải vừa qua quá mệt. Khi mà điểm số DPC đóng vai trò quan trọng, bạn không thể không tham dự, và việc di chuyển liên tục đã ảnh hưởng đến sức khỏe. Với chỉ 5 Major cùng số điểm lớn (Major – 15,000 điểm DPC và Minor – 500 điểm DPC), số lượng điểm giờ đây tập trung trong Major. Về cơ bản, chỉ 5 giải đấu lớn mà các đội cần phải đấu tranh.

Tổng số điểm DPC cho cả mùa là 77,500. Với 12 vé mời trực tiếp dự TI9, số điểm cần có để một đội đảm bảo được mời trực tiếp là 6459. Đây chỉ là con số nếu tất cả số điểm được chia cho đúng 12 đội, nhưng chắc chắn trường hợp này khó có thể xảy ra. Yêu cầu đặc cách thật sự thấp hơn con số đó rất nhiều. Thắng Major nhận 4950 điểm, hoàn toàn nằm trong ngưỡng cửa được mời dự TI9! Cho nên, nếu nhìn vào thực tế thì thắng một Major và bạn sẽ không phải lo sợ gì trong suốt mùa giải. Nhìn chung, điểm chính ở đây đó là các tuyển thủ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, và đây hiển nhiên là điểm cộng tốt hơn so với mùa trước.

  • Minor không có các đội lớn là cơ hội tuyệt vời cho các đội Tier 2

dota
Những gương mặt mới của Dota 2

Minor mới nhất đã kết thúc, DreamLeague Season 10 Minor, là minh chứng cho điều nói trên. Không có top team nào hiện diện và chúng ta chứng kiến những màn thi đấu đến từ Tigers, Na`Vi và RNG. Khi những đội này tham gia các sự kiện lớn, họ thường thi đấu với tư tưởng không ra về ngay từ những vòng đầu: ráng sống sót càng lâu càng tốt. Nhưng ở sự kiện như Minor, ai cũng muốn chiến đấu để vô địch! Điều này đem đến những cái tốt nhất trong các tuyển thủ, đội và nhờ có Minor, chúng ta được chứng kiến những cái tên mới nổi dậy trong làng Dota 2 chuyên nghiệp năm nay.

  • Các patch sẽ kéo dài lâu hơn so với mùa trước

dota
Ám ảnh cập nhật mỗi 2 tuần trước đây

Mùa trước, IceFrog và Valve áp dụng hệ thống cập nhật mỗi 2 tuần. Rất nhiều lần, các patch mới xuất hiện ngay giữa giải đấu. Về cá nhân, việc này giúp cho game mới mẻ nhưng rất nhiều tuyển thủ chuyên nghiệp lại lên tiếng phản đối. Năm nay, các patch sẽ kéo dài lâu hơn một chút. Tuy chúng ta không có thời lượng cụ thể, nhưng nó có thể kéo dài trong một tháng. Nếu thời điểm rớt vào giải đấu, patch sẽ diễn ra một ngày sau khi giải kết thúc. Điều này cho phép đội có nhiều thời gian để chuan. Tuy hệ thống năm ngoái kiểm tra khả năng thích ứng của các đội, thay đổi lần này có vẻ tạo ra nhiều cân bằng hơn.

Điểm yếu

  • Mùa giải chỉ có 5 Major và chúng chiếm hầu hết lượng điểm DPC

Đây là điểm đầu tiên được đề cập trong phần điểm mạnh của bài viết. Nhưng đó là về khía cạnh lịch thi đấu dày đặc. Tuy nhiên khi nói về lượng điểm, 5 giải đấu chiếm 96.77% tổng số điểm DPC của cả mùa. Tại sao điều này lại tệ? Như đã đề cập trước đó, một đội chỉ cần thắng một Major, rồi chỉ việc gác chân lên bàn và chờ được mời TI9.

Hay tệ hơn, nếu đội đó thắng được một Major của đầu mùa rồi hoàn toàn mất phong độ ở cuối mùa nhưng vẫn được mời tham dự TI. Bạn nghĩ điều đó sẽ không xảy ra ư? Hay nhìn vào Mineski của mùa trước. Thắng một Minor, sau đó mất tích hoàn toàn. Thắng một Major, nhưng thi đấu mờ nhạt tại TI8. Hệ thống phân bố điểm này không khách quan như mọi người nghĩ.

  • Đội thắng Minor có thêm lợi thế

dota
Tigers vô địch Minor đầu của DPC 2018-2019

Khi phỏng vấn Neta ’33’ Shapira tại Vancouver, anh đề cập việc các đội Tier 2 có thể muốn được dự Minor hơn là vào thẳng Major, và điều anh nói không hẳn là sai. Nếu bạn là đội mới, tham dự Major chắc chắn sẽ bỏ túi cho mình ít nhất 75 điểm DPC. Nhưng khi tham dự Minor, bạn sẽ có cơ hội nhận thêm 120 điểm và một suất dự Major.

Lấy ví dụ là TNC, đội đánh bại Tigers ở vòng loại khu vực Major và giành quyền dự Kuala Lumpur Major. Tigers thắng Minor, và có cho mình 120 điểm DPC cùng số tiền thưởng $125,000 và còn được dự Kuala Lumpur Majors. Trong trường hợp cả hai đều đứng cuối (13-16), TNC sẽ có 75 điểm nhưng Tigers được về nhà với tổng 195 điểm DPC. Vậy TNC có phạm sai lầm trong trường hợp này, khi tham dự trực tiếp Major? Có thể không! Đây là khía cạnh quan trọng cần phải được khắc phục. Đội thắng của Minor KHÔNG nên được tham dự Major đó.

Nếu được tham dự, họ không được thưởng bất kỳ điểm nào khi thắng Minor. Phải để đội thi đấu vì số điểm DPC tại Major. Với những đội lớn, nó không tạo ra sự khác biệt. Nhưng với suất thứ 10, 11, 12 cho vé mời TI9, những chênh lệch về số điểm có thể tạo ra khác biệt lớn về việc được mời trực tiếp hay không.

  • Các đội giữ được số điểm DPC và có thể thay đổi tuyển thủ bất kỳ lúc nào mình muốn nhưng sẽ bị trừ điểm

Điều này sẽ khiến cho cuộc sống của các tuyển thủ khó khăn hơn. Với một đội có đủ số điểm để sẵn sàng hy sinh một thành viên trong đội để đổi lấy một người tốt hơn, ví dụ như cận kề TI9. Đối với tổ chức, điều này có vẻ ổn, nhưng với tuyển thủ bị ‘đá’ khỏi đội ngay phút cuối, nó quyết định anh có được tham dự TI9 hay không. Khả năng điều này xảy ra là thấp, nhưng điều đó không đồng nghĩa nó không xảy ra.

Ngoài ra, ‘việc khóa đội hình’ không có ý nghĩa gì nhiều nếu trường hợp trên xảy ra. Về khía cạnh này, hệ thống năm ngoái hoàn toàn tốt hơn, các đội phải cân nhắc kỹ lưỡng vì họ sẽ phải tham gia vòng loại mở (khi thay đổi thành viên). Nói về hệ thống tốt nhất, thì hiện chúng ta chưa nghĩ ra được. Có thể hệ thống hiện tại sẽ tốt hơn mọi người dự đoán.

Ngoài ra, một vấn đề khác nữa đó là việc đội chỉ nhận được 40% số điểm nếu dùng standin. NiP không thể giúp 33 tham dự Kuala Lumpur Major (trục trặc visa) và phải đối mặt với việc chỉ nhận được 40% điểm. Nhưng khi giải trình lên Valve, mức phạt này đã được xóa bỏ do đội không thể làm gì hơn về tình huống này. Nó chỉ là Malaysia và Israel có chính sách không mấy thân thiện với nhau.

Nhìn tổng thể, hệ thống DPC năm nay chắc chắn tốt hơn năm ngoái. Vấn đề là nó sẽ không hiện rõ ngay, nhưng chúng ta sẽ sớm thấy được khi mùa giải gần kề. Về hiện tại, mọi người hãy cùng nhau chiêm ngưỡng Kuala Lumpur Major, và sau đó là Dota 2 Patch 7.20 ra mắt vào 19 tháng 11 sắp đến.

Nguồn: vpesports

Cẩm nang

Đội hình OG mới có thể vô địch The International 10 không

4

OG đã vượt qua mọi thử thách để vô địch The International 2018. Họ cũng phá vỡ luôn mọi kỷ lục để tái hiện điều đó trong năm 2019.

Vậy OG có thể vô địch ba năm liên tiếp tại The International 10 không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều fan đặt ra và rất khó để trả lời. OG vận có đội hình mới và mới chỉ chơi cùng nhau được một thời gian.

Ai hiện đang thi đấu trong đội hình OG?

Đội hình OG đã nghỉ thi đấu khá dài sau The International 2019.

Họ không tham dự hai kỳ Major đầu và hầu như kín tiếng về tương lai của bản thân. Các fan không chắc kế hoạch tiếp theo của OG là gì, và có thể ngay cả các tuyển thủ OG cũng không biết. OG ra mắt đội hình hai OG Seed để đại diện cho tổ chức và các nhà tài trợ trong nhiều giải đấu mà đội hình OG chính không tham dự.

Tin tức chính thức về tương lai đội chỉ được cộng bố vào cuối tháng 1 2020, gần 6 tháng sau chức vô dịch TI9. Tổ chức cho biết Sebastian “Ceb” Debs, Jesse “JeRax” Vainikka, và Anathan “ana” Pham sẽ nghỉ thi đấu vô thời hạn hoặc nghỉ hưu hoàn toàn. Điều đó buộc OG phải xây dựng lại từ đầu với hai thành viên cũ, nhưng fan hâm mộ rất mừng khi thấy được những cái tên mới góp mặt cùng đội hình cũ:

  1. Syed “SumaiL” Hassan
  2. Topias Miikka “Topson” Taavitsainen
  3. Yeik “MidOne” Nai Zheng
  4. Martin “Saksa” Sazdov
  5. Johan “N0tail” Sundstein

N0tail và Topson là hai thành viên duy nhất trở lại trong đội hình TI8 và TI9, nhưng hiện tại đội còn thêm vài tài năng giỏi nhất Dota 2 thế giới.

SumaiL khẳng định mình là một trong những tuyển thủ đi mid giỏi nhất thế giới trong thời gian gắn bó cùng Evil Geniuses. Anh bị đưa ra dự bị sau TI9 và bị bỏ quên trong nhiều tháng, rồi tìm thấy bến đỗ tại OG.

MidOne từng là thành viên chủ chốt của Team Secret, đảm nhiệm vai trò mid từ 2016 đến 2019. Trong thời gian này, MidOne mang về hàng đống chiếc cup ấn tượng, bao gồm ba danh hiệu Major và nhiều giải đấu khác.

Saksa không có thành tích ấn tượng như SumaiL, hay MidOne, nhưng anh đã khẳng định mình là tuyển thủ đẳng cấp thế giới. Anh từ lâu luôn đừng trong top bảng xếp hạng MMR Châu Âu và từng vào đến chung kết The International 2016 cùng Digital Chaos.

Đội hình mới của OG thi đấu ra sao?

Đội hình OG mới ra mắt đầy ấn tượng. Chỉ chưa đầy hai tuần sau công bố, đội không gặp khó khăn nhiều tại vòng loại open và closed của Châu Âu đế giành quyền dự ESL One Los Angeles Major. Điều này diễn ra khi khu vực Châu Âu được xem là rất cạnh tranh, trong khi OG thắng 2-0 nhiều đối thủ mạnh.

Khó khăn xảy ra khi LA Major bị hoãn và nhiều giải đấu Dota 2 đổi sang thể thức online. Giới hạn bay khiến Topson mắc kẹt tại Đông Nam Á sau khi anh thăm bạn gái trong kỳ nghỉ, và buộc MidOne nghỉ thi đấu dài hạn sau khi về quê hương. OG tiếp tục hoạt động, nhưng buộc phải dùng nhiều thành viên khác nhau khiến vai trò tuyển thủ bị thay đổi.

Đội hình mới của OG có thể vô địch The International 10 không

Phải tốn hơn ba tháng để đội hình OG đầy đủ tụ họp lại và khi trở lại, họ không còn nhìn mạnh như trước.

OG tham dự ESL One Birmingham 2020 online, đạt hạng 13 trong giải 16 đội. Hạng nhì BLAST Bounty Hunt cho thấy tín hiệu phục hồi, nhưng màn thi đấu kém cõi lại xảy ra ở BEYOND Epic. Tại thời điểm bài viết, đội đang có thành tích 6-11.

Nguyên nhân của phong độ chật vật được lôi ra tranh luận, và nhiều yếu tố được cho là tác nhân gây ra.

OG không thể tập luyện hiệu quả cùng nhau được xem là lý do cho phong độ khó khăn vừa qua. MidOne và SumaiL bị lag do họ phải chơi ở server Châu Âu trong khi bản thân lại sống ở khu vực khác của hành tinh. Meta 7.26 trọng tâm vào split push, cách chơi không phù hợp với lối chơi team fight nổi bật của OG. Ngoài ra, OG còn phải điều chỉnh trong giai đoạn dùng các tuyển thủ thay thế tại giải online.

OG có thể thắng The International 10 không?

Các đội mạnh có nhiều loại. Một số nghiền nát mọi đối thủ trong hành trình để vô địch tuyệt đối, như trường hợp Newbee vào năm 2014. Một số sở hữu các tuyển thủ cực kỳ chất lượng như Team Secret 2016 lại không thể thắng như kỳ vọng của fan.

Do đó, các bạn đừng nên đặt cược vào OG ngay, chỉ bởi họ đang sở hữu các siêu sao tài năng trong đội.

Ngoài ra, N0tail là một trong những tuyển thủ Dota 2 giỏi nhất lịch sử và OG là đội esports có thu nhập cao nhất: họ thi đấu ở phong độ cao nhất ở những giải đấu nặng ký nhất. OG có cho mình bốn danh hiệu Major và hai chức vô địch The International, nhưng đội chỉ giành được vài danh hiệu nhỏ, ít hơn rất nhiều so với các đội mạnh cùng lứa.

Đội hình mới của OG có thể vô địch The International 10 không

Ngay cả khi đội thi đấu ở phong độ đỉnh cao nhất, họ vẫn không kéo dài như Alliance đã từng làm vào năm 2013.

Vậy OG có thể vô địch The International 10 không? Câu trả lời là có, tuy nhiên các chàng trai hiện tại có thể không được xem là ứng cử viên vô địch.

OG sẵn sàng đối đầu với mọi đối thủ khi họ chuẩn bị kỹ càng. Ngay cả những đội ít danh tiếng có thể tiến sâu tại The International khi phong độ bất ngờ bùng nổ và nắm rõ được meta hiện tại của game: như CDEC Gaming vào 2015. Các đội cần phải tìm được công thức thành công đúng thời điểm và sở hữu các tài năng bẩm sinh để mang về phần thưởng to lớn nhất. Dù hành trình cổ tích hấp dẫn, nhưng CDEC cuối cùng cũng để thua Evil Geniuses tại chung kết.

Rất khó để tự tin chọn ra đội nào sẽ vô địch The International. Ứng cử viên nặng ký nhất của giải hiếm khi được chọn, mặc cho mọi tín hiệu trước đó tin rằng họ sẽ vô địch. Có thể cơ hội lớn nhất của OG sẽ diễn ra khi họ không được xem là đội mạnh như hai kỳ TI trước đó?

Cẩm nang

Dota 2: Các item mới của 7.31 mạnh ra sao

0

Update 7.31 mang tên “Primal Beast”. Ngay đầu bài blog update trên website Dota 2 là tổng hợp thông tin về Primal Beast, bộ skill cũng như lịch sử hero này. Nhưng khi nhìn vào thực tế của meta cũng như tác động của update đến game thì những item mới của 7.1 mới quan trọng hơn. Bài viết hôm nay sẽ nói về các item mới và phân tích tác động của chúng đến game ra sao.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bài viết muốn mọi người lưu ý rằng thông số tỉ lệ thắng và tần suất sử dụng item không thật sự rõ ràng. Khác với hero, đội có thể có nhiều item giống nhau cũng như họ có quyền không lên item đó. Sẽ có câu hỏi về việc item đó có dùng cho cuối game, hay nó nên bán đi vào giai đoạn giữa game hay không, v.v…, nhưng đó không phải là chủ đề của ngày hôm nay.

Cuối cùng, các item có giá khác nhau nên mọi người cần chú ý thêm điều này.

BOOTS OF BEARING

Item mới rẻ nhất có tỉ lệ thắng 63.37% vào cuối game. Điều đó được minh chứng trong việc item bị nerf ở update 7.31b và bài viết tin rằng nó sẽ bị nerf thêm nữa. Item giúp tăng tốc độ di chuyển passive đáng kể, và khi kích hoạt, nó giống như trang bị thêm Sange and Yasha cho đội trong 6 giây. Tuy nhiên, item này cần đến recipe tận 1500 gold, item lẻ đắt nhất trong công thức.

Boots of Bearing có quá mạnh không? Câu trả lời là có, nhưng không đến độ có thể kết luận chỉ dựa từ thống kê ở trên.

Nó rõ ràng là item support và là item support xa xỉ. Ở trong trận khi đội không cần phải lên một item nhất định để xử lý một mối nguy hiểm ngay lập tức, thì đây là thứ support có thể lên.

Trừ khi đối phương hoàn toàn lép vế hoặc thua draft, BoB là item support có thể lên sau Glimmer, Force Staff, Ghost Scepter, Lotus Orb, Solar Crest hoặc các item cứu bồ khác. Do đó, trong hầu hết thời gian, đây là item support sẽ lên khi tiến độ trận đấu diễn ra ổn thỏa hoặc trong những game không quan trọng support cần phải lên gì.

Ngoài ra, recipe 1500 gold không tạo thêm nhiều giá trị. Recipe cộng thêm 5 tốc độ tấn công và 2% tốc độ di chuyển khi kích hoạt và biến Tranquil Boots thành không “break” được. Cho nên tốt nhất hãy mua recipe khi bạn đã dùng hết charge Drum of Endurance.

BoB thật sự là item rất tốt. Về lý thuyết, thực tế và thống kê, nó đều trên mức trung bình. Tuy nhiên, nó không hẳn là item phải lên ngay trong mọi game, ở mọi hero và nó chắc chắn không phải là lựa chọn thay thế cho các item support cụ thể khác trước các vấn đề rõ rệt.

WRAITH PACT

Wraith Pact là item có tỉ lệ thắng 67% với tổng chi phí 4200 gold. Nó đắt hơn 75 gold so với BoB và Point Booster 1200 gold là item lẻ đắt nhất trong công thức. Mua recipe này sẽ trang bị cho đội công cụ giảm sát thương rất hiệu quả, tuy nhiên cần lưu ý là nó không thể hoạt động xuyên BKB.

Wraith Pact là item support tuyệt vời đầu game, đặc biệt khi đối đầu những draft đồng đều. Nếu đối phương có độ cơ động cao, có chiêu bắt hero hiệu quả, vừa có sát thương vật lý và sát thương phép cao, cũng như có các support chơi chủ động, thì Wraith Pact rất đáng để lên. Reprisal totem không có quá mạnh trong một mảng cụ thể nào, nhưng nó là công cụ giảm sát thương toàn bộ khá đồng đều. Chưa kể Wraith Pact còn cộng thêm giáp và hồi mana nữa.

Bài viết có thể thấy nó được lên đối với những offlaner position 3 như Tidehunter. Vlad’s khá phổ biến cho hero này trước đây, do nó tương tác được với Anchor Smash. Wraith Pact là phiên bản nâng cấp của Vlad’s. Vì những lý do tương tự kể trên, nó có thể là item tốt cho Mars và Pangolier, cũng như các offlaner khác.

Cuối cùng, item này cũng đáng cân nhắc để lên cho position 1. Có những hero farm chậm, không thật sự phù hợp với Battle Fury, cũng như chơi chủ động trong Dota 2. Spectre là cái tên đầu tiên được nhắc đến, ngoài ra Dota 2 còn có Faceless Void. Cũng có những hero lên Battlefury, nhưng buộc phải chơi chủ động hơn, như Phantom Assassin, Ursa và Anti-Mage. Với 40% tần suất sử dụng được trong trận, cộng thêm aura 25 DPS, nó có thể giúp rất nhiều trong việc ăn stack sớm, trong khi aura của Vlad’s giúp bạn đủ trâu để có thể farm rừng xuyên suốt.

Tất cả những điều trên có thể sẽ bị thay đổi. Tác giả tin rằng Wraith Pact sẽ bị nerf, một khi tần suất sử dụng item càng ngày càng tăng và người chơi dần thích nghi với nó. Tuy nhiên, hiện tại, bạn cần nhớ lấy điều này: có rất nhiều tình huống Wraith Pact được xem là lựa chọn tối ưu để lên.

REVENANT’S BROOCH

Mặc định, Revenant’s Brooch là item cuối game dành cho các core intelligence đánh tay – và lượng hero này không nhiều chút nào. Nó nằm trong phân khúc giá của Abyssal Blade và đắt hơn Scythe of Vyse, hai item disable lớn ở cuối game. Điều đó khiến cho việc lên nó thay vì hai item kia, về mặt lý thuyết, không nhiều.

Theo thống kê, item này đang vận hành ổn: tương tự Wraith Pact, nó không phải là item phổ biến nhất, nhưng lại có tỉ lệ thắng rất cao ở cuối game. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng rõ rệt đó là Brooch chỉ lên trong những tình huống cố định. Chúng ta cần lưu ý rằng tất cả item đắt tiền thường có tỉ lệ thắng cao, do chỉ những đội thắng mới có thể lên được chúng. Revenant’s Brooch cũng có tỉ lệ thắng thấp hơn so với Satanic, Butterfly và Assault Cuirass – những item rẻ hơn Revenant’s Brooch. Swift lẫn Overwhelming Blink Dagger đều vượt trội Revenant’s Brooch, có điều chúng đều đắt hơn.

Về thực tế, Revenant’s Brooch vẫn là ẩn số. Combo Ethereal Blade với Brooch rất hủy diệt, nhưng nó rất mạo hiểm đối với core intelligence (máu ít). Item này nhìn rất mạnh đối với Silencer và OD, nhưng thực tế nếu hai hero này có thể tha hồ bắn mà không bị ai ngăn cản thì kiểu nào chúng chẳng thắng.

Item này rất mạnh khi gặp hero có né tránh (evasion), cũng như sở hữu lượng giáp cao. Các hero như Terrorblade và Morphling có thể chịu thiệt rất nhiều khi đối đầu Brooch. Với những core position 1 không phải Intelligence, thì MKB vẫn là lựa chọn tốt hơn, tuy nhiên, RB cần lên khi gặp những hero như Pugna hoặc Leshrac, hoặc: khi đội gây gần như 100% sát thương vật lý và đối phương đang tìm cách đối phó với điều đó. Ngoài ra, Nullifier vẫn có thể là lựa chọn tốt hơn.

Nhìn chung, RB còn khá sớm để có thể đánh giá chính xác được. Item này rất đắt chưa kể nó còn phụ thuộc vào tình huống, nên dữ liệu thống kê hiện tại rất ít. Về cá nhân, bài viết cảm thấy nó hơi lệ thuộc vào những tình huống cố định của trận và có lẽ hơi yếu. Đây là item trừng phạt rất hiệu quả trong pub rank thấp, nhưng khi ở rank cao, nó cực kỳ hiếm: hero duy nhất lên nó ổn định hiện chỉ có OD.

Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về các item mới trong phần comment bên dưới nhé.

Theo dotabuff

Bạn có thể đọc thêm các bài cùng chủ đề Dota 2:

  • Dota 2: Phân tích update 7.31, mới mẻ nhưng chưa đủ đô
  • Bạn thuộc nhóm game thủ nào trong Dota 2
  • Dota 2: Carry đường phép có thật sự khả thi?
  • Dota 2: Hướng dẫn đi mid, tại sao 20/0 vẫn thua như thường?
  • Hướng dẫn đi mid Dota 2: Những tip tôi học được từ top 150
Cẩm nang

Dota 2: Bloodseeker, từ siêu sao Pub cho đến đấu trường chuyên nghiệp

2

Dota hoạt động theo một cách kì lạ. Sẽ có những hero không được các đội chuyên nghiệp chú ý trong một năm, nhưng rồi được buff talent và nhanh chóng trở thành sự lựa chọn phổ biến. Bloodseeker từ lâu đã luôn là một sự lựa chọn tuyệt vời trong Dota rank thấp, áp đảo đấu trường pub rank 3k. Nhưng với xu hướng hiện nay, hero này đang dần hiện diện ở những trận đấu rank cao.

Buff “không nên tồn tại”

Sự trỗi dậy của Bloodseeker bắt đầu từ talent level 10 được buff trong 7.16 Thêm tám giáp cho hero có agility khởi điểm là 24 và tăng 3 agility mỗi level khiến cho hero này cực kỳ tank trước những đòn đánh tay. Nếu không có item, hero này đã có sẵn 10 giáp cơ bản và sẽ tăng lên 18 – một con số có vẻ không công bằng chút nào, đặc biệt là khi hero này có lượng strength khởi điểm và tăng sau mỗi level khá cao.

Khá thú vị, các thông số tại China SuperMajor cho thấy đại đa phần tuyển thủ Bloodseeker trong giải đấu lại chọn thêm 25 tốc độ tấn công ở level 10. Có vẻ như mọi người đã quyết định thử hero này, xem talent mới tốt ra sao, và nhận ra hero này thật sự mạnh mà không cần talent 10 giáp nói trên.

Thành công của meta hiện tại rất phụ thuộc vào giai đoạn đi lane. Việc đẩy lane sớm và kiểm soát map không chỉ có lợi gold kiếm được từ các trụ, thêm khoảng trống di chuyển mà còn đến được các bounty rune dễ dàng hơn.

Bloodseeker khá mạnh trong lane. Hero này hưởng lợi rất nhiều từ setup 2-1-2, do BS thường quấy rối nhiều hero đối phương và có thể chuyển sang giai đoạn cuối game tốt. Không hẳn là đánh tay tốt, nhưng có thể buff 40% lên hero mà Bloodseeker cảm thấy cần thiết trong giai đoạn đầu và giữa game.

Lên đồ

TNC.Armel lên Eul đầu tiên

Cách lên đồ của Bloodseeker hiện vẫn đang được tranh luận. Hero có thể lên theo nhiều hướng tùy vào trận đấu. Đã có lúc món đầu tiên phải lên là Shadow Blades, Sange and Yasha, Blade Mails và Radiance. BS còn có lúc lên theo Eul.

Điều đó dẫn đến hai việc: một là hero này rất linh hoạt trong cách lên đồ hoặc các tuyển thủ chuyên nghiệp vẫn chưa tìm ra cách lên đồ hiệu quả nhất cho Bloodseeker.

Bloodseeker thật sự cần đồ lên máu, nếu không hero này dễ dàng chết dưới những nuker, chưa kể đến hiệu ứng của Bloodrage. Rõ ràng Bloodseeker khá trâu trước những đòn đánh tay, nhưng tại level 10 nếu mà không có đồ, hero này chỉ có vỏn vẹn 1100 máu: biến thành mục tiêu chính cho các nuker.

Điểm yếu này có thể khắc phục bằng cách lên đồ máu và Strength hoặc lên Blade Mail, khiến cho các nuker đội bạn không dám spam chiêu vào mình. Lên BKB sớm cũng là một lựa chọn, tuy nhiên chúng ta chỉ nên lên khi đã có một hoặc hai món DPS (đồ gây sát thương), nếu không thì sẽ rất lãng phí.

Cách lên đồ còn tùy thuộc vài việc Bloodseeker là carry chính của đội hay chơi ở position 2. Nếu bạn có hard carry cuối game khác ngoài Bloodseeker, lên đồ điều khiển nhịp độ trận đấu là điều nên làm. Bạn tạo khoảng trống cho Luna, Gyrocopter của đội hoặc ai đó, buff họ vào cuối game và bắt lẻ những đối tượng yếu máu.

Trong trường hợp tham gia teamfight đầu game, Bloodseeker nên giới hạn bản thân: nếu không lên đồ máu, Bloodseeker khó mà 5v5 ổn, hoặc phải chơi gần như hoàn hảo, chờ hết những chiêu stun và nuke tung ra rồi hẳn vào.

Tương lai gần

Sự hiện diện của Bloodseeker tại SuperMajor cho thấy hero này rất đáng để tìm hiểu hơn. Bloodseeker được pick trong nhiều đội hình cũng như vị trí khác nhau.

Chỉ có hai game mà hero này thua là do không có core late-game đúng nghĩa. Vậy nên, chúng ta cần lưu ý rằng: Bloodseeker có lẽ hiệu quả nhất ở vai trò support vào giai đoạn cuối game.

Trận duy nhất mà Bloodseeker thắng ở position 1 khi OpTic Gaming hỗ trợ hero này bằng pick safelane Venomancer, và để hero này vượt ngoài tầm kiểm soát ở phút thứ 15. Liên tục quấy rối hai lane ở rìa đảm ảo CCnC áp đảo ở mid, dẫn đến chiến thắng dễ dàng cho đội Bắc Mỹ.

Kể từ nay, khả năng cao là các đội sẽ chủ yếu sử dụng Bloodseeker ở position 2, và đó là điều bạn nên lưu ý trong những game pub. Cho đến bây giờ, Bloodseeker tại SuperMajor đã thắng 4 trong 4 trận ở position 2, tạo ra khoảng trống và nắm giữ nhịp độ trận đấu trong 20 phúc đầu tiên của game.

Còn ở position 1, Bloodseeker mới chỉ thắng 1 trong 3 game, thường bị đối thủ áp đảo ở phút 30 đến 35- cho phép đối phương lật kèo một cách quyết đoán và thường xuyên hơn.

Cẩm nang

Dota 2: Hướng dẫn khắc chế Riki carry, hero đang nằm top meta 7.28

5

Rất ít hero được buff trực tiếp trong patch vừa qua và Riki là một trong những cái tên được buff. Riki đang dần len lõi vào trong meta và giờ nằm trong top pick cho vị trí carry gần như ở mọi mức rank. Bài viết ngày hôm nay sẽ phân tích tại sao Riki lại trở nên mạnh hơn và chỉ ra một số chiến thuật phổ biến để khắc chế Riki.

CÁC THAY ĐỔI

Khác với hầu hết các buff trong update trước đó, Riki không có nhiều nâng cấp. Skill mới cho phép anh sử dụng Smokescreen trong lúc dùng Tricks of the Trade không phải là thứ quá nổi bật. Nhưng giờ nhìn lại, thay đổi này thật sự giúp hero có lối chơi hoàn toàn khác biệt. Game thủ ban đầu cũng trải qua giai đoạn tương tự, bởi chúng ta phải chờ đến tận bây giờ, Riki mới bắt đầu phổ biến hơn.

Khả năng né tránh cùng tiềm năng sát thương hero có được trong lúc silence AoE và Tricks of the Trade là rất lớn. Với bán kính tăng, manacost thấp cùng phạm vi cast 550 Smokescreen, việc bắt Riki giờ trở nên rất khó khăn hơn so với trước đây.

Chưa kể, người chơi cũng có các lựa chọn mới và lối chơi khác cho Riki. Battlefury Riki không mới, nhưng giờ cách build này đang ở thời kỳ đỉnh cao. Gậy xanh mới kết hợp meta chậm lại đã bổ trợ cho lối chơi này. Nhưng khi chúng ta tính đến việc Riki có thể gây sát thương tốt hơn đơn giản là do các buff kể trên thì lối chơi tham lam này không bị thiệt thòi nhiều.

Thống kê cho thấy Riki đang có tỉ lệ thắng trên 53% trong mọi mức rank trong khi đang dần phổ biến hơn. Hero này chắc chắn sẽ sớm hiện diện trong game pub của bạn, bất kỳ khu vực hay mức rank nào, do đó chúng ta hãy bàn cách khắc chế Riki nhé.

XÁC ĐỊNH MỐI NGUY HIỂM

Như đã đề cập trước đó, hiện có hai loại build Riki carry trong pub. Chúng có thời điểm bùng nổ cũng như lối chơi rất khác biệt, do đó cách khắc chế cũng rất khác nhau. Nếu trước đây, nhiệm vụ của bạn là sống đủ lâu để Riki dần trở nên vô dụng về sau, thì lối chơi này không còn hiệu quả nữa.

Riki không phải là carry khỏe nhất và hero sớm lép vế trước hầu hết các carry khác của game. Vấn đề là thời khắc này giờ diễn ra lâu hơn, đặc biệt là nếu đội đang đối đầu Battlefury Riki. Hero farm khá nhanh và có thể gây nguy hiểm nếu teamfight 5v5, nhờ Aghanim’s Scepter mới của mình.

Kiểm soát map là cách xử lý loại Riki này. Khi riki không có item Diffusal Blade đầu, thì carry này gần như không thể solo kill hầu hết các core. Điều đó đồng nghĩa bạn phải đẩy lane, ăn trụ và farm chủ động hơn. Hãy nghĩ Riki đối phương cần hỗ trợ gì từ đồng đội hắn để giết bạn. Miễn là bạn thấy các hero này trên map, hãy farm nhanh và hiệu quả nhất có thể, ngay cả khi nó đồng nghĩa chúng ta phải lấn sang địa phận địch.

Nếu không chịu chơi rủi ro (nhưng có tính toán) và chỉ chơi như cách thường gặp Diffusal Riki, bạn sẽ bị outfarm. Nói sơ qua cách xử lý Diffusal Riki, gần như khônng có gì thay đổi: bảo vệ trụ, kiểm soát map càng nhiều càng tốt, farm an toàn với hệ thống đồng đội và chơi thụ động cho đến khi Riki mất dần sức mạnh của mình về giai đoạn sau của game.

LÊN ITEM THÔNG MINH

Độ hiệu quả của Riki tăng lên gần đây, khi Nullifier bị điều chỉnh trong nhiều patch trước đó. Nó khiến cho những item như Force Staff, Glimmer Cape và Eul’s trở nên kém hiệu quả đi rất nhiều khi người chơi dùng chúng để cứu đồng đội đang bị Riki tấn công. Và không có gì thay đổi trong vấn đề này.

Dù vậy, các item này vẫn hoàn toàn đáng lên. Ít nhất, bạn buộc Riki đối thủ phải thích nghi theo. Hầu hết thời gian, dù cho build là gì, Riki vẫn muốn đồ cộng chỉ số và tăng khả năng sống sót sau khi có được item farm hoặc chơi chủ động ban đầu. Có item cứu bồ, ngay cả khi nó sẽ bị khắc chế về sau trong game, chắc chắn vẫn có lợi.

Bài viết cũng nghĩ Gleipnir mới cũng là item tốt để khắc chế Riki. Rod of Atos cũng tiện lợi: dùng Root trong lúc bị Silence sẽ rất quan trọng khi gặp Riki.

Vấn đề là tốc độ bắn Root ra khá chậm, trừ khi Tricks of the Trade vừa được dùng, còn không, bạn không thế dùng Rod of Atos bắt Riki  được. Với Gleipnir, bạn có thể học cách canh thời gian sử dụng để khiến Riki không kịp Blink Strike.

Cuối cùng, support cũng nên tăng khả năng sống sót. Có nhiều item mới giúp support chống lại sát thương phép ban đầu, nhưng không có thứ gì thật sự giúp các hero này chống lại sát thương vật lý đầu game. Vậy nên, lên thêm vài bracer ban đầu, đặc biệt là khi gặp Battlefury Riki, hoàn toàn đáng.

Ngoài ra, item neutral Minotaur Horn cũng rất có ích cho đội.

LỜI KẾT

Với tỉ lệ thắng trung bình 53%, hero này không hẳn là không bị đánh bại. Game còn có nhiều hero phổ biến và thành công hơn Riki.

Để thua Riki chắc chắn là rất khó chịu, đặc biệt khi bạn cầm support, bởi chúng ta cảm giác mình không thể làm gì được. Hy vọng, sau bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn và tránh những cái chết lãng xẹt lặp đi lặp lại trong game.

Theo dotabuff

Các bạn có thể xem thêm một số bài viết có liên quan dưới đây:

  • Dota 2: Hướng dẫn chơi Dota Classic, dành cho những ai muốn hồi tưởng quá khứ
  • Dota 2: Top 16 Aghanim’s Shard mạnh nhất để nâng cấp cho core
  • Khi Dota 2 biến thành game bắn súng góc nhìn thứ nhất
  • Dota 2: Cựu thành viên Virtus Pro, Resolut1on gia nhập HellRaisers
Cẩm nang

Dota 2: Đâu là những hero mạnh trong đấu trường chuyên nghiệp 7.28

16

Hầu hết các giải đấu lớn đều kết thúc trước khi update 7.28 ra mắt, nhưng chúng ta vẫn có vài sự kiện đang diễn ra. Đây là dịp để bài viết phân tích đâu là các hero mạnh đang được ưa chuộng trong đấu trường chuyên nghiệp.

Hướng dẫn chơi Mars

MARS VÀ MIRANA

Hai hero phổ biến nhất trong đấu trường chuyên nghiệp hiện nay. Có điều, số lượng trận đấu quá ít nên chúng ta chưa thể rút ra được gì nhiều, nhưng đây là hai hero rất thành công, với tỉ lệ thắng trên 55%.

Mirana đã được bàn ở bài viết trước (Dota 2 Update 7.28: Phân tích hero, đâu là những hero mạnh và yếu hiện nay) và Mars cũng xứng đáng được chú ý. Shard và gậy xanh của Mars nằm trong số các hero linh hoạt nhất trong game hiện tại và có thể phù hợp với bất kỳ draft nào, gần như ở mọi tình huống.

Nâng cấp shard không tốn quá nhiều chi phí nhưng cực kỳ hiệu quả khi Mars và đội đang bị lép vế. Đẩy highground rất nguy hiểm khi có Mars, bởi Arena of Blood có thể tận dụng tốt địa hình, gây sát thương nghiêm trọng. Chưa kể, đối phương còn phải cẩn trọng để không bị trụ bắn.

Gậy xanh mới cũng cải thiện rất nhiều so với cũ. Nó khuyến khích sử dụng kích hoạt của Bulwark, skill không được tận dụng nhiều trong pub. Bulwark có thể biến Mars thành cổ máy DPS đáng sợ, rất khó giết và không thể nào phớt lờ được. Gậy xanh phát huy tốt nhất khi đội bạn đang giành lợi thế, do nó giúp Mars dễ dàng giết các support, không cần dùng Spear – tiết kiệm cooldown cho mục tiêu ưu tiên hơn.

VIPER

Viper hơi bị đánh giá cao trong đấu trường hiện tại. Tỉ lệ thắng 20% trong khi được pick quá nhiều chắc chắn sẽ khiến người chơi cân nhắc lại.

Có nhiều lý do cho sự suy giảm này và các thay đổi trong meta nằm trong số đó. Game không còn Spectre nhiều để khắc chế, cũng như làm chậm Sven lại. Ngoài ra, Viper này yếu hơn hẳn ở levle 25: không còn sử dụng được Silence là điểm trừ lớn. Tuy ba giây cooldown Nethertoxin tuyệt đấy, nhưng nó không bù được chất lượng mà Silence từng đem lại.

BATRIDER

Khá lạ, hero này về lý thuyết bị nerf kha khá nhưng lại đang thắng rất nhiều. Điều này đúng trong pub lẫn đấu trường chuyên nghiệp và có ba nguyên nhân cho điều đó.

Phạm vi cast của Flaming Lasso tuy không nhiều, nhưng 175 giúp bạn dễ dàng sử dùng hơn khi chưa có Blink Dagger. Do hầu hết các Batrider gần đây trì hoãn lên Blink, nên Lasso đúng mục tiêu đầu game về cơ bản dễ hơn nhiều.

Thứ hai, Batrider hiện farm nhanh hơn. Stack Napalm giờ hoạt động lên cả quân không thuộc hero, tức bạn bỏ ít thời gian để stack Napalm và có cơ hội ăn được nhiều bãi neutral creeep cùng lúc. Điều này tăng tốc độ farm hero đáng kể ở giữa game, đặc biệt khi Batrider có được nhiều bãi đã được stack. Cướp stack đối phương cũng là ưu tiên với hero này.

Thay đổi thứ ba chính là Shard mới và bài viết cảm thấy nó có tác động rất lớn, dù giá tận 1400 gold. Có chiêu cứu bồ mở ra rất nhiều lối chơi mới và giúp support Batrider hữu dụng hơn bao giờ hết. Cộng với khả năng cướp stack đối phương, trong khi khó chịu trong lane, chúng ta dễ dàng thấy position 4 Batrider hiệu quả ra sao.

TIDEHUNTER

Tidehunter hiện là một trong những offlane mạnh nhất game. Hai vấn đề lớn với hero này luôn là khả năng không thể tự đẩy trụ và lệ thuộc vào cooldown. Vấn đề cooldown vẫn chưa được giải quyết. Nhưng khả năng đẩy trụ thì Aghanim’s Shard đã xử lý được.

Chiêu nuke +270 Sát thương vật lý của Tide có thể giảm sát thương cơ bản đối thủ và cooldown 3 giây quả thật quá mạnh. Chưa kể nó còn ảnh hưởng được cả trụ. Điều này đồng nghĩa bạn không thể lơ là Tidehunter dù cho ultimate của hero đang cooldown – việc này cũng gián tiếp giải quyết vấn đề lệ thuộc cooldown của Tidehunter.

Hero thắng 80% trong các game chuyên nghiệp của mình kể từ khi patch này ra mắt. Tuy số trận đấu không nhiều, nhưng hero này cũng đang có hướng tăng trong pub nên không có lý do gì để chúng ta không chơi Tidehunter cả.

Theo dotabuff

Các bạn có thể xem thêm một số bài viết có liên quan dưới đây:

  • Dota 2 Update 7.28: Phân tích hero, đâu là những hero mạnh và yếu hiện nay
  • Top 10 Aghanim’s Shard tốt nhất dành cho support Update 7.28 Dota 2
  • Bạn có biết hết nguồn gốc tên của các hero và item trong Dota 2?
  • Dota 2: Team Spirit thu nạp Yellow Submarine
Cẩm nang

Sự diệu kì của nút ‘Mute’ – Dota 2 có phải là game toxic?

0

Chúng ta sẽ cùng nói về một công cụ cực kì tuyệt vời để leo rank solo và đặc biệt ưu tiên phải dùng ở server SEA, đồng thời bàn luận về những “sự ấu trĩ” của không ít Dota 2 player.

Sau mỗi kì The International kết thúc, Dota sẽ lại có thêm những người chơi mới trên khắp máy chủ và đồng thời bước sang một mùa giải mới, chúng ta lại phải “đối mặt” với những cơn khủng hoảng đến từ “newbie”, try hard để lên mức mmr cao hơn và lại ngồi “thẩm du” với nhau về sự tuyệt vời của Dota 2 – tất cả đều là những “thông tục hằng năm” của cộng đồng mà ai nấy cũng thuộc lòng.

Những trải nghiệm ban đầu của những người chơi mới thường rất tồi tệ. Hệ thống tutorial chả khác gì là một trò đùa, tất cả những gì họ đọc – biết được từ những guide có đầy trên mạng cũng chỉ là những thứ dối trá khi áp dụng vào một trận đấu thực tiễn. Hệ thống đánh giá chỉ số hồ sơ của từng người còn quá sơ sài dẫn đến các trận đấu rất khó chịu khi newbie được trộn lẫn với “oldbie”, noob và cả boost rank account(cày thuê). Những điều này vô hình chung làm cho game “mất cân bằng” và tồi tệ hơn là một hệ lụy, chính xác hơn là một vấn nạn chung: BLAMING NEWBIE (việc blame bao gồm chửi bới, sỉ vả, nhục mạ hoặc tìm cách để làm đối phương khó chịu theo bất cứ cách nào họ có thể)

Newbie hoặc những người trình độ kém rất hay ngộ nhận hoặc “gia trưởng” khi chơi game

Trong khi đó những bản cập nhật gần đây lại hạn chế số lượng hero bạn có thể chọn (đối với những acc mới tạo gần đây), nhưng như thế là không đủ bởi vì số lượng kiến thức trong Dota là cực kì nhiều, ngoài việc phải biết về những hero khác, bạn còn phải học thêm cách để không “auto attack creep” – deny creep, những role (vị trí) trong game hoặc là những vị trí mà rune sẽ xuất hiện. Dota 2 là một tựa game mà để có thể giải trí đúng nghĩa, bạn phải đầu tư không ít thời gian để tìm hiểu và phải thật sự có một sự đam mê khi chơi. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chơi hết sức mình và rất dễ khó chịu khi mọi thứ trở nên tồi tệ hoặc không còn theo ý bạn nữa. Khi đọc những bài hướng dẫn trên mạng, youtube, Reddit hoặc xem stream, đa phần họ sẽ gợi ý cho bạn là tốt hơn hết là bình tĩnh – bỏ qua sự phiền nhiễu của đồng đội – tâp chung hết sức vào trận đấu. Không may là, họ lại quên nói điều quan trọng nhất: Làm bằng cách nào?

Đây là tựa game mà tầm quan trọng của sự giao tiếp được đặt lên hàng đầu. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh những gamer chuyên nghiệp la hét ở trong những booth (buồng cách âm dành riêng cho việc thi đấu) trong những giải đấu lớn, hầu hết streamer cũng rất hào hứng khi nói chuyện về team của họ và người xem. Nhưng lại thêm một chi tiết quan trọng bị bỏ qua, đó là điều này chỉ áp dụng được với những người ở trình độ cao, chứ không phải dành cho những người mới!

Mushi là một trong số ít những player bị kì thị bởi cộng đồng Dota 2 thế giới kể từ sau series True Sight do cái tính cục súc liên tục blame đồng đội.

Đa phần những đoạn “đối thoại” trong game đa phần đều ở mức “trình độ thấp”, nói một cách dễ hiểu hơn là họ chủ yếu blame nhau: nói về việc người khác chơi tệ như thế nào so với bản thân họ có thể, tung hô đội đối phương và đặc biệt là những lần “giao phối” với gia đình bạn – bao gồm cả bạn. Dota 2 là một cuộc chiến đa sắc tộc, đa quốc gia mặc dù game mặc định ban đầu là “English”. Đánh Pub ở SEA thì 10 trận cũng 1 – 2 trận sẽ xuất hiện những kiểu câu như: “Game như cc”, “tao afk”, “cút về nước mày và chơi những game rác rửi abc xyz nào khác đi”,…. Không! Câu trả lời thật sự không đơn giản như ta thường nghĩ. (Tôi không có ý phân biệt kì thị SEA với những server khác, mặc dù đây là sự thật).

Server SEA luôn bị kì thị bởi cộng đồng thế giới và thậm chí là SEA cũng dần tự kì thị bản thân mình và những thằng SEA khác.

Và thật may mắn là Lord Gaben đã thấu hiểu điều đó. Nút MUTE được sinh ra. Ban đầu thì nó được dùng để chặn chat từ kẻ thù. Sau đó LORD cho mỗi thằng một nút MUTE bao gồm đồng đội. Rồi ông lại nhận ra có những đứa bật mic xàm lờ nhưng ping chiến thuật – call combat không tồi và ngược lại – spam ping mỗi lần bạn chết hoặc làm gì đó mà nó ghét. Thế là ngài lại hô biến – nút MUTE giờ sẽ thành 2 nút: chặn chat – chặn ping. Sẽ có người nói rằng chơi game mà cảm giác như bị thằng Silencer ultimate cả trận, vừa gây khó khăn, và có thể là gây thêm khó chịu. Đôi khi có người hỏi tôi: làm sao mà họ có thể chơi game khi đồng đội của họ không thèm nói gì? Và thế là tôi trả lời: vì bạn là người mới, bạn đang học hỏi mọi thứ và gần như đồng đội không có điều gì quan trọng để họ cần giao tiếp với bạn. Hoặc nếu có, họ sợ bạn sẽ theo không kịp, mà thật ra, đúng là như vậy thật.

Vậy việc đọc chat và ngồi nghe chúng nó bật mic lảm nhảm thì sao? Bạn mất tập trung để chú ý vào những thứ đó để rồi bạn được gì? Biết được rằng chúng nó thích “quan hệ” với mẫu thân và bạn? Hoặc trong một vài trường hợp, đôi khi đồng đội có thiện chí, họ cố gắng giúp cho bạn nhận ra bạn đang làm gì đó sai sai hoặc nói ra chiến thuật của họ. Nhưng nếu bạn không thể hiểu nổi nó hoặc không muốn tự mình lắng nghe? Tất cả chung quy lại cũng chỉ làm mất thời gian của cả hai mà thôi.

Dota 2 là một game cực kì phức tạp, bạn có thể chơi game hơn 10 nghìn giờ nhưng vẫn còn nhiều điều bạn chưa biết, đó là một điều mà tôi thích ở Dota 2. Tập chung quan sát cách di chuyển của từng người một, học cách last hit – deny, pull creep, cách đi lane, cách push – rat doto hiệu quả và cách đi gank hợp lí nhất. Học cách nhìn mini map, biết được rằng vị trí – vai trò của bản thân và cả những người khác. Bạn còn cả một chặng đường dài phía trước trước khi bạn đạt được tới “thiên đường”, khi mà mọi người đều có trình độ ngang nhau, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với nhau. Nên tôi khuyên bạn là: “mute hết cho bố, kệ mợ thanh chat, lo mà tập chung vào game”.

Clement “Puppey” Ivanov – một player chuyên nghiệp đã chia sẻ khi được hỏi về tầm quan trọng của việc giao tiếp trong đội: Chúng tôi nói không nhiều. Đặc biệt là khi ở giữa combat, lúc mà mọi người nghĩ là bạn cần thông tin giao tiếp nhiều nhất. Chúng tôi đa phần dùng ping. Khi tôi ping một hero của đối phương, điều đó có nghĩa: Stun nó, dồn khống chế vô mặt nó, giết nó hoặc làm gì đó đi. Bạn phải thật sự biết mình sẽ phải làm gì và nếu như bạn không thể? Một là bạn phải tự mình tiềm hiểu và cải thiện hoặc hai là bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Thằng nào ăn hại – feed – choke game vừa rồi? Ra anh tát vài cái cho tỉnh ngủ!

Tầm một năm trước, Kyle ‘swindlemelonzz’ Freedman của compLexity từng chia sẽ trên stream và trên Reddit rằng: nếu bạn là một player có mức MMR trên 6k ở khu vực NA và bạn không có microphone? Cậu ấy sẽ mua cho bạn một cái. Theo những gì cậu ta kiên quyết: 6k chính là điểm cắt của cộng đồng Dota 2. Ở mức rank thấp hơn, bạn vẫn vô tư chơi leo rank mà không cần phải nói gì cả. Nhưng khi lên 6k, bạn phải học cách giao tiếp với đội – như là một kỹ năng bắt buộc phải có. Theo thống kê từ nhiều nguồn thì mức MMR trung bình của Dota 2 ở dưới 6k (chính xác là 3-4k), do vậy bạn có thể thấy rõ rằng đa phần người ta chỉ tập chung vào học những kiến thức trong game, những tip, trick hoặc những cách tối ưu mà họ có thể tìm được để tăng số MMR của họ hơn là học cách giao tiếp và trò chuyện với những người khác.(Thời điểm bài viết là sau TI7, top 1 MMR lúc đó cũng mới 7-8k).

Điểm mất chốt ở đây là tùy vào trình độ của bản thân mà bạn “hòa mình” vào “dòng chảy” của cả đội để có thể dành chiến thắng trong Dota 2. Tập trung vào bản thân bạn, biết tự lượng sức mạnh của mình, có kiến thức về những hệ thống mechanical của game và chiến thuật trong Dota 2 sẽ quan trọng hơn việc canh me ngồi chat “DM mày chơi ngu vãi loz…”. Tôi sẽ lấy một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn. Giả sử bạn cầm Spectre ở vị trí hardcarry trong cái meta deathball này! Nếu bạn không thể tìm được chỗ farm, không biết giữ mạng, không biết kết hợp ultimate và tele để back-up đồng đội. Thì dù cho team bạn set-up được một thế trận hoàn hảo, bạn vẫn có thể bị lật kèo một cách dễ dàng dù cả đội có cố gắng làm điều gì nữa. Trên thực tế thì từ những trận thua “vô duyên” như thế, bạn vẫn có thể học được một cái gì đó, nhưng bạn vẫn không tránh khỏi việc bị chọn làm tâm điểm để team blame và rage: “gg hộ tao cái. Đm thằng Spectre *éo biết farm, feed như cún, …”. Đến lúc này bạn mới nhận ra mọi thứ đang đổ ập lên đầu bạn.

“CUMBACK” (comeback – lật kèo) là một điều cực kì tuyệt vời khi chơi Dota 2. Theo Thorin-một BLV nổi tiếng(và cả tai tiếng), sự khác biệt giữa một player có trình độ cao với phần còn lại đó là trong đầu họ luôn có một câu hỏi: “Mình cần phải làm gì vào lúc này để có thể giành chiến thắng trận này?”. Nghe có vẻ hơi trừu tượng nhỉ? Bạn có vai trò của riêng bạn, bạn chơi hết sức mình, mọi người cũng tương tự như bạn, và bạn sẽ thắng kể cả khi nó không hoàn hảo như những gì bạn đã hình dung.

Trong game có rất nhiều công cụ “đặc dị” để hỗ trợ bạn chơi game: Thông báo trạng thái của bất kì ai. Một vài cái icon trên thanh máu hiển thị cho bạn biết còn bao nhiêu giây thì bạn hết bị ulti của Doom. Đặc biệt là hệ thống “wheel”, nó giúp cho bạn có thể tiết kiệm thời gian một cách nhanh nhất và cực kì hữu hiệu với những người có trình độ tiếng Anh còn kém. Ví dụ một dòng wheel: “”Coming to gank” sẽ hữu dụng và tốt hơn so với việc chat hoặc dùng mic để hét vào mặt đứa khác.

Đôi khi bạn sẽ cố gắng call team theo kiểu: “Viper go first – breaks Linken’s with ulti, then SS(Shadow Shaman) blinks and we all kill the Sniper in Dire fountain”(Viper lên trước, dùng chiêu cuối phá Linken, sau đó thằng SS cầm blinks lao lên và giết thằng Sniper trong giếng địch). Với hi vọng thằng Viper 0-10 sẽ hiểu được tiếng Anh mặc dù profile của nó là một nước Ả rập Sauđi nào đó ở tận Bắc Băng Dương, hồi hộp chờ team vào vị trí và bắt đầu đếm ngược bằng mic trước khi bạn kịp nhận ra rằng Sniper team địch nó vừa mua xong BKB và quay lại bắn chết hết từng đứa. Dẫu vậy đó vẫn là một khoảnh khắc thú vị mà không phải lúc nào bạn cũng có thể có được. Tôi vẫn nhớ những ngày đầu tiên chơi Dota 2, một là ăn hành ngập mặt và thua chóng vánh không có gì để lưu luyến hay đáng nhớ cả, hai là tôi hoặc một đứa nào khác đã lead cả toàn đội cumback mega bằng một cách thần kì nào đó. Khoảnh khác nhìn Throne địch nổ trước Throne của chúng tôi có cảm giác như mình đang đi thi đấu chuyên nghiệp trong một giải đấu cực to với một đội cực kì “chất lượng”. Tôi lưu replay game đó, suốt đêm hôm đó và mấy ngày sau tôi vẫn không thể quên được một trận đấu “đúng nghĩa là game Dota” tuyệt vời đến nhường nào.

Cho đến lúc đó hãy luôn nhớ rằng, mute hết những đứa có “nguy cơ” để không c ho chúng cơ hội blame bạn!

Nguồn: gosugamers