Cẩm nang

Những bộ loa máy tính tốt nhất năm 2019

230

Sở hữu một bộ loa máy tính chất lượng là điều quan trọng! Một dàn âm thanh tốt có thể giúp đưa trải nghiệm game của bạn lên một tầm cao mới.

Nhưng trước khi bắt đầu danh sách, bạn cần phải đưa ra một quyết định quan trọng. Bạn muốn loa thanh (soundbar) hay dàn nhiều loa (multi-speaker)? Mỗi loại có điểm mạnh và yếu khác nhau, do đó, bạn cần phải cân nhắc. Khác biệt dễ thấy nhất chính là soundbar thường có giá rẻ hơn. Chúng cũng không chiếm nhiều không gian, thuận tiện cho ai có khu vực chơi game nhỏ hẹp. Tuy nhiên, chất lượng âm thanh vòm của nó sẽ không bằng nhiều loa. Hệ thống nhiều loa truyền thống có subwoofer bass và hai loa vệ tinh trái/phải để đem đến độ sâu và vị trí âm thanh thật hơn. Nhưng bù lại, chúng cũng đắt tiền hơn, và tất nhiên là tốn diện tích hơn. Đôi khi việc suy nghĩ xem bố trí dàn loa ở đâu cũng là điều đau đầu, tùy thuộc vào số lượng loa vệ tinh.

Do đó, tìm đúng bộ loa “tốt nhất” còn tùy thuộc vào điều kiện sống và lượng tiền, thời gian cũng như công sức bạn sẵn sàng bỏ ra.

1. Logitech G560

Loa game RGB tốt nhất

Nặng: 1.79kg (vệ tinh) 5.5kg (sub)
Kích thước:  148 x 166 x 118 mm (vệ tinh) 404 x 255 x 207 mm (sub)
Driver: 6.5-in subwoofer, 2-in tweeter
Cổng kết nối: USB, 3.5mm, Bluetooth
Giá tham khảo: 4,480,000VND

+ Đèn RGB sống động
+ Tích hợp DTS:X Virtual Surround (giả lập âm thanh vòm)

– Không có remote điều khiển âm lượng/bass
– Đèn RGB chỉ phát huy hết khi để cạnh tường

Khi nói về đèn RGB, có người thích nó, người lại ghét nó. Nhưng nếu có một sản phẩm RGB có thể tác động đến trải nghiệm chơi game của bạn, thì đó chính là Logitech G560.

Phần mềm Logitech cho phép bạn chọn hai chế độ điều khiển cho loa. Điều khiển phần cứng không cần đến phần mềm Logitech và dùng Bluetooth hoặc cổng AUX cho ánh sáng. Bạn sẽ có được chuỗi màu cầu vòng để chớp tắt theo điệu nhạc mỗi khi beat nhạc bật lên. Đổi sang điều khiển phần mềm cho phép bạn chọn giữa các chế độ màu đơn, chạy màu, sóng nhạc và hiệu ứng đèn mở rộng từ màn hình (screen sampler).

Hiệu ứng đèn mở rộng từ màn hình là điểm nổi bật nhất của G560. Giống với các sản phẩm backlighting, phần mềm cho phép người dùng xác định khu vực màn hình và từ đó mở rộng màu sắc ra, đem đến trải nghiệm đèn vô cùng kỳ ảo. Do hiệu ứng của nó phụ thuộc vào phần đèn LED ở sau, loa cần phải đặt ngay sau màn hình với phần lưng hướng về phía tường để đem đến hiệu ứng đẹp nhất.

Dù đèn đóng vai trò lớn trong việc mang lại trải nghiệm chân thực, khả năng đưa ra vị trí âm thanh chính xác cũng tuyệt vời không kém. PC Gamer thường không thích âm thanh giả lập 7.1 của các tai nghe, nhưng khá ngạc nhiên (theo hướng tích cực) với chất lượng của DTS:X trên G560. Đây là bộ loa hoàn hảo nếu bạn muốn trải nghiệm âm thanh vòm mà không cần phải sắm bộ loa 5.1 hay 7.1. Dù có giá $200, G560 của Logitech thật sự là quá hời ở con số đó.

2. Creative A250

Loa máy tính giá rẻ tốt nhất

Nặng: 258g (vệ tinh trái) 361g (vệ tinh phải) 1.56kg (sub)
Kích thước: 2.83 x 5.79 x 3.11 inch (vệ tinh) 7.20 x 8.86 x 7.48 inch (sub)
Cổng kết nối: 3.5mm
Giá tham khảo: 890,000VND

+ Giá thành rẻ
+ Nhỏ
+ Âm thanh chính xác

– Không có điều chỉnh bass

Khi đi săn loa máy tính giá rẻ mức dưới 1 triệu, số lượng sản phẩm rất nhiều. Sự khác biệt giữa các loa rẻ không nhiều, nhưng Creative A250 2.1 nổi bật hơn về chất lượng dù kích thước khá nhỏ.

Tổng công suất chỉ có 9 Watt, nhưng loa truyền âm thanh rõ ràng hơn những đối thủ sử dụng gấp hai – ba lần lượng điện đó. Lưu ý rằng nếu chỉnh âm lượng cao, loa có thể gây vỡ tiếng. Dù tiêu thụ điện ít hơn các sản phẩm như Cyber Acoustics CA-3602 hay Logitech Z313, subwoofer của A250 lại cho âm thanh rõ hơn. Điều phàn nàn duy nhất là thiếu đi nút điều chỉnh bass để đi kèm với nút điều chỉnh âm lương nằm trên loa phải.

A250 tuy không mạnh về âm lượng, nhưng bù lại, nó đem đến sự chuẩn xác. Đó là lý do bài viết khuyên học sinh, sinh viên nên mua loa này. A250 được xem là hệ thống loa 2.1 tiện lợi nhất, để vừa cả ở những khu vực bàn hạn hẹp, phù hợp cho không gian nhỏ.

Giống với bất kỳ cặp loa dưới 1 triệu nào, Creative A250 dễ dàng đánh bại các loa tầm trung. Nếu sẵn sàng bỏ thêm tiền để rinh về loa xịn, trải nghiệm game của bạn sẽ được nâng cấp lên. Nhưng với game thủ có túi tiền eo hẹp, thì bộ loa này rõ ràng ưu việt hơn hẳn.

3. Klipsch R-15PM

Loa máy tính cao cấp tốt nhất

Nặng: 4.67kg
Kích thước: 12.5 x 7 x 8.11 inch
Drive: 5.25-in subwoofer, 1-in tweet
Cổng kết nối: USB, Optical, 3.5mm, Bluetooth
Giá tham khảo: 12,560,000VND

+ Cổng kết nối đa dạng
+ Tích hợp bộ khuếch đại

– Đắt
– Lớn so với bàn máy tính

Hầu hết người dùng không dám nghĩ đến việc tiêu hơn 10 triệu cho bộ loa máy tính, nhưng fan âm thanh thèm muốn hàng cao cấp không khác gì game thủ thèm muốn card đồ họa tốt nhất. Các hệ thống loa cao cấp thường sử dụng nguồn điện và subwoofer riêng.  Và mặc dù nhiều loa đem đến chất lượng âm thanh tuyệt đỉnh, chúng thường không đem lại quá nhiều lợi ích cho giới game thủ. Đó là cho đến khi Klipsch R-15PM xuất hiện.

Với năm phương thức kết nối, gồm có Bluetooth, USB, 3.5mm, digital optical và analog RCA / phono, R-15PM là loa tiện lợi nhất mà bài viết thử nghiệm. Remote nhỏ cho phép bạn gắn nhiều cổng vào cùng lúc và đổi chúng tùy ý. Bộ khuếch đại tích hợp loại bỏ nhu cầu về một bộ DAC ngoài và cho phép bạn không cần đến a/v receiver khi sử dụng trong phòng khách.

Còn về loa, chúng đem đến âm thanh tốt ở mọi âm lượng. Nhưng khi thêm Klipsch R-10SW subwoofer vào, R-15PM trở nên cực kỳ xuất sắc. Bộ khuếch đại bên trong R-15PM được hiệu chỉnh để hoạt động tốt nhất với đúng mẫu loa này. Nó được tối ưu hóa để hệ thống có thể tạo nên âm thanh cực kỳ chính xác.

Tuy vậy, giá thành của bộ loa không hề rẻ, đặc biệt là khi bạn thêm subwoofer vào. Nhưng khi với thế mạnh về sự đơn giản và các tính năng thân thiện của loa, R-15PM là lựa chọn hàng đầu cho loa máy tính cao cấp.

4. Harmon Kardon SoundSticks Wireless

Loa máy tính có thiết kế đẹp nhất

Nặng: 0.7kg (vệ tinh) 2.2kg (sub)
Kích thước: 2 x 10 inch (satellites) 9.19 x 10.19 inch (sub)
Drive:6-in subwoofer, 1-in tweeters
Cổng kết nối: 3.5mm, Bluetooth
Giá tham khảo: 5,390,000VND

+ Thiết kế độc đáo
+ Hỗ trợ Bluetooth

– Điều khiển bất tiện
– Bluetooth luôn bật

Khi lắp máy chơi tính game hay nâng cấp, loa thường không nằm trong danh sách ưu tiên. Nhưng khi nhảy từ loa tích hợp trong màn hình sang cặp loa ngoài giá 5 triệu, nó thật sự nâng cấp chất lượng âm thanh lên đáng kể – như thể bạn đổi từ card đồ họa tích hợp sang card rời vậy. Và khi đổi từ bộ loa rẻ tiền sang Harman Kardon SoundSticks, chất lượng khác nhau một trời một vực.

Với giá tham khảo 5,390,000VND cho một loa tầm trung, nó sẽ khiến bạn hơi lưỡng lự. Nhưng với thiết kế độc đáo và chất lượng sản phẩm tốt, đây là bộ loa đáng đầu tư để thêm vào trong bộ máy chơi game của bạn. Trong số các loa được thử nghiệm trong mức giá này, SoundSticks vượt trội hơn hẳn về chất lượng âm thanh. Dù để âm lượng ở mức cao hết cỡ, hiện tượng vỡ tiếng vẫn rất hạn chế.

Khác với hầu hết các loa Bluetooth, SoundSticks luôn bật sẵn chế độ Bluetooth mỗi khi bật. Điều này giúp cho bạn dễ dàng đổi nguồn âm thanh mà không phải đụng vào loa. Chất lượng âm thanh giảm đôi chút nếu vượt quá phạm vi 10 mét từ loa. Xui xẻo là, với những ai dùng bộ loa này trong chung cư hay ký túc xá, những người lạ mặt có thể kết nối vào chúng bất kỳ lúc nào. Điều đó đôi khi gây ra nhiều phiền toái nếu bạn chưa kịp kết nối bluetooth từ trước.

Với thiết kế đẹp và âm thanh tốt, SoundSticks xứng đáng là bộ loa chơi game yêu thích của bạn.

5. Razer Leviathan Sound Bar

Sound bar tốt nhất dành cho máy tính

Nặng: 2kg (soundbar) 2.35kg (sub)
Kích thước: 19.7 x 3 x 2.8 inch
Driver: 5.25-in subwoofer, .74-in tweeters, 2.5-in
Cổng kết nối: Optical, 3.5mm, Bluetooth, FNC
Giá tham khảo: 4,600,000VND

+ Tích hợp Bluetooth
+ Giả lập âm thanh vòm Dolby 5.1

– Đắt tiền

Một trong những điểm lợi của tai nghe là chúng chiếm rất ít không gian. Nhưng nếu đang tìm kiếm bộ loa cho máy tính, khả năng cao là bạn sẽ phải hy sinh một chút không gian trên bàn của mình. May mắn là, Razer có giải pháp theo phong cách tối giản: Leviathan Soundbar.

Razer Leviathan được thiết kế để đặt ngay phía trước màn hình và bao gồm cả kết nối có dây lẫn không dây để giảm bớt sự cồng kềnh. Ở giữa soundbar sẽ chừa chút không gian để bạn có thể để dây chuột và bàn phím đi ngang qua nó.

Tất nhiên nó không thể bì lại hệ thống loa vòm 5.1 thật sự, nhưng âm thanh vòm giả lập  Dolby 5.1 của Leviathan vẫn rất tuyệt vời. Bạn có thể dễ dàng nhận ra vị trí bắn và bước chân từ soundbar. Với một chiếc loa kích thước nhỏ như vậy, âm thanh của Leviathan đạt mức trên cả tuyệt vời.

Với giá tầm khoảng 4.6 triệu, soundbar của Razer cạnh tranh trực tiếp với nhiều cái tên khác trong bài viết này. Tuy nó không bì kịp về chất lượng âm thanh và tính năng của Logitech G560, nhưng Leviathan vẫn là lựa chọn thông minh cho các game thủ muốn một chiếc loa đơn giản.

6. Creative Stage 2.1

Loa tầm trung tốt nhất

Nặng: 1.2 kg (soundbar) 3.07kg (sub)
Kích thước: 115 x 250 x 420 mm (sub), 550 x 78 x 70 mm (soundbar)
Cổng kết nối: 3.5mm, USB, Bluetooth 2.1, Optical
Giá tham khảo: 2,460,000VND

+ Bass tốt
+ Rất thuận tiện với nhiều cách kết nối
+ Giá tốt

– Rất ồn, âm thanh khi yên lặng kém
– Dây nguồn ngắn

Cái tên mới trong danh sách này, combo soundbar và subwoofer mới nhất của Creative là đối thủ cạnh tranh trong phân khúc loa tầm trung, với rất nhiều cách kết nối: 3.5mm, Bluetooth 2.1, và USB. Do đó, nó không chỉ phù hợp cho hầu hết máy tính và laptop, mà tiện lợi cho cả những thiết bị khác trong nhà. Độ bass của loa rất tốt, và nếu muốn tận hưởng game ở âm lượng lớn, bộ loa này hoàn toàn ổn do dùng cặp loa 20W cho soundbar, còn subwoofer là 40W.

Điểm trừ của nó nằm ở chất lượng âm thanh yên lặng không tốt, và tần số của nó chỉ ở mức trung bình (55Hz-20,000Hz) nên bạn sẽ mất đi các âm thanh yên lặng trong game – điều rất quan trọng đối với những tai nghe chơi game tốt. Ngoài ra, Creative Stage 2.1 còn vài vấn đề nho nhỏ khác, như dây nguồn ngắn và remote mỏng manh, nhưng bù lại, giá của nó khá hấp dẫn.

 Các loa được thử nghiệm ra sao

Do bài viết có tên những bộ loa máy tính tốt nhất, nên các loa được kiểm tra chủ yếu về mảng chơi game. Chúng được thử trong game nhiều tiếng đồng hồ, qua những game có âm thanh sống động như Skyrim, Dark Souls 3, Counter-Strike: Global Offensive, Overwatch và Furi. Sau đó, loa được thử qua trên phim Jurassic World và nhiều album format FLAC khác như Random Access Memories của Daft Punk và Psychic của Darkside.

Với trọng tâm là game, một trong những điểm quan trọng nhất khi thử nghiệm là độ cân bằng trái/phải. Để kiểm tra, bài viết dùng workshop CS:GO Audio Test Chamber của geri43. Nó đơn thuần là map cho phép bạn tái tạo tất cả âm thanh trong game như âm thanh di chuyển trên thang, tiếng súng nhắm, súng bắn, bước chân, v.v. Việc di chuyển quanh map hay sau tường cho phép xác định vị trí âm thanh và kiểm tra độ chính xác của loa.

Theo PC Gamer

Cẩm nang

Cùng điểm qua những tựa game Indie ấn tượng và nổi bật tại E3 2018

95

Tại E3 2018, sự kiện uy tín này đã đưa ra thế giới những tựa game qui mô AAA như Kingdom Hears 3 và The Last of Us 2. Tuy nhiên, một số studio game độc lập (hay còn gọi là indie) cũng xuất hiện trong sự kiện này và họ xứng đáng được công nhận một cách nghiêm túc. Ví dụ, các tựa game như Ashen, được phát triển bởi Aurora44, và Wargroove, được phát triển bởi Chuckefish, đã làm nổi bật vẻ đẹp, khả năng và sự phong phú đa dạng của thể loại Indie.

Các game Indie đôi khi rất khó để xác định, bởi một vài trong số chúng có thể đến từ các hãng lớn như Microsoft hay EA. Các game Indie hoàn toàn có khả năng cạnh tranh ngang hàng với các siêu phẩm AAA, điển hình là thành công của Minecraft hay sự công nhận từ các công phát hành lớn hơn, như sự hỗ trợ và phát hành của EA đối với Unravel Two. Sau đây là những tựa game Indie E3 2018 nổi bật nhất.

Session

Session dự kiến sẽ được ra mắt vào năm 2019 cho Microsoft Windows và Xbox One.

Fan của loạt game Skate đến từ EA có thể đã cảm thấy thất vọng vì không thấy được Skate 4 ở E3 2018, nhưng một game mô phỏng trượt ván được phát triển độc lập có tên Session có thể sẽ lấp được khoảng trống đó. Được tập trung vào gameplay sống động, nhà phát triển độc lập Creā-ture Studios đã làm trò chơi này cực kì phụ thuộc vào điều khiển dựa trên analog, và với việc tựa game này đã huy động được gấp đôi vốn cần thiết, Session có theere dễ dàng nhận được sự yêu mến từ người hâm mộ.

Overcooked 2

Overcooked 2 sẽ được phát hành vào ngày 7 tháng 8, 2018 trên Nintendo Switch, PS4, Microsoft Windows và Xbox One.

Được phát triển bởi Ghost Town Games và phát hành bởi Team17, phần game Overcooked đầu tiên được người chơi mô tả là thú vị và cũng không kém phần điên loạn, vậy nên thật không ngạc nhiên khi phần tiếp theo được sản xuất. Mặc dù cơ chế chính của game không được thay đổi nhiều lắm, người chơi vẫn có thể thấy một số cải tiến, như khả năng ném nguyên liệu và thay đổi màn chơi. Thêm vào đó, Overcooked 2 cũng sẽ có multiplayer cho những game thủ sẵn sàng trổ tài nấu nướng của mình

Ori and the Will of the Wisps

Ori and the Will of the Wisps dự kiến sẽ được ra mắt vào năm 2019 trên Microsoft Windows và Xbox One.

Tại E3 2017, Moon Studios – nhà phát triển độc lập đằng sau Ori and the Blind forest – đã lần đầu công bố phần tiếp theo, Ori and the Will of the Wisps. Bây giờ, một năm sau đó, họ đã trở lại để phát hành gameplay mới với cơ chế chiến đấu, các lựa chọn tùy chỉnh (một số được thấy ở gameplay trailer trên), các câu đố đầy thử thác và các trận đấu boss hấp dẫn hoàn toàn mới. Với sự ca ngợi và yêu thích của phần game đầu tiên, sẽ thật thú vị làm cách nào Ori and the Will of the Wisps có thể vượt qua cái bóng của người tiền nhiềm.

Tunic

Tunic hiện đang được phát triển cho Microsoft Windows và Xbox One.

Được tự tay phát triển bởi Andrew Shouldice và phát hành bởi Finji, Tunic là một trò chơi phiêu lưu hành động góc nhìn bao quát được lấy cảm hứng từ loạt game Legend of Zelda. Người chơi điều khiển một chú cáo đi khám phá các địa điểm như các ngôi đền, khu rừng, và nhà thờ. Mặc dù nó chưa có ngày ra mắt cụ thể, Tunic chắc chắn là một trong những cái tên Indie đầy hứa hẹn nhất, nhưng phải để xem tựa game ăn theo Zelda này có được thành công như Breath of the Wild.

Sea of Solitude

Sea of Solitude dự kiến sẽ được ra mắt vào năm 2019.

Trong tựa game phiêu lưu Sea of Solitude sắp tới đây, người chơi sẽ vào vai Kay đi khám phá thành phố dưới biển ở Berlin. Được phát triển bởi Jo-Mei Games và phát hành bởi EA thông qua chương trình Indie độc lập EA Originals, Cornelia Geppert – giám đốc sáng tạo – đã tuyên bố trò chơi tập trung khám phá nỗi sự và cảm xúc, nên đây chắc chắn là một tựa game thực sự có được chiều sâu.

Generation Zero

Generation Zero dự kiến được phát hành vào năm 2019.

Avalanche Studios – nhà phát triển đằng sau Just Cause 4, tựa game cũng được ra mắt tại E3 – đã quyết định phát triển và tự phát hành tựa game Generation Zero, được lấy bối cảnh những năm 1980 tại Thụy Điển. Người chơi sẽ phải chiến đấu với robot trong bối cảnh thế giới mở đầy thử thách, trò chơi cũng có chu kì ngày đêm, khả năng làm tê liệt hay phá hủy robot, và cơ chế loot. Mặc dù chưa có nhiều thông tin về tựa game này, Generation Zero chắc chắn có trailer và nội dung đầy hứa hẹn.

Theo GameRant

Các bạn có thể theo dõi mọi tin tức về sự kiện E3 theo link sau: https://gameworld.vn/Tag/e3-2018/

Cẩm nang

500 tựa game hay nhất mọi thời đại (380-361)

97

<< Phần 6

380. Crazy Taxi

(1999, Arcade, Dreamcast, các hệ máy khác)

Đã từng có lúc, Sega liên tiếp đẩy giới hạn của game lên một đẳng cấp mới, từ những thứ nhỏ nhất như lái taxi và biến nó thành một game đầy sáng tạo, gây nghiện như Crazy Taxy. Lái nhanh nhất có thể, biễu diễn những pha bay trên đường phố, đồng thời phải chở khách đến địa điểm sớm, Crazy Taxi thu hút người chơi khiến họ không thể bỏ vô lăng game ra được.

379. Beatmania

(1997, Arcade, các hệ máy khác)

Đưa cho người chơi cái bàn DJ, cũng như cái dĩa thu âm để ‘chà chà’ giống mấy anh DJ ngoài đời, Beatmania đưa người chơi thử cảm giác của một DJ thứ thiệt. Beatmania đưa dòng game âm nhạc từ những âm sắc đơn giản thành trải nghiệm viết cũng như trình diễn âm nhạc giống với ngoài đời thực.

378. Ant Attack

(1983, ZX Spectrum, các hệ máy khác)

Rất nhiều người từng coi Ant Attack là chuẩn mực đầu tiên để so sánh các tựa game. Vừa tránh né và đấu tranh chống lại bầy kiến khổng lồ, người chơi được thêm cách thức di chuyển ‘mang tính cách mạng’ nhờ di chuyển lên xuống trong các màn game – thay vì chỉ Bắc, Nam, Đông và Tây.

377. Mortal Kombat

(1992, Arcade, các hệ máy khác)

Mortal Kombat đã thay đổi mọi thứ. Game đưa bạo lực, đẫm máu vào trong thể loại đối kháng đã thu hút được sự chú ý của người chơi cũng như sự khiếp hoảng của các bậc phụ huynh. Ngoài việc tạo ra làn sóng mới trong ngành game, Mortal Kombat giúp tạo ra Entertainment Software Rating Board (hội đồng đánh giá độ tuổi phù hợp với game) – hội đồng này đã cho mác “Mature” (người lớn) lên Mortal Kombat vì nội dung đầy máu me.

376. Lumines

(2006, PlayStation Portable, các hệ máy khác)

Lumines thay đổi công thức game xếp hình bằng cách thêm “thời gian” xóa bỏ các khối liền nhau ở trong khu vực xếp hình. Và ‘thời gian’ di chuyển cùng với nhịp độ của game, thay đổi độ khó của game khi chơi. Game buộc người chơi phải chú ý đến nhiều thứ cùng lúc, Lumines là một ý tưởng sáng tạo được nhào nặn ra từ công thức cũ.

375. Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots

(2008, PlayStation 3)

Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots kết hợp giữa game và phim. Là một trong những tựa game đầy cảm xúc nhất trong thương hiệu Metal Gear Solid, Guns of the Patriots chỉnh lại thể loại ‘lén lút’ bằng việc giảm bớt những vị trí núp được, đồng thời chỉnh luôn cả định nghĩa game: buộc người chơi phải đặt tay cầm xuống để theo dõi những đoạn cutscene siêu dài.

374. Prince of Persia

(1989, Apple II, các hệ máy khác)

Prince of Persia đã đưa game thành vật trung gian để liên kết với phim ảnh từ rất lâu, trước những tựa game như The Last of Us và Metal Gear Solid. Được khen ngợi bởi những đoạn cinema platform, Prince of Persia tạo ra cảm giác di chuyển rất thực tế để ảnh hưởng đến thể loại game này và tạo tiền đề cho những game khác kết hợp cốt truyện cùng với gameplay.

373. Paper Mario: The Thousand Year Door

(2004, GameCube, các hệ máy khác)

Paper Mario: The Thousand Year Door được khen ngợi nhờ khả năng khám phá màn chơi mới trong màn chơi hiện tại – một thứ quá quen thuộc trong các game Mario, nhưng không có ở các tựa game RPG. Gắn kết cốt truyện “giống với Finding Nemo hơn là Final Fantasy, đây thực sự là một điều dáng khen ngợi,” theo Eurogamer. Đây là một trong số những tựa game Mario có khả năng thách thức cả thời gian dù đã được ra mắt hơn chục năm nay.

372. Daytona USA

(1994, Arcade, các hệ máy khác)

Tại thời điểm ra mắt vào 1993, Daytona USA là một trong những tựa game đẹp nhất thời điểm đó. Được tạo ra để trình diễn sức mạnh của máy thùng Sega Model 2, Daytona USA loại bỏ cảm giác ‘bằng phẳng’ trong Virtua Racing, thay thế nó bằng môi trường xung quanh chi tiết – một bước đầy tiến bộ ở thời điểm đó.

371. FTL: Faster Than Light

(2012, PC, các hệ máy khác)

FTL: Faster Than Light là game mà bạn sẽ mất đến hàng trăm tiếng, nếu không muốn nói là hàng nghìn tiếng khi chơi. FTL buộc người chơi phải cân nhắc kĩ trước những đợt tấn công của kẻ thù, trong khi vừa phải quản lý tàu chiến của mình. FTL là một game cực kỳ căng thẳng, có chiều sâu và gây nghiện.

370. Star Wars: X-Wing

(1993, PC, các hệ máy khác)

Star Wars: X-Wing đã biến giấc mơ 40 năm mà trẻ em mơ ước thành hiện thực, tự mình điều khiển chiếc X-Wing. Game đưa người chơi vào góc nhìn thứ nhất ở khoang điều khiển của X-Wing. X-wing là một trong những game sử dụng đồ họa 3D theo khối, và tạo thêm nội dung cho các sự kiện xảy ra trong “A New Hope” và sau đó.

369. Ultima 4: Quest of the Avatar

(1985, Apple II, các hệ máy khác)

Sau 4 phiên bản, Ultima 4: Quest of the Avatar hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ.  Không còn giữ gameplay hack&slash giống với những bản Ultima cũ, Ultima 4 giới thiệu những vấn đề đạo đức vào trong game để người chơi phải ra quyết định, biến game RPG đơn giản này thành cuộc chiến chống lại bóng tối.

368. Super Mario Land 2: Six Golden Coins

(1992, Game Boy, các hệ máy khác)

Super Mario Land 2 : Six Golden Coins thay đổi hoàn toàn thương hiệu Mario. Game lần đầu tiên giới thiệu Wario – nhân vật sau này có cho mình thương hiệu riêng.

367. Pokémon X and Y

(2013, Nintendo 3DS)

Pokemon X and Y cách mạng hóa dòng game Pokémon – tựa game gần như không thay đổi trong gần 20 năm. Giới thiệu cốt truyện đấu tranh chống lại tổ chức tội phạm mới, đồ họa 3D đầy đủ và cách tiến hóa Pokémon mới, X and Y tạo ra làn gió mới cho thương hiệu lâu đời, già cỗi này.

366. Parappa The Rapper

(1997, PlayStation, các hệ máy khác)

Một trong những game âm nhạc đầu tiên, Parappa The Rapper có vẻ là một trong những game lạ lẫm nhất được phát hành. Tập trung vào dòng nhạc hip-hop đang bùng nổ khi đó, đồ họa 2D độc nhất của game kết hợp với những bản nhạc của riêng mình đã mở đường cho PlayStation bùng nổ.

365. Limbo

(2010, Xbox 360, các hệ máy khác)

Với bầu không khí u ám, ảm đạm cùng những thách thức khó khăn, tựa game 2D platform Limbo khiến cho người chơi phải rùng mình khi chứng kiến những cái chết thảm khốc của nhân vật nhỏ tuổi. Cùng với những tựa game khác trong danh sách này, Limbo là một trong những game tiên phong khiến cho thị trường game indie gần đây bùng nổ.

364. Lemmings

(1991, Amiga, các hệ máy khác)

Lemmings là game buộc phải tính trước. Người chơi phải hướng dẫn các Lemmings vượt qua những chướng ngại vật, biến đổi các màn chơi để dẫn dắt chúng đến cổng kết thúc màn chơi. Lemmings là một trong những game được khen ngợi nhất trong thập niên 90.

363. Castle Crashers

(2008, Xbox 360, các hệ máy khác)

Cốt truyện dí dỏm cùng yếu tố nhập vai và gợi nhớ về những game đánh nhau truyền thống đã nhào nặn ra một trong những tựa game vui nhộn nhất Xbox 360. Kết hợp nhiều thể loại game thử thách và chiều sâu cùng với đồ họa phong cách LucasArts, Castle Crashers là hành trình dễ thương trong thế giới trung cổ đẹp đẽ.

362. Joust

(1982, Arcade, các hệ máy khác)

Joust, tuy không phải là game đầu tiên, những đã giúp phổ biến ý tưởng chơi phối hợp. Joust đã tạo ra hàng tá phiên bản port,các phần tiếp theo và những game nhái lại. Điều đáng chú ý hơn là Joust đã khiến game đi theo hướng cộng đồng, thay vì người chơi phải đấu nhau thì giờ họ có thể hợp tác cùng nhau.

361. Contra 3: The Alien Wars

(1992, Super NES, các hệ máy khác)

“Được xem là một trong những phiên bản hay nhất trong dòng Contra,” IGN cho biết, Contra 3: The Alien Wars tận dụng công nghệ của Super Nintendo để game trở nên đẹp hơn chơi có hệ thống hơn, đầy ấn tượng hơn so với 2 phiên bản Contra đầu. Các màn chơi được thiết kế phức tạp, cho phép người chơi sử dụng rất nhiều món đồ có trong thế giới Contra.

Nguồn: Polygon

Phần 8 >>

Cẩm nang

500 tựa game hay nhất mọi thời đại (460-441)

123

<< Phần 2

Có những trò chơi điện tử chỉ đem lại những giây phút giải trí ngắn ngủi. Thời gian qua đi, tên tuổi của chúng dần dần chìm vào quên lãng. Nhưng vẫn có những tựa game mà giá trị của nó sẽ còn tồn tại mãi mãi, luôn được thế giới biết đến là những biểu tượng, cột mốc trên chặng đường phát triển của loại hình giải trí này. Đó sẽ là những tựa game mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong series bài viết: 500 tựa game hay nhất mọi thời đại, và đây là phần nối tiếp phần trước.

460. Picross 3D (2010, Nintendo DS)

Thứ khiến cho Picross 3D hay hơn bản gốc rất nhiều chính là thêm góc nhìn thứ 3. Dựa vào những thứ gây nghiện trước đó của người tiền nhiệm – xây dựng hình ảnh dựa vào các khôi di chuyển – Picross 3D đã tỏa sáng, thêm chiều sâu vào các câu đố và những cách mới để giải quyết.

459. Paper Mario (2001, Nintendo 64)

Thật lạ lùng khi thấy một trò chơi 17 năm tuổi vẫn tỏa sáng, nhưng thật sự Paper Mario có cảm giác rất hiện đại. Phiên bản Mario RPG thứ hai, Paper Mario được xem là một trong những tựa game hay nhất đương thời, làm kinh ngjac bởi chiều sâu trong lối chơi cũng như những chiến thuật phải dùng để vượt qua thế giới 2D này.

458. Electroplankton (2006, Nintendo DS, các hệ máy khác)

Electroplankton là một trò chơi không biết phải diễn tả như thế nào cho người khác hiểu về nó. Bằng cách tương tác với âm nhạc bằng cách điều khiển những vi sinh vật, game cho người chơi tạo nên những giai điệu tươi đẹp. Cách tiếp cận độc nhất này giúp cho Electroplankton nổi bật giữa những game âm nhạc chỉ tập trung vào quảng cáo.

457. Plants vs. Zombies (2009, PC, các hệ máy khác)

Khi Plants vs. Zobies được phát hành trên các thiết bị di động vào 2009, nó hoàn khác hẳn với những tựa game di động khác nhờ vào cách trình bày, chiều sâu cũng như nội dung. Trong thị trường đã bão hòa, Plants vs. Zombie vẫn giành được các giải thưởng từ Học viện Nghệ thuật tương tác và Khoa học, cũng như được đề cử cho giải Game Developers Choice Awards nhờ thiết kế của mình.

456. Cities: Skylines (2015, PC, các hệ máy khác)

Cities: Skylines quay trở lại để tái khẳng định mình. Sau thất bại từ SimCity (2003), Skyline đưa cho các fan dòng game xây thành phố mô phỏng những gì họ muốn: tạo nên thành phố trong mơ của mình. Game ảnh hưởng ra cả ngoài ngành game. Tại Stockholm, game được sử dụng để thiết kế và thử nghiệm kế hoạch xây các khu dân cư.

455. Boulder Dash (1984, Atari 8-bit, các hệ máy khác)

Boulder Dash đã có mặt từ rất lâu. Trong game, Rockford đào qua những hang động để tìm các viên đá quá trong khi phải tránh bị đè bởi những tảng đá đang rơi xuống. Boulder Dash đánh vào tâm lý “chơi thêm một game nữa”, khiến nhiều người đắm mình nhiều ngày trong những hang động này.

454. Archon: The Light and The Dark (1983, Apple 8-bit, các hệ máy khác)

Là một trong những game được phát hành bởi EA, Archon kết hợp giữa game chiến thuật và đối kháng. Giống như chơi cờ vua, khi ăn một quân cờ của bên kia, trận chiến giữa 2 quân cơ sẽ xảy ra để xác định ai là người chiến thắng. Giống như 2 game trong 1, Archon cần người chơi phải biết suy nghĩ cũng như đủ kĩ năng để thắng thể loại này.

453. Dragon Age: Origins (2009, PC, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Dragon Age: Origins đã tạo ra chuẩn mực cho những game thế giới mở nhập vai sau này. Nhờ thuần phục cách nhào nặn thế giới trong game, cũng như các nhân vật và nhiệm vụ, Origins có chiều sâu cũng như mức độ chi tiết giúp tái khẳng định lại thể loại này, giúp tạo ra một thế giới mới trong một cuộc sống khác biệt.

452. Angry Birds (2009, iOS, các hệ máy khác)

Chúng ta dễ nhầm tưởng Angry Bird là một hiện tượng, để các nhà bán lẻ đưa biểu tượng vào trong quần áo trẻ em hay balo đi học. Nhưng thật ra Angry Birds đã tìm ra công thức gây nghiện hoàn hảo và biến nó thành tựa game đỉnh. Kể từ lần đầu ra mắt, Angry Birds đã hợp tác với Star Wars để bán ra hàng triệu chiếc áo mang thương hiệu của cả 2 và có cho mình cả một bộ phim riêng mang tên Angry Birds.

451. The Witcher 2: Assassins of Kings (2011, PC, Xbox 360, các hệ máy khác)

The Witcher 2: Assassins of Kings đánh dấu giai đoạn studio CD Projekt Red bắt đầu phát triển. Mở rộng cốt truyện, cải thiện hệ thống chiến đấu và tạo dựng engine của riêng mình, đội ngũ đã thực sự cải tiến rõ rệt. Và Assassins of Kings chính là dấu mốc quan trọng để Projekt Red trở thành một trong những nhà làm game hàng đầu thế giới.

450. Professor Layton and the Unwound Future (2010, Nintendo DS)

Có sự quyến rũ và thử thách của riêng mình, Professor Layton and the Unwound Future không bao giờ sử dụng lại các câu đố đã dùng rồi. Cần có toán, logic và những kĩ năng khác đế chơi, về lý thuyết thì nghe có vẻ khá mệt. Nhưng thật ra, Unwound Future thực sự rất thú vị, chỉ cần bạn chịu động não mốt tí thì sẽ tìm ra câu trả lời.

449 Hitman Go (2014, iOS, các hệ máy khác)

Các tựa game Hitman luôn luôn là về việc lên kế hoạch trước và sẵn sàng cho mọi thứ. Hitman Go dưa theo ý tưởng này để làm ra game giải đố mà người chơi phải lên kế hoạch mọi nước đi của mình thông qua hệ thống đi theo lượt. Hitman Go cảm giác như chơi cờ vua vậy, mọi nước đều phải được tính toán và cân nhắc kĩ lượng.

448. Final Fantasy 10 (2001, PlayStation 2, các hệ máy khác)

Final Fantasy 10 được phát hành trên PlayStation 2. Ngoài việc là game đẹp nhất tại thời điểm đó của dòng game Final Fantasy, 10 cũng giới thiệu những hệ thống quan trọng mới, như khả năng xây dựng nhân vật linh động, đưa series vào giai đoạn hiện tại. Những thay đổi trong game này đã khiến các phần sau phải tiếp tục bám theo nó.

447. BioShock 2 (2010, PC, PlayStation 3, Xbox 360)

BioShock 2 quay lại sự sụp đổ của Rapture, tạo thêm nhiều nội dung của như chiều sâu cho cư dân dưới biển này. Ngoài hệ thống chiến đấu được cải thiện, game còn sở hữu một trong những DLC hay nhất mọi thời đại, Minerva’s Den. DLC này góp phần giúp cho studio indie The Full Bright Company ra đời, hãng làm ra game Gone Home thành công.

446. Sonic Colors (2010, Wii)

Sonic thường rất khó thu hút những game thủ ở bên ngoài. Nhưng với Sonic Colors, họ đã tìm thấy sự cân bằng giữa tốc độ và platform, khiến game thu hút được lượng fan rất nhiều. Sonic Colors hiện vẫn là một trong những tựa game hay nhất của series này.

445. Vanquish (2010, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Vanquish tập turng về di chuyển cũng như phong cách của riêng mình. Là một game bắn súng nấp trong chướng ngại vật, Vanquish cách mạng hóa cách chơi bằng việc trừng phạt những ai thích núp. Kẻ thù liên tục bay đến từ mọi phía, buộc người chơi phải liên tục di chuyển.

444. Wolfenstein: The New Order (2014, PC, PlayStation 4, Xbox One, các hệ máy khác)

Khác với Doom, game không chỉ nhấn mạnh về giết và giết mà mục tiêu cao cả hơn là tìm thấy tương lai tốt cho bản thân. Là game FPS được làm lại từ dòng Wolfenstein cổ điển, lấy bối cảnh giả tưởng khi phe phát xít thắng Thế chiến 2, game thật sự thu hút người chơi từ cốt truyện tò mò, hấp dẫn.

443. Psi-Ops: The Mindgate Conspiracy (2004, PC, PlayStation 2, Xbox)

Psi-Ops: The Mindgate Conspiracy buộc người chơi phải động não. Ít tập trung vào súng ống hơn để chú tâm vào hệ thống tâm linh và dịch chuyển, The Mindgate Conspiracy giúp người chơi phải sáng tạo trong chiến đấu, khiến nó nổi bật hơn hẳn những tựa game bắn súng cùng thời, và ảnh hưởng đến những NPH để họ thử ý tưởng mới trong chiến đấu.

442. Jetpack Joyride (2011, iOS, các hệ máy khác)

Nếu nhắc đến game di động tập trung vào lối chơi lặp lại gây nghiện, thì Jetpack Joyride chính là người dẫn đầu. Bay vòng vòng và liên tục né các chướng ngại vật trong trò chơi không bao giờ kết thúc, game sẽ khiến bạn cứ tiếp tục chơi. Để có thể đặt điện thoại xuống và rời đi là một điều không dễ dàng tí nào.

441. Mario Paint (1992, Super NES)

Những game Mario thường rất sáng tạo, tiếc rằng sự giới hạn này chỉ dành cho nhà phát hành. Tuy nhiên, Mario Paint đã để cho người chơi thỏa sức sáng tạo, cho phép họ tạo nên những bức vẽ hay những phân đoạn hoạt hình cùng âm nhạc. Như AllGame nói, “đây có là ý tưởng khéo léo và đầy cảm hứng nhất mà Nintendo đã tạo ra với một sản phẩm của mình.”

Nguồn: Polygon

Phần 4 >>

Cẩm nang

Bán độ trong esports: vấn nạn chưa có lời giải đáp

127

Một trong những tổ chức Dota 2 lớn nhất thế giới đang gặp tai họa về vấn nạn bán độ trong esports.

Newbee, nhà vô địch The International 2014, đang phải đối diện với những các buộc dàn xếp trận đấu từ rất nhiều bên có tiếng nói trong làng Dota 2 Trung Quốc. Hiệp hội Dota 2 chuyên nghiệp Trung Quốc (CDA) và ImbaTV đã cấm tổ chức lẫn các tuyển thủ của đội tham gia các sự kiện trong tương lai. Lệnh cấm này có thể còn nghiêm trọng hơn, khi mà Valve cùng nhà phát hành Trung Quốc là Perfect World đều được thông báo về vụ việc.

Đây là tin sốc cho các fan Dota 2. Tuy dàn xếp trận đấu phổ biến ở nhiều bộ môn esports, nhưng nó chủ yếu diễn ra trong các giải nhỏ với các đội vô danh. Việc một cái tên lớn như Newbee bị dính cáo buộc bán độ và nhiều tuyển thủ bị cấm thi đấu là tin sốc.

Do đó, bài viết này sẽ nhìn lại những vụ bán độ trong Dota 2, Counter-Strike: Global Offensive và esports nói chung, cũng như lịch sử của vấn nạn bán độ trong các môn thể thao truyền thống.

Dàn xếp trận đấu (hay bán độ) là gì?

Dàn xếp trận đấu (hay bán độ) có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng nói chung, nó là việc một bên cố gắng tác động đến kết quả mà không phải bằng nỗ lực thi đấu hết mình.

Trong esports lẫn thể thao truyền thống, bán độ chủ yếu được làm vì mục đích cá cược. Cá cược có thể khiến tuyển thủ hay đội cố tình thua để đảm bảo mình thắng được tiền, hoặc những người trong đội sẽ tự ‘bet’ ngược và đảm bảo mình thắng cược.

Lấy một ví dụ nổi bật từ hơn 100 năm trước, khi đội bóng chày Chicago White Sox của giải bóng chày Mỹ (Major League Baseball, MLB) cố tình thua World Series năm 1919. Rất nhiều thành viên của đội bực tức với chủ sở hữu đội nhưng họ không thể ra đi do ràng buộc hợp đồng của MLB tại thời điểm đó. Khi đội được một bên cá độ tiếp cận và trả tiền để họ cố tình thua, các thành viên đã chấp nhận làm điều đó.

Dù vậy, dàn xếp trận đấu không nhất thiết liên quan đến tiền, hoặc phải thua.

Trong các giải đấu có chia hạt giống, đối thủ có thể cố sắp xếp hạt giống của đội bằng cách thua, tránh đối mặt đội mạnh sớm. Olympic cầu lông năm 2012 tạo ra scandal dàn xếp trận đấu, khi nhiều tuyển thủ bị phát hiện cố tình thua để tránh gặp các đối thủ nhất định. Điều này từng xảy ra vào năm ngoái đối với CSGO, khi Team Quesco cố tình thua ở các game vòng bảng Liga de Videojuegos Professional Superliga 2019 để rơi vào nhánh đấu phù hợp hơn trong playoff.

Các đội không cần phải thua để dàn xếp trận đấu. Scandal điểm số đã xảy ra trong bóng rổ nhiều lần, và chúng thường là các đội đảm bảo họ chỉ thắng với một khoảng cách nhất định. Điều này được thực hiện để thao túng kết quả bet, nhất là trong các kèo handicap.

Esports cũng có lịch sử dàn xếp trận đấu từ lâu

Dàn xếp trận đấu là vấn nạn của mọi môn thể thao. Sự mới mẻ trong esports, kết hợp với ngành cá cược khổng lồ và nguồn thu nhập thấp của phần lớn tuyển thủ đã tạo ra công thức hoàn hảo cho việc dàn xếp trận đấu.

Một trong những trường hợp sớm và lớn nhất về dàn xếp trận đấu trong esports đến từ năm 2010 trong StarCraft: Brood War. Nhiều tuyển thủ hàng đầu bao gồm siêu sao Ma “sAviOr” Jae Yoon bị phát hiện tham gia nhóm tuyển thủ nhận tiền để cố tình thua, hoặc tự cá cược trên trận đấu của mình. Trường hợp tương tự xảy ra 5 năm sau trong StarCraft 2, vụ việc đã khiến nhiều tuyển thủ chuyên nghiệp bị bỏ tù.

Scandal dàn xếp trận đấu lớn nhất lịch sử CSGO: iBUYPOWER và NetcodeGuides

IBP bị phát hiện đặt cược để thua thông qua nhiều trung gian. Khi tin tức bắt đầu lan truyền về việc này, Valve đã cấm nhiều tuyển thủ và thành viên của đội tham gia thi đấu vĩnh viễn.

Dota 2 cũng chứng kiến nhiều vụ bán độ trong những năm qua

Vào 2015 và 2016, Valve cấm nhiều đội vì cáo buộc dàn xếp trận đấu. Đáng chú ý trong số này là đội Elite Wolves từ Peru vào 2016.

Valve kể từ đó vẫn chưa ra án phạt nào mới, đó là do Dota 2 trong thời gian qua không có scandal bán độ nào. Chỉ vài tuần trước, CyberTRAKTOR bị cấm khỏi giải WePlay! Pushka League vì cáo buộc ‘throw game’ trước Cyber Legacy. Các cáo buộc tiếp tục nổ ra, cụ thể là tại khu vực Trung Quốc.

Newbee có lẽ là cái tên lớn nhất tham gia bán độ trong Dota 2, với Zeng “Faith” Hongda và Xu “Moogy” Han là hai cái tên nổi bật bị vướng vào sự việc.

Còn cái tên lớn nhất trong Dota 2 dính vào bán độ tính đến thời điểm hiện tại là đội trưởng Virtus.pro, Alexey “Solo” Berezin. Nhà vô địch major 5 lần thừa nhận bán độ một trận đấu hồi 2013 và bị cấm tham gia các giải StarLadder. Dù vậy, Solo chưa bao giờ bị Valve phạt cả.

Liên Minh Huyền Thoại cũng không ngoại lệ

Giải LPL Trung Quốc chứng kiến nhiều vụ dàn xếp trận đấu lớn chỉ trong năm qua. Vào tháng 3, Wang “WeiYan” Xiang và Rogue Warriors bị cấm tại LPL. Tháng 6 2019, Xiang “condi” Ren-Jie của LGD Gaming bị cấm thi đấu 18 tháng do cáo buộc tham gia bán độ.

Vậy tại sao bán độ trong Dota 2 và những môn esports khác lại là điều xấu?

Có thể bạn nghĩ dàn xếp trận đấu không phải là một vi phạm to tát. Không ai bị tác động về thể chất, và nó cũng không hẳn là gian lận. Vấn đề nằm ở sự trung trực trong thi đấu. Nếu không thực hiện được, nó là một trong những cách giết chết một bộ môn thể thao nhanh nhất.

Major League Baseball bị phá hủy bởi scandal World Series 1919 và gần như sụp đổ. Gần đây, những cái tên nổi bật trong bộ môn sumo đã vướng nhiều scandal, bao gồm cá độ và dàn xếp trận đấu.

Các fan chúng ta cần bài trừ tư tưởng bán độ này. Những tựa game esports như Dota 2 và CSGO phụ thuộc nặng về vào đấu trường chuyên nghiệp để tồn tại. Các hành động dàn xếp trận đấu sẽ để lại hậu quả khôn lường cho sự tồn tại của các môn esports nói riêng cũng như thể thao nói chung.

Theo win.gg

Cẩm nang

Bộ sưu tập skin CSGO đẹp giá chưa đến $5

76

Nhiều skin CSGO có giá đến hàng trăm nghìn đô, nhưng bạn không cần phải bỏ ra nhiều tiền như vậy để sở hữu cho mình một bộ sưu tập skin đẹp.

Có rất nhiều skin bắt mắt được bán chưa đến $5 trên Steam Marketplace. Dưới đây là danh sách các skin đẹp tốt nhất phù hợp với túi tiền eo hẹp của nhiều game thủ CSGO.

AK-47 | Baroque Purple Minimal Wear

Baroque Purplee là skin AK-47 nhìn khá sang chảnh nhưng giá rất phải chăng. Thuộc Canals collection, AK Baroque có họa tiết chịu ảnh hưởng từ thời trang Ý lịch lãm. Phiên bản Minimal Wear có thể mua với giá chưa đến $5.

StatTrak AWP | Worm God Minimal Wear

AWP là một trong những súng đắt nhất game CSGO, nhưng người chơi không cần phải bỏ ra tận $4,750 tiền để sở hữu một skin AWP nổi bật. Worm God AWP hình trên xuất hiện trong Chroma 2 case. Với nguồn cung dào dồi đồng nghĩa chúng ta sẽ có được bản Minimal Wear StatTrak này chưa đến $5.

M4A4 | Evil Daimyo Minimal Wear

Với 33 loại skin khác nhau, M4A4 có rất nhiều lựa chọn cho sở thích của mỗi game thủ. Trong số đó, Evil Daimyo nổi bật nhờ tông màu đỏ đen và giá thành phải chăng.

StatTrak MP9 | Ruby Poison Dart Minimal Wear

Các round eco thường không được quan tâm nhiều, nhưng đó mới là round để bên có lợi tích thêm tiền cho mình. MP9 là vũ khí hoàn hảo để làm điều đó nhờ thưởng $600/mạng. Ruby Poison Dart, chưa đến $5, mang đến sự hào nhoáng để bạn có thể ngắm mỗi khi lên MP9 trong các round eco.

StatTrak Glock-18 | Grinder Minimal Wear

Đừng tưởng nó rẻ mà không đẹp nhé, Grinder hoàn toàn xứng đáng trong bộ sưu tập skin Glock. Grinder có thiết kế giống dao Slaughter hay Crimson Web, với các skin không cái nào giống cái nào cả. Khi tham khảo trong Steam Marketplace, nhớ inspect Grinder trong game để tìm ra hoạt tiết vừa ý bạn nhé. Nhìn thấy rõ được hoạ tiết xoắn ốc được xem là giá trị nhất của skin Grinder này, nhưng đẹp hay không thì vẫn còn tùy thuộc vào sở thích của từng người.

USP-S | Cyrex Factory New

Chắc chắn chúng ta sẽ thấy được khẩu lục ban đầu ở round đầu tiên cũng như khi respawn, do đó, đây là skin nên ưu tiên được nâng cấp. Cyrex là skin CSGO kinh điển dành cho bốn súng khác nhau và USP-S có giá rẻ nhất. Phiên bản Factory New có thể thuộc về bạn với giá chưa đến $4.

Bạn có thể đọc thêm các bài hướng dẫn CSGO:

  • 5 tip CSGO có thể giúp bạn rời rank Silver
  • Hướng dẫn bind tốt nhất để tối ưu gameplay CSGO
  • Hướng dẫn đánh B map Inferno trong CSGO
  • 5 tip CSGO có thể giúp bạn rời rank Silver
  • Hướng dẫn bind tốt nhất để tối ưu gameplay CSGO
  • Hướng dẫn đánh B map Inferno trong CSGO
Cẩm nang

Tencent sở hữu những công ty game nào trên thế giới

81

Tencent là nhà phát hành game lớn nhất thế giới. Hãng là ông trùm Internet và giải trí tại Trung Quốc – tương đương với Facebook hoặc Google. Nhưng có lẽ game thủ khắp thế giới sẽ biết đến nhiều cái tên mà Tencent đang nắm giữ một số cổ phần.

Với hơn 300 công ty được đầu tư, việc cập nhật danh sách Tencent sở hữu cổ phần ở đâu thật sự khá là đau đầu.

Dưới đây là danh sách những công ty game nước ngoài được Tencent đầu tư, nếu được, bao gồm, chính xác họ sở hữu bao nhiêu.

Riot Games (Liên Minh Huyền Thoại) – 100%

Riot Games đổi logo

Trong 2011, Tencent từ đối tác phát hành Riot Games tại Trung Quốc trở thành cổ đông chính sau khi trả $400 triệu USD để sở hữu 93% cổ phần của nhà phát triển Liên Minh Huyền Thoại. Bốn năm sau, Tencent lấy luôn 7% cổ phần còn lại với mức giá không được tiết lộ, nắm hoàn toàn quyền kiểm soát Riot Games, cũng như mảng Liên Minh Huyền Thoại nói riêng.

Việc Tencent mua lại Riot là điều đã được báo trước. Liên Minh Huyền Thoại là tựa game PC nổi tiếng nhất thế giới, mang về $1.4 tỉ USD doanh thu năm ngoái. Riot Games vẫn là bên ra quyết định cho tựa game của mình, nhưng mọi thứ đang dần thay đổi. Nhằm tăng doanh thu trong thị trường game di động đang bùng nổ, Tencent đã cố thuyết phục Riot phát triển bản LMHT trên di động. Khi nhà phát triển từ chối, Tencent đã tự mình phát triển bản sao tên Arena of Valor. Arena of Valor trở thành một trong những game di động lợi nhuận nhất tại Châu Á – và Riot không thật sự hài lòng về điều này. Nhưng sự rạn nứt này giờ đã trôi qua. Giờ đây, Tencent đã bỏ hẳn Arena of Valor ở phương Tây, còn Riot thì đang phát triển bản di động cho LMHT. Nhìn chung, việc Tencent mua lại Riot đã góp phần biến LMHT thành vua esports.

Epic Games – 48.4%

Tencent đầu tư $330 triệu USD vào Epic Games từ tháng 6 năm 2012 – bước đi làm thay đổi thị trường game PC trong một thập kỷ qua, mở đường cho các game free-to-play. Nhận ra “mô hình kinh doanh cũ” bán game không còn hiệu quả, nhà sáng lập Epic, Tim Sweeney quyết định hợp tác với Tencent đề học hỏi cách vận hành các game live-service. Và nó đã thành công.

Với đầu tư từ Tencent, Epic gỡ bỏ phí hàng tháng từ Unreal Engine 4 để hỗ trợ miễn phí – Epic nhận hoa hồng từ doanh thu. Tuy nhà phát triển có thể phải trả nhiều phí hơn cho một tựa game thành công về lâu dài, nó giúp Unreal Engine được cộng đồng phát triển indie rộng lớn tiếp cận. Nó châm ngòi cho sự cạnh tranh căng thẳng với engine đối thủ là Unity – cho đến thời điểm đó được xem là công nghệ tốt nhất cho các nhà phát triển nhỏ. Cùng lúc, Epic bắt đầu thử nghiệm các game live-service như Paragon và Fortnite: Save the World. Trong khi cả hai game đều thất bại, thì Save the World tạo ra bệ phóng cho Epic nhảy vào cuộc đua battle royale. Fortnite: Battle Royale vô tình tạo ra hiện tượng văn hóa pop phi thường kể từ Minecraft và Pokémon. Năm ngoái, Fornite kiếm được $2.4 tỉ USD, trở thành tựa game lợi nhuận nhất của năm đó.

Bluehole (PlayerUnknown’s Battlegrounds) – 11.5%

Tenbcent vừa sở hữu một phần Fortnite lẫn PUBG, hai game battle royale đình đám nhất hiện nay. Điều khá ngạc nhiên hơn chính là việc họ còn sở hữu quyền phát hành cả hai tựa game tại Trung Quốc, điều đó đồng nghĩa Tencent tự cạnh tranh với chính mình. Tencent đầu từ vào Bluehole bắt đầu từ năm 2017, khi đó Tencent sở hữu 1.5% cổ phần Bluehole trước khi tăng mức đầu tư không được tiết lộ – tin đồn là 10%. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu, có nguồn tin cho biết Tencent đang muốn thâu tóm hoàn toàn Bluehole.

Ubisoft- 5%

Tencent là một trong nhiều cổ đông giúp Ubisoft sống sót khỏi vụ mua lại năm ngoái từ Vivendi – tại thời điểm đó là cổ đông lớn nhất của Ubisoft. Trong nhiều năm, Vivendi liên tục tăng cổ phần của mình tại Ubisoft lên với tham vọng vượt mặt nhà sáng lập Yves Guillemot và chiếm quyền kiểm soát công ty – đồng thời sẽ đuổi việc hàng nghìn người trong quá trình này. Mọi thứ trở nên u ám hơn cho đến khi Ubisoft thương thảo được với Vivendi để tập đoàn Pháp thoái vốn đầu tư cho nhiều cổ đông, bao gồm Tencent.

Tuy nhiên, thuộc một phần điều kiện, Tencent chỉ là đối tác im lặng không thể tăng quyền bầu chọn hay sở hữu tại Ubisoft – khiến cho việc Tencent thâu tóm Ubisoft gần như không thể xảy ra. Việc mua một phần cổ phần Ubisoft cũng báo trước chiến thuật đối tác mới: Tencent sẽ phát hành các game Ubisoft tại Trung Quốc.

Activision Blizzard – 5%

Nhiều năm trước Ubisoft, Tencent cũng giúp một công ty khác thoát khỏi Vivendi: Activision Blizzard. Acitivision rơi vào tay của Vivendi vào năm 2007, khi công ty sát nhập với Vivendi Games để gia nhập cùng Blizzard và hưởng lợi lớn từ thành công của World of Warcraft. 5 năm sau, công ty sát nhập Activision Blizzard công bố mua lại cổ phần Vivendi trong công ty và trở thành độc lập. Tencent nhảy vào ngay khi đó để mua lại 5% cổ phần công ty ở mức giá không được tiết lộ.

Grinding Gear Games (Path of Exile) – 80%

Trong năm 2018, Tencent giành được phần lớn cổ phần của nhà phát triển game New Zealand, Grinding Gear Games, nổi tiếng với tựa game Path of Exile. Việc mua lại khiến cho cộng đồng Path of Exile lo sợ. Họ lo ngại nhà phát hành Trung Quốc sẽ áp dụng các chính sách microtransaction mạnh mẽ hơn hay thay đổi kinh tế trong game hoàn toàn. Thế nhưng, giống với nhiều phi vụ thâu tóm khác của Tencent, Grinding Gear Games được độc lập trong việc vận hành Path of Exile. Sau một năm, kinh tế cũng như microtransaction của Path of Exile không thay đổi mấy, trong khi game vẫn tiếp tục bành trướng.

Những mãng đầu từ khác đáng chú ý

Supercell – 84.3%: Tencent đầu tư $8.6 tỉ USD vào nhà phát triển game di động Phần Lan, là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất lịch sử game. Nhưng khi xem qua 60% doanh thu game của Tencent (tương đương $19.13 tỉ USD) năm ngoái đến từ mảng di động, và những siêu phẩm của Supercell như Clash of Clans, việc mua lại này hoàn toàn xứng đáng. Giống với Riot Games, Supercell gần như độc lập điều hành và vẫn hoạt động tại Phần Lan.

Frontier Development – 9%: Tencent đầu tư £17.7 triệu vào nhà phát triển của hai tựa game: Elite Dangerous và Planet Zoo vào năm 2017. Nó thuộc một phần chiến lược đối tác để tăng thị phần trong các game “công viên” tại Trung Quốc.

Kakao – 13.5%: Kakao là công ty Internet và giải trí Hàn Quốc với công ty con đang phát triển siêu phẩm Black Desert Online. Kakao có doanh thu vượt $1 tỉ đô trong năm ngoái và cũng đang phát hành PUBG tại Hàn Quốc.

Paradox Interactive – 5%: Khi Paradox, công ty game chiến thuật Thụy Điển, lần đầu huy động vốn công khai vào năm 2016, Tencent đã mua 5% cổ phần với giá $21 triệu USD. Một phần của thương vụ là do Steven Ma, đứng đầu Tencent Games, cũng là fan kỳ cựu của Hearts of Iron 2.

Fatshark – 36%: Thành công của Warhammer: Vermintide 2 đã khiến Tencent mua phần lớn các cổ đông nhỏ của nhà phát triển Thụy Điển vào đầu năm 2019, với con số ước tính $56 triệu USD.

Funcom – 29%: Thương vụ mới nhất của Tencent là sở hữu 29% Funcom, nhà phát triển game Conan Exiles và The Secret World.

Sharkmob – 100%: Studio mới này bao gồm các cựu thành viên phát triển của The Division và Hitman, được Tencent mua lại hoàn toàn vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, cho đến hiện tại studio vẫn chưa công bố tựa game đầu tiên của mình.

Discord: Discord nhận được $158 triệu USD đầu tư vào năm ngoái, trong đó có Tencent (cùng nhiều nhà đầu tư khác).

Ngoài ra, Tencent cũng sở hữu 39.7% cổ phần tại công ty esports và phát hành game Đông Nam Á, đồng thời là cổ phần lớn tại nhà phát hành webgame Miniclip, và một nửa các cổ đông nhỏ trong nhiều công ty game di động mới.

Cẩm nang

Hướng dẫn tối ưu hóa mạng chơi game tại nhà

367

Chơi game trên PC yêu cầu những loại phần cứng tốt nhất, và game thủ chúng ta luôn tìm kiếm những lợi thế để giành được chiến thắng. Trước đây, đường truyền mạng không đóng vai trò quan trọng lắm. Nhưng với sự trỗi dậy của các game multiplayer yêu cầu phải đảm bảo kết nối mạng tốt để trải nghiệm chơi game được mượt mà. Nếu không tối ưu hóa đường mạng chơi game, dù máy tính bạn có thể chạy được cấu hình cao nhất đi nữa, sẽ dẫn đến hiện tượng không ổn định hay có độ trễ trong lúc chơi, lấy đi ít nhiều niềm vui của bạn.

Bằng việc chăm chút trong việc thiết lập đường mạng trong nhà, bạn có thể tận dụng hết được tốc độ mạng của mình.

Nhìn ping và tốc độ thế thôi chứ chơi game là một thảm họa

Bắt đầu với những điều cơ bản

Trước khi chúng ta đi chuyên sâu vào những điều chuyên môn, hãy bắt đầu với những thứ cơ bản trước. Nền tảng của một đường truyện mạng ổn định nằm ở băng thông. Khi chúng ta nói về mạng máy tính, băng thông nói về lượng dữ liệu có thể được gửi đi và tải về thông qua đường dây (hay sóng radio). Để dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng nó là đường kính của một ống nước.  Khi nói về mạng trong nhà, router của bạn giống như là ống nước kết nối từ nhà bạn đến trung tâm chứa nước.

Trước khi đi sâu nữa, hãy dành ra một phút và khởi động lại modem và router. Kiểm tra rằng router của bạn đang chạy firmware mới nhất, vì firmware mới có thể tối ưu hóa và sửa lỗi router. Đừng có tin vào phần mềm có sẵn trong nó; hãy lấy trực tiếp từ website của nhà sản xuất. Ngoài ra, kết nối máy tính của bạn trực tiếp với modem bằng dây mạng Ethernet và chạy SpeedTest để đánh giá đường truyền từ nhà cung cấp mạng. Nếu tốc độ của bạn không giống như những gì họ đã hứa, hãy cho bên nhà mạng biết. Nếu không, bạn sẽ phí thời gian sửa lỗi nằm ngoài phạm vi mạng trong nhà.

Mạng chơi game khác biệt như thế nào

Với lượng game quy mô như hiện nay, bao gồm những game bắn súng góc nhìn thứ nhất và MMORPG, cần phải truyền tải dữ liệu qua lại liên tục để tạo ra trải nghiệm chơi game mượt mà và ổn định. Chỉ cần tải dữ liệu ban đầu của game, cũng như các bản vá và cập nhật sử dụng rất nhiều băng thông, nhưng khi chơi, game lại sử dụng rất ít dữ liệu, trái ngược với nhiều người nghĩ.

Stream NetFlix có thể tiêu tốn 3GB mỗi tiếng dành cho video HD. Ngược lại, chơi game chỉ sử dụng có 20MB đến 80MB mỗi tiếng, tùy thuộc vào game. Với dung lượng ít như thế để chơi game online, việc có đường truyền nhanh hơn không thể hiện sự khác biệt nhiều trừ khi có nhiều người dùng cùng lúc ở đường truyền đó. Chìa khóa ở đây chính là sự ưu tiên băng thông cho game, và không để những việc khác cướp lấy băng thông chơi game của bạn.

Trong khi stream phim cần phải tải (download) dung lượng lớn dữ liệu, online game chỉ sử dụng một ít trong việc tải (download) và gửi lên (upload). MMORPG cũng khá nhạy cảm với việc mất dữ liệu (packet loss), mất một packet có thể khiến game bị đứng. Với FPS và các game đua xe, điểm nhấn nằm ở việc giảm thiểu latency (độ trễ). Latency đo lượng thời gian cần để gửi dữ liệu từ điểm này đến một điểm khác.

Mua đúng phần cứng

Với nhu cầu đường truyển ổn định, an toàn và latency thấp, các game thủ nghiêm túc sẽ thấy được lợi ích của việc sử dụng dây mạng. Đại đa số trường hợp, các dây mạng CAT5e và CAT6 sẽ cho ta ổn định và ít bị nhiễu hơn. Nếu bạn có CAT5e, hãy sử dụng nó. Tuy nhiên, CAT6 sẽ ít bị nhiễu ở khoảng cách dài hơn so với CAT5e.

Dây mạng Ethernet nên là lựa chọn hàng đầu để kết nối máy tính PC của bạn với cục mạng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đạt được vì có thể cục mạng sẽ được đặt ở vị trí bất tiện để đi dây đến máy tính của bạn. Một lựa chọn khác, tuy không tối ưu bằng đó là wireless (mạng không dây). Wireless giờ đây được sử dụng bới rất nhiều game thủ. Cùng với sự tiện lợi của nó, game thủ có thể phải đối mặt với latency cao hơn, an ninh thấp hơn và độ ổn định không tốt bằng kết nối dây.

Cũng giống như việc bạn sẽ không muốn chơi game với một chú chuột văn phòng giá 50 nghìn. Tốt nhất là nên có một thứ gì đó tốt hơn router nhà mạng cung cấp sẵn cho bạn. Router chính là phần cốt lõi của hệ thống mạng, và những router chuẩn 802.11n (hay chậm hơn là 802.11g) không thể bắt kịp nhu cầu chơi game tốc độ cao trên thị trường hiện này.  Những router này (từng hoạt động ổn trong quá khứ) không được thiế kế để hỗ trợ nhiều thiết bị cùng lúc; chúng không được thiết kế để hỗ trợ tất cả smartphone, tablet (máy tính bảng) và các thiết bị xem phim (media stream) ngấu nghiến mạng của bạn. Do đó, hãy mua cho mình một router tốt.

Giờ, máy tính đã kết nối và vấn đề nhà mạng đã được giải quyết, chúng ta bắt đầu chuyển trọng tâm sang tối ưu hóa hệ thống mạng của mình. Hai vị trí cần can thiệp chính là router và giao diện card mạng của máy tính (NIC – Network Interface Card).

Router Quality of Service (QoS)

Với quá nhiều thiết bị tranh giành băng thông với máy tính, bạn cần phải có một router có công nghệ gì đó để giúp lưu lượng dữ liệu được ưu tiên cho bạn. Công nghệ mà chúng ta đang nói đến là Quality of Service, gọi tắt là QoS. QoS cho phép router hoạt động như một ‘người điều khiển giao thông’ của dữ liệu, tức ai được đi vào làn ưu tiên, ai phải chờ.QoS ưu tiên những dữ liệu nhạy cảm về tốc độ truyền tải, như dữ liệu chơi game chẳng hạn. Nếu không có QoS, Window sẽ không bao giờ ưu tiên cho dung lượng chơi game. Ở mặt khác, với gaming router hỗ trợ QoS, những thứ liên quan đến game sẽ được ưu tiên hơn những loại dữ liệu khác, giúp cho gameplay mượt mà dù cho những thứ khác đang làm kẹt cứng băng thông.

Rõ ràng QoS là thứ không thể thiếu trong gaming router, nhưng tất cả QoS không giống nhau. Từ những gì chúng ta biết, hiện có hai phương pháp tiếp cận QoS. Phương pháp đầu tiên là router sẽ ưu tiên theo thiết bị, và phương pháp thứ hai là router ưu tiên theo ứng dụng. Với những thiết bị D-Link và ASRock ưu tiên thiết bị mà chúng ta đã xem qua, đây là một phương pháp không khả quan. Các thiết bị Asus và Netgear được chỉnh để ưu tiên các ứng dụng game có kết quả tốt hơn. Từ hình chụp ở trên, phần mềm trong router Netgear X4S có bốn mức ưu tiên giao thông mạng:

  1. Highest (Cao nhất): VoIP
  2. High (Cao): Gaming
  3. Normal (bình thường): Lướt web
  4. Low (thấp): Torrent

Phần cài đặt QoS của Netgear X4S có thể chạy theo chế độ mặc định như trên, hoặc chế độ chỉnh tay. Chế độ chỉnh tay (manual) cho chúng ta quyền kiểm soát từng hạng mức. Chúng sẽ được xếp tùy theo độ ưu tiên của người dùng. Mỗi router mỗi khác, cho nên hãy đọc kỹ hướng dẫn của router để xem phần cài đặt QoS như thế nào và làm sao để chỉnh chúng.

Killer NIC

Vị trí cần can thiệp khác chính là chỉnh và tối ưu hóa lưu lượng mạng ở cấp độ thiết bị. Trên máy tính chơi game, đây là những gì mà phần cứng mạng từ Killer NIC có thể làm. Các card Killer NIC hồi xưa có một cái giá $279 cao ngất ngưỡng. Thật khó để bỏ tiền ra trong khi các đánh giá về nó lại không được cao.

Công ty sau đó đã có nhiều cải cách, gần đây nhất là nằm dưới trướng của Rivet Netowrks. Phần cứng Killer NIC giờ đây được tích hợp lên các gaming motherboard và các gaming laptop từ những nhà sản xuất như Acer, Alienware, AsRock, MSI, và Gigabyte. Những sản phẩm hiện tại bao gồm Killer E0 NIC và Killer Wireless AC 1535. Công nghệ này có thể được áp dụng để kết nối dây lẫn không dây. Bí mật ở đây nằm ở Advanced Stream Direct 2.0, phần mềm giúp tối ưu hóa lưu lượng dựa vào 6 mức độ quan trọng.

  1. Chơi game và voice chat (VoIP)
  2. Chat và gửi tin nhắn
  3. Stream video
  4. Lướt web
  5. Những ứng dụng ít ưu tiên (Dropbox, Window Update)
  6. Tải (Torrent)

Đây có thể được xem là QoS của máy tính bạn. Phần mềm có thể điều chỉnh băng thông (tách biệt upload lẫn download) với mỗi phần mềm chạy trong máy. Điều này cực kỳ quý giá với những máy tính được dùng để làm nhiều việc trong lúc chơi game. Advanced Stream Direct 2.0 cũng được thiết kế để làm việc với QoS của các gaming router hiện đại.

Killer NIC cũng có thêm Double Shot Pro, được thiết kế để kết nối mạng từ hai nguồn khác nhau cùng lúc. Ví dụ như kết nối dây từ nhà cung cấp mạng và đường truyền Wifi từ một bên khác, cả hai có thể chạy cùng lúc. (Window hiện tại chỉ có thể kết nối cùng lúc một đường truyền đối với các máy không sử dụng Killer).

Chú ý: Double Shot Pro không được áp dụng nhiều. Tuy nhiên, đôi lúc, việc có hai mạng cùng lúc sẽ cho bạn thấy sự khác biệt rõ rệt.

Tỉ lệ khung hình có thể bị ảnh hưởng xấu bởi lag trong vài game. Chúng ta sử dụng FRAPS để đo tỉ lệ khung hình

Kiểm chứng chất lượng

Những gì chúng ta bàn bạc ở trên về mặt lý thuyết có vẻ ổn. Câu hỏi giờ đây là liệu những gaming router có QoS được bật sẽ đủ giúp ưu tiên lưu lượng dữ liệu để cho chúng ta trải nghiệm game suôn sẻ không, và Killer NIC có làm nên sư khác biệt trong cách cài đặt này không.

Với thiết bị chơi game, chúng ta sử dụng gmaing notebook MSI GT72 với CPU 4 nhân và GPU Nvidia rời. Router sẽ là Netgear Nighthawks X4S. Laptop được kết nối không dây ở đường truyền 5GHz. Game thử nghiệm sẽ là FPS, Medal of Honor: Pacific Assault được chơi ở độ phân giải 1366 x 766 bằng Hardward Texture 2.0. Game thủ sẽ quan tâm về lượng khung hình mỗi giây hơn là đánh giá chất lượng mạng, cho nên chúng ta dùng FRAPS 3.5.99 để thể hiện thông số khung hình trung bình. Phần mềm FRAPS này cũng sẽ ghi nhận khung hình cao nhất và thấp nhất mỗi giây trong 60 giây chơi game.

Chúng ta bắt đầu cơ bản bằng việc tắt QoS trong router và tính năng Killer đi. Nó cho ta một số liệu ổn định trên gaming notebook. Kết quả là game đạt trung bình 74.7 fps và khung hình thấp nhất đạt 66 fps, dễ dàng vượt qua mức 30 fps tối thiểu mà nhiều người nhắm đến.

Với lượng băng thông vừa nâng cấp từ nhà cung cấp mạng lên, chúng ta phải chạy rất nhiều thứ để khiến cho đường mạng bị nghẽn. Chúng ta quyết định chạy video từ YouTube, khoảng năm kênh stream 4K và một video 1080p. Điều này giúp tận dụng hết băng thông download, từ đó game chỉ còn có 5 đến 8 Mbps để dùng.

Với 6 video chạy ngầm cùng lúc, Medal of Honor bắt đầu bị kéo xuống còn 24.7 fps, trong khi fps thấp nhất đạt 14. Game cũng giật đến nổi không thể chơi được. Với tỉ lệ khung hình rớt đến 67%, chúng ta cùng xem QoS cura router và Killer NIC có giúp ích gì được không.

Bước đầu tiên đó là vào cài đặt router để bật QoS. Dynamic QoS (tự động) bị tắt trong cài đặt mặc định, xếp việc chơi game online nằm ở mức 2/4. Khi chạy dynamic QoS, kết quả vẫn khá là thất vọng khi fps chỉ đạt 26.5, vẫn giảm 65% so với kiểm tra ban đầu.

Bước tiếp theo chính là chỉnh tay QoS và đổi ưu tiên game online từ High lên Highest, đưa nó thành ưu tiên hàng đầu. Bằng cách này, tỉ lệ khung hình đã tăng lên 42.9 fps, vẫn giảm 42.58% so với lúc đầu. Tuy nhiên, bài kiểm tra này đã chứng minh rằng QoS có thể ưu tiên lưu lượng và giúp cải thiện game. Nó cũng cho chúng ta thấy thiết lập mặc định của QoS không tối ưu cho game thủ.

Tiếp theo, chúng ta muốn kiểm tra xem Killer NIC có thể làm gì. Game vẫn chạy, Killer NIC được bật lên ở thiết lập mặc định, trong khi QoS của router tắt. Khi chơi game, tỉ lệ khung hình nhảy lên 53. Tuy nó vẫn giảm 29% so với lúc đầu, nó đã cải thiện hơn hẳn so với QoS của router. Nói cách khác, nếu lựa chọn giữa QoS và Killer NIC thì Killer NIC rõ ràng mạnh hơn trong việc can thiệp truyển tải lưu lượng dữ liệu. Điều này đã đạt được ngay trong thiết lập mặc định của Killer NIC, với video vẫn được ưu tiên “Normal”, nhưng nó có nhiều can thiệp hơn để ưu tiên băng thông hoặc giới hạn download, nhằm tối ưu hóa “giao thông dữ liệu của game” hơn.

Với bài kiểm tra cuối cùng, cũng những video đó được chạy, cả chỉnh tay QoS và Killer NIC đều bật. Với cả hai công nghệ này được bật, tỉ lệ khung hình là 70.1 FPS. Nó chỉ giảm còn 6% so với chỉ số gốc, với tỉ lệ khugn hình thấp nhất là 52 fps. Chúng đều vượt ngưỡng 30fps để game không bị giật. Điều tuyệt vời hơn, với tất cả video đều được chạy trong khi trải nghiệm game gần như không thể phân biệt được so với lúc đầu.

Những kết quả như thế là điều đáng mừng cho những người dùng Killer NIC, nhưng đại đa số người dùng NIC đều là do nó đã có sẵn trong laptop hoặc motherboard của họ. Nếu không có Killer NIC, bạn vẫn có thể tối ưu hóa chơi game bằng kết nối dây, một router tốt và QoS được bật. Với thiết lập đúng, băng thông chơi game sẽ được ưu tiên cho router lẫn card Ethernet để tối ưu hóa lưu lượng băng thông sử dụng cho cả hệ thống mạng.

Nguồn: PCGamer

Cẩm nang

Những tựa game iOS và Android hay nhất 2018

285

App Store vừa mới kỷ niệm 10 năm để nhắc nhở chúng ta biết game di động đã thay đổi như thế nào trong một thập kỷ qua. Các game di động ngày nay rất đa dạng và sâu sắc hon trong qua khứ. Đặc biệt, rất nhiều game trong số chúng có mặt ở iOSAndroid, hai hệ điều hành di động nổi tiếng nhất hiện nay.

Đây là danh sách những tựa game đáng để bạn chơi qua trên iOSAndroid.

CÁC TỰA GAME MỚI

HOLEDOWN

Tuy chỉ là game indie nhỏ và độc quyền trên di động nhưng Holedown thu hút rất nhiều sự chú ý khi game mới ra mắt. Đến từ Graphfrukt Games, studio phát triển Rymdkapsel và Twofold Inc., Holedown phá vỡ công thức phá gạch cổ điển bằng những ý tưởng mới và hệ thống lên cấp gây nghiện.

Thay vì bắn trái banh lên không trung, bạn sẽ bắn trái banh từ trong ống rãnh ra, và ráng dọn sạch những chướng ngại vật giữa bạn và lõi hành tinh. Tất nhiên, bạn sẽ không phải bắn chỉ một trái và ráng bật nó càng nhiều càng tốt. Thay vào đó, từ từ nâng cấp, bạn sẽ nhận được khả năng bắn 99 trái cùng lúc, lắp đầy màn hình bằng những trái banh bay lung tung.

Holedown thu hút người chơi nhờ tư duy chiến thuật cần có để có thể phá hủy các loại chướng ngại vật khác nhau.

Game có mặt trên iOS Android, $3.99.

DONUT COUNTY

Trong thế giới game indie này, những chú gấu mèo đã chiếm lấy cửa hàng bánh donut… và vì vài lý do, có rất nhiều lỗ nuốt mọi tòa nhà, vật thể và cả những sinh vật sống trong thị trấn. Khá là lạ phải không?

Từ từ, bạn sẽ khám phá những gì xảy ra bên dưới thị trấn. Vào vai Mira, một con người, bạn sẽ cùng những cư dân thú khác nhớ lại những lần chạm trán với cái lỗ. Và sau đó, chính bạn sẽ điều khiển cái lỗ, vượt qua các câu đố thông minh và di chuyển nó trên mặt đất, lớn dần từ từ sau một vật dụng nó ăn được.

Donut County là một trong những game hấp dẫn nhất gần đây. Điều khiển trông rất mượt mà khi bạn điều khiển mọi thứ bằng ngón tay của mình. Ngoài ra, game cũng có bản console và PC.

Game hiện có trên iOS, $4.99.

ASPHALT 9: LEGENDS

Series game đua xe phong cách Burnout của Gameloft đã vươn lên đỉnh cao mới bằng Asphalt 8: Airborne – giúp series vượt qua tên gọi ‘hàng nhái’ và trở thành series đua xe độc đáo của riêng mình trên di động. Asphalt 9: Legends không có quá nhiều khác biệt sau 5 năm sau đó, nhưng game được trau chuốt và thêm nhiều lựa chọn hơn để biến đây thành game đua xe trên di động hay nhất.

Asphalt 9 cho phép bạn điều khiển hơn 50 chiếc xe cùng hàng tá đường đua với những điều kiện thời tiết khác nhau: những cú bay và vòng lượn để đưa xe của bạn bay lên không trung. Lấy cảm hứng từ bản console, bạn có thể lao vào xe đối thủ để hạ gục họ trong khi tăng thanh boost của mình lên, giúp bạn tăng tốc xe. Chế độ chơi đơn rất thú vị, nhưng với Asphalt 9, nó thu hút người chơi nhất nhờ chế độ online 8 người.

Bạn có thể bỏ tiền thêm vào game để sạc thanh xăng cho các xe, nâng cấp xe. Nhưng giống với các bản tiền nhiệm, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng Asphalt 9 mà không cần bỏ thêm một xu nào, miễn là không cảm thấy phiền toái về những yếu tố trên.

Game miễn phí trên iOS Android, và có giao dịch trong game.

CÁC GAME DI ĐỘNG HAY NHẤT

ALTO’S ODYSSEY

Giống với nguyên bản Alto’s Adventure, bản của nhà phát triển Snowman đơn thuần là game sẽ khiến bạn cảm thấy mãn nhãn: bay vút lên không trung dưới ánh nắng của buổi chiều, lượt qua sợi dây mỏng kết nối giữa hai khinh khí cầu, hay xoay người hai vòng trên không trung trước khi tiếp đất. Nghe có vẻ không dễ dàng chút nào, nhưng đó là thứ cuốn hút của Alto’s Odyssey.

Odyssey có gameplay đơn giản cùng các khung cảnh khiến bạn trầm trồ và nhạc nền du dương. Game hiện có mặt trên iOS Android, $4.99.

THREES!

Threes! là game toán đơn giản nhưng nó không dễ chút nào. Ô 1 (xanh) và 2 (đỏ) tạo thành 3 khi bạn vuốt 2 ô vào nhau, và từ đó, bạn có thể tạo nên các con số cấp số nhân của 3: hai ô 3 trở thành 6, cặp 6 trở thành 12, v.v.

Tuy nhiên, Threes! không phải là dạng game hấp tấp. Mỗi một lần vuốt trên màn hình và các ô di chuyển, dù là không gộp các ô lại với nhau, game sẽ thêm 1 ô số mới để phủ kín các ô trống. Đi ẩu nhiều nước và bạn sẽ sớm bi giới hạn lượng ô mình có trên màn hình.

Tính toán, chơi có phương pháp là cách để bạn tiếp tục tạo nên những con số lớn hơn, tăng lượng điểm mình kiếm được. Threes! là game toán rất dễ bị nghiện.

Game có mặt trên iOS Android, $5.99 (game cũng có bản miễn phí nhưng đi kèm quảng cáo).

CLASH ROYALE

Vừa là game MOBA, vừa là game thu thập thẻ bài và sở hữu đồ họa hoạt hình dễ thương, Clash Royale là một trong những game thi đấu thú vị nhất bạn tìm thấy trên di động. Khác với các game MOBA khác như Vainglory hay Arena of Valor – những game mang phong cách Liên Minh Huyền Thoại – (có độ dài mỗi trận tầm 15 phút), Clash Royale ngắn, mang tính chiến thuật, dễ thương.

Sau khi tạo ra bộ bài 8 lá tốt nhất, bạn có thể tung ra những yêu tinh, phù thủy, quả cầu lửa hay người đó trong vòng 3 phút để đánh bại trại đối phương trước khi họ làm điều tương tự với bạn. Ngoài việc tạo ra bộ bài sáng tạo, bạn còn phải biết quản lý tài nguyên của mình để khắc chế đối thủ.

Clash Royale là game miễn phí đáng để thử qua, tuy nhiên bạn cũng có thể bỏ tiền thực để mua các hòm và lá bài (từ đó nâng cấp bộ bài của mình lên). Ngoài ra, hệ thống ghép cặp đấu của Supercell đảm bảo bạn sẽ đụng độ những đối thủ ngang tầm với mình.

Game có mặt trên iOS Android, miễn phí với giao dịch trong game.

POKÉMON GO

Pokémon Go bị châm trọc vì rất nhiều thứ xảy ra trong hai năm qua: Đây không phải là game Pokémon “đúng nghĩa”; server game có vấn đề; nó không cho phép bạn trao đổi Pokémon với nhau, v.v. Tuy những lời phàn nàn có phần đúng (tính năng trao đổi sau đó cũng xuất hiện), nhưng thực Pokémon Go vẫn là tựa game di động đáng để chơi.

Những gì Pokémon Go thiếu về chiều sâu của game, được bù đắp bằng cảm giác bắt thú thực tế, khi bạn khám phá không gian ngoài đời và sử dụng điện thoại của mình để tìm kiếm những Pokémon đang ẩn nấp đâu đó. Gameplay của game lặp đi lặp lại, nhưng cuốn hút, đặc biệt là nhờ lượng Pokémon mới luôn được thêm vào game, cùng các sự kiện cộng đồng cũng như nhiệm vụ nghiên cứu để khiến game luôn thú vị.

Không có tựa game di động nào tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ trong những tuần đầu tiên game ra mắt như Pokémon Go, khi hàng triệu người bị cuốn hút vào cơn sốt Pokémon Go. Dù cơn sốt đã trôi qua, nhà phát triển Niantic vẫn tìm ra những cách mới để lôi kéo fan quay trở lại.

Game có mặt trên iOS Android, miễn phí với giao dịch trong game.

GOROGOA

Rất nhiều năm công sức được bỏ ra để làm nên Gorogoa, và những thứ trong game đã nói lên điều đó. Từ các nhìn đầu tiên về các ô vẽ đầu tiên, tựa game Gorogoa miêu tả thế giới qua những tranh vẽ chi tiết và các câu đố thông minh. Nó không giống với bất kỳ tựa game nào bạn từng chơi trước đây.

Gorogoa hoàn toàn phụ thuộc vào từng khung tranh nhỏ để tạo ra các câu đố, kể chuyện trong khi bạn tập trung kéo từng ô khung cảnh. Khi đặt các ô ảnh đè lên nhau, những bức hình tương tác và câu chuyện tiếp diễn – như cánh cửa kết nối giữa hai khung cảnh khác nhau, đưa người từ địa điểm này sang địa điểm khác, hay tạo nên pha hành động rơi một món đồ từ ảnh này sang ảnh kia.

Lối tiếp cận ấn tượng từ nhà phát triển Jason Robert tạo cho chúng ta cảm giác khó cưỡng và bị cuốn theo. Tuy game có thể chơi được ở các hệ máy khác, Gorogoa hoàn toàn thích hợp trên di động.

Game có mặt trên iOS Android, $4.99.

FLORENCE

Florence chỉ cần 40 phút để truyền đạt một câu chuyện tình, nhưng nó đọng lại trong mỗi người lâu hơn rất nhiều tựa game mà bạn đã từng chơi. Bạn sẽ cảm nhận được tình yêu của đôi trai gái trẻ, nhưng đồng cảm với nó bằng trải nghiệm thực tế của bản thân và cuộc sống của bạn. Điều đó đặc biệt hơn bất kỳ tựa game nào khác có mặt trên di động.

Florence kể về cuộc sống của một thiếu nữ 25 tuổi, gặp khó khăn trong cuộc sống vòng lặp tẻ nhạt tại công việc văn phòng của mình, cùng một người mẹ lo lắng quá mức cho mình. Nhưng mọi thứ của cô thay đổi khi gặp nhạc sĩ violin Rish. Tình yêu đơm hoa kết trái, nhưng sự nhàm chán và bực bội đã tạo nên rào cản giữa hai người. Nhà phát triển Mountains đan xen những cung bật cảm xúc hoàn hảo, và thêm thắt các mini game vào trong game để phản ánh cảm xúc của mỗi khoảnh khắc.

Florence là một trải nghiệm ngắn, nhưng chan chứa thông điệp mạnh mẽ và xứng đáng là một trong những game di động hay nhất của 2018.

Game có mặt trên iOS Android, $2.99.

80 DAYS

Vòng quanh thế giới trong 80 ngày là bộ tiểu thuyết phiêu lưu cổ điển củ Jules Verne. Nó là nền tảng cơ bản để tạo nên một trong những game di động phiêu lưu thú vị, và nhà phát triển Inkle đã vẽ nên những hành trình thú vị trong chuyến chu du vòng quanh Trái Đất.

Vào vai Passepartout, tùy tùng của Phileas Fogg, bạn sẽ chọn hành trình tốt nhất vượt qua các thành phố, đại dương và những lục địa để thắng cá cược mà chủ nhân mình đã vạch ra. Trong 80 Days, dẫn truyện và hành trình đan xen với nhau, mỗi phần của game ảnh hưởng đến nhau. Các đội hội thoại mang tính giải trí cao và mô tả các nhân vật, nhưng đôi khi cũng tạo nên những hành trình bất ngờ hay chi tiết thú vị. Mỗi địa điểm đưa đến những cơ hội mới để bạn chu du đến một địa điểm mới lạ hơn.

Nó là thứ khiến cho 80 Days đáng để chơi lại: Mỗi một lần chơi là một hành trình mới, với những nút thắt mở bất ngờ. Không có hai hành trình nào là giống nhau cả.

Game có mặt trên iOS Android, $4.99.

SUPER STICKMAN GOLF 3

Golf ngoài đời có thể chậm và chán, nhưng Super Stickman Golf 3 không hề có hai yếu tố kể trên. Series của nhà phát triển Noodlecake cho thấy nó không chỉ là một trong những game di động thể thao hay nhất, mà còn là game multiplayer đáng để chơi – và bản này hay nhất trong cả ba bản có mặt hiện tại.

Super Stickman Golf 3 biến bộ môn thể thao này thành game giải đố platform. Mỗi sân Golf đầy rẫy những chướng ngại vật độc đáo, núi tuyết, cổng dịch chuyển như trong game Portal, hay bề mặt bám dính. Nhiệm vụ của bạn là vượt qua những thử thách đó để đưa banh vào lỗ. Những trái banh đặc dụng sẽ bay xa hơn, cộng với những tính năng đặc biệt để bạn mở khóa trong game.

Tuy chế độ chơi đơn trong Super Stickman Golf 3 vẫn mang đậm tính giải trí, game hoàn toàn hay hơn khi chơi cùng bạn bè, nhờ chế độ đấu theo lượt thú vị. Với 20 sân gold miễn phí và 20 sân nữa dành cho những người chơi trả tiền, Super Stickman Golf 3 chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Game miễn phí trên iOS Android, và có giao dịch trong game.

MONUMENT VALLEY

Monument Valley là một siêu phẩm – không chỉ nhờ khung cảnh ảo diệu và bắt mắt, mà nằm ở những thử thách của game. Mỗi màn chơi là một kiệt tác, các kiến trúc lấy cảm hứng từ M.C. Escher, hoàn tất bằng những nấc thanh kết nối lại với nhau, nếu nhìn từ một góc nhìn cụ thể.

Tuy cấu trúc phức tạp, nhưng các câu đố thì không. Thay vì ‘gây hại não’, Monument Valley khiến bạn thỏa mãn bằng lối chơi từ nhiên, yêu cầu bạn phải xoay chuyển qua lại màn hình để đưa Ida đến đích đến trong mỗi màn chơi.

Bản mở rộng Forgotten Shores và phần tiếp theo Monument Valley 2 mở ra những hướng đi mới cho game, đáng để bạn khám phá. Nhưng bản gốc của Ustwo vẫn là trải nghiệm hoàn hảo trên di động.

Game có mặt trên iOS Android, $3.99.

RIDICULOUS FISHING

Câu cá nghe có vẻ nhàm chán, nhưng bắn cá bay trên trời xanh sau khi bạn câu được chúng từ dưới đại dương thì sao? Và Ridiculous Fishing lại xào nấu ý tưởng này lên rất nhiều để biến tựa game trở nên hấp dẫn.

Đây là viên ngọc hiếm trong thế giới game di động, dễ dàng cuốn hút người chơi ngay từ lần chơi đầu. Bạn sẽ thả mồi câu xuống, nhưng thay vì ráng bắt ngay chú cá đầu tiên bạn tìm thấy được, thì mồi câu sẽ được thả xuống sâu nhất có thể. Một khi mắc mồi, bạn sẽ cố kéo càng nhiều sinh vật biển vào mồi câu nhất có thể. Và khi kéo qua khỏi mặt nước, chúng sẽ bay lên không trung để bạn bắn hạ bằng khẩu súng của mình.

Ý tưởng này được phát triển hơn bằng cách nâng cấp bộ đồ nghề và vũ khí của bạn. Ridiculous Fishing có thể đã bị lãng quên trong hàng tá tựa game nhái theo; nhưng nó là một trong những game di động sống mãi với thời gian.

Game có mặt trên iOS Android, $2.99.

REIGNS: HER MAJESTY

Tinder thời cổ đại? Đó là ý tưởng của nhà phát triển Nerial trong nguyên bản Reigns – tựa game nhanh chóng thu hút chú ý nhờ kịch bản được đầu tư và các nút thắt bất ngờ. Nhưng Reigns: Her Majesty lại thú vị hơn hẳn nhờ thay đổi trọng tâm của game.

Như tên của tựa game, Her Majesty đưa bạn vào vai của nữ hoàng của một vương quốc, và mọi quyết định mà bạn đưa ra sẽ dẫn đến cái chết của mình, nhanh hay chậm. Reigns: Her Majesty cho bạn hai lựa chọn mỗi tình huống, để bạn vuốt sang trái hoặc phải (tương đương quyết định 1 hoặc 2) và mỗi lựa chọn ảnh hưởng đến cách mỗi phe phái nhìn bạn và vai trò của nhân vật với tư cách là người đồng hành cùng vua.

Game có mặt trên iOS Android, $2.99.

HEARTHSTONE

Hearthstone đã là một tựa game tuyệt vời kể từ khi ra mắt vào 2014, và giờ đây sau 4 năm, cùng nhiều bản mở rộng và thêm hơn 1,000 lá bài, game càng ngày càng hay hơn. Tuy game thẻ bài Warcraft này bắt đầu trên Windows PC nhưng bản trên di động này hội tụ tất cả tinh hoa mà Blizzard Entertainment có thể đưa vào.

Bạn không cần phải chơi World of Warcraft hay các bản Warcraft kinh điển để hiểu rõ về Hearthstone. Game có hệ thống đấu bài cạnh tranh cùng những cách tạo nên các bộ bài thú vị và chiến thuật đa dạng.

Hệ thống esports đã được hình thành trong Hearthstone nhiều năm qua là minh chứng cho thấy thành công của game. Tuy các tuyển thủ chuyên nghiệp thi đấu trên PC, Hearthstone vẫn tạo ra trải nghiệm tương tự trên di động và máy tính bảng – bạn không cần phải là chuyên gia để tận hưởng tựa game này.

Game miễn phí trên iOS Android, và có giao dịch trong game.

IMPOSSIBLE ROAD

Nhà phát triển Wonderful Lasers tạo ra thử thách không hề dễ dàng chút nào: Và điều đó hiển thị trong cái tên của game. Tựa game tối giản này có thể là rào cản với một số người chơi mới, nhưng nó sẽ khiến bạn bị cuốn hút bằng giây phút thích thú khi vượt qua những hành trình thú vị.

Mỗi lần thử sẽ bắt đầu bằng trái banh lăn thẳng xuống rồi đi theo cuốn ốc như những vòng quay của tàu lượn siêu tốc trong công viên. Ngay lập tức, các vòng quay, cong, đường đi hạn hẹp sẽ xuất hiện. Rồi cuối cùng bạn sẽ trượt khỏi đường đua. Nhưng điều đó không có nghĩa là kết thúc.

Đó có thể là cơ hội mới. Impossible Road cho bạn vài giây để ráng hạ cánh xuống một đường đua tiếp theo, cắt bớt một đoạn hành trình. Hãy canh cú nhảy hoàn hảo và bạn sẽ cải thiện điểm số của mình rất nhiều.

Game có mặt trên iOS ($2.99) và Android ($1.99).

FIRE EMBLEM HEROES

Nintendo đưa rất nhiều siêu phẩm của mình lên di động và gặt hái khá nhiều thành công, nhưng cho đến hiện tại, Fire Emblem Heroes là một trong những tựa game kinh điển vẫn giữ cho mình những trải nghiệm kinh điển trên màn hình touchscreen.

Fire Emblem Heroes không cứng nhắc như các bản trên Nintendo 3DS gần đây khi nói về cách dẫn truyện, hệ thống chiến đấu theo lượt của game vẫn mang tính chiến thuật như trước. Và Heroes là mỏ vàng fan service, với hàng tá nhân vật đến từ series 28 năm lịch sử.

Đây là game gacha nên bạn có thể nhận được nhân vật yêu thích của mình trong seires. Nhưng bạn không cần phải bỏ tiền ra để tận hưởng game, các trận đấu trong Fire Emblem đủ để thu hút bạn tiếp tục chơi siêu phẩm này.

Game miễn phí trên iOS Android, và có giao dịch trong game.

THE ROOM: OLD SINS

The Room là một trong những game di động có trải nghiệm ấn tượng nhất, và nhà phát triển Fireproof Games sẽ không làm bạn thất vọng. Old Sins là game thứ 4 trong series, và giống với những bản khác, nó sẽ khiến bạn phải trầm trồ kinh ngạc.

The Room: Old Sins là game touchscreen thử thách, yêu cầu bạn vượt qua những màn chơi bằng giải đố. Lần này, game diễn ra bên trong ngôi nhà búp bê, mỗi thử thách yêu cầu bạn phải xăm soi kỹ các vật thể, tìm ra gợi ý và vật lộn với chúng cho đến khi khám phá ra lời giải.

Bạn không cần chơi trước ba phần đầu The Room để hiểu rõ hành trình của game. The Room: Old Sins được mô tả là phần mới nhất cũng là phần hay nhất từ trước đến nay – bạn sẽ không bỏ lỡ gì nhiều nếu chơi trước bản này rồi sau đó tìm hiểu các bản cũ.

Game có mặt trên iOS Android, $4.99.

Nguồn: Polygon

Cẩm nang

7 tựa game làm nên tên tuổi của Telltale Games

88

Đáng tiếc, có vẻ như Telltale Games – nhà phát triển đứng sau The Walking Dead: The Final Season – sẽ đóng cửa, khi họ vừa mới cho hầu hết nhân viên nghỉ việc. Đó là những người đã tạo nên những thế giới tuyệt đẹp và cốt truyện tuyệt vời. Để tưởng nhớ đến Telltale Games, đây là danh sách những tựa game xứng đáng được chơi qua của studio này.

Telltale được thành lập vào 2004 và đã phát triển hơn 30 game phiêu lưu. Những tựa game này cho chúng ta các nhân vật đáng nhớ như Clementine trong The Walking Dead, Rhys trong Tales from the Borderlands cũng như những nhân vật quen thuộc như Wallace và Gromit. Dưới đây là những game hay nhất được phát triển bởi Telltale Games.

Wallace & Gromit’s Grand Adventures

Tựa game khi mới ra mắt được đánh giá rất tích cực, người chơi sẽ điều khiển cả Wallace và Gromit trong câu chuyện dành cho mọi lứa tuổi. Thế giới tương tác của West Wallaby Street được xem là điểm sáng của Telltale và tất cả thế giới được thiết kế bởi studio. Game là minh chứng cho khả năng xây dựng thế giới và cách kể chuyện, cũng như phát triển những nhân vật quen thuộc. Tuy nhiên, những ai muốn thử qua tựa game này thì họ sẽ không thể mua nó do quyền phát hành của Telltale đã hết hạn vào 2014. Dù sao đi nữa, những ai đã mua game trước đó đều có thể quay lại và hồi nhớ những kỷ niệm.

Tales from the Borderlands

Tales from the Borderlands đưa người chơi tham gia hành trình hoang dã của Rhys, nhân viên của Hyperion và Fiona, nghệ sĩ dối lừa. Được tán dương nhờ nhân vật mạnh mẽ, lối kể chuyện hài hước và đầy cảm xúc, tựa game phù hợp với thế giới của Pandora xảy ra sau Borderlands 2. Việc hồi tưởng và cốt truyện kể bởi Rhys và Fiona cho đến người bắt giữ bí ẩn giúp game sở hữu một trong những cốt truyện xuất sắc nhất được viết nên bởi Telltale. Thế nhưng, doanh thu của game lại không quá cao nên phần tiếp theo chưa bao giờ được đưa lên bàn kế hoạch.

Sam & Max: Beyond Time and Space

Sam and Max: Beyond Time and Space được nhiều đánh giá tích cực và sở hữu nhiều NPC sinh động, engine được cập nhật cùng các gợi ý, chuyển động hoạt hình thực tế và nhiều mini game hơn so với phần trước của Telltale. Lần này, Telltale cho thấy khả năng thêm những yếu tố không tưởng như sát thủ cá vàng và Santa sát nhân một cách đầy bất ngờ và làm người chơi say mê.

The Walking Dead

Vì vài lý do, series này đã có một chỗ đứng đặc biệt trong trái tim của các fan. Được giới thiệu từ season 1, người chơi được theo dõi Clementine lớn lên từ một đứa con nít được bảo vệ bởi Lee cho đến một người thầy cho AJ trẻ tuổi trong The Final Season. Theo dõi nhân vật này qua các chương, mùa này qua mùa khác là điều khá đặc biệt. Final Season không phải để kết thúc toàn bộ series, mà chỉ là câu chuyện của Clementine, và studio hứa với người chơi trước đó thêm 4 chương về cô trước khi cốt truyện của nhân vật kết thúc. Nhưng không ai ngờ đến cốt truyện của Clementine lại bị hủy, khiến cho các fan tiếc nuối về siêu phẩm này.

The Walking Dead Final Season bị hủy bỏ sau khi Telltale cắt giảm nhân sự

Minecraft Story Mode

Minecraft Story Mode độc đáo kết hợp yếu tố xây dựng và cơ cấu trong Minecraft với cốt truyện xoay quanh nhân vật Jeese. Game giúp chúng ta có cảm xúc sâu đậm trong khi vẫn giữ không khí vui vẻ thân thiện mà các fan Minecraft biết đến. Tựa game này là ví dụ điển hình cho khả năng dựa trên một thế giới đã được tạo sẵn và từ đó tạo cho nó một cốt truyện độc đáo, mạnh mẽ.

The Wolf Among Us

Dựa trên bộ truyện tranh Fables của Bill Willingham, The Wolf Among Us đưa người chơi vào vai Bigby Wolf. Nhiều người thích cách tiếp cận độc đáo trong các câu chuyện cổ tích như Bạch Tuyết, Ba chú lợn con, và Người đẹp và quái vật. Nhiều người thích thú game đến độ họ trở thành fan ruột của game. Tất nhiên, cộng đồng đã rất mong đợi để thấy phần tiếp theo – bị trì hoãn đến 2019 – thế nhưng có vẻ như nó sẽ không bao giờ được ra mắt nữa.

Tales of Monkey Island

Telltale đã khẳng định bản thân theo rất nhiều cách với Tales of Monkey Island. Dưới giấy phép từ LucasArts, game phát triển bởi studio được tán dương nhờ cốt truyện, sự dí dỏm và nhân vật, với Guybrush được mô tả là nhân vật mạnh mẽ nhất của Telltale từ trước đến nay. Game cũng nhận được nhiều giải thưởng và là thành công thương mại lớn nhất cho đến khi Back to the Future: The Game xuất hiện. Có vẻ như quá trình phát triển tính cách Guybrush đã tạo cho Telltale đủ công cụ để tạo nên những nhân vật tuyệt vời hơn trong tương lai.

Với việc Telltale Games giờ đây sắp đóng cửa, nhiều người sẽ nhìn lại và tưởng nhớ những tựa game trên. Rõ ràng, đội ngũ Telltale đã làm việc hết mình để tạo ra những sản phẩm chất lượng cùng cách tiếp cận độc đáo.

The Walking Dead: Final Season, chương 2, sẽ ra mắt vào 25 tháng 9 trên Nintendo Switch, PC, PS4 và Xbox One, nhưng sẽ không có cập nhật gì thêm sau đó.