Cẩm nang

500 tựa game hay nhất mọi thời đại (160-141)

108

<< Phần 17

Có những trò chơi điện tử chỉ đem lại những giây phút giải trí ngắn ngủi. Thời gian qua đi, tên tuổi của chúng dần dần chìm vào quên lãng. Nhưng vẫn có những tựa game mà giá trị của nó sẽ còn tồn tại mãi mãi, luôn được thế giới biết đến là những biểu tượng, cột mốc trên chặng đường phát triển của loại hình giải trí này. Đó sẽ là những tựa game mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong series bài viết: 500 tựa game hay nhất mọi thời đại, và đây là phần nối tiếp phần trước.

161. DEFCON

(2007, Mac, PC, các hệ máy khác)

DEFCON đi tiên phong trong ý tưởng ‘rẻ không có nghĩa là dở’. Thật sự thì đại đa số nhà phê bình ngạc nhiên khi một game có kinh phí thấp như thế lại đạt chất lượng cao như vậy. DEFCON là ví dụ sớm thách thức mô hình sản xuất game của ngành công nghiệp này.

160. Crusader Kings 2

(2012, Mac, PC, các hệ máy khác)

Thử thách người chơi phải cầm quyền một đế chế thành công và chọn ra người kế nhiệm, Crusader Kings 2 nổi bật trong thể loại này nhờ phải đảm đương nhiều nhiệm vụ đơn giản cùng lúc. Game cho người chơi quyền lực đồng thời buộc họ phải tuân thủ những quy định có trong mô phỏng này.

159. Civilization 4

(2005, PC, các hệ máy khác)

Phiên bản hay nhất trong series chiến thuật theo lượt này, Civilization 4 giới thiệu hệ thống AI được trau chuốt lại, tạo ra những thách thức khó hơn. Game đơn giản chỉ hay hơn. Với đồ họa hoàn toàn mới và cải thiện chế độ single cũng như multiplayer, Civilization 4 củng cố thương hiệu Civilization lừng danh. Bản nhạc đầu game cũng là bản nhạc đầu tiên trong thế giới game giành một giải Grammy.

158. Castlevania: Aria of Sorrow

(2003, Game Boy Advance, các hệ máy khác)

Castlevania: Aria of Sorrow là game đúng chất Castlevania duy nhất trên Game Boy Advance. Ngang tầm với Symphony of the Night, gameplay của Aria of Sorrow đủ hay để có thể sánh ngang với những phiên bản trên hệ máy concole.

156. 80 Days

(2014, Android, iOS, PC)

Đến 2014, thể loại game chữ đã trở nên khá cũ. Nhưng sự xuất sắc trong 80 Days kể về hành du lịch vòng quanh thế giới, cùng với những sắc thái khác nhau và độ phức tạp trong câu chuyện được quyết định bởi người chơi là một trong những ví dụ tốt nhất về game kể chuyện.

155. Assassin’s Creed 2

(2009, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Phiên bản kế thừa của bản gốc Assassin’s Creed, Assassin’s Creed 2 cải thiện hầu hết mọi thứ mà phiên bản 1 đã làm sai. Kết hợp gameplay lén lút cùng câu chuyện báo thù đầy xúc động, Assassin’s Creed 2 là ví dụ điển hình về cách làm phần kế tiếp cho hay.

154. Pac-Man: Championship Edition DX

(2010, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Pac-Man: Championship Edition DX biết cách làm hiện đại hóa một game cổ điển. Lấy gameplay truyền thống của Pac-Man, nhưng thêm những cơ cấu mới như tăng tốc độ, tăng điểm và các kẻ thù mới, Championship Edition trở thành một trong những game gây nghiện nhất được phát hành, và có thể đối đầu với phiên bản Pac-Man cổ điển.

153. Geometry Wars

(2005, Xbox 360, các hệ máy khác)

Giống với Pac-Man: Championship Edition DX, Geometry Wars là phiên bản làm lại hoàn hảo từ dòng game cũ. Là game bắn súng đơn giản, Geometry Wars tạo cho chúng ta cảm giác bị áp đảo bởi những làn sóng của kẻ thù – bị bắn tan vỡ ra thành những vật thể sáng, đầy màu sắc. Geometry Wars đã hiện đại hóa dòng game truyền thống này.

152. The Walking Dead Season 1

(2012, Mac, PC, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

The Walking Dead thay đổi mọi thứ mà chúng ta biết về cốt truyện game. Tập trung vào sức ảnh hưởng của từng quyết định, nó sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều khoảnh khắc đứng tim. The Walking Dead đặt ra câu hỏi khó trả lời: Bạn sẵn sàng dấn thân bao xa để cứu lấy một mạng sống khác?

151. Metroid Prime

(2002, GameCube, các hệ máy khác)

Game Metroid đầu tiên với góc nhìn thứ nhất, Metroid Prime vẫn giữ nguyên công thức làm nên thành công của series. Góc nhìn của Prime khiến cho game đáng để chơi trong series này, sáng tạo cách khám phá và dẫn dắt người chơi đến tận cùng mọi ngõ ngách.

150. Soul Calibur 2

(2002, Arcade, các hệ máy khác)

Các nhân vật trong Soul Calibur 2 vẫn nổi bật đến ngày hôm nay. Game tạo ra những cuộc tranh luận ai sẽ là người chiến thắng, để người chơi chọn Spawn đấu với Astaroth, hay Link với Taki. Tuy không phải là game đầu tiên có sự xuất hiện của các nhân vật đến từ game khác, nhưng việc sử dụng các tên tuổi lớn đã khiến Soul Calibur 2 nổi bật hẳn lên.

149. Animal Crossing: New Leaf

(2013, Nintendo 3DS)

Mở rộng hệ thống mô phỏng đời thường trong Animal Crossing, New Leaf cho người chơi khả năng tùy chọn và nhiều phương pháp để tương tác với thế giới. Là một series dễ bị nghiện, những cải thiện này khiến tựa game này là một trong những phiên bản Animal Crossings khiến bạn không thể rời mắt.

148. Super Mario 3D World

(2013, Wii U)

Super Mario 3D World chơi tuyệt nhất với 4 người. Nó liên tục thay đổi thể loại game nhưng chưa bao giờ thiếu đi cái chất của chính tựa game. Như Polygon miêu tả “Có thể bạn không nhận ra được, nhưng đây là một trong những game nhiều người chơi hay nhất mà bạn từng trải nghiệm.”

147. Wolfenstein 3D

(1992, PC, các hệ máy khác)

Wolfenstein 3D khởi đầu mọi thứ. Game đột phá bắn súng góc nhìn thứ nhất của ID thường bị che khuất bởi cái bóng của Doom, nhưng nếu không có Wolfenstein 3D thì sẽ không có Doom. Nếu không có Doom, thì có lẽ bạn cũng biết rồi đấy. Cuộc cách mạng của Wolfenstein đã mở đường cho dòng game góc nhìn thứ nhất tỏa sáng.

146. Mortal Kombat 2

(1993, Arcade, các hệ máy khác)

Sau khi Mortal Kombat gây shock cho thế giới bằng độ bạo lực của mình, Mortal Kombat 2 tiếp tục đi theo con đường của người anh trước đó. Vẫn là game đối kháng bạo lực tuyền thống và khiến cho người khác bực tức, Mortal Kombat 2 thêm rất nhiều thứ mới.

145. Team Fortress 2

(2007, PC, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Team Fortess 2 bao gồm các nhân vật độc nhất, vui tính và tiếp cận người chơi khá là khác so với những game cùng thời điểm đó, khi mà rất nhiều game không có lồng tiếng nhân vật vào. Phong thái nhẹ nhàng của Team Fortress 2 giúp mở đường cho dòng game bắn súng hero phát triển.

144. The Legend of Zelda: Link’s Awakening

(1993, Game Boy, các hệ máy khác)

The Legend of Zelda: Link’s Awakening cảm giác quá to lớn để là một game Game Boy. Cuộc phiêu lưu lớn, có chiều sâu đã thu hút lượng lớn người chơi khi ra mắt vào năm 1993. Tuy series giờ đây đã có chỗ đứng trên các hệ máy di động, Link’s Awakening là phiên bản đầu tiên biến điều đó thành sự thật.

143. Unreal Tournament

(1999, PC, các hệ máy khác)

Nhanh chóng khẳng định mình là một trong những game bắn súng online góc nhìn thứ nhất hay nhất, Unreal Tournament bao gồm một trong những gameplay, đồ họa và các màn chơi tốt nhất ở thời điểm đó. Nếu chỉ tính Online, Unreal Tournament có hàng ngàn người chơi đang muốn thể hiện kĩ năng của mình.

142. The Operative: No One Lives Forvers

(2000, PC, others)

Kết hợp giữa game bắn súng góc nhìn thứ nhất và lén lút, No One Lives Forever đẹp hơn hầu hết các tựa game được ra mắt khi đó. Phong cách của những năm 60, cốt truyện dí dỏm và những phụ kiện khiến chàng 007 phải đỏ mặt.

141. Super Smash Bros.

(1999, Nintendo 64)

Super Smash Bros. cảm giác như chúng ta đang chơi cùng những mô hình nhân vật. Với các nhân vật trong Nintendo, nhiệm vụ của game là đánh bật đối phương ra khỏi bản đồ. Super Smash Bros. là bước khởi đầu để ông trùm định hình các game thi đấu đối kháng.

Nguồn: Polygon

Phần 19 >>

Cẩm nang

500 tựa game hay nhất mọi thời đại (380-361)

107

<< Phần 6

380. Crazy Taxi

(1999, Arcade, Dreamcast, các hệ máy khác)

Đã từng có lúc, Sega liên tiếp đẩy giới hạn của game lên một đẳng cấp mới, từ những thứ nhỏ nhất như lái taxi và biến nó thành một game đầy sáng tạo, gây nghiện như Crazy Taxy. Lái nhanh nhất có thể, biễu diễn những pha bay trên đường phố, đồng thời phải chở khách đến địa điểm sớm, Crazy Taxi thu hút người chơi khiến họ không thể bỏ vô lăng game ra được.

379. Beatmania

(1997, Arcade, các hệ máy khác)

Đưa cho người chơi cái bàn DJ, cũng như cái dĩa thu âm để ‘chà chà’ giống mấy anh DJ ngoài đời, Beatmania đưa người chơi thử cảm giác của một DJ thứ thiệt. Beatmania đưa dòng game âm nhạc từ những âm sắc đơn giản thành trải nghiệm viết cũng như trình diễn âm nhạc giống với ngoài đời thực.

378. Ant Attack

(1983, ZX Spectrum, các hệ máy khác)

Rất nhiều người từng coi Ant Attack là chuẩn mực đầu tiên để so sánh các tựa game. Vừa tránh né và đấu tranh chống lại bầy kiến khổng lồ, người chơi được thêm cách thức di chuyển ‘mang tính cách mạng’ nhờ di chuyển lên xuống trong các màn game – thay vì chỉ Bắc, Nam, Đông và Tây.

377. Mortal Kombat

(1992, Arcade, các hệ máy khác)

Mortal Kombat đã thay đổi mọi thứ. Game đưa bạo lực, đẫm máu vào trong thể loại đối kháng đã thu hút được sự chú ý của người chơi cũng như sự khiếp hoảng của các bậc phụ huynh. Ngoài việc tạo ra làn sóng mới trong ngành game, Mortal Kombat giúp tạo ra Entertainment Software Rating Board (hội đồng đánh giá độ tuổi phù hợp với game) – hội đồng này đã cho mác “Mature” (người lớn) lên Mortal Kombat vì nội dung đầy máu me.

376. Lumines

(2006, PlayStation Portable, các hệ máy khác)

Lumines thay đổi công thức game xếp hình bằng cách thêm “thời gian” xóa bỏ các khối liền nhau ở trong khu vực xếp hình. Và ‘thời gian’ di chuyển cùng với nhịp độ của game, thay đổi độ khó của game khi chơi. Game buộc người chơi phải chú ý đến nhiều thứ cùng lúc, Lumines là một ý tưởng sáng tạo được nhào nặn ra từ công thức cũ.

375. Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots

(2008, PlayStation 3)

Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots kết hợp giữa game và phim. Là một trong những tựa game đầy cảm xúc nhất trong thương hiệu Metal Gear Solid, Guns of the Patriots chỉnh lại thể loại ‘lén lút’ bằng việc giảm bớt những vị trí núp được, đồng thời chỉnh luôn cả định nghĩa game: buộc người chơi phải đặt tay cầm xuống để theo dõi những đoạn cutscene siêu dài.

374. Prince of Persia

(1989, Apple II, các hệ máy khác)

Prince of Persia đã đưa game thành vật trung gian để liên kết với phim ảnh từ rất lâu, trước những tựa game như The Last of Us và Metal Gear Solid. Được khen ngợi bởi những đoạn cinema platform, Prince of Persia tạo ra cảm giác di chuyển rất thực tế để ảnh hưởng đến thể loại game này và tạo tiền đề cho những game khác kết hợp cốt truyện cùng với gameplay.

373. Paper Mario: The Thousand Year Door

(2004, GameCube, các hệ máy khác)

Paper Mario: The Thousand Year Door được khen ngợi nhờ khả năng khám phá màn chơi mới trong màn chơi hiện tại – một thứ quá quen thuộc trong các game Mario, nhưng không có ở các tựa game RPG. Gắn kết cốt truyện “giống với Finding Nemo hơn là Final Fantasy, đây thực sự là một điều dáng khen ngợi,” theo Eurogamer. Đây là một trong số những tựa game Mario có khả năng thách thức cả thời gian dù đã được ra mắt hơn chục năm nay.

372. Daytona USA

(1994, Arcade, các hệ máy khác)

Tại thời điểm ra mắt vào 1993, Daytona USA là một trong những tựa game đẹp nhất thời điểm đó. Được tạo ra để trình diễn sức mạnh của máy thùng Sega Model 2, Daytona USA loại bỏ cảm giác ‘bằng phẳng’ trong Virtua Racing, thay thế nó bằng môi trường xung quanh chi tiết – một bước đầy tiến bộ ở thời điểm đó.

371. FTL: Faster Than Light

(2012, PC, các hệ máy khác)

FTL: Faster Than Light là game mà bạn sẽ mất đến hàng trăm tiếng, nếu không muốn nói là hàng nghìn tiếng khi chơi. FTL buộc người chơi phải cân nhắc kĩ trước những đợt tấn công của kẻ thù, trong khi vừa phải quản lý tàu chiến của mình. FTL là một game cực kỳ căng thẳng, có chiều sâu và gây nghiện.

370. Star Wars: X-Wing

(1993, PC, các hệ máy khác)

Star Wars: X-Wing đã biến giấc mơ 40 năm mà trẻ em mơ ước thành hiện thực, tự mình điều khiển chiếc X-Wing. Game đưa người chơi vào góc nhìn thứ nhất ở khoang điều khiển của X-Wing. X-wing là một trong những game sử dụng đồ họa 3D theo khối, và tạo thêm nội dung cho các sự kiện xảy ra trong “A New Hope” và sau đó.

369. Ultima 4: Quest of the Avatar

(1985, Apple II, các hệ máy khác)

Sau 4 phiên bản, Ultima 4: Quest of the Avatar hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ.  Không còn giữ gameplay hack&slash giống với những bản Ultima cũ, Ultima 4 giới thiệu những vấn đề đạo đức vào trong game để người chơi phải ra quyết định, biến game RPG đơn giản này thành cuộc chiến chống lại bóng tối.

368. Super Mario Land 2: Six Golden Coins

(1992, Game Boy, các hệ máy khác)

Super Mario Land 2 : Six Golden Coins thay đổi hoàn toàn thương hiệu Mario. Game lần đầu tiên giới thiệu Wario – nhân vật sau này có cho mình thương hiệu riêng.

367. Pokémon X and Y

(2013, Nintendo 3DS)

Pokemon X and Y cách mạng hóa dòng game Pokémon – tựa game gần như không thay đổi trong gần 20 năm. Giới thiệu cốt truyện đấu tranh chống lại tổ chức tội phạm mới, đồ họa 3D đầy đủ và cách tiến hóa Pokémon mới, X and Y tạo ra làn gió mới cho thương hiệu lâu đời, già cỗi này.

366. Parappa The Rapper

(1997, PlayStation, các hệ máy khác)

Một trong những game âm nhạc đầu tiên, Parappa The Rapper có vẻ là một trong những game lạ lẫm nhất được phát hành. Tập trung vào dòng nhạc hip-hop đang bùng nổ khi đó, đồ họa 2D độc nhất của game kết hợp với những bản nhạc của riêng mình đã mở đường cho PlayStation bùng nổ.

365. Limbo

(2010, Xbox 360, các hệ máy khác)

Với bầu không khí u ám, ảm đạm cùng những thách thức khó khăn, tựa game 2D platform Limbo khiến cho người chơi phải rùng mình khi chứng kiến những cái chết thảm khốc của nhân vật nhỏ tuổi. Cùng với những tựa game khác trong danh sách này, Limbo là một trong những game tiên phong khiến cho thị trường game indie gần đây bùng nổ.

364. Lemmings

(1991, Amiga, các hệ máy khác)

Lemmings là game buộc phải tính trước. Người chơi phải hướng dẫn các Lemmings vượt qua những chướng ngại vật, biến đổi các màn chơi để dẫn dắt chúng đến cổng kết thúc màn chơi. Lemmings là một trong những game được khen ngợi nhất trong thập niên 90.

363. Castle Crashers

(2008, Xbox 360, các hệ máy khác)

Cốt truyện dí dỏm cùng yếu tố nhập vai và gợi nhớ về những game đánh nhau truyền thống đã nhào nặn ra một trong những tựa game vui nhộn nhất Xbox 360. Kết hợp nhiều thể loại game thử thách và chiều sâu cùng với đồ họa phong cách LucasArts, Castle Crashers là hành trình dễ thương trong thế giới trung cổ đẹp đẽ.

362. Joust

(1982, Arcade, các hệ máy khác)

Joust, tuy không phải là game đầu tiên, những đã giúp phổ biến ý tưởng chơi phối hợp. Joust đã tạo ra hàng tá phiên bản port,các phần tiếp theo và những game nhái lại. Điều đáng chú ý hơn là Joust đã khiến game đi theo hướng cộng đồng, thay vì người chơi phải đấu nhau thì giờ họ có thể hợp tác cùng nhau.

361. Contra 3: The Alien Wars

(1992, Super NES, các hệ máy khác)

“Được xem là một trong những phiên bản hay nhất trong dòng Contra,” IGN cho biết, Contra 3: The Alien Wars tận dụng công nghệ của Super Nintendo để game trở nên đẹp hơn chơi có hệ thống hơn, đầy ấn tượng hơn so với 2 phiên bản Contra đầu. Các màn chơi được thiết kế phức tạp, cho phép người chơi sử dụng rất nhiều món đồ có trong thế giới Contra.

Nguồn: Polygon

Phần 8 >>

Cẩm nang

500 tựa game hay nhất mọi thời đại (460-441)

140

<< Phần 2

Có những trò chơi điện tử chỉ đem lại những giây phút giải trí ngắn ngủi. Thời gian qua đi, tên tuổi của chúng dần dần chìm vào quên lãng. Nhưng vẫn có những tựa game mà giá trị của nó sẽ còn tồn tại mãi mãi, luôn được thế giới biết đến là những biểu tượng, cột mốc trên chặng đường phát triển của loại hình giải trí này. Đó sẽ là những tựa game mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong series bài viết: 500 tựa game hay nhất mọi thời đại, và đây là phần nối tiếp phần trước.

460. Picross 3D (2010, Nintendo DS)

Thứ khiến cho Picross 3D hay hơn bản gốc rất nhiều chính là thêm góc nhìn thứ 3. Dựa vào những thứ gây nghiện trước đó của người tiền nhiệm – xây dựng hình ảnh dựa vào các khôi di chuyển – Picross 3D đã tỏa sáng, thêm chiều sâu vào các câu đố và những cách mới để giải quyết.

459. Paper Mario (2001, Nintendo 64)

Thật lạ lùng khi thấy một trò chơi 17 năm tuổi vẫn tỏa sáng, nhưng thật sự Paper Mario có cảm giác rất hiện đại. Phiên bản Mario RPG thứ hai, Paper Mario được xem là một trong những tựa game hay nhất đương thời, làm kinh ngjac bởi chiều sâu trong lối chơi cũng như những chiến thuật phải dùng để vượt qua thế giới 2D này.

458. Electroplankton (2006, Nintendo DS, các hệ máy khác)

Electroplankton là một trò chơi không biết phải diễn tả như thế nào cho người khác hiểu về nó. Bằng cách tương tác với âm nhạc bằng cách điều khiển những vi sinh vật, game cho người chơi tạo nên những giai điệu tươi đẹp. Cách tiếp cận độc nhất này giúp cho Electroplankton nổi bật giữa những game âm nhạc chỉ tập trung vào quảng cáo.

457. Plants vs. Zombies (2009, PC, các hệ máy khác)

Khi Plants vs. Zobies được phát hành trên các thiết bị di động vào 2009, nó hoàn khác hẳn với những tựa game di động khác nhờ vào cách trình bày, chiều sâu cũng như nội dung. Trong thị trường đã bão hòa, Plants vs. Zombie vẫn giành được các giải thưởng từ Học viện Nghệ thuật tương tác và Khoa học, cũng như được đề cử cho giải Game Developers Choice Awards nhờ thiết kế của mình.

456. Cities: Skylines (2015, PC, các hệ máy khác)

Cities: Skylines quay trở lại để tái khẳng định mình. Sau thất bại từ SimCity (2003), Skyline đưa cho các fan dòng game xây thành phố mô phỏng những gì họ muốn: tạo nên thành phố trong mơ của mình. Game ảnh hưởng ra cả ngoài ngành game. Tại Stockholm, game được sử dụng để thiết kế và thử nghiệm kế hoạch xây các khu dân cư.

455. Boulder Dash (1984, Atari 8-bit, các hệ máy khác)

Boulder Dash đã có mặt từ rất lâu. Trong game, Rockford đào qua những hang động để tìm các viên đá quá trong khi phải tránh bị đè bởi những tảng đá đang rơi xuống. Boulder Dash đánh vào tâm lý “chơi thêm một game nữa”, khiến nhiều người đắm mình nhiều ngày trong những hang động này.

454. Archon: The Light and The Dark (1983, Apple 8-bit, các hệ máy khác)

Là một trong những game được phát hành bởi EA, Archon kết hợp giữa game chiến thuật và đối kháng. Giống như chơi cờ vua, khi ăn một quân cờ của bên kia, trận chiến giữa 2 quân cơ sẽ xảy ra để xác định ai là người chiến thắng. Giống như 2 game trong 1, Archon cần người chơi phải biết suy nghĩ cũng như đủ kĩ năng để thắng thể loại này.

453. Dragon Age: Origins (2009, PC, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Dragon Age: Origins đã tạo ra chuẩn mực cho những game thế giới mở nhập vai sau này. Nhờ thuần phục cách nhào nặn thế giới trong game, cũng như các nhân vật và nhiệm vụ, Origins có chiều sâu cũng như mức độ chi tiết giúp tái khẳng định lại thể loại này, giúp tạo ra một thế giới mới trong một cuộc sống khác biệt.

452. Angry Birds (2009, iOS, các hệ máy khác)

Chúng ta dễ nhầm tưởng Angry Bird là một hiện tượng, để các nhà bán lẻ đưa biểu tượng vào trong quần áo trẻ em hay balo đi học. Nhưng thật ra Angry Birds đã tìm ra công thức gây nghiện hoàn hảo và biến nó thành tựa game đỉnh. Kể từ lần đầu ra mắt, Angry Birds đã hợp tác với Star Wars để bán ra hàng triệu chiếc áo mang thương hiệu của cả 2 và có cho mình cả một bộ phim riêng mang tên Angry Birds.

451. The Witcher 2: Assassins of Kings (2011, PC, Xbox 360, các hệ máy khác)

The Witcher 2: Assassins of Kings đánh dấu giai đoạn studio CD Projekt Red bắt đầu phát triển. Mở rộng cốt truyện, cải thiện hệ thống chiến đấu và tạo dựng engine của riêng mình, đội ngũ đã thực sự cải tiến rõ rệt. Và Assassins of Kings chính là dấu mốc quan trọng để Projekt Red trở thành một trong những nhà làm game hàng đầu thế giới.

450. Professor Layton and the Unwound Future (2010, Nintendo DS)

Có sự quyến rũ và thử thách của riêng mình, Professor Layton and the Unwound Future không bao giờ sử dụng lại các câu đố đã dùng rồi. Cần có toán, logic và những kĩ năng khác đế chơi, về lý thuyết thì nghe có vẻ khá mệt. Nhưng thật ra, Unwound Future thực sự rất thú vị, chỉ cần bạn chịu động não mốt tí thì sẽ tìm ra câu trả lời.

449 Hitman Go (2014, iOS, các hệ máy khác)

Các tựa game Hitman luôn luôn là về việc lên kế hoạch trước và sẵn sàng cho mọi thứ. Hitman Go dưa theo ý tưởng này để làm ra game giải đố mà người chơi phải lên kế hoạch mọi nước đi của mình thông qua hệ thống đi theo lượt. Hitman Go cảm giác như chơi cờ vua vậy, mọi nước đều phải được tính toán và cân nhắc kĩ lượng.

448. Final Fantasy 10 (2001, PlayStation 2, các hệ máy khác)

Final Fantasy 10 được phát hành trên PlayStation 2. Ngoài việc là game đẹp nhất tại thời điểm đó của dòng game Final Fantasy, 10 cũng giới thiệu những hệ thống quan trọng mới, như khả năng xây dựng nhân vật linh động, đưa series vào giai đoạn hiện tại. Những thay đổi trong game này đã khiến các phần sau phải tiếp tục bám theo nó.

447. BioShock 2 (2010, PC, PlayStation 3, Xbox 360)

BioShock 2 quay lại sự sụp đổ của Rapture, tạo thêm nhiều nội dung của như chiều sâu cho cư dân dưới biển này. Ngoài hệ thống chiến đấu được cải thiện, game còn sở hữu một trong những DLC hay nhất mọi thời đại, Minerva’s Den. DLC này góp phần giúp cho studio indie The Full Bright Company ra đời, hãng làm ra game Gone Home thành công.

446. Sonic Colors (2010, Wii)

Sonic thường rất khó thu hút những game thủ ở bên ngoài. Nhưng với Sonic Colors, họ đã tìm thấy sự cân bằng giữa tốc độ và platform, khiến game thu hút được lượng fan rất nhiều. Sonic Colors hiện vẫn là một trong những tựa game hay nhất của series này.

445. Vanquish (2010, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Vanquish tập turng về di chuyển cũng như phong cách của riêng mình. Là một game bắn súng nấp trong chướng ngại vật, Vanquish cách mạng hóa cách chơi bằng việc trừng phạt những ai thích núp. Kẻ thù liên tục bay đến từ mọi phía, buộc người chơi phải liên tục di chuyển.

444. Wolfenstein: The New Order (2014, PC, PlayStation 4, Xbox One, các hệ máy khác)

Khác với Doom, game không chỉ nhấn mạnh về giết và giết mà mục tiêu cao cả hơn là tìm thấy tương lai tốt cho bản thân. Là game FPS được làm lại từ dòng Wolfenstein cổ điển, lấy bối cảnh giả tưởng khi phe phát xít thắng Thế chiến 2, game thật sự thu hút người chơi từ cốt truyện tò mò, hấp dẫn.

443. Psi-Ops: The Mindgate Conspiracy (2004, PC, PlayStation 2, Xbox)

Psi-Ops: The Mindgate Conspiracy buộc người chơi phải động não. Ít tập trung vào súng ống hơn để chú tâm vào hệ thống tâm linh và dịch chuyển, The Mindgate Conspiracy giúp người chơi phải sáng tạo trong chiến đấu, khiến nó nổi bật hơn hẳn những tựa game bắn súng cùng thời, và ảnh hưởng đến những NPH để họ thử ý tưởng mới trong chiến đấu.

442. Jetpack Joyride (2011, iOS, các hệ máy khác)

Nếu nhắc đến game di động tập trung vào lối chơi lặp lại gây nghiện, thì Jetpack Joyride chính là người dẫn đầu. Bay vòng vòng và liên tục né các chướng ngại vật trong trò chơi không bao giờ kết thúc, game sẽ khiến bạn cứ tiếp tục chơi. Để có thể đặt điện thoại xuống và rời đi là một điều không dễ dàng tí nào.

441. Mario Paint (1992, Super NES)

Những game Mario thường rất sáng tạo, tiếc rằng sự giới hạn này chỉ dành cho nhà phát hành. Tuy nhiên, Mario Paint đã để cho người chơi thỏa sức sáng tạo, cho phép họ tạo nên những bức vẽ hay những phân đoạn hoạt hình cùng âm nhạc. Như AllGame nói, “đây có là ý tưởng khéo léo và đầy cảm hứng nhất mà Nintendo đã tạo ra với một sản phẩm của mình.”

Nguồn: Polygon

Phần 4 >>

Cẩm nang

500 tựa game hay nhất mọi thời đại (140-121)

127

<< Phần 18

Có những trò chơi điện tử chỉ đem lại những giây phút giải trí ngắn ngủi. Thời gian qua đi, tên tuổi của chúng dần dần chìm vào quên lãng. Nhưng vẫn có những tựa game mà giá trị của nó sẽ còn tồn tại mãi mãi, luôn được thế giới biết đến là những biểu tượng, cột mốc trên chặng đường phát triển của loại hình giải trí này. Đó sẽ là những tựa game mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong series bài viết: 500 tựa game hay nhất mọi thời đại, và đây là phần nối tiếp phần trước.

140. Everquest

(1999, Mac, PC)

Theo GamePro, Everquest “xóa bỏ” mọi chuẩn mực của game online khi ra mắt vào năm 1999. Được tán dương là game MMORPG thành công thứ hai kể từ khi ra mắt, EverQuest cho người chơi 3 thuộc địa để khám phá, và 14 class/12 chủng tộc để chọn khi tạo nhân vật. Với thế giới trong game rộng lớn chưa từng thấy, tựa game đã đẩy mạnh thiết kế cũng như sự phát triển của thể loại game MMORPG sau này.

139. The Oregon Trail

(1971, Apple II, các hệ máy khác)

Một trong những game nổi tiếng nhất mọi thời đại, The Oregon Trail là game giáo dục. Nó dạy cho trẻ em biết về lịch sử nước Mỹ trong khi vẫn thú vị và thu hút tương tác với người chơi thông qua cuộc phiêu lưu dài trong game.

138. Resident Evil

(1996, PlayStation, các hệ máy khác)

Tuy không phải là game kinh dị sinh tồn đầu tiên, nhưng Resident Evil đã giúp định nghĩa thể loại game này sau khi nó ra mắt vào năm 1996. Ứng dụng góc nhìn camera ‘cứng’ để game có góc nhìn như điện ảnh, trong khi giảm thiệu số lượng đạn và các điểm lưu game, Resident Evil tạo cho người chơi cảm giác căng thẳng chưa từng thấy trước đây khi họ phải đi qua những dãy hành lang lộng gió đầy cạm bẫy.

137. Phantasy Star Online

(2001, Dreamcast, các hệ máy khác)

Phantasy Star Online không đưa MMORPG lên console; nó được thiết kế để tạo ra trải nghiệm và thỏa nhu cầu của các game thủ console – với gameplay hack-and-slash cùng đồ họa đẹp mắt. Ra đời trước những ông lớn như World of Warcraft, Phantasy Star Online đã giúp game online tiến hóa theo cách riêng của mình.

136. Kirby’s Adventure

(1993, Nintendo Entertainment System, các hệ máy khác)

Một trong những game đẹp nhất của NES, Kirby’s Adventure để bạn trải nghiệm theo cách riêng của mình, thay đổi phong cách chơi của bạn để mỗi lần chơi lại khác một tí so với trước.

135. Hearthstone

(2014, Android, iOS, Mac, PC)

Hearthstone đã một mình định hình dòng game thẻ bài digital. Lấy ý tưởng từ Magic: The Gathering nhưng khiến game hào nhoáng và dễ tiếp cận hơn, Blizzard đã mang về một lượng fan đông đảo khắp thế giới – những người có thể đã không bao giờ chơi game thẻ bài cả.

134. Street Fighter 3: Third Strike

(2000, Dreamcast, các hệ máy khác)

Phiên bản thứ 3 của Street Fighter, Third Strike ổn định danh sách các chiến binh, thêm vào Chun-Li, Q và những người khác. Nếu nhìn từ hướng game thi đấu thì phiên bản SF3 này vẫn tiếp tục sống với thời gian, vẫn xuất hiện ở các giải đấu. Và đây cũng là game có chuyển động nhân vật mượt nhất trong dòng game đối kháng khi đó.

133. Kirby: Canvas Curse

(2005, Nintendo DS, các hệ máy khác)

Trong một series nổi tiếng trên hệ Nintendo, Kirby: Canvas Curse tiếp tục truyền thống game platform của Kirby. Với cây bút để vẽ các di chuyển cho Kirby, cách chơi mới này giúp Canvas Curse thành phiên bản ưa thích của fan và thay đổi lối chơi so với những tựa game 2D platform thường thấy.

132. Vampire the Masquerade – Redemption

(2000, Mac, PC)

Một trong những thứ hay nhất của game chính là hệ thống kể chuyện multiplayer. Cho phép người chơi vào vai giống với game Dungeons & Dragons, bạn có thể cùng những người khác tạo ra các màn để chơi cùng nhau, thay đổi quái vật, vật phẩm và các nhân vật. Hệ thống này đã giúp cho Redemption đáng để chơi lại nhiều lần, và thêm sự linh động cho game multiplayer.

131. Her Story

(2015, iOS, PC, các hệ máy khác)

Her Story “giống như đang Google vậy”. Xoay quanh việc tra tìm dữ liệu máy tính để nắm bắt thêm thông tin, Her Story kể câu chuyện để người chơi phải tự lùng sục nhằm tìm ra sự thật. Với cách chơi độc nhất, thể loại của Her Story có lẽ chỉ có thể tồn tại dành cho game.

130. Undertale

(2015, Mac, PC, các hệ máy khác)

Undertale hoàn toàn không sợ gì cả: thay đổi thể loại chơi, thay đổi hoàn toàn gameplay, cốt truyện bất ngờ. Một bên là câu chuyện đầy xúc động, một bên là game nhập vai, có lúc là dạng game ‘bắn máy bay né đạn’, và lúc khác lại là game mô phỏng yêu hòa bình, Undertale nhận được sự tán dương lớn nhờ hệ thống gameplay cũng như hệ thống chiến đấu – cho phép người chơi có thể không đụng độ chỉ bằng cách nói chuyện với kẻ thù.

129. Rock Band

(2007, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Rock Band lấy những gì khiến cho Guitar Hero thành công và cải thiện nó. Với Guitar, bass, trống và giọng hát, Rockband giống như một dày máy karaoke với những giai điệu riêng của nó. Tuy game âm nhạc đã tăng trưởng mạnh trong nhiều năm qua, Rock Band vẫn nổi bật hơn nhờ đưa 4 người chơi lại với nhau thành một ban nhạc hơn là so tài với nhau.

128. Dune 2: The Building of a Dynasty

(1992, PC, các hệ máy khác)

Giúp tạo ra bộ khung định hình những game chiến thuật thời gian thực trong tương lai, Dune 2 thêm quản lý tài nguyên, xây trại và ba nhóm quân để người chơi chọn lựa.

127. Cart Life

(2011, PC)

Trong Cart Life, bạn sẽ phải quản lý quầy bán thức ăn, kiếm tiền bằng số vốn góp cỏn con để nuôi bản thân và gia đình. Cuộc sống đưa đẩy và riêng tư đã khiến cho Cart Life là một trải nghiệm đầy cảm xúc, nhấn mạnh sự đồng cảm hơn là tiền bạc.

126. Uncharted 2: Among Thieves

(2009, PlayStation 3, các hệ máy khác)

Rất ít game có thể bắt kịp nhịp độ của Uncharted 2: Among Thieves. Mọi thứ chỉ xảy ra trong tích tắc, Uncharted 2 biết cách để đặt người chơi vượt qua những câu đố khó, biết khi nào đưa câu đó vào và khi nào để mọi thứ trở nên dịu xuống, cùng những khoảnh khắc thân mật.

125. Mike Tyson’s Punch Out!!

(1987, Nintendo Entertainment System, các hệ máy khác)

Nếu bạn có thể thắng Mike Tyson’s Punch Out!!, bạn là vua rồi. Nổi tiếng với trùm cuối siêu khó để thử thách kĩ năng của bạn, game luôn khiến người chơi phải cầm tay cầm game lên để nghĩ rằng “Lần này mình sẽ thắng.”

124. Rock Band 2

(2008, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Rock Band 2 không mang tính cách mạng nhiều như phiên bản đầu. Thay vào đó, nó chỉnh sửa vài thứ và nâng cấp chất lượng cuộc sống để tạo ra một trải nghiệm game tốt hơn hẳn, có cả chế độ “No Fail” cho phép người chơi chơi cùng bạn bè của mình. Rock Band 2 đã biến trải nghiệm trong Rock Band thân thiện và dễ chơi ở các bữa tiệc hơn.

123. Diablo

(1996, PC, các hệ máy khác)

Diablo là bước đi đầu tiên của Blizzard vào thể loại game nhập vai. Nó cũng đánh dấu sự ra đời của Battle.net, thế giới đen tối trong Diablo cùng hệ thống gameplay loot đồ gây nghiện đã nhận được sự tán dương và khen thưởng từ fan cùng các nhà phê bình, biến Blizzard thành một trong những nhà làm game nhập vai hàng đầu thế giới. Tập trung vào phần thưởng, hệ thống ‘đánh rớt đồ nhặt đồ’ lặp đi lặp lại của Diablo đã ảnh hưởng đến vô số tựa game sau này.

122. Quake

(1996, PC, các hệ máy khác)

Quake vay mượn gameplay dồn dập của Doom để giúp nó hiệu quả trong môi trường 3D. Độ phổ biến của online multiplayer đã khiến cho ngành công nghiệp game bền vững.

121. Frog Fractions

(2012, Trình duyệt web)

Ẩn mình ở dạng một game toán, Frog Fractions liên tục thay đổi quy định mỗi khi chơi. Game khá là lạ. Frog Fractions thay đổi hoàn toàn những định nghĩa về game, chứng minh rằng game có thể là bất kỳ thứ gì bạn muốn.

Nguồn: Polygon

Phần 20 >>

Cẩm nang

500 tựa game hay nhất mọi thời đại (200-181)

78

<< Phần 15

Có những trò chơi điện tử chỉ đem lại những giây phút giải trí ngắn ngủi. Thời gian qua đi, tên tuổi của chúng dần dần chìm vào quên lãng. Nhưng vẫn có những tựa game mà giá trị của nó sẽ còn tồn tại mãi mãi, luôn được thế giới biết đến là những biểu tượng, cột mốc trên chặng đường phát triển của loại hình giải trí này. Đó sẽ là những tựa game mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong series bài viết: 500 tựa game hay nhất mọi thời đại, và đây là phần nối tiếp phần trước.

 200. 30 Flights of Loving

(2012, Mac, PC)

Đôi khi cốt truyện hay nhất lại nằm trong tâm trí của người theo dõi. 30 Flights of Loving để cho người chơi tự tưởng tượng ra các sự kiện khi phi vụ cướp thất bại. Thay vì phải để game kể hết mọi thứ, thì giờ đây người chơi phải tự mò mẫm, tìm hiểu cốt truyện theo trí tưởng tượng của mình

199. Halo 3

(2007, Xbox 360, các hệ máy khác)

Khi bạn mua một game Halo mới, bạn thường nghĩ nó sẽ giống như bản cũ, nhưng nhiều thứ hơn. Và Halo 3 thì giống như vậy đó. Tuy nhiên, các tinh năng chính vẫn xuất sắc. Chế độ tạo map cho phép người chơi tạo và chơi map multiplayer của hính mình – một chế độ tuyệt vời cho series bắn súng này.

198. Overwatch

(2016, PC, PlayStation 4, Xbox One)

Overwatch để lại dấu ấn khi nó xuất hiện trong làm game. Đầy đủ mọi thứ: nhân vật, cốt truyện chi tiết, thi đấu, Overwatch là một trong những game bắn súng góc nhìn thứ nhất hay nhất ở những năm gần đây và có sức ảnh hưởng lớn đến ngành game esport hiện tại.

197. Mario Kart 64

(1997, Nintendo 64, các hệ máy khác)

Đây là nơi mọi thứ được ổn định. Là một trong những ví dụ tốt nhất về chế độ chơi multiplayer ‘tại gia’, Mario Kart 64 đã đưa series này thành 3D lần đầu tiên và nó vẫn lưu giữ trong ký ức tuổi thơ của những người đã từng chơi nó.

196. Xcom: Enemy Unknown

(2012, PC, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Bản remake của X-COM đời đầu, Enemy Unknown sáng chế lại mọi thứ. Thay đổi các công cụ và làm hiện đại hóa thương hiệu game chiến thuật đi theo lượt này, Enemy Unknown nhanh chóng nhận lời khen là “trải nghiệm độc nhất mà mọi game thủ xứng đáng thử.”

195. Final Fantasy 9

(2007, PlayStation, các hệ máy khác)

Nhờ kết hợp các yếu tố mới và cũ, Final Fantasy 9 nhanh chóng được fan và các nhà phê bình khen ngợi. Ngày nay, nó vẫn là tựa game có điểm Metacritic score cao nhất của dòng game Final Fantasy.

194. Dragon’s Dogma

(2012, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Dragon’s Dogma đạt được sự cân bằng giữa cơ cấu của game nhập vai và hệ chống chiến đấu nhanh mà mượt mà. Cách mà Dragon’s Dogma kết hợp thành công hai mảng khác biệt nay đã tạo nên một trong những trải nghiệm RPG thú vị trong những năm gần đây

193. Star Wars: X-Wing vs. TIE FIghter

(1997, PC)

Hoàn toàn thiếu cốt truyện, X-Wing vs. TIE Fighter cho phép người chơi tham gia hành động ngay lập tức và chiến đấu chống lại những người chơi khác hoặc tập luyện một mình. Tuy cách tiếp cận này không thành công ở nhiều tựa game khác, nhưng với X-Wings vs. TIE Fighter, hệ thống đã đủ hoàn hảo để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện.

192. Pokemon Gold and Silver

(2000, Game Boy Color)

Pokemon Gold and Silver đánh dấu sự chuyển mình của Pokemon từ game thành công lớn thành một thương hiệu hàng tỉ đô. Tuy đây không phải là bộ đôi sáng tạo nhất,  đây là phiên bản giúp đẩy tên tuổi nó trở thành một thế lực lớn.

191. Sonic The Hedgehog

(1991, Genesis, các hệ máy khác)

Khi Sonic The Hedgehog tung ra thị trường, nó không như những gì mà người chơi đã từng thấy trước đó. Game nhanh. Game ngầu. Game có phong cách của nó. Đây là câu trả lời của Sega với Mario và nó mau chóng trở thành một thương hiệu rộng lớn.

190. Command and Conquer

(1995, Mac, PC, các hệ máy khác)

Lấy ý tưởng từ những sự kiện có thật như Gulf War, Command Conquer đã góp phần giúp phổ biến thể loại game chiến thuật. Hướng đến độ chân thực hơn so với những game chiến thuật khác, Command and Conquer chủ yếu tập trung vào hành động, khiến nó trở nên thú vị hơn hẳn những đối thủ.

189. Myst

(1993, Mac, các hệ máy khác)

Myst loại bỏ những thứ thừa thãi từ những game phiêu lưu thường thấy. Loại bỏ  những câu đố tối dạ và những sai lầm ngẫu nhiên thường có trong các game, Myst đã khiến cộng đồng chú ý để tạo ra các phiển bản kế tiếp cũng như ngoại truyện. Cuối cùng, đôi khi nó nổi tiếng đến nổi mà mọi người cho rằng Myst đã ‘giết chết’ thể loại game phiêu lưu truyền thống

188. P.T.

(2014, PlayStation 4)

Hiện tại, P.T. giống như cửa sổ để vào một thế giới song song – nơi mà Hideo Kojima, Guillermo Del Toro và Junji Ito có thể đã tạo ra được game kinh dị nhất mọi thời đại. Game là bản chơi thử (Playable Teaser) của Silent Hills, giờ đây đó là game Silent Hill đã bị hủy bỏ. P.T. đã tạo ra cảm giác mà người chơi phải so sánh, đối chiếu với trải nghiệm của bản thân để tìm và hiểu ra chúng có ý nghĩa gì.

187. Left 4 Dead

(2008, PC, Xbox 360, các hệ máy khác)

Ra mắt vào khoảng thời gian game bắn súng console online đang bùng phát, Left 4 Dead đã hồi sinh dòng co-op. Hệ thống “Director” A.I thay đổi hoàn toàn gameplay của Left 4 dead – đã giúp cho quá trình chơi theo nhóm luôn thú vị. IGN phải gọi Left 4 Dead là “là game bắn súng co-op hoàn hảo”

186. Fallout 3

(2008, PC, PlayStation 3, Xbox 360)

Fallout 3 đã tạo ra một chuẩn mực mới cho những game sau này của Studio Bethesda Game. Cực kỳ tham vọng, với lượng nội dung game bao la và thế giới rộng lớn, Fallout 3 vẫn được xem là một trong những game hay nhất của thể loại này – nó vẫn có khả năng đối đầu với các game hiện đại.

185. City of Heroes

(2004, Mac, PC)

Khi ra mắt, City of Heroes là làn gió mới. Đầy màu sắc, vô hại và đặc biệt nhất là cực kỳ vui, game đã tạo ra tiếng vang so với những game MMORPG nghiêm túc khác. Cho phép tọa nhân vật siêu anh hùng theo cách riêng của mình cũng như nhiệm vụ – City of Heroes cho người chơi trở thành người mà bạn muốn.

184. Rez/Rez Infinite

(2002, PlayStation, các hệ máy khác)

Rez là game bạn cần phải cảm nhận được. Không chỉ là game âm nhạc đơn thuần, nó là một hành trình của âm thanh, những giai điệu mà người chơi tạo ra đều xảy ra khi bắn. Nét tương phản cùng giai điệu du dương trong Rez là những thứ bạn cần phải thấy mới tin được – và chúng rất tuyệt nếu bạn chơi bằng thực tế ảo (VR).

183. Starcraft 2: Wings of Liberty

(2010, Mac, PC)

Chế độ multiplayer của StarCraft 2: Wings of Liberty đã đủ để game nằm trong danh sách này. Mãn nhãn, thách thức và nhiều thứ để chơi, multiplayer của Wing’s of Liberty được tạo ra dành cho thị trường esport – đặc biệt là ở Hàn Quốc. Từ khi ra mắt, game liên tục là điểm sáng của các giải đấu có giá trị trên $100,000.

182. Warcraft 3: Reign of Chaos

(2002, Mac, PC)

Warcraft 3: Reign of Chaos là game mà bạn không thể nghỉ. Hiện vẫn được hỗ trợ và cập nhật bởi Blizzard trong 15 năm sau, Reign of Chaos vẫn được yêu thích không phải vì nó sáng chế lại dòng game chiến thuật thời gian thực, mà là vì sự hoàn hảo của nó – tạo ra những cốt truyện mới cho thế giới Warcraft và giới thiệu thêm 2 chủng tộc mới cho thương hiệu này.

181. Vagrant Story

(2000, PlayStation)

Vagrant Story loại bỏ những thứ thường thấy trong game nhập vai hành động của Nhật Bản. Không có cửa hàng hay tương tác với người chơi khác, game thử thách người chơi phải tự tạo và nâng cấp vũ khí của mình trong hành trình đi qua các hầm một. Cốt truyện sâu và việc phá vỡ quy tắt đã giúp nó thành công khắp thế giới.

Nguồn: Polygon

Phần 17 >>

Cẩm nang

500 tựa game hay nhất mọi thời đại (20-1)

132

<< Phần 24

Có những trò chơi điện tử chỉ đem lại những giây phút giải trí ngắn ngủi. Thời gian qua đi, tên tuổi của chúng dần dần chìm vào quên lãng. Nhưng vẫn có những tựa game mà giá trị của nó sẽ còn tồn tại mãi mãi, luôn được thế giới biết đến là những biểu tượng, cột mốc trên chặng đường phát triển của loại hình giải trí này. Đó sẽ là những tựa game mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong series bài viết: 500 tựa game hay nhất mọi thời đại, và đây là phần nối tiếp phần trước.

20. The Legend of Zelda: A Link to the Past

(1992, Super Nintedo, các hệ máy khác)

Quay trở lại góc nhìn từ trên xuống, A Link to the Past của Hyrule cực kỳ rộng lớn ở thời điểm đó: bao gồm rất nhiều hầm và hai thế giới lớn. Theo Gamespot, đây là “công thức thành công giúp Zelda sống mãi với thời gian”.

19. Civlization 2

(1996, PC, các hệ máy khác)

Cho phép người chơi nắm quyền mọi thứ, Civilization 2 góp phần biến series Civilization thành một trong những trải nghiệm tốt nhất mà ngành game may mắn sở hữu được.

18. Castlevania: Symphony of the Night

(1997, PlayStation, các hệ máy khác)

Castlevania: Symphony of the Night tiếp tục kế thừa di sản 2D của game Super Metroid sang thế hệ 32-bit – khi mà thể loại này tưởng chừng như đã hết thời. Và nó cũng sở hữu một trong những thế giới bóng bẩy, đáng để khám phá nhất trong game.

17. Portal

(2007, PC, PlayStation 3, Xbox 360, các hệ máy khác)

Việc game quá ngắn đã được Portal bù đắp bằng gameplay độc nhất và mang tính thử nghiệm của nó. Các câu đố trong Portal cho phép người chơi thử nghiệm theo cách tốt nhất – và ngầu nhất – để qua màn bằng các Companion Cube của mình.

16. Super Mario 64

(1996, Nintendo 64, các hệ máy khác)

Sáng chế lại cách chạy, nhảy và hành động trong môi trường 3D, Mario 64 là một trong những game đầu tiên khai phá không gian 3D và tái hiện lại những gì mà người chơi yêu thích trong 2D. Nó cũng thử nghiệm khả năng di chuyển tự do và những màn chơi mở – sau này trở thành phần không thể thiếu của thể loại đó.

15. SimCity

(1989, Mac, các hệ máy khác)

Lấy ý tưởng quy hoạch đô thị của tac giả Will Wright, SimCity đã tạo ra thể loại xây dựng thành phố. Cho phép người chơi đánh dấu các khu vực thành công nghiệp hay dân cư, xây dựng hệ thống giao thông, điều chỉnh thuế và nhiều thứ khác. SimCity cách mạng hóa thể loại game mô phỏng với đô quy mô về nội dung và chiều sâu của game.

14. Half-Life 2

(2004, PC, các hệ máy khác)

Được khen ngợi nhờ AI, gameplay và cơ chế vật lý thực tế mang tính đột phá, Half-Life 2 là thước đo để những game bắn súng góc nhìn thứ nhất khác so sánh – tuy nhiên có rất ít tựa game gây ra sức ảnh hưởng tương tự như của Half-Life 2.

13. StarCraft

(1998, PC, các hệ máy khác)

Quyết định tạo ra ba chủng tộc trong StarCraft của Blizzard đã cách mạng hóa game chiến thuật, mở ra những chiến thuật và cách chơi mới và cuối cùng là giải quyết rất nhiều vấn đề có trong các game chiến thuật. StarCraft đưa ra ý tưởng đa dạng trong game chiến thuật, giúp cho các hãng khác thử nghiệm với những cách chơi khác nhau.

12. Grand Theft Auto 3

(2001, PlayStaion 2, các hệ máy khác)

Grand Theft Auto 3 thay đổi thế giới hoàn hoàn. Trong thời khai sơ của Grand Theft Auto hiện đại, game đã cho thấy thế giới mở hoạt động như thế nào, với gameplay sandbox cho phép người chơi làm bất kỳ thứ gì họ muốn. GTA 3 cũng thu hút sự chú ý của bên truyền thông ở mức chưa từng có trước đây do độ bạo lực có trong game.

11. Final Fantasy 6

(1994, Super Nintendo, các hệ máy khác)

Đen tối hơn những game Final Fantasy đầu, FF6 đánh vào những vấn đề khó chịu như ngoại tình, tự sát và diệt chủng. Lần đầu tiên cho người chơi đến 14 nhân vật để chọn, mỗi nhân vật có mỗi cung bậc cảm xúc khác nhau, Final Fantasy 6 là phiên bản ảm đạm, đáng nhớ và nổi bật trong series này nhờ những trải nghiệm tuyệt vời trong game.

10. Super Metroid

(1994, Super Nintendo, các hệ máy khác)

Ra đời hàng thập kỷ trước khi indie bùng nổ, Super Metroid vẫn là bản mẫu cho game 2D và giúp các game indie lấy cảm hứng retro – để tạo ra thể loại game mới với tên gọi “Metroidvania” (Metroid + Castlevania). Supermetroid có độ chi tiết đáng kinh ngạc, cùng các màn chơi thế giới mở và lượng kho vũ khí và công cụ đồ sộ.

9. Street Fighter 2

(1991, Arcade, các hệ máy khác)

Tựa game khiến cho thể loại đối kháng bùng nổ, Street Fighter 2 thành công vang dội khiến cho mọi người quay trở lại máy thùng. Và nó tiếp tục khẳng định mình trong danh sách game SNES.

8. Minecraft

(2011, Mac, PC, các hệ máy khác)

Minecraft không bao giờ ‘từ chối’ người chơi. Đồ họa cực kỳ đơn giản, hệ thống xây dựng trong Minecraft cùng gameplay mở đã tạo nên một trong những cộng đồng game lớn nhất bằng cách cho họ thỏa sức sáng tạo của mình.

7. World of Warcraft

(2004, Mac, PC)

World of Warcraft tạo ra một trong những tựa game thành công nhất trong ngành game, và Blizzard vẫn tiếp tục hỗ trợ nó sau hơn 10 năm ra đời. Game vừa mới vượt ngưỡng 100 triệu tài khoản, nhờ công lớn từ những bản cập nhật liên tục ra mắt. Được khen ngợi thế giới mở rộng lớn, cộng đồng tận tâm và các nhiệm vụ có chiều sâu, World of Warcraft hoàn hảo trong từng chi tiết và là lí do khiến cho người chơi luôn quay trở lại.

6. Ms. Pac-Man

(1982, Arcade, các hệ máy khác)

Pac-Man giúp cho video game trở nên phổ biến. Hệ thống gameplay lặp đi lặp lại gây nghiện: ăn các pac-Dots và chạy trốn khỏi mấy con ma đã tạo ra một hiện tượng thật sự: khiến cho mọi lứa tuổi đều muốn thử một lần trên các máy thùng.

5. Pokemon Red và Blue

(1998, Game Boy)

Rất ít game có thể thay đổi lịch sử như cách mà Pokemon Red và Blue đã làm. Game đầu tiên trong series Pokemon, Red và Blue nhanh chóng biến thương hiệu này thành hiện tượng toàn cầu, trước khi game trở thành ông trùm truyền thông đa phương tiện với chương trình TV, phim và bộ sưu tập game thẻ bài đồ sộ.

4. Doom

(1993, PC, các hệ máy khác)

Doom biến những người vọc máy tính thành anh hùng của riêng mình. Dẫn dắt bởi hai nhà làm game tài ba John Romero và John Carmack, game bắn súng góc nhìn nổi tiếng của id đã giúp phổ biến thể loại game, với rất nhiều bản nhái lại và biến hai John này thành nhà tỉ phú.

3. The Legend of Zelda

(1987, Nintendo Entertainment System, các hệ máy khác)

Giớ thiệu người chơi đến thế giới và những nhân vật vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, The Legend of Zelda là một game hành động nhập vai tuyệt vời với điều khiển khó và tạo cho chúng ta cảm giác phiêu lưu.

2. Super Mario Bros. 3

(1990, Nintendo Entertainment System, các hệ máy khác)

Giới thiệu rất nhiều tính năng giúp định nghĩa lại series, Super Mario Bros. 3 thêm khả năng bay, các hệ thống màn chơi mới và những bộ trang phục khác nhau cho Mario mặc. SMB3 còn khuyến khích người chơi khám phá bằng cách thưởng thêm cho họ để khám phá các bí mật trong từng màn chơi.

1. Tetris

(1984, Electronika 60, các hệ máy khác)

Cần khả năng cân bằng giữa chiến thuật và sự khéo léo, Tetris định nghĩa lại game giải đố. Rất ít game có thể thống trị hoàn toàn một thể loại game giống như Tetris. Không quan tâm bạn là ai, nhưng chắc chắn bạn đã từng chơi Tetris – một điều mà rất ít tựa game có thể làm được. Tetris đơn giản trong cách chơi và cần phải cực giỏi để có thể thành thạo game.

Nguồn: Polygon

Xem lại tất cả các bài trong series