Cẩm nang

Lịch sử phát triển hệ máy chơi game Xbox (phần 2)

67

<<Phần 1

Xbox 360 S

Vào ngày 14 tháng 6, 2010, Microsoft phát hành chiếc Xbox 360 đầu tiên được tái thiết đáng kể. Chiếc Xbox 360 S được bán với giá 300 USD và có thêm một ổ cứng khá lớn 250GB. Nó cũng được coi là mẫu máy mỏng với thiết kế nhỏ nhẹ hơn và nguồn sạc nhỏ hơn. Nó cũng mang vẻ góc cạnh hơn bao gồm phần cuối màu đen bóng.

Mẫu máy S dùng bộ xử lí tiết kiệm năng lượng hơn và một bo mạch chủ làm giảm vấn đề sử dụng hiệu năng của phiên bản cũ làm xuất hiện trạng thái Red Ring of Death. Kết quả là nó cung chạy êm hơn. Mẫu S thay thế nút nguồn vật lí và các nút thoát bằng nút cảm ứng và cũng cung cấp Wi-Fi 802.11n cùng với 2 cổng USB. Khi được dựng thẳng, nó cũng di chuyển khoang ổ cứng từ đỉnh khung gầm xuống đáy.

Kinect

Microsoft ra mắt phần mở rộng Kinect cho Xbox 360 vào ngày 11 tháng 11, 2010, khoảng 5 năm sau khi chiếc máy được phát hành. Bên cạnh các lệnh hỗ trợ bằng giọng nói, thiết bị điều khiển chuyển động này sử dụng một cảm biến khá nhạy cho phép người dùng chơi game bằng cơ thể chứ không phải bằng bộ điều khiển.

Kinect đại diện cho sự đột phá lớn đầu tiên của Microsoft về điều khiển chuyển động và cuối cùng trở thành một sự thành công lớn về thương mại. Mặc dù được ra mắt khá trễ so với vòng đời của chiếc máy, Kinect trở thành thiết bị điện tử được bán nhanh nhất, và 8 triệu bản được bán đi trong 60 ngày. Tới bây giờ, Microsoft đã bán hơn 24 triệu Kinect phiên bản đầu, bằng với doanh số của máy Xbox.

Cạnh tranh với: NIntendo Wii Remote, Playstation Move Controllers

Trò chơi nổi bật: Dance Central, Dance Central 2, Dance Central 3, Kinect Adventures, Kinectimals, Kinect Sports, Kinect Star Wars, Your Shape: Fitness Evolved.

Xbox 360 E

Microsoft cho ra mắt phiên bản tái thiết kế cuối cùng của 360 vào tháng 4, 2013. Mẫu Xbox 360 E phát hành với giá 250 USD và bao gồm một ổ cứng 250GB. Chiếc máy thật ra lại nhỏ hơn và êm hơn mẫu S trước đó và nhắm vào khách hàng có ngân sách hạn hẹp và không muốn bỏ 500 USD cho chiếc máy Xbox One sắp ra mắt. Nó được thiết kế giống y hệt chiếc Xbox One với sự pha trộn giữa màu đen mờ và bóng.

Phiên bản E cũng đánh dấu sự trở lại của nút nguồn vật lý và nút thoát. Bản thiết kế đã loại bỏ bộ kết nối S/PDIF và Legacy AV, tuy nhiên, lại giới thiệu với người dùng kết nối video HDMI-only. Phiên 360 E cũng cung cấp 4 cổng USB, ít hơn 1 một cổng so với mẫu S trước đó.

Xbox One

Microsoft đã bước vào thế hệ máy console thứ 8 vào ngày 22 tháng 11, 2013. Xbox One phát hành với giá 500 USD, công ty giới thiệu nó như là hệ thống giải trí tột cùng và bán tất cả các máy với thiết bị bổ sung Kinect thế hệ thứ hai. Kinect mới sử dụng một camera 1080p cung cấp góc quay rộng hơn, độ theo dõi chính xác được cải thiện và thêm tính năng theo dõi nhịp tim. Trong khi Microsoft ban đầu khẳng định Kinect là một phần không thể thiếu mang đến trải nghiệm tối ưu và yêu cầu phải được cắm vào mọi lúc, công ty cuối cùng đã đưa ra một phiên bản 400 USD rẻ hơn vào ngày 9 tháng 6, 2014 và bỏ qua cảm biến để cạnh tranh với Sony PS4 400 USD. Người dùng cũng đã lên tiếng về vấn đề riêng tư đối với máy ảnh. Microsoft bắt đầu bán Kinect riêng lẻ với giá 150 USD.

Xbox One đã quay lại với cấu trúc x86 của PC. Chiếc máy sử dụng bộ xử lý tăng tốc Jaguar của AMD, cùng hai mô-đun quad-core với tốc độ 1.75GHz. Hệ thống sử dụng đồ hoạ tích hợp Durango của AMD dựa trên GPU Radeon HD 7000. Durango có tốc độ 853MHz và có khả năng cung cấp hiệu suất 1,31 teraflop. Đối với bộ nhớ, Xbox One sử dụng bộ nhớ DDR3 RAM 8GB với tốc độ 2133MHz, nhưng cũng cung cấp 32MB ESRAM nhanh hơn được ghi vào APU. Mẫu máy này được xem là yếu hơn một chút so với đối thủ PS4, là mẫu không sử dụng bất kỳ ESRAM nào nhưng lại có 8GB bộ nhớ GDDR5 khá nhanh. Một số cổng giao tiếp của bên thứ ba chạy ở độ phân giải thấp hơn so với khi chạy trên hệ thống Sony.

Đầu tháng 6, 2015, chiếc console cung cấp khả năng tương thích ngược với nhiều game trên Xbox 360 thông qua mô phỏng phần mềm. Tại E3 2017, Microsoft tuyên bố rằng Xbox One cuối cùng sẽ hỗ trợ các game Xbox gốc.

Xbox One loại bỏ khả năng thay đổi đĩa cứng nhưng cho phép người dùng sử dụng ổ đĩa USB 3.0 để tăng dung lượng lưu trữ. Bạn cũng có thể chơi phương tiện truyền thông khác từ các thiết bị USB mà không chỉ riêng CD, DVD và đĩa Blu-ray. Về mặt kết nối mạng, Xbox One hỗ trợ Gigabit Ethernet, 802.11n và Wi-Fi Direct.

Về thiết kế, Xbox One sử dụng khung máy hai tông đen mờ với bề mặt bóng và quay lại dùng nút cảm ứng điện dung. Mặc dù chiếc máy có kích thước tương đối lớn, nó chạy êm hơn và mát hơn so với PlayStation 4 của Sony. Tuy nhiên, do vị trí của lỗ thông hơi, nó được đặt nằm ngang, không giống như Xbox 360 trước đó.

Tiếp tục sự thành công của mẫu 360 với tư cách là thiết bị đa phương tiện, Microsoft đã đẩy mạnh chức năng đa phương tiện của console và thêm khả năng ghi hình và stream gameplay. Hệ điều hành gốc chạy phiên bản rút gọn của Windows 8 có cơ sở từ ngôn ngữ thiết kế dựa trên nền tảng hệ điều hành. Giao diện người dùng ban đầu đã nhận được rất nhiều lời phê bình vì không trực quan. Chiếc Xbox One đã được cập nhật rất nhiều lần qua các năm, và vào năm 2016, nó đã hỗ trợ Cortana.

Microsoft giữ bí mật doanh số của Xbox One, nhưng tới tháng 1, 2017 ước tính khoảng 26 triệu bản đã được bán ra. Đứng sau doanh số PS4 của Sony, hiện đã bán được hơn 60 triệu bản.

Cạnh tranh với: Sony PlayStation 4, Sony PlayStation 4 Pro, Nintendo Wii U, Nintendo Switch

Trò chơi nỏi bật:  Battlefield 1, Dark Souls II, Destiny, Dishonored 2, Doom, Fallout 4, Forza Horizon 2, Forza Horizon 3, Forza Motorsport 5, Forza Motorsport 6, Gears of War 4, Halo: The Master Chief Collection, Halo 5 : Guardians, Inside, Minecraft, Ori and the Blind Forest, Tomb Raider, Sunset Overdrive,  Witcher 3: Wild Hunt, Titanfall, Titanfall 2

Xbox One Controller

Cách bố trí của tay cầm Xbox One vẫn giữ nguyên so với phiên bản 360 trước đó. Microsoft đã có một số thay đổi để tối ưu hóa nó, bằng cách thêm kết cấu sần sùi vào các cần analog, và cải thiện sự phản hồi với tiếp xúc của tay cầm. Nút Start and Back cũng được thay thế bằng Menu và View.

Vào năm 2015, chiếc tay cầm sau khi xem xét lại đã được thêm vào một jack cắm tai nghe 3.5mm.

Xbox Elite One Wireless Controller

Microsoft cho ra mắt chiếc tay cầm Xbox One Elite không dây vào ngày 27 tháng 10, 2015. Chiếc tay cầm được bán độc quyền với giá 150 USD với các bộ phận có thể thay thế được bao gồm cần nháy hình mái vòm lồi và lõm. Người dùng cũng có thể chọn thay thế cụm phím D-pad bằng cụm phím có thiết kế trũng như chảo vệ tinh được làm riêng cho game đối kháng. Thêm vào đó, chiếc tay cầm còn trang bị khóa rất nhạy cho phép người chơi giảm thiểu khoảng cách giữa nút bên trái và bên phải. Bên dưới tay cầm là 4 tấm dán có thể tháo rời cho phép đánh dấu lại bất kì nút bấm nào. Phiên bản màu đen và bạc nặng hơn nhiều so với bản thường, điề mà theo Microsoft là do các chi tiết kim loại cao cấp.

Xbox One S

Microsoft phát hành phiên bản Xbox One S của mình vào ngày 2 tháng 8 năm 2016. Chiếc máy được tái thiết kế nhỏ hơn 40% so với mẫu trước và tích hợp bộ cấp nguồn vào khung máy. One S được ra mắt với tông màu trắng chủ đạo kết hợp với vài chi tiết màu đen.

Chiếc máy One S quay lại sử dụng nút nguồn vật lý và nút thoát, bên cạnh đó còn thêm vào một ổ đĩa Blu-ray 4K kết hợp với hỗ trợ dải tương phản động mở rộng (HDR). GPU của bảng điều khiển được tăng 7%, từ 853MHz đến 914MHz. Tần số cao hơn được thêm vào để bù đắp cho tổng chi phí xử lí thêm vào mà HDR giới thiệu. Xbox One S cũng có thể nâng cấp các trò chơi lên đến 4K. Chiếc console cung cấp ba lựa chọn ổ cứng với kích thước: 500GB, 1TB, và 2TB với giá 299 USD, 349 USD và 399 USD.

Mặc dù Xbox One S thực hiện một số cải tiến từ mẫu máy ban đầu, nó cũng loại bỏ các cổng Kinect. Microsoft đã cung cấp một bộ chuyển đổi Kinect miễn phí trong một khoảng thời gian giới hạn, nhưng giờ đây chúng được bán riêng với giá 40 USD.

Xbox One S/Xbox Design Lab Controller

Microsoft đã cho ra mắt một mẫu tay cầm được thay đổi chút ít theo sau sự phát hành của hệ máy S.

Bản biến thể mới có hỗ trợ Bluetooth và có một kết cấu dễ cầm hơn. Ngoài ra còn có loại tay cầm Xbox Design Lab  tượng tự cho phép người dùng điều chỉnh màu sắc của nó.

Xbox One X

Chiếc máy Xbox One X được ấn định ra mắt vào ngày 7 tháng 11 với giá bán lẻ đề nghị là 500 USD. Microsoft giới thiệu One X như là một máy console 4K với hiệu suất lên đến 6 teraflop nhưng vẫn chạy cùng trò chơi và phần mềm mà hệ máy Xbox One hiện có.

Xét về mặt kỹ thuật, One X vẫn sử dụng hệ thống AMD 8 nhân giống hệt tiền thân của nó, nhưng nó đã được cải tiến rất nhiều và được nâng cấp lên 2.3GHz. Hiện nay nó cũng sử dụng 12GB GDDR5 RAM. Về mặt GPU, Xbox One S sử dụng Radeon được trang bị 40 đơn vị tính toán dựa trên cấu trúc vi mô Polaris của AMD và có tốc độ 1172MHz.

Chiếc máy có khả năng tương thích ngược với Xbox One, và cả các thiết bị ngoại vi của nó. Về mặt thiết kế, Xbox One X là chiếc máy nhỏ nhất của công ty. Về mặt thẩm mỹ, nó trông rất giống với chiếc Xbox One S màu đen.

Mặc dù chiếc console được hướng tới những người đam mê 4K với các tính năng cao cấp hơn cùng với đầu phát Blu-ray UHD HDR, Microsoft khẳng định rằng Xbox One X sẽ có thể hỗ trợ chơi game cho những ai không sở hữu các thiết bị hiển thị siêu cao cấp. Công ty cho biết hệ thống sẽ có thể thêm bộ lọc dị hướng, hỗ trợ các kênh FreeSync, giảm thời gian tải và cho phép Supersampling để tạo ra gameplay TV 1080p trông sắc nét hơn so với đầu ra HD tiêu chuẩn.

Tại E3 2017, công ty đã cho thấy rất nhiều trò chơi có thể lợi dụng sức mạnh xử lý của phần cứng này, bao gồm Middle-earth: Shadow of War, Forza Motorsport 7, Assassin’s Creed Origins, và nhiều hơn nữa.

Nguồn: GameSpot

Cẩm nang

Microsoft Office 2019 chính thức ra mắt, tách biệt khỏi nền tảng đám mây

351

Microsoft Office 2019 đã ra mắt, với bộ office suite mới dành cho Windows và Mac. Gồm có Word, Excel, PowerPoint, Outlook, Project, Visio, Access và Publisher, Office 2019 khác biệt so với những lần phát hành trước của Microsoft ở điểm tách biệt khỏi nền tảng đám mây.

Quả thực là Microsoft đã chuyển trọng tâm lên nền tảng đám mây được vài năm. Ông trùm phần mềm đã liên tục thúc đẩy Office 365 đến người tiêu dùng lẫn các tập đoàn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu do Office 365 yêu cầu phải trả phí định kỳ.

Thế nhưng, không phải ai hay doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng cho đám mây, và đó là lý do Office 2019 xuất hiện. Phiên bản “cài trong máy” được miêu tả là “dành cho những khách hàng chưa sẵn sàng cho đám mây,” và mang đến vài tính năng nổi bật đã được thêm vào trong Office 365 ProPlus trong 3 năm qua.

Lấy ví dụ trong PowerPoint 2019, Morph và Zoom giúp cho việc thuyết trình sống động hơn. Excel 2019 thêm tính năng phân tích dữ liệu, cùng với PowerPivot được tăng cường và hàng loạt biểu đồ mới. Trong Word 2019, Focus Mode cố gắng chặn mọi sự phân tâm ngăn cản bạn hoàn tất các câu văn của mình.

Viết bằng bút được áp dụng cho tất cả ứng dụng của Office 2019, bao gồm hỗ trợ độ nhấn của bút và độ nghiêng, nếu cây bút của bạn có hỗ trợ tính năng này. Focused Inbox, trong Outlook 2019, chỉ hiện những email quan trọng nhất lên đầu.

Tuy nhiên, những gì bạn không có được như Office 365 là các tính năng được cập nhật thường xuyên. Thay vào đó, Office 2019 chỉ ra mắt một lần và Microsoft nói rõ rằng Office 2019 sẽ không nhận thêm tính năng mới trong tương lai. Nếu bạn muốn chúng, bạn cần có Office 365 ProPlus.

Có một ngoại lệ là những mảng server có trong Office 2019 của Microsoft vẫn được thêm mới. Exchange Server 2019, Skype for Business Server 2019, SharePoint Server 2019 dự tính sẽ được ra mắt “trong vài tuần kế tiếp”.

Theo Micrososft, những khách hàng doanh nghiệp hoặc tổ chức mua số lượng lớn sẽ nhận được Office 2019 trước. Những người còn lại sẽ phải chờ thêm vài tuần. Còn về những gì sau đó, Microsoft cho biết hãng “tiếp tục ra mắt bản cài trên máy tính trong tương lai,” tuy không nói riõ khi nào hay bản kế tiếp sẽ là cuối cùng.