Cẩm nang

Giải thích hệ thống rank VALORANT

545

Riot Games đã chính thức công bố chi tiết hệ thống rank matchmaking cho VALORANT. Trên website chính thức của VALORANT, được viết bởi Ian “Brighteyz
Fielding, thành viên của đội thi đấu chuyên nghiệp VALORANT.

“Chế độ competitive sẽ sớm có mặt sau patch 0.48, bắt đầu với khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ.”

Chế độ competitive sẽ sử dụng “những thể thức và quy định tương tự trong Unrated, nhưng tập trung vào tính cạnh tranh hơn. Đội ngũ cho biết đây mới chỉ là những giai đoạn đầu và sẽ cải tiến theo thời gian nhưng “trải nghiệm chính vẫn giống như trong closed beta.”

Hơi khác biệt với những hệ thống matchmaking cạnh trang khác là VALORANT sẽ không tập trung vào số trận thắng thua của Game bao gồm cả kỹ năng cá nhân của bạn để cho vào công thức rank. “Chúng tôi tính đến kỹ năng cá nhân của bạn để có thể công nhận bạn có đang smurf hay không, nhằm giảm tình trạng ‘boosted’ rank, và đảm bảo hầu hết các trận, bạn và đồng đội được chơi một trận đấu công bằng”.

Riot “tổng kết” vài thứ sẽ sớm ra mắt trong chế độ competitive:

  • Hoàn tất 20 trận Unrated để mở khóa chế độ Competitive
  • 8 rank, với 3 tier mỗi rank, ngoài trừ rank cao nhất, VALORANT
  • Tìm game với nhóm 5 người thì chỉ được cách nhau tối đa 2 rank.
  • Rank không hiển thị trong các trận competitive nếu bạn không chơi trong vòng 14 ngày, nhưng rank sẽ không bị tụt giảm trong thời gian này.
  • Rank trong Closed beta sẽ không được giữ lại khi game chính thức ra mắt.

Hệ thống rank sẽ tương tự với tựa game MOBA nổi tiếng của Liên Minh Huyền Thoại, bắt đầu với Iron (Sắt). Từ Iron bạn sẽ di chuyển lên Bronze (Đồng), Silver (Bạc), Gold (Vàng), Platinum (Bạch kim), Diamond (Kim cương), Immortal và VALORANT xếp từ thấp đến cao.

Riot Games nhấn mạnh một lần nữa tuy “thắng trận là yếu tố quan trọng nhất để thăng hạng”, nhưng thi đấu xuất sắc có thể giúp bạn thăng hạng nhanh hơn. Ngược lại, nếu thi đấu kém cõi trong khi thua, bạn thể rớt hạng nhanh hơn.

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết ­về Valorant tại đây:
  • Should tin rằng Valorant có thể sẽ vượt mặt CSGO
  • Riot trả hacker $100,000 để tìm cách hack trong Valorant
  • Shroud tin rằng Valorant dễ hơn CSGO
  • Tổng hợp thông tin mới nhất về Valorant, tựa game FPS sắp ra mắt của Riot Games
  • Tổng hợp tạo hình và bộ kỹ năng của các nhân vật trong Valorant
Cẩm nang

Tencent sở hữu những công ty game nào trên thế giới

88

Tencent là nhà phát hành game lớn nhất thế giới. Hãng là ông trùm Internet và giải trí tại Trung Quốc – tương đương với Facebook hoặc Google. Nhưng có lẽ game thủ khắp thế giới sẽ biết đến nhiều cái tên mà Tencent đang nắm giữ một số cổ phần.

Với hơn 300 công ty được đầu tư, việc cập nhật danh sách Tencent sở hữu cổ phần ở đâu thật sự khá là đau đầu.

Dưới đây là danh sách những công ty game nước ngoài được Tencent đầu tư, nếu được, bao gồm, chính xác họ sở hữu bao nhiêu.

Riot Games (Liên Minh Huyền Thoại) – 100%

Riot Games đổi logo

Trong 2011, Tencent từ đối tác phát hành Riot Games tại Trung Quốc trở thành cổ đông chính sau khi trả $400 triệu USD để sở hữu 93% cổ phần của nhà phát triển Liên Minh Huyền Thoại. Bốn năm sau, Tencent lấy luôn 7% cổ phần còn lại với mức giá không được tiết lộ, nắm hoàn toàn quyền kiểm soát Riot Games, cũng như mảng Liên Minh Huyền Thoại nói riêng.

Việc Tencent mua lại Riot là điều đã được báo trước. Liên Minh Huyền Thoại là tựa game PC nổi tiếng nhất thế giới, mang về $1.4 tỉ USD doanh thu năm ngoái. Riot Games vẫn là bên ra quyết định cho tựa game của mình, nhưng mọi thứ đang dần thay đổi. Nhằm tăng doanh thu trong thị trường game di động đang bùng nổ, Tencent đã cố thuyết phục Riot phát triển bản LMHT trên di động. Khi nhà phát triển từ chối, Tencent đã tự mình phát triển bản sao tên Arena of Valor. Arena of Valor trở thành một trong những game di động lợi nhuận nhất tại Châu Á – và Riot không thật sự hài lòng về điều này. Nhưng sự rạn nứt này giờ đã trôi qua. Giờ đây, Tencent đã bỏ hẳn Arena of Valor ở phương Tây, còn Riot thì đang phát triển bản di động cho LMHT. Nhìn chung, việc Tencent mua lại Riot đã góp phần biến LMHT thành vua esports.

Epic Games – 48.4%

Tencent đầu tư $330 triệu USD vào Epic Games từ tháng 6 năm 2012 – bước đi làm thay đổi thị trường game PC trong một thập kỷ qua, mở đường cho các game free-to-play. Nhận ra “mô hình kinh doanh cũ” bán game không còn hiệu quả, nhà sáng lập Epic, Tim Sweeney quyết định hợp tác với Tencent đề học hỏi cách vận hành các game live-service. Và nó đã thành công.

Với đầu tư từ Tencent, Epic gỡ bỏ phí hàng tháng từ Unreal Engine 4 để hỗ trợ miễn phí – Epic nhận hoa hồng từ doanh thu. Tuy nhà phát triển có thể phải trả nhiều phí hơn cho một tựa game thành công về lâu dài, nó giúp Unreal Engine được cộng đồng phát triển indie rộng lớn tiếp cận. Nó châm ngòi cho sự cạnh tranh căng thẳng với engine đối thủ là Unity – cho đến thời điểm đó được xem là công nghệ tốt nhất cho các nhà phát triển nhỏ. Cùng lúc, Epic bắt đầu thử nghiệm các game live-service như Paragon và Fortnite: Save the World. Trong khi cả hai game đều thất bại, thì Save the World tạo ra bệ phóng cho Epic nhảy vào cuộc đua battle royale. Fortnite: Battle Royale vô tình tạo ra hiện tượng văn hóa pop phi thường kể từ Minecraft và Pokémon. Năm ngoái, Fornite kiếm được $2.4 tỉ USD, trở thành tựa game lợi nhuận nhất của năm đó.

Bluehole (PlayerUnknown’s Battlegrounds) – 11.5%

Tenbcent vừa sở hữu một phần Fortnite lẫn PUBG, hai game battle royale đình đám nhất hiện nay. Điều khá ngạc nhiên hơn chính là việc họ còn sở hữu quyền phát hành cả hai tựa game tại Trung Quốc, điều đó đồng nghĩa Tencent tự cạnh tranh với chính mình. Tencent đầu từ vào Bluehole bắt đầu từ năm 2017, khi đó Tencent sở hữu 1.5% cổ phần Bluehole trước khi tăng mức đầu tư không được tiết lộ – tin đồn là 10%. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu, có nguồn tin cho biết Tencent đang muốn thâu tóm hoàn toàn Bluehole.

Ubisoft- 5%

Tencent là một trong nhiều cổ đông giúp Ubisoft sống sót khỏi vụ mua lại năm ngoái từ Vivendi – tại thời điểm đó là cổ đông lớn nhất của Ubisoft. Trong nhiều năm, Vivendi liên tục tăng cổ phần của mình tại Ubisoft lên với tham vọng vượt mặt nhà sáng lập Yves Guillemot và chiếm quyền kiểm soát công ty – đồng thời sẽ đuổi việc hàng nghìn người trong quá trình này. Mọi thứ trở nên u ám hơn cho đến khi Ubisoft thương thảo được với Vivendi để tập đoàn Pháp thoái vốn đầu tư cho nhiều cổ đông, bao gồm Tencent.

Tuy nhiên, thuộc một phần điều kiện, Tencent chỉ là đối tác im lặng không thể tăng quyền bầu chọn hay sở hữu tại Ubisoft – khiến cho việc Tencent thâu tóm Ubisoft gần như không thể xảy ra. Việc mua một phần cổ phần Ubisoft cũng báo trước chiến thuật đối tác mới: Tencent sẽ phát hành các game Ubisoft tại Trung Quốc.

Activision Blizzard – 5%

Nhiều năm trước Ubisoft, Tencent cũng giúp một công ty khác thoát khỏi Vivendi: Activision Blizzard. Acitivision rơi vào tay của Vivendi vào năm 2007, khi công ty sát nhập với Vivendi Games để gia nhập cùng Blizzard và hưởng lợi lớn từ thành công của World of Warcraft. 5 năm sau, công ty sát nhập Activision Blizzard công bố mua lại cổ phần Vivendi trong công ty và trở thành độc lập. Tencent nhảy vào ngay khi đó để mua lại 5% cổ phần công ty ở mức giá không được tiết lộ.

Grinding Gear Games (Path of Exile) – 80%

Trong năm 2018, Tencent giành được phần lớn cổ phần của nhà phát triển game New Zealand, Grinding Gear Games, nổi tiếng với tựa game Path of Exile. Việc mua lại khiến cho cộng đồng Path of Exile lo sợ. Họ lo ngại nhà phát hành Trung Quốc sẽ áp dụng các chính sách microtransaction mạnh mẽ hơn hay thay đổi kinh tế trong game hoàn toàn. Thế nhưng, giống với nhiều phi vụ thâu tóm khác của Tencent, Grinding Gear Games được độc lập trong việc vận hành Path of Exile. Sau một năm, kinh tế cũng như microtransaction của Path of Exile không thay đổi mấy, trong khi game vẫn tiếp tục bành trướng.

Những mãng đầu từ khác đáng chú ý

Supercell – 84.3%: Tencent đầu tư $8.6 tỉ USD vào nhà phát triển game di động Phần Lan, là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất lịch sử game. Nhưng khi xem qua 60% doanh thu game của Tencent (tương đương $19.13 tỉ USD) năm ngoái đến từ mảng di động, và những siêu phẩm của Supercell như Clash of Clans, việc mua lại này hoàn toàn xứng đáng. Giống với Riot Games, Supercell gần như độc lập điều hành và vẫn hoạt động tại Phần Lan.

Frontier Development – 9%: Tencent đầu tư £17.7 triệu vào nhà phát triển của hai tựa game: Elite Dangerous và Planet Zoo vào năm 2017. Nó thuộc một phần chiến lược đối tác để tăng thị phần trong các game “công viên” tại Trung Quốc.

Kakao – 13.5%: Kakao là công ty Internet và giải trí Hàn Quốc với công ty con đang phát triển siêu phẩm Black Desert Online. Kakao có doanh thu vượt $1 tỉ đô trong năm ngoái và cũng đang phát hành PUBG tại Hàn Quốc.

Paradox Interactive – 5%: Khi Paradox, công ty game chiến thuật Thụy Điển, lần đầu huy động vốn công khai vào năm 2016, Tencent đã mua 5% cổ phần với giá $21 triệu USD. Một phần của thương vụ là do Steven Ma, đứng đầu Tencent Games, cũng là fan kỳ cựu của Hearts of Iron 2.

Fatshark – 36%: Thành công của Warhammer: Vermintide 2 đã khiến Tencent mua phần lớn các cổ đông nhỏ của nhà phát triển Thụy Điển vào đầu năm 2019, với con số ước tính $56 triệu USD.

Funcom – 29%: Thương vụ mới nhất của Tencent là sở hữu 29% Funcom, nhà phát triển game Conan Exiles và The Secret World.

Sharkmob – 100%: Studio mới này bao gồm các cựu thành viên phát triển của The Division và Hitman, được Tencent mua lại hoàn toàn vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, cho đến hiện tại studio vẫn chưa công bố tựa game đầu tiên của mình.

Discord: Discord nhận được $158 triệu USD đầu tư vào năm ngoái, trong đó có Tencent (cùng nhiều nhà đầu tư khác).

Ngoài ra, Tencent cũng sở hữu 39.7% cổ phần tại công ty esports và phát hành game Đông Nam Á, đồng thời là cổ phần lớn tại nhà phát hành webgame Miniclip, và một nửa các cổ đông nhỏ trong nhiều công ty game di động mới.

Cẩm nang

Meta mới trong LMHT: Yasuo, Mordekaiser và Irelia đường dưới

197

Những đợt giảm sức mạnh gần đây đối với các Xạ Thủ đã khiến họ gần như thất nghiệp ở khu vực đường dưới.

Cặp tướng đường dưới nào mà bạn thấy lạ lùng nhất trong LMHT thời gian gần đây? Yasuo với Nautilus? Mordekaiser và Alistar? Hay là Irelia và Gragas đường dưới còn Rakan thì đi đường giữa?

Đó không phải là troll ở bậc Đồng V đâu nhé, mà những lối chơi này xuất hiện ở những trận đấu ở bậc xếp hạng Cao Thủ hoặc thậm chí là Thách Đấu, và có cả những tuyển thủ chuyên nghiệp ở Hàn quốc cũng sử dụng các cặp tướng này – khu vực được xem là hay nhất thế giới. Meta của đường dưới đã bị lật ngược hoàn toàn, do những thay đổi mới nhất đã xóa sổ Xạ Thủ khỏi đường dưới.

Vậy chuyện gì đã xảy ra thế?

Sát thương là tất cả

Trong bản cập nhật 8.11, các Xạ Thủ đã được thay đổi hoàn toàn. Những thay đổi này thậm chí còn lớn hơn những thay đổi về Pháp sư và đi rừng. Đầu tiên, những thay đổi tập trung chủ yếu vào những món trang bị mới như Phong Thần Kiếm và Lưỡi Hái Linh Hồn được sửa lại. Sự xuất hiện của những trang bị mới này cùng với một đợt giảm sức mạnh đến cách hoạt động của những trang bị chí mạng đã làm cho những Xạ Thủ đè đường mạnh vươn lên top đầu của meta.

Nhưng sau đó, người chơi bắt đầu xem xét kĩ càng những thay đổi về chỉ số. Hầu như tất thảy Xạ Thủ đều có sát thương cơ bản bị giảm đi 4. Thay vào đó, sát thương cộng thêm mỗi cấp sẽ được tăng, để khi đạt được cấp 18, Xạ Thủ sẽ có nhiều sát thương hơn lúc trước. Đó là một ý tưởng khá cao thượng – làm cho ngưỡng sức mạnh của Xạ Thủ lâu hơn để đạt được, từ đó tạo cơ hội cho những đường khác có thể có những tác động đến trận đấu. Nhưng có vẻ điều này đã phản tác dụng một cách trầm trọng.

Lượng sát thương bị giảm đã thật sự giảm mạnh khả năng trao đổi của Xạ Thủ khi đi đường. Và một khi Xạ thủ không thể trao đổi thì họ sẽ chẳng khác gì “cá nằm trên thớt”, chờ để bị giết. Đó là lý do vì sao Yasuo và Irelia trở nên mạnh một cách lố bịch – gây được cả tấn sát thương mà còn có kĩ năng khống chế và tiếp cận tốt đến nỗi họ có thể chạy lại và tiêu diệt ngay lập tức Xạ thủ.

Xạ Thủ vẫn gây được nhiều sát thương hơn khi ở cấp độ cao, nhưng vấn đề nằm ở chỗ là cấp độ đó sẽ khó để đạt được khi đi đường đôi nơi mà các Xạ Thủ phải chia sẻ kinh nghiệm với Hỗ trợ. Và những vị tướng như Yasuo hay Vladimir hiện tại đã tận dụng rất tốt ngưỡng sức mạnh khi có một món trang bị rồi, vậy nên họ có thể lăn cầu tuyết một cách hiệu quả ở đường dưới khi đối đầu với các Xạ Thủ cần tới hai món trang bị hoặc hơn mới phát huy được sức mạnh.

Đó là lý do tại sao nhiều Xạ Thủ đang không có đất diễn như thế.

Xạ thủ cơ động sẽ sống sót được

Sự chuyển dịch của meta và việc các Xạ thủ đã bị cho ra rìa khiến rất nhiều người chơi, thậm chí là các người chơi Xạ Thủ chuyên nghiệp phải cằn nhằn. Xạ thủ của SKT là Bang đang phải luyện tập chơi Yasuo trong khi TSM Zven đang than vãn về tình hình này.

Vẫn có một vài Xạ Thủ sẽ còn chỗ chơi. Những Xạ thủ sử dụng Cuồng đao vẫn ổn vì họ vẫn có được ngưỡng sức mạnh sau khi hoàn thành được trang bị đầu tiên. Đặc biệt là Kai’Sa đang quá mạnh bởi vì người chơi đã phát hiện ra sau khi lên xong Cuồng đao, bộ kĩ năng của Kai’Sa cho phép cô lên full SMPT: Nanh Nashor rồi lên thẳng Mũ Phù Thủy. Lối lên đồ này cho cô khả năng dồn sát thương và tàn sát những tướng đấu sĩ.

Một điều nữa là Kai’Sa có một độ cơ động nhất định. Và hiện tại thì đó là chìa khóa cho những ai muốn chơi Xạ Thủ. Ezreal và Lucian đang vẫn là những sự lựa chọn được ưu tiên vì khả năng trao đổi chiêu thức ở đầu trận và có kĩ năng để có thể tẩu thoát.

Còn ngoài ra thì mọi chuyện vẫn khó khăn cho những Xạ thủ còn lại. Nếu bạn là fan của sát thương chí mạng thì cũng đừng lo lắng vì Riot đã có kế hoạch trong bản 8.13 – sẽ xuất hiện tầm cuối tháng 6 này – để xem xét những vị tướng này. Mặc dù Riot đã thể hiện sự thích thú đối với những vị tướng ở nhiều vai trò khác nhau, nhưng sẽ khá là kì cục khi nhìn cách mà những bộ đôi bài dị chơi ở đường dưới nếu chúng vẫn hợp thời cho đến CKTG.

Cẩm nang

LMHT: Riot công bố tỉ lệ vật phẩm của rương Hextech

141

Mùa giải 2018 đã giới thiệu một hệ thống loot hoàn toàn mới trong Liên Minh Huyền Thoại, từ việc nhận được tướng khi lên cấp tới sửa lại hệ thống vinh danh. Sắp tới đây chúng ta sẽ được biết chính xác cách mà hệ thống này hoạt động.

Bạn sẽ rất bực bội khi giành chiến thắng một cách chật vật, đạt được hạng S với vị tướng yêu thích chỉ để mở ra một mảnh tướng Tristana từ rương Hextech trong khi bạn đã nhận được ba mảnh tướng trong phần thưởng lên cấp 44 rồi. Và ngược lại thì một số game thủ với sự phù hộ đến từ thần Rùa, đã mở được trang phục cực hiếm Neon Pax Sivir cũng từ chính chiếc rương Hextech đó.

Cho tới gần đây, game thủ vẫn đang trong tình trạng “nhắm mắt đưa chân” khi mở rương Hextech mà không rõ cơ chế và tỉ lệ nhận được trang phục quý của nó. Tuy nhiên sau một vài tháng diễn ra mùa giải thứ tám, Riot đã lần đầu tiên tiết lộ số liệu thống kê của hệ thống loot trong trò chơi, và bây giờ chúng ta đã có thể biết tỉ lệ mở ra được những trang phục đẹp.

Rương Hextech

Tỉ lệ rơi vật phẩm:

  • Mảnh trang phục: 50%
  • Mảnh tướng: 25%
  • Biểu cảm: 10%
  • Mảnh mẫu mắt + 150 Tinh hoa cam: 11,5%
  • Mảnh biểu tượng anh hùng + 150 tinh hoa cam: 3,5%

Phần thưởng thêm:

  • Đá Quý: 3,6%
  • Chìa khóa + rương: 10%

Rương Masterwork

Rương Masterwork là rương đắt và chất lượng hơn với tỉ lệ vật phẩm:

  • Mảnh trang phục: 70%
  • 525 Tinh hoa cam: 10%
  • Biểu cảm: 10%
  • Mảnh mắt + 150 tinh hoa cam: 10%

Phần thưởng thêm:

  • Đá Quý: 3,6%
  • Rương + chìa khóa: 10%

Tất nhiên, nó không đơn giản như vậy. Có một vài quy tắc trong hệ thống Hextech loot, chẳng hạn như nó sẽ không cho bạn mở ra “rác” liên tục trong thời gian dài. Riot cũng đã đề cập thẳng đến vấn đề này.

Những điều thú vị

  • Tất cả các Skin trong hệ thống Hextech có cùng một tỷ lệ được mở ra, bao gồm cả Ultimate skins.
  • Tất cả các trang phục tối thượng và huyền bí sẽ tự động trở thành vĩnh viễn, tiết kiệm cho bạn một lượng tinh hoa cam vô cùng lớn.
  • Hệ thống này không cho phép bạn quá đen, bạn không thể mở 3 rương mà không được mảnh skin nào.
  • Đá quý cũng tương tự như vậy, nhưng không phải 3 mà là 50. Bạn không thể mở 50 rương mà không được viên đá quý nào.
  • Có thể mở được thêm rương + chìa khóa.
  • Cơ hội nhận được skin Hextech là khoảng 1:2500.
  • Rương Hextech chỉ mở ra những mảnh tướng có giá trị hơn 4800 tinh hoa lam.

Riot công bố những dữ liệu này kèm theo danh sách thống kê như một phần nỗ lực của mình trong việc cải thiện tính minh bạch khi nói đến phần thưởng và vật phẩm trong game. Hệ thống rương vẫn còn là khá mới trong Liên Minh Huyền Thoại, nhưng các vật phẩm trong cửa hàng đã là một phần của trò chơi trong rất nhiều năm. Thật tốt khi biết tỉ lệ vật phẩm mà chúng ta có thể nhận được khi đầu tư vào rương + chìa khóa trong cửa hàng.

Cẩm nang

LMHT: Những vị tướng mới mạnh nhất năm 2017

429

Mùa 7 là một năm đáng nhớ đối với làng Liên Minh Huyền Thoại thế giới. Từng bản cập nhật tướng với qui mô lớn hay những lần ra mắt tướng mới đều mang lại những kĩ năng và cơ chế mới chưa từng có trước đây trong game.

Năm nay ở đấu trường công lý, trọng tâm là sự cải thiện và ổn định. LMHT là một tựa game nay đã 8 năm tuổi, và Riot đã bỏ ra rất nhiều công sức để tái thiết kế và ra mắt lại những tướng cũ có bộ kĩ năng và ngoại hình vốn không hợp thời nữa. Chỉ tính năm nay, chúng ta đã chứng kiến sự ra mắt của 4 tướng mới và 4 lần làm lại tướng, và dĩ nhiên sẽ có những cái hay và những cái không hay bằng.

Sau đây là những lần cập nhật tướng lớn và ra mắt tướng tốt nhất 2017.

9) Evelynn

Bản cập nhật cho Evelynn tập trung vào việc làm rõ nhân cách của cô, giống như Urgot và Warwick. Cô là một sát nhân tàng hình săn lùng bất kì thứ gì dám cử động, và họ đã thật sự mang lại cảm giác đó với lần cập nhật này – nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bản cập nhật của cô là một trong những thứ đáng thất vọng nhất trong năm nay, mặc dù cô nay đã mạnh hơn lúc trước, giờ đây Evelynn sẽ không thể tàng hình cho tới khi cô lên cấp 6.

Những pha gank của cô mang lại cảm giác hơi yếu, lối chơi thì cảm thấy hơi chán khi cô chưa đạt cấp 6. Cô vẫn rất mạnh, nhưng nếu so sánh với những tướng mới khác trong năm, cô vẫn chưa tìm được thứ hạng cao cho mình.

8) Ornn

Mặc dù có một thiết kế rất ngầu, lần ra mắt của Ornn khá flop. Ông khá yếu, và phải qua nhiều bản cập nhật có rất nhiều thay đổi nâng sức mạnh mới đem ông lên ngang hàng với những tướng chịu đòn ở đường trên. Nhưng bởi vì ấn tượng đầu không tốt, Ornn không nhận được nhiều sự chú ý dù có một bộ kĩ năng rất hay. Chiêu cuối của ông gọi ra một vị thần đúng nghĩa đen, và với nó ông có thể lật ngược một giao tranh nếu canh đúng thời điểm.

Với ngọc mới, Ornn đang trải qua một phiên bản khó nhằn nữa, vì không có ngọc then chốt nào thực sự mạnh với ông. Ornn đã được buff trong bản cập nhật 7.22, và có lẽ Riot đã làm hơi quá tay. Ornn giờ là một trong những tướng đường trên mạnh nhất trong game – có thể nói là quá mạnh – và có thể sẽ có những thay đổi cân bằng xảy ra trong thời gian tới.

7) Zoe

Thiên thần vũ trụ với tên gọi Zoe là một vị tướng mang hơi hướng vui nhộn vừa được thêm vào dàn tướng của LMHT. Cô phá vỡ chuỗi những tướng mang màu sắc tối tăm trước đó, và nhờ vậy, cô nhóc mang lại cảm giác rất mới mẻ khi chơi. Không may là lần ra mắt của cô đã gặp khá nhiều vấn đề.

Dù cô chỉ mới ra mắt được vài tuần, kể từ khi đó, cô đã là tâm điểm của mọi yêu cầu giảm sức mạnh hay sửa đổi vì sát thương rất cao và lối chơi không có cách khắc chế của mình. Quá mạnh ngay từ lúc mới ra mắt là một điều thường không thấy ở những tướng mới, và dĩ nhiên điều đó cũng không làm mất đi độ vui nhộn khi chơi Zoe và sự độc đáo trong thiết kế của vị tướng này.

6) Urgot

Urgot đã được cập nhật, và giống như Evelynn, cập nhật này giúp cải thiện hình ảnh và tính cách của hắn. Lúc trước, hắn là một trò đùa giữa các người chơi. Giờ đây, hắn đã trở thành một cỗ máy chết chóc đáng sợ.

Bộ kĩ năng của hắn không giống bất cứ ai trong tựa game: Urgot đã được cập nhật trở thành một  đấu sĩ tầm xa. Gnar là vị tướng có vị trí gần nhất với danh mục sát thủ tầm xa trước khi Urgot đến, nhưng Gnar vẫn có lúc chỉ đánh gần được (lúc hóa khổng lồ) nên không tính tên Yordle này. Chiêu cuối của Urgot là kĩ năng đầu tiên có thể kết liễu mạng ngay lập tức, dù tỉ lệ xảy ra là rất thấp, mỗi lần kích hoạt thành công đều mang lại cảm giác rất đã.

5) Kayn

Kayn là vị tướng bóng tối mới nhất của LMHT. Anh ta rất đen tối, thích giết chóc, và sống trong những cái bóng. Anh ta cơ bản, là một cái bóng. Kayn là một vị tướng rất thú vị, dù cách chơi khá khó. Những người chơi phải mất vài tuần mới tìm ra sức mạnh của anh vì Kayn có tới hai dạng biến hình mạnh với từng đội hình khác nhau.

Anh là học trò của Zed, và giống như Zed, anh là một thuật sĩ bóng tối với chiêu cuối gây sát thương lớn. Anh cũng là một tướng đi rừng khá mạnh. Ban đầu anh ra mắt vào meta chịu đòn nên không có nhiều đất diễn. Với sự ra mắt của ngọc mới, meta game đã thay đổi, và Kayn có lẽ sẽ nổi lên trong thời gian tới.

4) Warwick

Lần làm lại tướng đầu tiên của năm thuộc về Warwick, và đây là một bản cập nhật tuyệt vời. Đội thiết kế đã thay đổi hết tất cả bộ kĩ năng của hắn, và hoàn toàn thiết kế lại vẻ ngoài của Warwick. Cập nhật cho Warwick đã biến hắn trở thành một tay săn kinh hoàng lần theo dấu vết con mồi và truy sát kẻ yếu. Warwick đã đặt ra một chuẩn mực cho những lần làm lại tướng về sau. Mỗi bản cập nhật đều phải làm cho vị tướng đó có lối chơi độc đáo, và mang cá tính riêng của vị tướng đó.

Dù Warwick không hữu dụng như Galio, hắn đã không nhận được thay đổi nào kể từ lúc bản làm lại ra mắt, và với việc vẫn giữ cho mình chân dung của một kẻ săn mồi khát máu, đây là một bản cập nhật tướng rất ấn tượng.

3) Xayah

Xayah là người tình duy nhất của Rakan, và đây cũng là cặp tướng đầu tiên ra mắt trong LMHT. Cô xếp hạng dưới Rakan vì cô không hữu dụng trong nhiều tình huống bằng anh ta, nhưng cô vẫn rất mạnh. Thực ra, có thể nói cô là một trong những xạ thủ mạnh nhất trong game.

Cơ chế lông vũ của cô tiếp tục làm dài danh sách những cơ chế đã có hiện tại như E của Kalista hay độc của Twitch, và nó cho phép cô nhảy nhót trong những giao tranh theo một phong cách mà không xạ thủ nào có thể bắt chước được.

2) Rakan

Rakan là nửa còn lại trong lần ra mắt cặp tướng đầu tiên của LMHT. Anh ta cũng là vị tướng hỗ trợ đầu tiên có được sự cân bằng giữa việc mở giao tranh với hồi phục và bảo vệ người đi chung đường với mình. Giống như Galio, Rakan đã xuất hiện rất nhiều trên đấu trường chuyên nghiệp, và anh cũng rất phổ biến trong những trận đấu xếp hạng đơn thuần.

Rakan xếp hạng rất cao trên danh sách này nhờ tính linh hoạt của mình. Anh là một trong những tướng hỗ trợ mạnh nhất trong game, điều này rất rõ ràng ngay từ lúc ra mắt. Khi meta Lư Hương nổi dậy, Rakan rất mạnh với khả năng tạo khiên và hồi máu, và khi meta tướng hỗ trợ có khả năng lật kèo giao tranh nổi dậy, anh vẫn tìm được chỗ đứng cho mình.

1) Galio

Vệ Thần Khổng Lồ là thành công lớn nhất về mặt tướng của LMHT trong năm 2017. Bản làm lại của Galio vào tháng 3 chỉ ngay sau Warwick, và người chơi đã rất háo hức để xem Riot đã làm gì với vị tướng này.

Những gì chúng ta nhận lại là bản cập nhật lớn nhất năm – một bản cập nhật không chỉ thay đổi vẻ ngoài và kĩ năng của Galio, mà đồng thời thay đổi cả tính cách và chủ đề của vị tướng này. Ông ta từ một sinh vật có cánh buồn bã thành một người bảo vệ đầy tự tin, có phần giống như một siêu anh hùng vậy.

Galio đã được trang bị với một bộ kĩ năng cực kì mạnh. Tính đa dụng từ kĩ năng khiêu khích mới cũng như những kĩ năng khác đã biến Galio trở thành một tướng chống chịu thực thụ, và ngay lập tức trở thành sự lựa chọn hàng đầu trên đấu trường chuyên nghiệp. Ngay sau khi ngọc mới ra mắt, anh ta có hụt hơi một chút, nhưng chúng ta không có lí do gì để không mong rằng anh ta sẽ nhận được những chỉnh sửa thích đáng trước khi mùa mới chính thức bắt đầu vào tháng 1.