Cẩm nang

Xếp hạng các tựa game Assassin’s Creed từ tệ nhất đến xuất sắc nhất

161

Assassin’s Creed Odyssey sẽ sớm được ra mắt, và có vẻ như từ nay hầu như cứ mỗi năm chúng ta lại sẽ có một tựa game Assassin’s Creed mới. Loạt game này thường mang đến những bối cảnh thế giới chân thực, những thành phố tuyệt vời và sự xuất hiện của các nhân vật lịch sử quan trọng, nhưng không phải phần game nào cũng vậy. Trong khi chờ đợi thêm nhiều thông tin hơn về Odyssey, hãy cùng xếp hạng những cái tên trong loạt game này từ tệ nhất đến hay nhất theo ý kiến của các biên tập viên của PC Gamer.

Danh sách sau sẽ không bao gồm phần game 2D Chronicles mà tập trung vào các bom tấn 3D mang lại danh tiếng cho loạt game Assassin’s Creed.

Assassin’s Creed

Có quá nhiều game Assassin’s Creed được lặp đi lặp lại dựa trên sườn của bản gốc. Sau khi bạn đã chơi xong một phần Assassin’s Creed, một phần khác sẽ có ngay lập tức. Leo cái tháp đầu tiên thì cảm thấy tuyệt thật đấy, ba mươi cái tháp sau thì… không chắc nữa.

Assassin’s Creed Liberation

Phần game ra mắt năm 2012 trên Vita này cho phép bạn trải nghiệm cảm giác stealth (lén lút) theo nhiều cách thú vị hơn nhiều phần khác trong danh sách. Trong vai Aveline, bạn có thể thay đổi trang phục để biến mình thành một nô lệ hoặc một quý cô giàu có, lợi dụng NPC để đi vào các khu vực hạn chế và đến gần mục tiêu. Tuy nhiên, số lượng các chỗ thay đồ không được nhiều, khiến việc thay đổi trang phục khá tốn thời gian, nhưng vấn đề chính là cách nó hoạt động trên các hệ thống cầm tay. Góc nhìn là một phần quan trọng của sự hấp dẫn mà loạt game Assassin’s Creed mang đến, và Liberation chật vật trong việc mang tới yếu tố này trên hệ thống PC.

Assassin’s Creed Unity

Paris là một trong những bối cảnh được yêu thích nhất. Nó trông tuyệt đẹp, thậm chí đến cả các khu ổ chuột cũng thế. Đáng tiếc thay, nó lại là một dự án quá tham vọng và có rất nhiều lỗi kĩ thuật. Hệ thống loot đồ trong Unity gợi ý rằng loạt game đang hướng tới thể loại RPG từ rất lâu rồi trước khi Origins được phát hành, nhưng nó lại không được thú vị cho lắm. Arno là một nhân vật hoàn toàn vô danh và cốt truyện của anh cực kì buồn chán. Một cơ hội bị lỡ mất trong một bối cảnh tuyệt đẹp.

Assassin’s Creed 3

Phần game thứ ba này mang đến cho người chơi một thế giới xinh đẹp, nhưng nó lại thiếu thốn sự tương tác tới mức bạn thà không có mặt ở trong đó. Với hệ thống chiến đấu cứ như là cả trò chơi tự chơi trên một phông nền đẹp vậy, nhưng bù lại nó cũng giới thiệu hệ thống chiến đấu trên biển – là cơ chế chính của Black Flag. Mặc dù thế, Assassin’s Creed 3 lại có nhân vật chính khá chán, các chỉ dẫn không rõ ràng và một số nhiệm vụ tệ nhất trong cả loạt game. Các thị trấn trong game cũng không được thú vị bằng London, Paris, Venice hay Rome. Thật đáng tiếc, bởi vì không có nhiều game nói về thời kì thuộc địa, nhưng AC3 lại có thể thất bại và làm mọi thứ trở nên chán nản khi đặt bối cảnh trong thời kì lịch sử này. Và game cũng có khá nhiều bug.

Assassin’s Creed Rogue

Một nỗ lực trung bình nhằm tái hiện lại trải nghiệm Black Flag bằng tông màu mùa đông lạnh lẽo nhàm chán. Hệ thống chiến đấu trên tàu vẫn thú vị, nhưng thật khó để không có những khoảnh khắc deja vu (cảm giác như sự kiện gì đó đã xảy ra rồi) nếu như bạn đã chơi và tận hưởng phần Black Flag trước đó rồi.

Assassin’s Creed Revelation

Nếu bạn muốn chơi một phần game AC ngay lúc này thì Revelation, phần thứ ba trong bộ trilogy về Ezio, sẽ không hẳn là một sự lựa chọn tốt. Phần game này đầy rẫy những tính năng không cần thiết và những trò tiêu khiển chán ngắt. Ví dụ như là trò tower defense (thủ thành) vậy, cả hệ thống craft đồ cũng không tới đâu cả.

Phần thú vị nhất có thể là lưỡi dao móc giúp bạn đu trên các sợi dây qua các tòa nhà trong thành phố Constantinople. Chúng khá là vui, và bạn cũng được chơi với Leonardo Da Vinci. Điểm cộng là Revelations có những pha hành động điên rồ nhất của cả loạt game. Tuy nhiên, nhìn chung thì nó hơi bị hỗn độn.

Assassin’s Creed Syndicate

London là một bối cảnh rực rỡ, và ý tưởng sử dụng hai nhân vật chính khá hiệu quả, cũng như thiết bị leo giúp bạn di chuyển nhanh và dễ dàng hơn. Nhưng Syndicate không có nhiều cố gắng để thay đổi công thức và làm mình nổi bật hơn so với những phần khác. Và tất nhiên cũng có các vấn đề về bug trong vài nhiệm vụ. Nói chung, nó tinh tế hơn Rogue và ít lỗi hơn AC3.

Assassin’s Creed Brotherhood

Brotherhood mô tả thành phố Rome rất tốt, nhưng nhiều người chơi muốn được khám phá nhiều thành phố hơn là chỉ một. Tuy nhiên bạn sẽ cảm thấy yêu thích nó ngay thôi, qua việc xây dựng trường học ám sát và khám phá những hầm mộ cổ xung quanh thành phố. Ngoài ra bạn còn có thể nhấn nút cái một và kêu gọi những sát thủ khác tới giải quyết mọi chuyện thay bạn, làm bản thân cảm thấy uy quyền mạnh mẽ chết được.

Assassin’s Creed Origins

Với số lượng game và “tuổi thọ” của loạt game Assassin’s Creed, thật ngạc nhiên khi chúng ta vẫn còn bị ấn tượng bởi một thế giới mở rộng lớn tuyệt đẹp và chân thực như thế này. Mặc dù cơ chế chiến đấu và hệ thống cấp độ gây nhiều ý kiến trái chiều, nó vẫn đã đặt ra một tiêu chuẩn mới cho loạt game AC. Và không một game nào khác có thể tái hiện được không khí nhộn nhịp của những khu chợ sầm uất như Origins, cùng với góc nhìn toàn cảnh Ai Cập trên cao qua tầm nhìn của một con đại bàng.

Assassin’s Creed 2

Một phần game phiêu lưu hành động hấp dẫn trong một khung cảnh sống động, một nhân vật chính thú vị và một câu chuyện trả thù kéo dài hàng thập kỷ. Venice là một bối cảnh xinh đẹp cho một trò chơi, và được khám phá nó qua nhân vật Ezio thì còn gì bằng. Phần game này có cốt truyện hay hơn Brotherhood, và đây cũng là lúc loạt game có được một chút nét riêng cho mình. Trong khi AC1 cảm giác như một bản demo công nghệ đang chờ được hoàn thành, thì AC2 lại đáp ứng được nhu cầu của người chơi hơn.

Assassin’s Creed Black Flag

Khi chơi Assassin’s Creed 3, chúng ta đều có chung một suy nghĩ: thể loại đánh nhau bằng thuyền này hay đấy. Sao họ không làm cả một game dựa trên cơ chế này đi? Và Black Flag đã hiện thực hóa giấc mơ này.

Một phần thú vị của Assassin’s Creed là ý tưởng khám phá từng thời kì lịch sử khác nhau của mỗi game, nhưng công thức đó đã dần trở nên mất tác dụng, đôi khi chúng cảm thấy thật giống nhau dù bối cảnh có là gì. Black Flag là ngoại lệ bởi vì Kỉ nguyên Vàng của Cướp biển không đơn giản chỉ là một phông nền để bạn trổ tài parkour. Sau khi đã làm vài trò ám sát mấy tên templar, bạn sẽ có thể làm thuyền trưởng của một con tàu riêng, cảm giác còn gì bằng.

Bạn có thể đeo bốn khẩu súng lục trước ngực và sử dụng chúng trong những trận đấu tay đôi, và bạn có thể đi săn tàu ma trên biển cả rộng lớn. Phải công nhận là cốt truyện có hơi mệt mỏi một chút, nhưng ít ra Kenway có nhiều sức sống hơn, và trò chơi cũng cho bạn nhiều cách để giong buồm đi phiêu lưu khám phá hơn. Black Flag khiến bạn thèm khát một loạt game cướp biển tập trung vào những yếu tố giá trị này mà không phải lo về vấn đề Assassin vs. Templar. Thật là lạ khi phần game Assassin’s Creed hay nhất lại là phần ít lo về khía cạnh Assassin nhất.

Theo PC Gamer

Cẩm nang

Màn hình chơi game tốt nhất dành cho các game thủ trong năm 2020

89

Có nhiều câu hỏi bạn cần đặt ra để rút gọn danh sách màn hình chơi game tốt nhất. Bạn có ưu tiên chất lượng hình ảnh hơn tốc độ phản hồi? Bạn cần màn hình hỗ trợ G-Sync của Nvidia hay FreeSync của AMD? Liệu có cần thiết mua màn hình có Nvidia hỗ trợ FreeSync?

Bạn có chơi game chuyên nghiệp, esports cạnh tranh và muốn tìm màn hình có refresh rate siêu cao của TN thay vì chất lượng hình ảnh? Bạn có muốn màn hình 16:9 truyền thống hay bị mê hoặc bởi tỉ lệ 21:9 siêu rộng? Hoặc buộc phải đạt độ phân giải 4K?

ĐÂU LÀ MÀN HÌNH CHƠI GAME TỐT NHẤT 2020?

Lần này Asus ROG Swift PG279Q là màn hình chiến thắng. Nó là màn hình IPS 165Hz tuyệt vời, với G-Sync và sở hữu một trong những khung hình chơi game tốt nhất hiện nay.

Ngoài ra, chúng ta vẫn có nhiều màn hình xuất sắc khác đến từ Samsung, BenQ, AOC, Acer, LG và Philips. Việc chọn màn hình chơi game tốt nhất rất quan trọng, bởi vì nó có tuổi thọ rất dài, hơn hẳn những phần cứng khác của máy tính.

MÀN HÌNH CHƠI GAME TỐT NHẤT
ASUS TUF GAMING VG27AQ

  • Kích thước 27-inch
  • Độ phân giải mặc định 2560 x 1440
  • Refresh rate tối đa 165Hz
  • Công nghệ màn hình IPS
  • Giá tham khảo 10,590,000 VND

+ IPS Ấn tượng
+ Refresh rate 165 Hz
+ Đồng bộ ELMB

Đừng để thương hiệu TUF đánh lừa bạn, Asus VG27AQ được trang bị công nghệ màn hình tân tiến và tốt nhất để đem đến trải nghiệm game tuyệt vời.

Từ tính năng anti-ghost mới nhất và refresh rate 165Hz đã được overlock, Asus VG27AQ sẽ kéo dài từ một đến hai thế hệ GPU . Từ những tựa game esports cạnh tranh cho đến các game AAA, màn hình chơi game này có thể sáng ngang với các màn hình 15 triệu. Điểm trừ duy nhất là hiệu năng HDR của màn hình.

TUYỆT VỜI VỚI NVIDIA G-SNYC
ASUS ROG SWIFT PG279Q

  • Kích thước 27-inch
  • Độ phân giải mặc định 2560 x 1440
  • Refresh rate tối đa 165Hz
  • Công nghệ màn hình IPS
  • Giá tham khảo 19,390,000 VND

+ Màu sắc sinh động và các sắc đen rõ rệt
+ Refresh rate 165 Hz
+ Nvidia G-Sync

Đây có thể là màn hình 27-inch 1440p đắt kinh khủng, nhưng Asus Republic of Gamers PG279Q này sở hữu khung màn hình chơi game tuyệt vời nhất hiện nay: Màn hình AU Optronics Advanced Hyper Viewing Angle (AHVA – góc nhìn siêu rộng), Màn hình đẹp lộng lẫy. Độ nét xuất sắc, màu sắc sinh động và chính sắc, các sắc trắng và đen đầy ấn tượng.

Viền màn hình mỏng đẹp, đế đứng chắc chắn và bộ điều khiển, thông qua joystick là những thứ tốt nhất bạn có thể tìm thấy trong màn hình hiện nay. Nó cũng được ép xung cao hơn một chút, đạt refresh rate tối đa 165Hz: người dùng có thể nhận ra sự khác biệt giữa 144hz và 165Hz bằng mắt thường. Và PG279Q còn chạy G-Sync nữa. Bạn sẽ không thể tìm thấy màn hình đẹp nào như vậy trừ khi bỏ ra tận $3,500 USD để tậu Dell OLED.

CHẤT LƯỢNG TUYỆT VỜI
ACER PREDATOR XB271HU

  • Kích thước 27-inch
  • Độ phân giải mặc định 2560 x 1440
  • Refresh rate tối đa 165Hz
  • Công nghệ màn hình IPS
  • Giá tham khảo 17,890,000 VND

+ Khung AVHA ấn tượng
+ Refresh rate 165Hz
+ Nvidia G-Sync

Trừ khi đặt màn hình Acer Predator này cạnh Asus Swift PG279PQ, bạn khó mà tìm ra sự khác biệt về chất lượng hình ảnh giữa chúng. Điều này không quá ngạc nhiên do cả hai đều dùng khung màn hình AU Optronics giống nhau.

Asus có đế đứng nhìn phong cách hơn. Nhưng chất lượng hình ảnh của Acer này không tốt bằng Asus. Tuy nhiên, nếu có thể tìm được màn hình Acer ở mức giá rẻ hơn Asus, nó hoàn toàn đáng để đặt trên bàn máy tính của bạn.

LỰA CHỌN THAY THẾ KHÁC
LG 32GK850G

  • Kích thước 32-inch
  • Độ phân giải mặc định 2560 x 1440
  • Refresh rate tối đa 165Hz
  • Công nghệ màn hình AMVA
  • Giá tham khảo 20,990,000 VND

+ Màn hình phẳng, rộng
+ Refresh rate 165Hz
+ Lớp chống lóa, chống chói

Chúng ta có rất nhiều màn hình cong trên thị trường, nên thật lạ khi có một sản phẩm LG phẳng dành cho chơi game. Vì sao chúng ta biết nó dùng cho chơi game ư? Đó là nhờ đèn LED RGB ở phía sau màn hình.

Ngoài đèn LED đó ra thì đây là màn hình chơi game khá bình thường, nhưng được trang bị các tính năng chơi game ổn định. Màn hình tương thích Nvidia G-Sync và đạt refresh rate 165Hz. Nó cũng sở hữu công nghệ màn hình AUO AMVA nhìn nét và chơi game xuất sắc.

TUYỆT VỜI VỚI AMD FREESYNC 2 HRD
ASUS ROG STRIX XG32VQR

  • Kích thước 32-inch
  • Độ phân giải mặc định 2560 x 1440
  • Refresh rate tối đa 144Hz
  • Công nghệ màn hình VA
  • Giá tham khảo 14,990,000 VND

+ Công nghệ màn hình VA cao cấp
+ Refresh rate 144Hz
+ AMD FreeSync 2 HDR

Với công nghệ màn hình VA cao cấp hơn hẳn những người tiền nhiệm, Asus ROG Strix XV32VQR đem đến màu sắc tươi sáng và sinh động với độ phân giải 1440p, 144Hz được tăng cường bởi HDR.

Các màn hình AMD FreeSync có giá thành mềm hơn – dù cho HDR vẫn chưa ổn định trên Windows. Chưa hết, màn hình này còn sở hữu các đèn LED RGB ở phía sau màn hình cũng như bên dưới đế đứng.

MÀN HÌNH 4K TỐT NHẤT
PHILIPS MOMENTUM 436M6VBPAB

  • Kích thước 43-inch
  • Độ phân giải mặc định 3840 x 2160
  • Refresh rate tối đa 60Hz
  • Công nghệ màn hình MVA
  • Giá tham khảo 23,000,000 VND

+ Màn hình lớn
+ Khả năng HDR
+ Có thể dùng làm TV

Khi nói về điểm gì giúp 4K tốt hơn thì chắc chắn phải là màn hình to hơn. Đó là lý do chúng ta chọn màn hình 43-inch của Philips. Với những game chơi đơn, nó khó có đối thủ, đặc biệt là khi bạn khai thác được sức mạnh HDR của công nghệ màn hình MVA.

Đây cũng là khung màn hình chất lượng, có các sắc đen ổn, trắng bão hòa xuất sắc và độ tương phản đầy chất lượng. Đều là những thứ cần thiết cho HDR chất lượng. Chưa kể màn hình này giá khá hời. Dù không có công nghệ G-Sync, bù lại Philips Momentum 436M6VBPAB có hỗ trợ adaptive-sync và độ trễ thấp.

TUYỆT VỜI CHO DÂN SÁNG TẠO
ASUS PROART PA32U

Cẩm nang

8 tựa game tương tự God of War giúp bạn có lại cảm giác như mới chơi lần đầu

211

Có lẽ chúng ta đều biết đến cảm giác này: bạn đã xem ending (kết thúc) của God of War (bao gồm cả secret ending của game), và bạn ước gì mình có thể quên hết mọi thứ trong game để bắt đầu lại cuộc hành trình. Vì game quá hay, bạn muốn được cảm giác chơi lại game hoàn toàn mới. Tiếc rằng điều đó không thể xảy ra. Nhưng danh sách dưới đây bao gồm những game hay nhất giống với God of War mà bạn nên chơi thử qua.

Hellblade: Senua’s Sacrifice

Có trên: PS4, PC, Xbox One

Nếu muốn tiếp tục tìm hiểu thần thoại Bắc Âu, bạn nên thử qua Hellblade: Senua’s Sacrifice ngay sau khi hoàn tất God of War. Game lấy bối cảnh ở Helheim, và bao gồm rất nhiều tên tuổi Bắc Âu lớn bạn sẽ nhận ra sau khi chơi God of War, với người bạn đồng hành Druth sẽ kể cho bạn những thần thoại Bắc Âu, giống như Mimir vậy. Từ giây phút vào game, bạn cảm thấy như đã ở thế giới Bắc Âu, và hệ thống chiến đấu giống với những gì bạn biết trong God of War. Nhưng Hellblade xuất sắc ở cốt truyện và cách game khai thác tâm lý của nhân vật Senua. Và game rất đẹp, nó khiến cho bạn nghĩ Senua là người thật và muốn chuyển qua chế độ Photo Mode để chụp các cảnh quan như bạn đã làm trong God of War.

DmC: Devil May Cry – Definitive Edition

Có trên: PS4, Xbox One, PC

Dmc: Devil May Cry là tựa game tiếp theo bạn nên chơi nếu yêu thích hệ thống chiến đấu trong God of War. Nó được tạo ra bởi những người làm ra HellBlade, hãng Ninja Theory, vào nhiều năm trước đó. Lần này, studio đã lấy cảm hứng từ những game Devil May Cry trước đó của nhà phát hành Capcom. Đây là một trong những game hack-and-slash tốt nhất trên PS3 và Xbox 360, và nhờ có DmC: Devil May Cry Definitive Edition được phát hành lại trên PS4 và Xbox One, các bạn giờ đây có thể trải nghiệm game Full HD hoàn toàn.

Bayonetta

Có trên: PC, Nintendo Switch, Wii U, PlayStation 3, Xbox 360

Nếu bạn muốn tìm studio đứng đầu thể loại hack-and-slash, chắc chắn phải là Platinum Games. Đứng đầu bởi đội ngũ từng nhào nặn ra Devil May Cry gốc, studio Nhật Bản đã nắm rõ thể loại này như lòng bàn tay, và ví dụ rõ rệt nhất nằm ở phần đầu của Bayonetta. Giờ đây, bạn có thể chơi 60fps và full HD trên PC, trong khi bản Switch thì giảm xuống 720p, nhưng vẫn giữ được khung hình mượt mà. Phong cách gothic của Bayonetta nhìn rất chất. Chắc chắn, bạn sẽ muốn trải nghiệm cách triệu hồi quỷ dữ thông qua những lọn tóc của Bayonetta hay chiêm ngưỡng khẩu súng của cô bằng chất lượng HD.

Rise of the Tomb Raider

Có trên: PS4, Xbox One, PC

Tại sao Rise of the Tomb Raider lại trong danh sách này. Game không có hệ thống chiến đấu hay thần thoại Bắc Âu của God of War, nhưng hai tựa game này có những điểm tương đồng để chúng ta chấp nhận đưa game vào danh sách. Nó liên quan đến các địa điểm di chuyển, những bí ẩn, giải đố. Những thứ khiến cho game giống với God of War. Cả hai game có kết cấu câu chuyện theo một hướng nhất định, được chia ra bởi những khu vực đáng để khám phá, và các loại vũ khí (hay sức mạnh) được nâng cấp trong game. Nếu muốn tìm điểm liên quan hơn, bạn có thể so sánh những vấn đề cha con giữa Lara và Atreus, về mặt tâm lý.

For Honor

Nếu bỏ Atreus ra khỏi God of War, thêm một chút lịch sử và ít huyền bí, bạn sẽ có For Honor. Tựa game chiến đấu góc nhìn thứ ba của Ubisoft có thể cảm thấy rất giống God of War, ngoại trừ đây là cuộc so đó giữa samurai, viking và những chiến binh trung cổ. For Honor tập trung vào kỹ năng chiến đấu, đặc biệt là bằng kiếm, giống với combo của Kratos. For Honor giống với Tekken phiên bản cổ xưa, và game cũng có chế độ cốt truyện nữa, và bạn có thể chơi nhiều nhân vật từ ba phe khác nhau.

Uncharted 4: A Thief’s End

Có trên: PS4

Leo trèo, di chuyển nhiều và đôi khi là cãi vã trong God of War khiến chúng ta nhớ đến một thứ: Uncharted. Cụ thể hơn là Uncharted 4, với Nathan Drake giờ đây già đi đôi chút, đã bắt đầu muốn gác kiếm và gần như chỉ muốn tận hưởng cuộc sống đơn giản – nó giống với Kratos trước khi Faye chết, buộc anh phải chặt những cái cây để đưa mình và Atreus đến thế giới… Rõ ràng, Drake và Sully không giống với Kratos và Atreus, và Drake không có chiếc rìu thần kỳ, nhưng game vẫn có nhiều điểm tương đồng trong cách bạn di chuyển quanh thế giới. Uncharted 4 đáng để bạn thử qua nếu chưa có dịp chơi.

Dark Souls: Remastered

Có trên: PS4, Xbox One, PC vào 25 tháng 5 này (và bản Switch trong mùa hè)

Chỉ chơi God of War vài tiếng, bạn chắc chắn sẽ nhận ra những điểm giống nhau với Dark Souls. So sánh với Dark Souls thì có hơi quá, nhưng God of War cũng đã phần nào tái hiện được thành công của game mà rất ít tựa game có thể làm. Từ thế giới bán-mở cho đến những con đường bí mật để nhận kho báu, sử dụng cổng dịch chuyển, cho đến việc game “cực kì khuyến khích” người chơi đi hướng khác bằng cách bố trí những kẻ thù quá mạnh để ngáng đường. Và nếu bạn nhìn vào hệ thống chiến đấu của God of War, sử dụng lăn, nhảy qua nhảy lại, chắc chắn hai game khá giống nhau.

The Last of Us: Remastered

Có trên: PS4

Có ai nhớ đến tựa game nói về nhân vật chính là một người đàn ông đứng tuổi luôn hối hận về quá khứ đau khổ, đang phải tham gia hành trình chuộc lỗi bản thân với sự giúp đỡ của một đứa trẻ khác? Tất nhiên rồi, The Last of Us. Hành trình của Joel và Ellie giống với Kratos và Atreus theo nhiều phương diện, ngoại trừ mảng zombie và tận thế. Nhưng không chỉ cốt truyện, hệ thống chiến đấu dồn dập trong The Last of Us khá giống với God of War. Thế nhưng Naughty Dog tập trung vào lén lút và hệ thống chế tạo đồ thường xuyên, còn Kratos thì lại chiến đấu trực diện hơn. Nhưng nếu muốn thứ gì đó miêu tả tình cha con, The Last of Us sẽ là lựa chọn đáng để bạn thử qua.

Nguồn: gamesradar

Cẩm nang

Cận chiến trong game khác với ngoài đời như thế nào

89

Chỉ thua mỗi súng trong kho tàng vũ khí của game nói chung, kiếm đóng vai trò khá lớn trong trải nghiệm thế giới ảo của game thủ. Thế nhưng, dù nhiều game đã gần như làm hoàn hảo nghệ thuật mô phỏng súng ống, nhưng khi nói về đấu kiếm, nó chẳng khác nào những đứa trẻ quơ qua quơ lại thanh kiếm nhựa. Lý do cho điều này rất đơn giản. Mô phỏng đấu kiếm trong thế giới ảo có thể được xem là khó nhất trong việc phát triển một tựa game. “Nó cực kỳ phức tạp”, Guy Windsor, nhà sáng lập Trường kiếm thuật Châu Âu có trụ sở ở Helsinki cho hay. “Những gì bạn thường thấy trong game là 3 hay 4 chiêu, đơn giản là bạn chỉ có thể chặn hoặc đánh trả. Chúng đơn giản đến độ không có tí gì giống đấu kiếm thật cả.”

Guy đã nghiên cứu về trường kiếm trong 25 năm qua, nghiên cứu và hướng dẫn những kỹ thuật trong một cuốn sách dạy đấu kiếm Ý 600 năm tuổi. Tuy không phải là game thủ, Guy muốn tái hiện đấu kiếm một cách chân thực. “Việc thể hiện chính xác nhất có thể là rất quan trọng, bởi game càng giống thực, thì nó càng thuyết phục người chơi hơn.”

Đáng tiếc, trong game, việc này phải nói là rất, rất khó. Đối với sách hay phim ảnh, rào cản chính trong việc thể hiện các pha đấu kiếm chủ yếu là do nhà sản xuất không nắm vững kiến thức. Còn trong game, có rất nhiều vấn đề kỹ thuật cần phải giải quyết. Đầu tiên, đấu kiếm thực và ảo là hai mảng khác biệt hoàn toàn.

Trong các game chiến đấu cận chiến, thường có một số đòn đánh có sẵn, bao gồm đánh nhanh, đánh mạnh và đỡ, tất cả đều được thực hiện bằng những nút bấm đơn lẻ. Trong đấu kiếm thực tế, tuy vẫn có một danh sách các đòn đánh được đặt tên khác nhau, chúng có thể được triển khai với tốc độ khác nhau, góc đánh khác nhau, và chúng được kết hợp với nhau một cách liền mạch. Ví dụ, với trường kiếm, việc đỡ đòn và tấn công được thực hiện cùng lúc. “Nó giống như hộp màu vẽ vậy.” Guy cho hay. “Bạn có hàng tỉ màu trong thực tế, trong khi hộp màu của trẻ con có lẽ chỉ có tầm khoảng 12 màu mà thôi. Dù có hàng nghìn sắc thái màu cam khác nhau, nhưng màu cam trong hộp bút màu chỉ có duy nhất một mà thôi.”

Một rào cản lớn khác với việc đấu kiếm của game là chuyện gì xảy ra khi các thanh gươm va chạm với nhau. Theo giới đấu kiếm, nó được gọi là “the bind” (tạm dịch: trói kiếm), và nó hầu như không được thể hiện trong game do độ phức tạp của những đòn này. Đó là còn chưa kể đến độ phức tạp của tương tác vật lý. “Nó không chỉ đơn giản là một vật thể chịu tác dụng của một lực, mà là hai vật tương tác với nhau dưới sự tác động của nhiều lực”, Guy cho hay. “Ngoài ra còn có lực mà hai thanh kiếm tác dụng lên nhau, thêm vào những thứ như sự cộng hưởng của hai thanh kiếm, cách chúng dính chặt vào nhau hay trượt ngang hoặc bật ra khỏi nhau. Nó rất phức tạp.”

Nhưng điều này có thực sự quan trọng không? Dù kiếm khá phổ biến trong game, những màn kiếm chọi kiếm lại rất hiếm. Đa phần là bạn sẽ đấu với người cầm một vũ khí khác, hoặc một sinh vật không phải người, như một con trùm trong Dark Souls hay quái vật của The Witcher. Nhưng Guy tin rằng nó có ảnh hưởng. “Không quan trọng hình thái của người cầm vũ khí ra sao. Nếu có một vũ khí giống kiếm, giống gậy hoặc không gây nổ hướng về phía bạn, nó sẽ hoạt động theo đúng các định luật vật lý, và các cơ chế và chiến thuật đó đều có thể được áp dụng.”

Những vấn đề với việc đấu kiếm trong game là khá nhiều, nhưng không có nghĩa là không thể vượt qua. Bước đầu tiên là chấp nhận game chỉ diễn đạt được một mức độ nhất định. Ngay cả kiến thức lịch sử về chiến đấu của người hiện đại chúng ta cũng có giới hạn. Các bậc thầy như Guy phải dịch thuật và phân tích các kỹ thuật từ những quyển sách hướng dẫn từ hàng thập kỷ trước, và chúng ta cũng không còn đấu kiếm để giết kẻ thù. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cách mọi người đấu kiếm với nhau.

Tuy game không thể tái hiện sự phức tạp hỗn loạn của đấu kiếm thực, game có thể thể hiện chính xác các cách đánh. Guy phát hiện ra điều này khi cùng phát triển game thẻ bài tên Audatia, được thiết kế để dạy các học trò của mình tên và chức năng của các kỹ thuật kiếm dài. Các lá bài có biểu tượng để cho biết kiếm có dính vào nhau hay không khi một kỹ thuật được thực hiện. Videogame có thể sử dụng yếu tố ngẫu nhiên tương tự để kích hoạt trói kiếm, và sau đó thay đổi cơ chế điều khiển để tập trung hơn vào các kỹ thuật sau khi trói kiếm, tạo ra thêm nhiều sắc thái đa dạng hơn trong đường đánh.

Ngoài ra cũng có vài quy luật đơn giản mà nhà phát triển game có thể áp dụng để tránh bị bẽ mặt. Ví dụ, kiếm gần như vô dụng khi đối đầu với ai đó mặc giáp sắt. Đây là sai lầm phổ biến trong hầu hết các game RPG giả tưởng. “Nó như bạn vung kiếm vào miếng sắt vậy”, Guy cho hay. “Tại sao bạn lại làm điều đó? Khá là vô nghĩa. Tất nhiên, nếu được thì hãy đập vào đầu hắn. Bạn có thể khiến hắn bị choáng. Nếu làm được, hãy thực hiện điều này. Tương tự, rất khó để đánh bại đối thủ cầm khiên khi bạn chỉ cầm trường kiếm, điều mà The Witcher 3 đã thể hiện rất tốt. “Đây là lý do mà khiên phổ biến từ tận 3,000 năm trước”, Guy thêm vào. “Chúng rất hiệu quả.”

Đấu kiếm ảo vẫn còn một chặng đường dài, nhưng có lẽ chúng ta nên xem đây là cơ hội hơn là vấn đề. Ngoài ra, các nhà phát triển đang dần cải thiện. Guy đề cập về game trung cổ RPG Kingdom Come: Deliverance như một ví dụ, anh ấn tượng về độ nghiên cứu của họ. Warhorse Studios còn hỗ trợ chiến dịch gây quỹ cho một trong những cuốn sách nghiên cứu của Guy. “Khi có ai đó thật sự cố gắng làm điều đó xảy ra, họ sẽ nhận được sự ngưỡng mộ và ủng hộ không ngớt của tôi”, Guy nói. “Tôi mong đợi một ngày nào đó bạn có thể mua được phần mềm mô phỏng tập luyện đấu kiếm với chất lượng tương tự như mô phỏng huấn luyện phi công.”

Theo PCGamer

 
Cẩm nang

Lịch sử dòng game bắn súng góc nhìn người thứ nhất (Phần cuối)

129

Phần 3

Half-Life 2, CoD4: Modern Warfare, Bioshock, Crysis

Nếu Far Cry là một trong những điểm nổi bật của năm 2004, chính bản thân nó và những game khác trong năm đó đều bị đánh bại bởi Half-Life 2 của Valve. Mặc dù không có nhiều bất ngờ trong cách kể chuyện như người tiền nhiệm, Half-Life 2 là một kiệt tác chưa từng có trước đây. Trong khi những game bắn súng cũ được làm theo các bộ phim hạng B, thành phố chưa hoàn chỉnh của Half-Life 2 lại giống với những nước cộng sản thuộc khu vực Đông Âu vào thế kỷ 20 (giám đốc đồ họa Viktor Antonov quê ở Bulgaria). Các kẻ thủ chính lần này không phải là những quái vật một mắt nữa mà là những gã đeo mặt nạ cầm cây baton, sự hiện diện của chúng được báo trước bằng tiếng nói chuyện radio thô ráp. Game cho bạn khẩu súng Gravity-gun (trọng lực) để điều khiển các lưỡi cưa xuyên qua kẻ thủ, giải đố, và xếp đồ vật. Half-Life 2 được bắt chước rất nhiều, và được xem là di sản lớn nhất của Steam, cửa hàng bán game PC của Valve trên toàn thế giới. Thật khó tin khi mà người chơi lại tung hô phiên bản 2004 lỗi thời của Steam khi đó, mặc dù nó không cần thiết để chơi được Half-Life 2.

CHƠI VỚI CÁC CÁNH CỔNG ĐA CHIỀU

Valve đã hợp tác với các sinh viên của DigiPen Institute of Technology để tạo ra Portals vào năm 2007. Portals thay vì tập trung vào bắn súng thì nó lại tập trung vào giải đố vật lý, với cốt truyện và các vòng nhiệm vụ đi sát với cốt truyện của game Half Life – một sự kiện song song xảy ra ở một nơi khác trong cùng một thế giới Half-Life. Lấy ý tưởng từ game Narbacular Drop của DigiPen, Portal đưa bạn làm vật thí nghiệm với khẩu súng có thể tạo ra các cổng dịch chuyển tức thời, vượt qua các mê cung điều hành bởi AI. Portal Gun là phần rất là thú vị trong game, nó giống như khẩu Gravity Gun trong Half-Life 2 vậy. Nhưng ngôi sao sáng trong game lại là tên trùm trong game, GladDOS, một bản sao AI phản diện từ tựa game System Shock và Marathon.

Nếu như Valve đặt ra chuẩn mức để thiết kế FPS (ít nhất là về chế độ chơi campaign), thì Call of Duty là game thu hút mọi ánh đèn sân khấu vào những năm 200x, đặc biệt là năm 2007. Quá ngán với ý tưởng Thế Chiến Thứ 2 và cần tách biệt bản thân khỏi Treyarch, Infitiy Ward quyết định đưa series sang thời kỳ hiện đại. Kết quả là Call of Duty 4: Modern Warfare đã mở ra một định nghĩa mới cho FPS. Thay vì những trải nghiệm anh hùng và xông pha như trong WW2, CoD4 đưa những bộ giáp hiện đại cùng cái vũ khí quân sự tối tân – người chơi sử dụng tâm ngắm laser, các bộ đồ ngụy trang, tên lửa tầm nhiệt và drone. CoD4 cố tách biệt mình ra khỏi những game như Medal of Honor – có nhiệm vụ kể về những phút cuối cùng của vị tổng thống bị lật đổ, trong khi một nhiệm vụ khác cho bạn điều khiển máy bay chiến đấu AC-130, giống với những gì diễn ra trong chiến tranh Iraq. Nhưng điều đáng nhớ nhất đến ngày hôm này là chế độ Multiplayer. Quyết định thêm hệ thống lên cấp và mở thêm các tính năng như trong các game nhập vai đã thay thay đổi thiết kế các game bắn súng trong 10 năm trở lại đây. Thành tích online, cho phép người nhận những phần thưởng nhỏ ngoài cảm giác thích thú khi chơi, cũng giúp tăng độ phổ biến của ý tưởng này trong game, gọi là ‘service’ (kiểu như fan service, chiều lòng).

Call of Duty 4 không phải là game duy nhất có thay đổi này vào năm 2007. BioShock của hãng Irrational theo đuổi linh hồn của dòng game Systen Shock – giám đốc sáng tạo Ken Levine là người tham gia thiết kế game System Shock 2 – nhưng dần dà, BioShock trở thành một game bắn súng nhiều hơn là mô phỏng/RPG. Game đưa chúng ta vào bối cảnh một người sống sót khỏi tai nạn máy bay, đi thám hiểm thành phố dưới nước được tạo ra bởi nhà công nghiệp phản loạn, dựa theo triết lý của nhà văn Ayn Rand. Hệ thống chiến đấu trong game, kết hợp giữa súng ống cùng khả năng phép thuật ‘ Plasmids’, vẫn chưa là điểm mạnh nhất. Thứ thu hút người chơi hơn chính là thế giới tàn ác và hóm hỉnh mà game phác thảo, một mê cung với những đường hầm làm bằng kính bị rò rỉ nước và trung tâm Art Deco.

Xây dựng dựa trên từ Half-Life 2, Irrational để cho người chơi tự tìm hiểu lịch sử của thành phố Rapture bằng những đoạn nhật ký ghi âm, các hình ảnh và những gợi ý ngẫu nhiên được tìm thấy trong game. Cách kể chuyện của game là tiền đề cho những nhà làm game khác ăn theo, từ game bắn súng bị lãng quên Singularity (2010) của Raven Software cho đến kiệt tác kinh dị Dead Space, hoặc phiên bản ‘mô phỏng cuốc bộ’ Gone Home. Irrational cũng tạo ra những cuộc thảo luận về việc tạo nên sự đồng cảm hay khơi dậy những vấn đề về luân thường đạo lý. Nhóm nhân vật làm nên thương hiệu BioShock là Little Sisters, những bé gái đột biến đi thu thập các nguyên liệu di truyền học, được che chở bởi các vị thần bảo hộ, ‘Big Daddies’. Sau khi hạ gục những tên bảo vệ, bạn có quyền tha Little Sister hoặc lấy mạng họ để nhận thêm ‘ADAM’, một loại tài nguyên giúp bạn nâng cấp sức mạnh của mình.

Cuối những năm 200x là sự trỗi dậy của các game bắn súng thế giới mở, Crysis của Crytek cho người chơi bộ giáp cực mạnh để đấu với người ngoài hành tinh ở một đảo hoang rộng lớn. Game được bán ra với đồ họa, chi tiết, ánh sáng cực kỳ đẹp mất mà phải cần đến phần cứng PC đắt tiền nhất mới có thể phát huy hết tiềm năng của Crysis. Nhưng con át chủ bài thật sự đến từ bộ giáp Nanosuit có thể tăng độ nhanh nhẹn, sức mạnh cũng như sức bền, khiến cho game trở nên thú vị hơn. Tuy vậy, không lâu sau, Crysis bị lãng quên bởi dòng game Far Cry mà Crytek bán cho Ubisoft. Far Cry 2 với lối chơi bắn súng bất ngờ và đầy hoang dã, trải dài trong phạm vi đến tận 50 km lấy bối cảnh ở Châu Phi. Rút kinh nghiệm từ các game Splinter Cell, nhà thiết kế Clint Hocking đã tạo dựng một thế giới mở tàn bạo mà người chơi phải chiến đấu với bệnh sốt rét, lửa, và súng đạn cùng một lúc. Nắm bắt được thành công của game, nhưng Far Cry vẫn chưa hoàn hảo vì cốt truyện chắp vá, AI mờ nhạt với khả năng bắn ‘như hack’ cùng hệ thống hồi sinh kẻ thù mất cân đối.

Far Cry 2

Far Cry 3 (2012) được đón nhận hơn nhờ loại bỏ những điểm yếu của kẻ tiền nhiệm, và thêm một tí độ tinh tế. Địa hình phức tạp hơn, AI được nâng cấp để dễ đoán hơn và thêm nhiệm vụ cướp trại địch để khám phá khu vực xung quanh – là phần giải đố bằng hành đồng lén lút, lấy ý tưởng từ các tòa tháp Borgia trong Assassin’s Creed 2. Game cũng sử dụng hệ thống combo, cho phép người chơi liên kết các pha kết liễu ở cận chiến thành các chiêu hạ gục từ xa, thu hút sự chú ý trên mạng về sự chuyển động mượt mà ở góc nhìn thứ nhất, khởi đầu là game parkour Mirror’s Edge của DICE (2008). Về cốt truyện, khi phần 2 tập trung vào cuộc nội chiến thì phần 3 lại chỉ nói về một anh tây balo bị bắt cóc phải vật lộn với thế giới điên rồ xung quanh mình.

Những game thủ không bị cuốn hút bởi Far Cry hay Crisis vẫn có nhiều lựa chọn khác cho thể loại FPS thế giới mở. Một trong số đó là dòng game Stalker, tạo ra bởi hãng Ukraine GSC Game World vào năm 2007, kể về những tên thợ săn sống ở các nơi hoang tàn bị nhiễm phóng xạ trong khi tránh khỏi các quái vật đột biến, tàng hình, khổng lồ. Hệ thống hỗ trợ của Stalker rất đáng khen – tại một thời điểm, AI có thể tự mình chơi hoàn thành game – nhưng việc thêm vào giả lập sinh tồn rất gắt gao đã làm giới hạn số người chơi. Game bắn súng nhập vai Borderland của Gearbox tiếp cận thân thiện và dễ dàng hơn. Ra mắt vào năm 2009, bạn sẽ chọn 1 trong 4 class của game và chu du trong một thế giới vô chính phủ với những nét vẽ hoạt hình, lượm lặt và sử dụng các vũ khí nằm ngẫu nhiên. Góp phần cho thành công của Borderland, ngoài kho vũ khí đồ sộ ra, là sự hài hước – một phẩm chất ít gặp trong dòng game FPS.

Sang thập kỷ mới, nhiều tựa game FPS lâu đời dần mất đi vị thế của mình. Minh chứng rõ ràng nhất là Medal of Honor, khi họ cố gắng hồi sinh nhưng thất bại vào năm 2010, với việc nhà phát hành EA luôn tìm cách nhồi nhét thêm các DLC trong lúc chờ phiên bản Battlefield tiếp theo ra đời. Nhảy từ Thế Chiến thứ 2 sang chiến tranh hiện đại ở Afghanistan, tựa game từng rất đáng tự hào phải bị chê là nhạt nhẽo khi ra mắt Call of Duty: Modern Warfare 2 (2009). Các game của id Software cũng không khá hơn. Mặc dù tạo ra được trải nghiệm kinh dị, Doom 3 (2007) vẫn chào thua trước Half-Life 2, trong khi Quake hoàn toàn biến mất kể từ Quake 4 (2005). Phiên bản làm lại Wolfenstein của Raven Software vào năm 2009 thêm một thế giới song song để làm giàu thêm cốt truyện. Công ty mẹ Activision kêu gọi studio Singularity trợ giúp tựa game Call of Duty. RAGE – game mới duy nhất của id ngoài Orcs & Elves trên điện thoại – tạo ra một thế giới đầy màu sắc và mạnh mẽ, theo phong cách bắn Mad Max, nhưng ngoài đồ họa ra thì RAGE chẳng mang lại cảm giác gì nhiều. Đối thủ cũ của id là Epic, thì tập trung vào tựa game góc nhìn thứ 3 Gears of War và công nghệ Unreal Engine đang ngày một đi lên.

Battlefield 3

Call of Duty tiếp tục làm trùm, nhưng càng ngày càng bị chèn ép bởi Battlefield của EA – Một thương hiệu tập trung vào lối chơi tự do, muốn làm gì thì làm, còn Call of Duty thì theo hướng chặt chẽ , có phần đi vào lối mòn. Sau khi thử nghiệm với bản game phụ của Bad Company, mang tính hài hước, nhẹ nhàng, DICE dồn sức vào Battlefield 3: nhiều câu chuyện đan xen với nhau nói về quá trình ăn cắp vũ khí hạn nhân diễn ra ở Iran (phiên bản bán chạy nhất của Dice cho đến khi Battlefield 1 ra mắt). Tựa game này nổi tiếng với công nghệ Frostbite, cho phép phá hủy địa hình trong game như ở ngoài đời thật: người chơi có thể bắn vỡ tất cả mọi thứ từ đục lỗ tường cho đến sụp đổ cả tòa nhà.

HIỆU ỨNG FEAR

Kể từ khi Doom ra mắt, FPS xuất hiện rất nhiều game kinh dị. Những tên tuổi lớn nhất thường lấy cảm hứng từ Resident Evil. Call of Duty: Advanced Warfare cũng thêm vào hành trình đi qua khu vực phóng xạ Detroit, Half-Life 2 thêm cho mình màn chơi ravenholm huyền thoại, còn Far Cry thêm vào những giấc mơ khi bị sốt: cho phép người thiết kế game thỏa sức thêm các hiện tượng kì bí. Tựa game FEAR của Monolith kết hợp giữa vũ khí hiện đại và hiện tượng siêu nhiên. Các game Metro của 4A đúc kết cách kể chuyện tinh vi của Stalker vào hành trình di chuyển giữa các hầm xe lửa – dù có các pha hù nhẹ, phiên bản đầu tiên của Metro sẽ là game lạ lùng nhất mà bạn từng chơi.

Thời kỳ hiện đại: Titanfall, Destiny, Overwatch

Mối đe dọa lớn nhất của Call of Duty đến từ bất hòa nội bộ cùng với áp lực thị trường bên ngoài. Vào tháng 3/2010, Activision – giờ đã là nhà phát hành lớn, sau khi sát nhập Vivendi cùng với công ty con Blizzard – đã sa thải hai nhà sáng lập studio Infinity Ward là Jason West và Vince Zampella vì cáo buộc không tuân theo cấp trên. Vài tuần sau đó, West và Zampella công bố ra mắt studio mới mang tên Respawn Entertainment. Activision buộc phải kêu gọi hãng game vừa thành lập Sledgehammer Games để giúp đỡ một Infinity Ward đang bị bào mòn để hoàn thiện Modern Warfare 3.

Mặc dù Call of Duty vượt qua được cơn khủng hoảng này – chủ yếu là do Treyarch đã tạo ra một thương hiệu phụ thành công mang tên Black Ops với phong cách ảo giác, điên rồ  – Activision và những nhà phát hành khác vẫn gặp khó khăn trong việc chi ra số tiền đúng với chất lượng đáng có đến từ sản phẩm. Những game cốt truyện mang phong cách Half-Life trở nên quá đắt, một phần là do chi phí đồ họa tăng cao, và tham khảo cho thấy người chơi thường bỏ ra đa phần thời gian trong chế độ Multiplayer. Tuy nhiên, quyết định loại bỏ chế độ chơi đơn khỏi game đã bị phản đối. Một trong những nhóm chịu thiệt về vấn đề này là Respawn. Titanfall của EA ra mắt nhờ chiến dịch multiplayer đổi mới, thêm yếu tố dẫn chuyện, như các đoạn phim lồng vào những vòng đấu team deathmatch. Game được đón nhận nồng nhiệt – kết hợp giữa giao tranh bằng người máy cùng với hệ thống chiến đấu parkour, Titanfall hồi phục lại sự nhanh nhẹn từ thời của Quake và Unreal Tournament, khi mà các game cùng thể loại đang trở nên nặng nề với chiến thuật bắn núp. Tuy vậy, người chơi lại nhanh chóng bỏ đi – rất nhiều fan FPS coi  giống như là thêm ‘tí muối’ vào game chứ chưa mang tính đột phá, nhưng có vẻ vấn đề phần lớn là do Titanfall là một tựa game độc quyền cho Xbox trên console.

Destiny

Những nhà phát triển game bắn súng khác bắt đầu khai thác lại yếu tố linh hoạt trong thời gian này – Call of Duty: Advanced Warfare và Black Ops III tận dụng rất nhiều vào bộ giáp exosuit, trong khi Halo 5: Guardian thêm chế độ ‘trượt’, nhảy 2 lần và dậm sàn. Nhưng cái tên thật sự kết hợp tất cả chúng lại là Destiny (2014), công sức của nhà phát triển Bungie, giờ được chính thức sản xuất các game không lệ thuộc vào Microsoft. Kết hợp yếu tố nhặt đồ MMO và sự cơ động trong Titanfall, game vẽ nên một thế giới ngoài không gian của những năm 70 và trong những cuốn sách khoa học viễn tưởng cổ điển. Tuy vậy, Destiny vẫn chưa có cái hồn riêng của mình: nó có tính cày cuốc giống như Borderlands nhưng khá phô trương, cảnh vật lại đầy xa hoa trong hệ thống hành tinh quanh hệ mặt trời với sức hút thần bí không thể cưỡng lại. Bạn cảm thấy mình thật phi thường, với hệ thống thiết kế vũ khí đẹp mắt và các kĩ năng của từng class nhân vật.

Khi mà Call of Duty: Infinite Warfare không thể vượt được Black Ops III, thì Destiny trở thành đầu tàu cho dòng game bắn súng của hãng Activision. Một game bắn súng thi đấu thú vị khác là Overwatch của Blizzard, ra mắt vào 0216. Overwatch là một tựa game dễ tiếp cận bởi vì nó là sự kết hợp của các thể loại game trong lịch sử. Overwatch không đơn giản chỉ là vay mượn vũ khí, phụ kiện và những kĩ năng từ các game bắn súng khác, mà còn là những điều khác thường, lạm dụng và khai thác những phản kháng trong các cộng đồng khác – rocket jump của Quake, aimbot của Counter-Strike và các ‘meme’ của Internet. Các anh hùng trong trò chơi này có lý lịch rất đa dạng. Từ một game thủ chuyên nghiệp sang điều khiển con người máy, D.Va là sự kết hợp giữa Titanfall và hình ảnh game thủ nữ. Soldier 76 thì được gọi là nam chính trong Call of Duty. Tuy vậy, Overwatch đang chỉ ra được tương lai, có thể thấy, game FPS hiện đại đã vay mượn rất nhiều ý tưởng – không còn là một thể loại chỉ xoay quanh việc bắn súng như trước nữa.

Nguồn: pcgamer

Cẩm nang

Những tựa game MMORPG tuyệt vời nhất cho Android

169

Game MMORPGs là một thể loại khá buồn cười. Nó có khả năng đưa bạn vào một thế giới rộng lớn với hàng ngàn người chơi khác và bạn có thể chơi chúng gần như suốt đời mà chưa chắc đã hoàn thành được. Lượng người chơi của từng game rất nhiều và trung thành. Mỗi tựa game Android MMORPG mang lại khá nhiều trải nghiệm khác nhau. Ngoài ra, một game MMORPG hay và mới có thể cần một thời gian trước khi nó cho thấy màu sắc thật sự của nó. Do đó, việc đưa những game mới ra mắt gần đây vào danh sách này có thể không chính đáng cho lắm. Dù sao thì, sau đây là các game MMORPG hay nhất cho hệ điều hành Android! Lưu ý rằng, tất cả những game này đều sử dụng mô hình Freemium để tuỳ chỉnh nhân vật, vũ khí, v.v … Hiện không có MMORPG nào hay với mô hình đăng kí tương tự như World of Warcraft mà chúng tôi biết cả.

AdventureQuest 3D

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

AdventureQuest 3D là một game MMORPG đang phát triển nhanh chóng. Nó có nhiều tính năng giống như hầu hết các game MMORPG thông thường. Bạn sẽ có thể đi làm một đống quest, raid dungeons, tạo ra nhân vật và nhiều hơn nữa. Thứ làm cho AdventureQuest 3D thực sự tỏa sáng là nó có hỗ trợ đa nền tảng. Bạn có thể chơi trên điện thoại di động hoặc PC trong cùng một thế giới với cùng tất cả người chơi khác. Ngoài ra trò chơi còn hỗ trợ multi-calss nhân vật của bạn, chat, tham gia vòa các hoạt động xã hội khác và hơn thế nữa. Như hầu hết các game khác, nó cũng có bugs. Tuy nhiên, chúng lại không nghiêm trọng như các trò chơi khác.

 

Arcane Legends

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Arcane Legends đã có mặt được một khoảng thời gian khá dài. Tuổi thọ của nó đã làm cho nó trở thành một trong những MMORPG thành công nhất trên mạng. Tựa game này bản thân nó cũng khá là tiêu chuẩn. Bạn sẽ có ba lớp nhân vật để lựa chọn, mỗi lớp có một bộ kỹ năng và khả năng đặc biệt riêng. Game cũng có chế độ co-op cũng như PvP để bạn có thể chơi và tương tác với người chơi khác. Nó cũng bao gồm nhiều dạng PvP khác nhau để bạn luôn cảm thấy thú vị. Các nhà phát triển đã làm tốt công việc cập nhật trò chơi để giữ cho nội dung được mới mẻ. Game có hàng tấn thứ để làm. Mặc dù nó có thể có bị lặp đi lặp lại.


Aurcus Online 

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Aurcus Online đã không thật sự nổi bật trong hầu hết thời gian của nó trong Google Play. Nó có đủ các yếu tố thông thường như bạn có thể tạo nhân vật của bạn, đi quest, đánh boss với bạn bè, và thậm chí tham gia đấu PvP. Điều thực sự khiến trò chơi này thực sự tỏa sáng là cách chiến đấu. Bạn chỉ cần sử dụng các đòn tấn công đơn giản, một lần chạm và giải phóng kỹ năng, kết thúc bằng một cú đánh nhào lộn hài hước. Animationcủa game là một phần khá mãn nhãn. Hầu hết các chỉ trích xung quanh tựa game đến từ các vấn đề cân bằng và hệ thông pay to win trong đấu PvP. Phần còn lại của nó thì khá là tốt.

Celtic Heroes

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Celtic Heroes một trong những game MMORPG ít phổ biến hơn. Trò chơi mang chủ đề Celtic . Điều đó mang đến một sự khác biệt mới mẻ trong thể loại fantasy được chiếm ưu thế. Nó có rất nhiều yếu tố quen thuộc, bao gồm chế độ campaign, quest, guild (clan), hàng tấn kỹ năng để làm chủ và trong đó chế độ PvP rất quan trọng. Nó cũng có năm lớp nhân vật để người chơi có thể lựa chọn. Bạn cũng có thể mua trang bị cho người chơi khác, một tính năng mà bạn không thấy thường xuyên trong thể loại MMORPG. Nó cũng có vài vấn đề, nhưng nhìn chung cũng không tới nỗi.

Crusaders of Light

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Crusaders of Light là một trong những game MMORPG mới hơn. Nó có các yếu tố MMORPG cơ bản nhất. Bao gồm guild tối đa 40 người, 300 giờ chơi nhiệm vụ, hàng tấn thiết bị để thu thập, các yếu tố xã hội khác nhau, và nhiều hơn nữa. Nó cũng cung cấp tính năng PvP 1 vs 1, 3 vs 3, và 5 vs 5 . Đây là một trò chơi mới. Vì thế mà chúng tôi không chắc chắn rằng nó sẽ trở nên tuyệt vời hoặc siêu thành công như nhiều tựa game trước đây. Chúng tôi vẫn nghĩ bạn nên chơi thử. Ít nhất bây giờ là thế.

Dungeon Hunter 5

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Dungeon Hunter 5 là một trong những thương hiệu game MMORPG thành công nhất trên smartphone. Trò chơi theo chân sự thành công của người tiền nhiệm, bao gồm chế độ campaign lớn, nhiều nhiệm vụ để làm, chế độ co-op với tối đa ba người chơi và chỉ có dưới khoảng 1000 item khác nhau. Ngoài ra còn có các sự kiện hàng ngày và hàng tuần để làm cho người chơi cảm thấy mới mẻ. Thất bại lớn nhất của game này là chiến thuật freemium. Gameloft thực sự đẩy mạnh việc mua hàng trong ứng dụng. Điều này đủ tệ để chọc tức khá nhiều người chơi. Ngoài điều đó ra thì đây thực sự là một tựa game rất hấp dẫn.

HIT

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

HIT là một trong những tựa game MMORPG thành công nhất. Giống như hầu hết các game MMORPG, bạn có thể tạo nhân vật và tham gia vào một thế giới khổng lồ cùng với những người chơi khác. Hệ thống trang bị cực kì lớn, cách điều khiển đơn giản, đi raid, làm hiệm vụ và đồ họa được truyền sức mạnh từ Unreal Engine 4. Các nhà phát triển đã làm tốt trong việc cập nhật trò chơi với hàng loạt nội dung mới. Các thông số cấu hình đề nghị khá hợp lý. Bạn sẽ có thể chơi tựa game này trên hầu hết các thiết bị. Vấn đề lớn nhất của nó là sự cân bằng trong chiến đấu PvP. Nó không phải là một điểm quá tệ, nhưng cũng đáng ghi nhớ nếu bạn muốn chơi game này.

Izanagi Online

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Izanagi Online đã xuất hiện và biến mất khỏi danh sách này trong nhiều năm qua. Các chuỗi cập nhật mới nhất dường như đã sửa được đủ các vấn đề đảm bảo sự trở lại của nó trong thời gian hiện tại. Trong tựa game MMORPG này, bạn sẽ tạo ra một ninja riêng của mình. Trò chơi có bốn loại ninja khác nhau nên bạn có thể chọn thoải mái. Tiếp theo là hơn 100 quest campaign dành cho bạn. Bạn cũng có thể xây guild, đi làm nhiệm vụ phụ, và nhiều hơn nữa. Mặc dù không mang nhiều yếu tố xã hội như các game MMORPG khác, nhưng tựa game này vẫn khá hay.

Lineage 2: Revolution

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Lineage 2: Revolution là một trong những game MMORPG mới hơn trên điện thoại di động. Nó có hệ thống đồ họa khá tốt, hàng tấn nội dung, và các yếu tố thông thường của thể loại game mobile MMORPG. Nhưng nó cũng có một số thứ độc đáo, bao gồm chế độ Chiếm Pháo Đài 50-vs-50 thật sự rất tuyệt vời khi bạn chơi đúng cách. Bạn có thể làm những thứ thông thường như làm quest, gia nhập guild và clan và nhiều hơn nữa.Đây là một trò chơi freemium. Vì vậy, nó có rất nhiều vấn đề tương tự những tựa game khác. Tuy nhiên, nó không phải là quá tệ nếu bạn muốn tận hưởng một khoảng thời gian vui vẻ.

Order and Chaos Online 2

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Order và Chaos Online 2 là một trong những game MMORPG phổ biến nhất và thành công nhất trên di động. Nó có 5 chủng tộc và 5 lớp nhân vật để bạn lựa chọn, thế là nhiều hơn trong các game khác trong việc tạo nhân vật . Nó cũng có hàng tá nhiệm vụ, chế độ co-op, và chế độ PvP thông thường. Nó cũng bao gồm một hệ thống mua bán trang bị thông qua nhà đấu giá. Đây là một trong những trải nghiệm MMORPG hoàn chỉnh nhất hiện có. Nhưng nó cũng có một vài vấn đề, đó là một hệ thống energy không thường thấy trong bất kì concept thế giới mở nào. Ngoài ra, giao diện người dùng của nó có một chút chút lộn xộn.

Rucoy Online

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Rucoy Online là một trong những game MMORPG Android độc nhất vô nhị. Bạn chơi bằng một nhân vật 2D trên một bản đồ 2D. Game bao gồm ba lớp nhân vật mà bạn có thể chuyển đổi mọi lúc bạn muốn. Bạn cũng có một thế giới mở để khám phá , hàng tấn nhiệm vụ và hơn thế nữa. Trò chơi cung cấp đầy đủ các tùy chọn multiplayer, bao gồm cả chế độ PvP và co-op. Đây là một tựa game nhẹ nhàng và mới mẻ hơn ở thể loại MMORPG. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, và mặt xấu của trò chơi này là nó không có nhiều thứ để làm như các game MMORPG khác.

School of Chaos Online

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Hãy tưởng tượng một thế giới mà bắt nạt là điều bình thường và choảng nhau trong sân trường là tất cả. Đó chính là thế giới trong School of Chaos Online. Nó kết hợp cuộc sống trung học và xã hội bận rộn với sự căng thẳng của không khí nhà tù và bạn có thể chơi với hàng ngàn người chơi khác. Nó có rất nhiều thứ để làm. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các game MMORPG khác, bạn thực sự có thể tạo quest của riêng mình. Bạn sẽ có thể tự tạo và tùy chỉnh nhân vật, học các chiêu thức chiến đấu khác nhau, tham gia clan và đấu clan. Nó rất khác so với các game cùng thể loại. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một game gì đó tiêu chuẩn trong thể loại này thì tựa game này không dành cho bạn.

Toram Online

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Rất nhiều người yêu thích tựa game Toram Online này. Nó không có hệ thống phân lớp. Mọi người đều có một cây kỹ năng riêng mà họ muốn học kiểu nào thì tùy. Bạn cũng có thể tuỳ chỉnh vũ khí và thay đổi kĩ năng của mình. Đây chắc chắn là một trong những game MMORPG mà bạn có thể tùy chỉnh nhiều thứ nhất mà chúng tôi từng thấy. Đồ họa và gameplay mang đến cho người chơi một cảm giác giống như Final Fantasy (jRPG). Ngoài ra còn có chế độ campaign với mà bạn có thể chơi theo lối co-op, đây là thứ mà chúng ta không thường xuyên thấy ở các game cùng thể loại. Tuy nhiên nó cũng có bugs và vấn đề về kết nối. Bạn sẽ cần chú ý tới điều này nếu bạn muốn trải nghiệm trò chơi này.

Warspear Online

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

Warspear Online là một trong những game MMORPG tồn tại được trong một thời gian dài. Vì thế mà thế giới game đã được mở rộng ra rất nhiều. Tựa game này hiện đang có hơn 1500 nhiệm vụ, 150 thành tựu, chế độ PvP với số lượng lên tới 5 vs 5, 8 bối cảnh, và nhiều hơn nữa. Việc tạo nhân vật cũng được mở rộng khá lớn. Bạn có thể lựa chọn giữa 4 chủng tộc, 2 liên minh, và 12 lớp nhân vật. Bạn thậm chí có thể học chế tạo để tự tạo ra trang bị cho riêng mình. Việc mua hàng trong game cũng khá dữ dội trong trò chơi này.

World of Prandis

Giá: miễn phí và có giao dịch trong game

World of Prandis không phải là một game MMORPG mới. Nó thật ra cũng khá phổ biến trên các nền tảng khác. Tuy nhiên, phiên bản di động của nó thì khác. Trò chơi có đồ hoạ 3D đơn giản, hai khu vực lớn để chơi,  chế độ PvP, đi raid, tham gia guild, lập team, và cả một hệ thống yêu đương. Không giống như nhiều game khác, trò chới này được chia thành 3 bộ lạc thay vì 3 chủng tộc, với tổng cộng 6 lớp nhân vật. Sự thành công của nó trên các nền tảng khác sẽ giúp cho nhà phát triển có động lực để tiếp tục cập nhật với nhiều nội dung mới mẻ. Chúng tôi hi vọng rằng tựa game này sẽ trở nên tuyệt vời như chúng tôi mong đợi.

Nguồn: Android Authority

Cẩm nang

Các phần mềm máy tính tốt nhất 2018 – Phần cuối: Tiện ích hệ thống

81

Các phần mềm máy tính tốt nhất 2018 – Phần 3: Trình duyệt, Game, Văn phòng

Tiện ích hệ thống

Phần mềm đọc file PDF: Sumatra PDF

Adobe không nhất thiết cần phải độc quyền tính năng đọc file PDF. Định dạng này đã trở nên phổ biến hơn nhiều so với trước đây, cũng như bây giờ đã có khá nhiều trình đọc nhỏ gọn hơn, nhanh hơn và linh hoạt hơn, chẳng hạn như SumatraPDF, được đánh giá là ứng dụng đọc file PDF tốt nhất hiện nay. Ứng dụng này sở hữu một giao diện người dùng đơn giản, giúp bạn tập trung vào việc đọc hơn thay vì bấm vào các nút khác nhau, và ứng dụng này cũng hỗ trợ đầy đủ các công cụ để hiển thị hầu hết các định dạng ebook và truyện tranh phổ biến hiện nay, cũng như các file XPS và DjVu.

Email Client: eM Client

Là một trong các gói email gọn gàng nhất hiện nay, hoạt động với POP3, SMTP và mọi công nghệ phân phối email khác, phiên bản miễn phí của eM Clients chỉ thực sự hạn chế số lượng tài khoản mà bạn có thể sử dụng, mọi tính năng khác của phần mềm này vẫn sẽ được giữ nguyên như phiên bản Pro của nó. Ứng dụng cũng bao gồm tích hợp PGP, giúp bạn có thể ký hoặc mã hóa các tin nhắn của mình một cách an toàn, cùng với các quản lý danh bạ nâng cao, dữ liệu được chuyển từ các ứng dụng email khác, và một chat client hỗ trợ các giao thức IM phổ biến nhất.

Đồng bộ file: Dropbox

Giữ các tập tin được đồng bộ giữa các máy tính của bạn và một ổ đĩa trực tuyến chính là một cách đơn giản để luôn duy trì được sự tổ chức cũng như sự an toàn, và với khá nhiều lựa chọn hiện nay như Google Drive, Microsoft OneDrive, Box, và thậm chí kể cả Mega đều sẽ cung cấp cho bạn một thư mục cục bộ tự động sao chép trực tuyến. PC Gamer quyết định sẽ chọn Dropbox cho công việc này, chủ yếu vì ứng dụng này cho một trải nghiệm nhanh chóng và hợp lý nhất để sao chép dữ liệu của bạn.

Công cụ ghi đĩa: CDBurnerXP

Các dữ liệu media lưu trên đĩa quang là một hình thức lưu trữ nghe có vẻ khá lỗi thời ở năm 2018, nhưng hình thức này vẫn chưa “chết hẳn”, và nếu như bạn muốn một sự linh hoạt, cũng như khả năng để làm nhiều hơn so với công cụ ghi đĩa được tích hợp sẵn trong Window, bạn sẽ cần tới CDBurnerXP. Đúng như tên gọi cũ kĩ của mình, ứng dụng này có thể ghi tất cả – bạn thậm chí có thể sử dụng nó để ghi HD-DVD nếu như bạn có thể tìm thấy phần cứng phù hợp – và ứng dụng này còn có thể tạo và chuyển đổi các tập tin ISO. Lựa chọn hoàn hảo để sao lưu dự phòng.

Nhắn tin: Franz

Franz thực sự không có một hệ thống nhắn tin cho riêng mình, nhưng ứng dụng này sẽ thực hiện được hầu hết mọi giao thức khác. Định cấu hình tài khoản Franz của bạn, thêm các dịch vụ và tên người dùng mà bạn muốn sử dụng, và chúng sẽ được sao chép trên bất kỳ máy tính nào bạn đăng nhập tiếp theo. Gói gọn tất cả mọi thứ từ các ứng dụng như Slack, Hangouts, Skype, và thậm chí là WhatsApp về cùng một nơi, và không bao giờ phải đụng tới một thứ gì khác nữa!

Ghi chú: Evernote

Thật sự không có gì để nói về Evernote, trừ việc đây chính là ứng dụng ghi chú tốt nhất hiện nay trên thị trường. Vì vậy, hãy quên đi các phần mềm ghi chú rườm rà và không trực quan khác, bạn chỉ cần “nhồi nhét” hết tất cả nội dụng mà bạn quan tâm vào Evernote, và mọi thứ sẽ được lưu trữ ở đó nếu như bạn muốn ghi nhớ, sắp xếp dữ liệu vào các sổ ghi chép để sử dụng sau này. Bạn còn có thể đồng bộ tài khoản miễn phí của mình với hai thiết bị khác nhau.

Thiết lập tiện ích: Ninite

Sự hiệu quả chính là những gì mà Ninite muốn hướng tới. Nếu như bạn đang lắp cho mình một chiếc máy tính mới, và bạn muốn cỗ máy của mình được gói gọn với các ứng dụng miễn phí, Ninite sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn – bao gồm nhiều ứng dụng được liệt kê trong danh sách này – trong một trình cài đặt tiện dụng. Chỉ việc đánh vào các ô trên trang web, tải về tập tin custom của bạn, và khởi chạy chương trình để có được các phiên bản mới nhất của các ứng dụng phổ biến nhất hiện nay được cài đặt với chỉ một cú nhấp chuột. Không lựa chọn, không tùy chọn, chỉ đơn giản cài đặt các nội dung yêu thích của bạn.

Máy ảo: VirtualBox

Khá ngạc nhiên khi VirtualBox lại miễn phí để sử dụng, đặc biệt khi ứng dụng này được sở hữu bởi một công ty lớn như Oracle, nhưng môi trường máy ảo được cập nhật thường xuyên này sẽ là một điều thiết yếu nếu như bạn muốn cài đặt các phiên bản Window sandbox, các bản phân phối Linux thử nghiệm, hoặc thực hiện tất tần tật mọi thứ mà bạn muốn. Với một cấu hình có tính tùy chỉnh cao, và bạn thậm chí còn có thể thiếp lập một mạng ảo của riêng mình.

Thông tin hệ thống: HWiNF064

Nếu bạn đang gặp sự cố với chiếc máy tính của mình, hay thậm chí nếu không có đi chăng nữa, sẽ là một việc rất hữu ích nếu bạn tìm hiểu chính xác cách thức hoạt động của máy tính. HWiNF064 là một công cụ chẩn đoán có thể cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về mọi thứ từ một kết quả tổng quan ngắn gọn về các thành phần của hệ thống cho đến các hoạt động “hiển vi” của chiếc máy tính của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng này để theo dõi theo thời gian thực, theo dõi trạng thái của các thành phần trục trặc, và dự đoán kết quả dựa trên các phát hiện của chương trình.

Nén/Giải nén: 7-zip

Thật sự khá ngạc nhiên khi hầu hết ai cũng đang sử dụng phiên bản trải nghiệm “vô thời hạn” của WinRAR trong khi 7-zip vẫn có thể dễ dàng thực hiện các công việc nén và giải nén một cách chuyên nghiệp, mà không cần phải bận tâm đến các màn hình thông báo phiền phức. Ngoài việc đó ra, định dạng .7z, sử dụng mã hóa AES-256 và tỷ lệ nén siêu cao, nhỏ hơn và thỉnh thoảnh sẽ nhanh hơn so với việc sử dụng .ZIP hay .RAR để nén các tệp tin của bạn.

Nguồn: PC Gamer

Cẩm nang

Nên mua CPU nào để chơi game

87

Năm 2017 quả là một năm tuyệt vời cho CPU chơi game – nhiều người còn cho rằng có quá nhiều sự lựa chọn. Năm 2018 cũng đã bắt đầu, nhưng với một nhịp độ chậm hơn, với sự xuất hiện của các con chip APU mới đến từ AMD như Ryzen5 2400G và Ryzen 3 2200. Tuy nhiên, tháng 4 này đã đánh dấu sự ra đời của vi xử lý Ryzen thế hệ thứ hai của AMD, hứa hẹn sẽ cải thiện tốc xung nhịp của chip. Intel cũng sở hữu riêng cho mình một bộ sưu tập các bộ phận mới của Coffee Lake, bao gồm các mẫu Pentium Gold sỡ hữu các chipset mới, với mức giá rất hấp dẫn khiến cho người dùng có thể dễ dàng tiếp cận nền tảng này hơn.

CPU cũng không còn là bộ phận quan trọng nhất trong máy tính của bạn, đặc biệt là khi chơi game-thay vào đó yếu tố quyết định sẽ chính là những chiếc card đồ họa. Đối với việc chơi game trên PC, đây là một tin đáng vui mừng, khi chúng ta bây giờ chỉ cần sở hữu một bộ vi xử lý vừa đủ. Số nhân, kích thước bộ nhớ cache, và tốc độ xung nhịp đều liên tục được cải thiện qua từng năm, nếu bạn có một bộ PC được lắp tầm 5 năm trở lại đây, bạn sẽ có thể chơi được hầu hết các tựa game hiện nay. Nhưng nếu bạn đang build cho mình một bộ PC chơi game cao cấp, cũng đừng quá coi nhẹ CPU.

Ngày nay, số lượng các bộ xử lý đến từ AMD và Intel vô cùng đa dạng. Trong 2017, AMD đã cho ra mắt 2 nền tảng mới, socket AM4 cho Ryzen 7, Ryzen 5, và Ryzen 3, và socket TR4 cho dòng Threadripper. Intel cũng đã cho ra mắt Kaby Lake vào đầu năm đó, sau đó nâng cấp nền tảng của mình với các CPU như X299 và Skylake-X bao gồm chip i9-7980XE-10 nhân và chip i9-7980XE-18 nhân. Nhưng đa số các chip Coffee Lake phổ thông như i7-8700K và i5-8400 vẫn sẽ có thể đáp ứng tốt hầu hết các yêu cầu của game thủ.

Bạn có nhất nhiết phải sỡ hữu một trong hai bộ vi xử lý mới nhất đến từ một trong hai công ty trên không? Tất nhiên là không, sự thật là nhiều game thủ vẫn hài lòng khi sử dụng các con chip từ nhiều đời trước. Nhưng nếu nói về việc lắp một chiếc PC hoàn toàn mới, không có lý do gì để bạn phải mua một thiết bị phần cứng cũ hơn, và danh sách sau đây cũng sẽ bao gồm các thiết bị gần đây nhất dựa theo việc đó.

Hãy nhớ rằng bạn không nhất thiết phải mua bộ vi xử lý đắt tiền nhất để mới có thể có một trải nghiệm chơi game tuyệt vời. Các vi xử lý máy tính ngày này hầu như có thể xử lý tốt bất cứ trò chơi nào mà bạn ném vào chúng, và nhiều bộ còn có thể được ép xung để cải thiện hiệu suất (dẫn đến việc độ tiêu thu điện, nhiệt độ và có thể là tiếng ồn cũng sẽ tăng theo). PC Gamer đã nhiên cứu và kiểm tra hết tất cả các CPU mới nhất, cũng như các thế hệ CPU trước, và những bộ vi xử lý sau đây thật sự rất đáng để bạn sỡ hữu cho bộ máy chơi game của mình.

Vi xử lý chơi game tốt nhất

Intel Core i5-8400

Ưu điểm:

  • Sỡ hữu 6 nhân, đáp ứng tốt hầu hết các tựa game PC
  • Hiệu quả và bao gồm bề mặt hút nhiệt (heatsink)

Nhược điểm:

  • Không có tiềm năng cho việc ép xung
  • Thiếu Hyper-Threading/SMT

Khá dễ dàng để bị hoa mắt trước các bộ vi xử lý có hiệu năng cao nhất – ai mà chả muốn sỡ hữu cho mình một quái thú 18 nhân với một bộ nhớ 4 kênh? Tuy nhiên các tính năng cao cấp đấy hầu như sẽ không giúp được gì nhiều cho việc chơi game. Trừ khi bạn đang build một dàn PC để làm các việc như chỉnh sửa video, thao tác hình ảnh, phát triển phần mềm, hoặc tạo ra một con AI như SKYNET, máy của bạn vẫn sẽ hoạt động tốt với các bộ xử lý với mức giá rẻ hơn. Đó chính là nơi mà các sản phẩm chủ đạo của Intel chiếm ưu thế, đặc biệt là chip Intel Core i5-8400 của hãng.

Sự cạnh tranh từ đối thủ AMD đã buộc Intel phải nâng tầm cuộc chơi của mình, và với việc Ryzen đem đến cho người dùng một CPU 6 nhân/12 luồng với giá tầm 200$, khiến cho dòng Core i5 4 nhân/4 luồng cũ kĩ thật sự phải cần lột xác. Bước vào kỷ nguyên Coffee Lake và với sự xuất hiện các chip i5 mới, mặc dù vẫn thiếu Hyper-Threading, các sản phẩm chủ đạo của Intel bây giờ đã cung cấp cho người dùng một bộ vi xử lý trên 4 nhân. Chip i5-8400 sỡ hữu tốc độ xung nhịp từ 3,8 đến 4,0 GHz, bao gồm tất cả mọi thứ mà bạn sẽ cần (như bề mặt tản nhiệt mà dòng K thường hay bỏ qua). Với hơn 50% số nhân so với các dòng i5 thế hệ trước, các tựa game đòi hỏi cấu hình cao sẽ được tăng tốc một cách đáng kể. Thực tế, dựa vào kết quả kiểm tra, i5-8400 đã có thể sánh ngang chip i7-7700K trước đó.

Tuy không sở hữu nhiều luồng như AMD Ryzen 5, Core i5-8400 lại có hiệu suất mỗi nhân cao hơn nhiều. Theo các bài viết phân tích hiệu năng của PG Gamer, Core i5-8400 hầu như đánh bại hết tất cả các CPU tốt nhất của Ryzen về diện chơi game. Điều này phần lớn nhờ vào hệ thống phân cấp bộ nhớ cache của Intel, cung cấp đỗ trễ tốt hơn. Ngay cả các Core i9 cũng không thể vượt qua được i5-8400, nếu như chúng chưa được ép xung. Trừ khi bạn không yêu cầu quá cao về hiệu năng, sẽ không có lý do gì để mua i7-8700K, ít nhất không phải bây giờ. Còn các chip như i5-8500 và i5-8600 thì sao? Chỉ để gia tăng một ít tốc độ xung nhip, bạn sẽ phải chi thêm tận 30$-50$, bạn thật sự nên dành số tiền đó vào một việc tốt hơn.

Nhược điểm duy nhất của i5-8400 là việc con chip này sẽ đòi hỏi các bo mạch chủ và chipset đời mới. Mặc dù vẫn sử dụng chung socket LGA1151 như các CPU Kaby Lake và và Skylake, Intel đã tùy biến Coffee Lake một chút với mục đích “phân phối điện năng”. Đừng thử đặt một con chip Kaby Lake vào bo mạch chủ Z370, nó có thể phá hủy con chip cũng như bo mạch chủ của bạn, nên Coffe Lake cũng sẽ không hoạt động được với các bo mạch chủ Z270. Tin vui là các bo mạch chủ với các chipset thân thiện với Coffee Lake như H370, B360, và H310 đã có mặt trên thị trường.

Nhưng không phải ai cũng lắp PC đơn thuần chỉ để chơi game. Nếu như bạn muốn chỉnh sửa video, livestream các giờ chơi của bạn, hay trở thành ngôi sao Twitch tiếp theo thì bạn có thể thực hiện hết được các việc đó với i5-8400, mặc dù các công việc có yêu cầu nặng nề hơn sẽ thích hợp hơn với các CPU cao cấp hơn. Nếu bạn muốn một thứ gì đó mạnh mẽ hơn, bỏ ra thêm 100$ và bạn sẽ sở hữu được cho mình i7-8700, bao gồm chức năng Hyper-Threading, 12 luồng. Với một tốc độ xung nhịp cao hơn, khiến cho việc ép xung trở nên không cần thiết. Nếu bạn đang phân giữa i7-8700 và bản mở khóa i5-8600K, sau khi tính thêm chi phí của các bộ phận làm mát, giá cả sẽ như nhau. Việc mất đi 300MHz để sở hữu 12 luồng khá là hợp lý.

Còn Ryzen thì sao?

Chip i5-8400 đã dành được danh hiệu là vi xử lý chơi game tốt nhất của PC Gamer, tuy nhiên nó cũng chưa thật sự hoàn hảo. Có thể cho rằng việc Intel ra mắt Coffee Lake chính là để đánh bại AMD ở mọi mặt. CPU của Intel sẽ có giá “chát” hơn một tí do việc có hiệu năng nhỉnh hơn, và nếu như bạn đang sở hữu một vi sử lý AMD Ryzen sẽ không có gì phải xấu hổ cả. Ryzen 5 1600 và Ryzen 7 1700 vẫn là các CPU có khả năng rất cao, không chỉ tính việc chơi game. Nhưng nếu xét về hiệu năng chơi game, mặc dù không có Hyper-Threading hay Unlocked Multiplier, i5-8400 vẫn là một sự lựa chọn thích hợp.

Vi xử lý chơi game giá rẻ hiệu quả nhất

Intel Pentium Gold G5400

Ưu điểm:

  • Vẫn có thể chiến game tốt với các card đồ họa tầm trung
  • Cùng nền tảng với các chip Intel i5/i7 đời 8

Nhược điểm:

  • Không hỗ trợ ép xung hay chế độ Turbo
  • Chỉ có 2 nhân, nhưng vẫn sở hữu Hyper-Threading

Nếu như bạn không kế hoạch xây dựng một dàn máy chơi game nhanh nhất hành tinh, bạn sẽ muốn một thứ gì đó kinh tế hơn. Cũng đồng nghĩa là bạn sẽ không chi tiền cho các card đồ họa qua mắc, nghĩa là khả năng chơi game của bạn sẽ bị giới hạn bởi chiếc card đồ họa mà bạn chọn. Tin vui là bạn sẽ không chỉ tiết kiệm được tiền, mà bạn sẽ không phải hi sinh các tính năng hiện đại trong quá trình đó – và các yêu cầu công suất có thể sẽ thấp hơn một chút.

Với sự ra mắt của chip Intel Coffee Lake Pentium Gold G5400, PCGamer đã củng cố danh sách CPU giá rẻ của họ trên nền tảng LGA1151. Hiện giờ PCGamer đang trong quá trình kiểm tra G5400, và nó có vẻ nhanh hơn một chút so với thế hệ Pentium đời trước, G4560. Tất nhiên, chip Core i3-8100 sẽ có bốn nhân đầy đủ, nhưng bạn sẽ phải chi trả thêm tận 40$, đủ để bạn có thể kiếm cho mình một GPU tốt hơn với tiền đó. Ryzen 3 từ AMD cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu bạn đang cố gắng tiết kiềm từng xu của mình, Pentium Gold G5400 thật sự rất khó để có thể bỏ qua. Ghép nó cùng với một bo mạch chủ giá rẻ sử dụng các chipset như H310 hay B360 và bạn đã đủ khả năng chiến các tựa game hiện nay.

Pentitum Gold G5400 không phải là một chip có tốc độ siêu nhanh, nhưng dù vậy tốc độ xung nhịp của nó vẫn đạt được 3,7GHz, sỡ hữu Hyper-Threading. Bạn sẽ phải từ bỏ các giao thức AVX2 cũng như hỗ trợ bộ nhớ Optane, nhưng việc đó sẽ không ảnh hưởng mấy tới việc chơi game. Kết hợp với GTX 1060 6GB, G4560 chỉ chậm hơn 10% so với chip i7-5390K đã được ép xung, và bản G5400 thậm chí sẽ thu hẹp khoảng cách đó hơn nữa.

Đáng để chỉ ra rằng Pentium Gold G5400 đôi lúc sẽ không có thể xử lý tốt một vài tình huống có mức yêu cầu cao hơn, thử nghiệm cho thấy hiệu năng của nó chỉ tương đương với 1/6 hiệu năng chip i7-8700. Nhưng nếu bạn đang có ý định mua một card đồ họa có giá cỡ 100$-200$, tốt hơn hết bạn nên tiết kiếm chi phí cho CPU để có thể nâng card đồ họa vào sau này. Hãy coi đó là một bước đệm cho cỗ máy chơi của bạn, vì bạn có thể bắt đầu với một CPU giá rẻ và sau đó nâng cấp lên i5-8400 hoặc thậm chí là i7-8700K.

Sẽ không có hỗ trợ cho việc ép xung, nên bạn sẽ muốn một bo mạch chủ không mấy rườm rà, như Asus Prime H310M-E, vẫn bao gồm một khe M.2. Hãy lưu ý rằng, nếu bạn có ý định nâng cấp lên Core i5 hoặc i7, bạn sẽ muốn đầu tư vào một bo mạch chủ tốt hơn.

Mối quan ngại lớn nhất của các vi xử lý Pentium Gold là việc trong tương lai các trò chơi sẽ bắt đầu tận dụng hết các nhân của chip. Cho rằng tựa game Far Cry 5 gần đây chạy khá mượt mà trên Core i3-7100 (hiệu năng có thể được xem ngang với G5400), tuy nhiên, đây sẽ không phải là một vấn đề lớn trừ khi bạn có ý định chạy hết tất cả các tựa game ở mức 60fps.

Vi xử lý cao cấp nhất, để chơi game và làm việc

Core i9-7900X

Ưu điểm:

  • 10 nhân với Hyper Threading
  • Có thể ép xung
  • Hiệu quả cho việc streaming và đa nhiệm
  • 44 lane PCle đời 3 cho SLI/CF

Nhược điểm:

  • Ngốn năng lượng khá nhiều
  • Rất ít tựa game nào sử dụng hơn 4 nhân
  • Mức giá trên trời

Khi lắp cho mình một bộ PC hầu hết ai cũng muốn cỗ máy của mình sẽ cân bằng giữa giá cả, hiệu suất, và yêu cầu về năng lượng, cũng như sở hữu các tính năng đa dạng – tuy nhiên sự thật là bạn chỉ có thể chọn 2 hoặc 3 trong 4 khía cạnh đó mà thôi. Đối với các cỗ máy PC cao cấp, tiết kiệm chi phí sẽ một việc bất khả thi. Trong trường hợp của i9-7900X, chúng ta sẽ phải hi sinh mức giá, cũng như mức sử dụng năng lượng để đạt được hiệu năng cũng như các tính năng cao cấp hơn. Do với mức giá quá cắt cổ, i9-7980Xe sẽ không xuất hiện ở đây.

Nền tảng X299 chính là sản phẩm nhất mới nhất và tốt nhất hiện nay của Intel, với các CPU cung cấp đến 18 nhân/36 luồng, dĩ nhiên các con chip đó sẽ không dành cho các game thủ chúng ta . X299 sẽ đem đến cho bạn những gì mà Coffe Lake hay Kaby Lake không có, hầu hết là tăng số nhân và các lane PCle. Việc có thêm các bộ phận đó cũng sẽ không thể cải thiện khả năng chơi game được, cho dù chúng có thể hữu dụng trong một vài trường hợp với SLI/CrossFire. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng PC của mình ngoài việc chơi game, số lượng nhân khủng của con chip này sẽ cực kì hữu dụng.

Một việc mà ta phải làm rõ là, đối với các card đồ họa được sản xuất để chơi game, bạn sẽ không nhận được mấy lợi ích khi chạy một bộ xi xử lý 10 nhân, hay thậm chí là một CPU 8 nhân. Thực tế, chip core i7-7770K 4 nhân hầu như có thể bắt kịp chip core i7-8700k 6 nhân trong các bài kiểm tra CPU chơi game của PCGamer. Nhưng nếu như bạn muốn làm một việc gì đó ngoài chơi game, chỉnh sửa video chẳng hạn, 7900X với 20 luồng sẽ có thể giúp rút ngắn thời gian làm việc của bạn đi rất nhiều.

Việc chọn cho mình một vi xử lý cao cấp đôi lúc sẽ cảm giác khá choáng ngợp. Bên cạnh Intel i7-8700K ra, bạn có thể chọn cho mình các vi xử lý X99 đời trước, nếu xét về hiệu năng, chúng cũng không thua kém đàn em của mình là bao nhiêu. Nhưng nếu bạn đang build một PC hoàn toàn mới, Skylake-X có lẽ là lựa chọn hiệu quả nhất ngoài các dòng 6 nhân của Intel.

i9-7900X sẽ mang lại hiệu suất tuyệt vời cho việc chơi game và nhiều hơn nữa. Để chơi game, trung bình i9-7900X chỉ thua i7-8700K một vài phần trăm và hơn hẳn 15 phần trăm khi so với các chip Ryzen nhanh nhất hiện nay.

Bạn có thật sự cần chip i9 cho một cỗ máy chơi game cao cấp không?

Core i9 sẽ có mức giá đắt gấp đôi so với các dòng phổ thông Core i7 như 8700K. Liệu đây có phải là một lựa chọn tốt nhất cho các chiếc máy PC cao cấp hay không?

Xét về giá trị, Core i9 hoàn toàn thua xa. Core i7-8700k có thể được xem là vi xử lý để chơi game nhanh nhất hiện nay. Sẽ có một vài tựa game có thể tận dụng tốt được số lượng nhân cũng như luồng của i9, nhưng hầu hết các tựa game hiện nay sẽ không sử dụng quá 4 nhân/4 luồng, chưa nhắc tới chip i7-8700K 6 nhân/12 luồng. Nhưng nếu bạn muốn một cỗ máy có thể làm được nhiều thứ hơn là chơi game, hay sử dụng cho các công việc mang tính chuyên nghiệp, chỉ khi đó Core i9 mới thật sự cần thiết.

Cũng đừng nên bỏ qua Threadripper.

Không phải ai cũng nghĩ rằng việc chơi game là tất cả. Nếu bạn quan tâm đến việc chỉnh sửa video nhiều hơn, CAD/CAM, hay các công việc chuyên nghiệp khác, AMD Threadripper 1950X sẽ là một sự đầu tư giá trị hơn so với i9-7900X với mức giá 1000$ giống nhau. Ngoài ra, chính sự xuất hiện của Ryzen 7 và Threadripper đã buộc Intel phải thẳng tay hạ giá thành sản phẩm của mình, với chip i7-7820X 8 nhân có mức giá 600$ so với thế hệ trước của nó i7-6900K, sở hữu một mức giá khá nhức đầu, trên 1000$, và i9-7900X 10 nhân có mức giá 1000$ so với mức giá 1650$ của chip i7-6950 năm ngoái.

Cạnh tranh thật sự là một việc đem lại lợi ích cho lẫn cả khách hàng và nền công nghiệp. Trong khi Intel vẫn đang dẫn đầu về hiệu năng, AMD sẽ phần nào giúp cho Intel không yêu cầu các mức giá vô lý với sản phẩm của họ. Vậy còn cách gì tốt hơn để ủng hộ nỗ lực của AMD ngoài việc mua con chip quái vật Threadripper 1950X của hãng, với 16 nhân và 32 luồng. Nếu không tính việc chơi game, Threadripper sẽ cung cấp một tốc độ xử lý nhanh hơn bất kì sản phẩm nào trong cùng tầm giá, thậm chỉ bộ vi xử lý 1700$-2000$ Intel Skylake-X mới có thể vượt mặt được nó.

Ngoài ra, đây cũng là CPU ngốn năng lương nhiều nhất mà PC Gamer từng thấy, tuy chỉ có kích thước bằng một chiếc smartphone, nó lại ngốn gấp 20 lần năng lượng. Tất cả các CPU Threadripper sẽ được cung cấp 60 lane PCIe đời ba và sẽ đều được mở khóa multiplier, thật sự đừng cố vượt qua 3,8GHz nếu như bạn không sử dụng hệ thống tản nhiệt nước. Và cũng lưu ý rằng, các dòng Threadripper mới cũng sẽ sớm được ra mắt, với hi vọng có thể ép xung 4,5GHz

Cách PC Gamer thử nghiệm và các vi xử lý khác

PC Gamer đã lựa chọn các CPU yêu thích của họ từ các dòng sản phẩm mới nhất của Intel như Coffe Lake và Skylake-X, và các giải pháp thay thế như Ryzen và Threadripper của AMD, nhưng đó không phải là các CPU duy nhất mà họ đã thử nghiệm. Nhiều năm qua họ đã sử dụng các APU và CPU của AMD như FM2+ và AM3+ và nhiều thế hệ các vi xử lý khác đến từ Intel.

Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều nền tảng được thử nghiệm, với các bộ phận chính là bo mạch chủ, bộ nhớ, và card đồ họa. Nvidia GTX 1080 Ti FE đã được PC Gamer chọn là card đồ họa chính để sử dụng vì nó có thể cho thấy sự khác biệt lớn nhất về hiệu năng chơi game mà bạn có thể thấy ở các GPU hiện nay. Đối với bộ nhớ, PC Gamer đã sử dụng bộ nhớ G.Skill TridentZ DDR4-3200 CL14 trên tất cả các nền tảng, theo hai thiết lập khác nhau, 2x8GB hoặc 4x8GB.

Các bo mạch chủ được sử dụng là Gigabyte Z370 Gaming 7 cho Coffee Lake, MSI Z270X Gaming M7 cho Kaby Lake/Skylake, Asus X299-A Prime cho LGA2066, và MSI X99A Gaming Pro Carbon cho LGA2011-3. Về phía nền tảng AMD, PC Gamer đã sử dụng Gygabyte AX370-Gaming 5 cho Ryzen, và Asus Zenith Extreme cho Threadripper. Hệ thống tản nhiệt được đều được sử dụng trên tất cả các CPU.

Kết quả hiệu năng

PC Gamer đã tập trung vào hai biểu đồ tóm tắt chính, cho thấy hiệu năng chơi game tổng hợp và hiệu năng tổng hợp của CPU. Tất cả các kết quả trên đều được ghi lại khi các CPU đang chạy ở tốc độ mặc định, mặc dù PC Gamer cũng đã tính toán hiệu năng ép xung thích hợp.

PC Gamer cũng đã đo hiệu suất khi chạy nhiều tựa game với GTX 1080 Ti FE. Bao gồm 16 tựa game chạy ở mức cài đặt 1080p Ultra, với 4xMSAA cũng như FXAA/SMAA được bật. Mặc dù 1080p không phải là độ phân giải cao nhất, PC Gamer muốn xem khả năng thực sự của các CPU này ra sao, do việc cho chạy ở 1440p và 4K sẽ chẳng khác gì việc đi kiểm tra hiệu năng của GPU.

Bên cạnh các thử nghiệm chơi game, PC Gamer cũng đã thử nghiệm hệ thống chung và hiệu xuất xử lý. Bao gồm các công cụ như Cinebench R15, x264 HD 5.0.1, HwBot’s x265 test, y-cruncher, PCMark 10, VeraCrypt, và 7-zip. Ngoài các công cụ benchmark này ra, PC cũng đã sử các vi xử lý để thực hiện các tác vụ cơ bản như lướt web, tải các ứng dụng, viết bài,.. để kiểm tra xem liệu có điều gì khác mà họ không nhận thấy trong các thử nghiệm benchmark không.

Những biểu đồ này sẽ cho thấy hiệu năng khi chỉ chạy thuần Win10, sẽ không có các phần mềm không cần thiết làm ảnh hưởng đến CPU. Chuyện gì sẽ xảy ra với hiệu suất chơi game nếu bạn mở đồng thời các chương trình khác nhau? Sau khi kiểm tra việc này với chip Core i5-7600K, khi đồng thời để mở nhiều tab trình duyệt, live stream trên Twitch trong khi đang xem một tựa game khác trên Twitch, cùng với một số ứng dụng và tiện ích chạy ngầm khác. Kết quả cho thấy rằng hiệu năng chơi game của i5-7600K đã giảm khoảng 10% so với trung bình, vẫn nhanh hơn Ryzen 5 1600X khi chỉ cho chạy game (mặc dù fps tối thiểu có hơi tệ một chút).

Dự đoán về tương lai

Các CPU Ryzen thế hệ thứ hai của AMD cũng sẽ sớm xuất hiện trong tương lai gần, và PC Gamer cũng đang kiểm tra môt số bộ phận Coffee Lake đã được cải tiến, Ngoài ra, có nhiều tin đồn cho rằng Intel sẽ ra mắt một dòng sản phẩm phổ thông có 8 nhân và 16 luồng, có thể tương thích với các bo mạch chủ Z370 hiện nay. Về việc chơi game, CPU sẽ không cần phải nâng cấp thường xuyên như các card đồ họa, đặc biệt nếu bạn định mua một bộ vi xử lý có cấu hình cao vào ban đầu. Và khi kiểm tra card GTX 1070 Ti, hiệu năng của i7-5390K khi được ép xung sẽ bằng với hiệu năng của i7-8700K ở dạng mặc định. Nên nếu bạn không chạy một card đồ họa quá cao cấp, hãy lưu ý điều đó. Đó chính là lý do tại sao i5-8400 lại là lựa chọn tốt nhất hiện nay.

Nguồn: PC Gamer

Cẩm nang

Những game multiplayer hay nhất mà bạn có thể chơi cùng bot

131

Có rất nhiều lí do mà bạn không muốn chơi game multiplayer cùng những người chơi khác. Có thể là bạn muốn nắm rõ những thứ cơ bản trước khi chơi nghiêm túc, hay đường truyền mạng của bạn không quá tốt và bạn không muốn bị ‘lag’ khi chơi. Chơi với bot là một cách để thí nghiệm những kiểu chơi mới hoặc hoàn thiện kĩ năng của mình.  Cũng có thể là do bạn không có tâm trạng để chơi với người khác – hay đơn giản là bạn chỉ không thích.

Dù lí do gì đi nữa, dưới đây là những tựa game multiplayer tuyệt vời để chơi với bot. AI có thể không bắt chước hoàn hảo được con người, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc vui đã bị mất đi.

Heroes of the Storm

Chúng không thật sự khó, ít nhất là đối với người chơi giỏi, nhưng những con bot trong Heroes of the Storms chắc chắn sẽ cho bạn cảm giác như chơi với người thật. Ở những trận đấu mà 5 người chơi có thể đấu với 5 máy sẽ có ít rủi ro hơn, giúp người mới chơi học hỏi kinh nghiệm hay các kỳ cựu thí nghiệm những build mới. Và đặc biệt hơn, chúng vẫn cho điểm kinh nghiệm và tính vào nhiệm vụ, chế độ này là một nơi tốt để lên cấp những hero mà bạn chưa giỏi. Thêm nữa: vì chế độ này thoải mái hơn, người chơi cũng ít toxic hơn.

Unreal Tournament 2004

Tùy thuộc vào độ khó bạn chọn, bots trong Unreal Tournament 2004 (UT) có thể ‘dễ như đi chợ’ hoặc là cơn ác mộng. Bots trong UT sở hữu AI tốt nhất mà bạn từng biết: biết tự chơi phòng ngư khi yếu thế và thể hiện khả năng phối hợp tốt khi chơi cướp cờ. UT 2004 sẽ khiến cho bạn cảm giác đang đấu với người thật.

Left 4 Dead 2

Left 4 Dead tuyệt với nhất khi chơi cùng bạn bè và tồi tệ nhất khi chơi cùng người lạ, nhưng khá ngạc nhiên là bạn có thể tự chơi một mình khỏe re. Bạn có thể nghe được những đoạn cười đùa giữa những nhân vật. Nếu muốn, bạn có thể chạy vòng vòng và không ai than phiền cả – ngoại trừ những em Zombie đang chờ sẵn.

Arma 3

AI trong Arma 3 khá là cứng nhắc, nhưng nhờ có công cụ scenario editor đủ mạnh cho phép bạn tùy chỉnh AI để nó có thể linh động hơn: từ việc tấn công, thả bomb, hạ cánh và những điều khác. Trí thông minh của bot trong Arma 3 không kém gì những người chơi thực ngoài đời. Với số lượng AI đông (cùng với các phương tiện hỗ trợ), chúng sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm.

Warhammer: The End Times – Vermintide

Warhammer: The End Times – Vermintide đã cải thiện trí thông minh của bot rất nhiều. Tuy lúc game mới ra mắt, bot khá là ‘ba ngơ’, nhưng nhờ những bản cập nhật họ đã khiến cho việc chơi đơn thú vị hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khá là khó chịu khi bạn phải online để có thể chơi Vermintide kể cả là với cả bot.

Dota 2

Nếu bạn không thích chơi với người thật nhưng vẫn muốn chiêm ngưỡng những bộ cánh của các hero trong Dota hay bộ skill của họ, thì chơi với bot là một lựa chọn xả stress tốt. Bot trong Dota 2 có nhiều độ khó khác nhau để cho những người chơi đôi khi gặp khó khăn.

Worms W.M.D

AI trong thương hiệu Worms càng ngày càng tốt hơn sau mỗi phiên bản, nhưng không có nghĩa là chúng ‘chơi như hack’. AI hành động giống người chơi hơn, biết hồi máu khi bị thương, gây ra những lỗi lầm như người chơi hay có thể là  bắn hụt, và có thể ép đồ nữa. Một con bot tốt không nhất thất phải hoàn hảo và không đánh bại được, chúng nên bắt chước con người, và W.M.D. đã làm công việc này rất tốt khiến chúng ta khó mà nhận ra được.

Rocket League

Bạn sẽ không tin rằng những con bot này là người chơi thật, nhưng điểm hay của phiên bản offline Rocket League chính là chế độ Season Mode. Game đưa bạn chơi theo mùa giải giống như một môn thể thao truyền thống tuy nó có thể không cực kỳ thử thách như đấu với người. Tuy nhiên, khác với người thật, bots sẽ không tự rời trận đấu nếu như thua quá nhiều.

Nguồn: pcgamer

Cẩm nang

7 tựa game cổ điển ai cũng nên chơi thử một lần

110

Cho tới nay, các trò chơi điện tử đã tồn tại xấp xỉ 46 năm rồi. Trong khoảng thời gian đó các tựa game liên tục khoác lên mình những chiếc áo khác nhau, từ việc chỉ có một màn ảnh duy với đồ họa nguyên sơ đến các thế giới ảo mà thực, để mà ta có thể tự do khám phá.

Và trong hành trình đó, các nhà thiết kế game liên tục phá vỡ các giới hạn của mình để tạo ra các tuyệt phẩm đi trước công nghệ bấy thời và trở nên vô giá theo thời gian.

Trong danh sách sau đây sẽ là 7 tựa game đó. Có thể nói các tựa game này đã hoàn hảo trong chính dạng gốc của mình với thiết kế đồ họa và phần trình bày từ phiên bản gốc. Trừ một ngoại lệ (tựa RPG trong danh sách này), và ngoài việc đó ra đây sẽ là những tựa game tuyệt vời và đáng để chơi cho dù bạn ở bất cứ độ tuổi nào đi chăng nữa.

1.Tecmo Super Bowl ( NES, 1991)

https://www.youtube.com/watch?v=1tnsLefhaaE

Ít tựa game thể thao nào có thể sở hữu một lượng fan khủng như Tecmo Super Bowl. Xuất hiện khá trễ trên hệ máy NES, đây là một sự cân bằng tuyệt vời giữa chiến thuật, hành động và lối đồ họa vẫn giữ được sức hút của mình mặc dù mỗi năm đều có sự ra mắt của các tựa game bóng bầu dục mới hơn và thật hơn. Nhiều người chơi thậm chí tùy chỉnh ROM của tựa game mỗi năm để cập nhập các đội bóng mới nhất trong NFL. Quả là một tựa game tuyệt vời.

2. Earthbound ( Super NES, 1995)

Khoảng một thập kỷ trước đây, các nhà viết báo game thường tranh cãi về trong việc tìm ra  “Citizen Kane của thế giới game” – một bộ phim được cho là hay nhất ở Mỹ. Và không biết liệu chúng ta có bao giờ tìm ra được không, vì game khá khác so với phim ảnh, nhưng Earthbound luôn gợi nhớ về tuyệt phẩm đó. Với lối đồ họa lạ mắt nhưng dễ mến và sự kết hợp giữa cốt truyện và công trình dịch thuật không ai sánh bằng đã khiến Earthbound trở thành một ví dụ điển hình trong việc tạo ra tựa game RPG hoàn hảo nhất.

3. Ms. Pac-Man (Aracde, 1982)

Rất khó để một game có thể trở nên hoàn hảo như Ms. Pac-Man. Bản cải thiện dựa trên tiền nhiệm mém hoàn hảo của mình, Pac-Man, hay tới mức cho tới ngày nay nó vẫn là tựa game arcade riêng biệt bán chạy nhất trên nước Mỹ ( vẫn thường được thấy chơi ở các khu vực công cộng). Với bốn mê cung và cơ chế ngẫu nhiên của các con ma, đây sẽ mãi là một tựa game khá vui để chơi dưới dạng máy thùng nguyên bản. Thậm chí, đồ họa của nó đặc trưng tới mức một thay đổi nhỏ có thể xem như là một sự xúc phạm.

4. Doom (PC, 1993)

https://www.youtube.com/watch?v=_NdYWOyeS9Y

Id Software đã làm nên một thứ gì đó khá là đặc biệt khi họ tạo ra Doom: một sự kết hợp của các pha hành động uyển chuyển, minh họa sinh động, với hệ thống âm thanh và các bản nhạc dễ nghe, và một cốt truyện đẫm máu cho phép ta xả cơn giận của mình theo một cách thỏa mãn nhất – giống như một máy đấm ở khu trò chơi. Thậm chí 24 năm sau, đến tận hôm nay nhiều game thủ vẫn còn đang chơi bản gốc. Với độ hoàn thiện cực tốt, đã khiến cho lối đồ họa pixel của game không phải là sự bắt buộc mà là một phần không thể thiếu của trải nghiệm.

5. River Raid (Atari 2600, 1982)

Khi Carol Shaw, một trong những nữ thiết kế game đầu tiên, phát triển tựa game bắn súng classic này, cô đã đẩy giới hạn công nghệ của hệ máy Atari 2600 lên đến mức đỉnh điểm và thành công. Trò chơi sẽ tự động tạo ra các màn chơi mới khi bạn thắng, tạo ra một lối chơi hiệu quả chỉ với việc sử dụng tối thiểu các đoạn mã. Sự kết hợp giữa việc né các chiếc thuyền và trực thăng, bắn mọi thứ hướng về phía bạn, và nạp lại năng lượng kịp lúc cho chiến binh của mình với một cơ chế điều khiển nhanh nhạy đã tạo nên một tựa game sống mãi với thời gian.

6. Pong (Arcade, 1972)

Một trong những tựa game đơn giản nhất của thời đại-và là tựa game thứ hai được quảng bá và bán ra. Tựa game Pong trên hệ máy Atari đã thành công với một cơ chế chơi với 2 thanh chắn mỗi bên màn hình, một quả banh và một cái lưới. Vợi sự cân bằng tuyệt vời của việc “dễ học, nhưng khó thành thạo” đã giúp cho tựa game trở thành một cú ghi điểm vào giữa những năm 70. Thậm chí vào bây giờ, bạn và bạn của mình chắc chắn sẽ có một khoảng thời gian tuyệt với với Pong.

7. Super Mario Bros. (NES, 1985)

Như việc nhắc đến “Citizen Kane của thế giới game” vào lúc trước, và nếu bắt buộc phải nêu ra tựa game gây chấn động nhất lịch sử game, thì đó chắc chắn phải là Super Mario Bros. Tựa game này đại diện cho sự chuyển mình của nền công nghiệp game từ các tựa game với một màn ảnh duy nhất đến các tựa game với các thê giới rộng lớn hơn. Dẫn đến sự xuất hiện hàng trăm các bản sao, và hàng loạt các series được làm mới, và sự trở lại của thị trường game ở Mỹ tưởng như đã “chết”, và sự tạo thành của một đế chế trò chơi điện tử.

Là một trò chơi thật sự hấp dẫn, và vẫn sẽ cực kỳ vui dù bạn có chơi bản 1985 vào ngày nay. Về mặt kỹ thuật mà nói, đây là một tựa game hoàn hảo. Với cơ chế điều khiển, lối đồ họa, và âm thanh đều được hoàn thiện cực tốt và cốt truyện không thể nào hay hơn.